Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 tỉnh Quảng Trị diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước có những yếu tố thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Trên thế giới tiếp tục có nhiều diển biến phức tạp cả về kinh tế lẫn chính trị. Kinh tế thế giới tuy đã phục hồi, nhưng còn chậm, chưa khởi sắc. Sự phục hồi của kinh tế Mỹ được kỳ vọng sẽ là đầu tàu cho các nền kinh tế phát triển, làm tăng nhu cầu đối với những mặt hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển giúp khu vực này duy trì tốc độ tăng trưởng. Khu vực đồng Euro tuy không còn áp lực mạnh của cuộc khủng hoảng nợ công nhưng rủi ro suy thoái vẫn là điều quan ngại. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi hy vọng sẽ đạt mức tăng trưởng khả quan hơn nhờ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng. Về chính trị, xung đột xảy ra ở nhiều nơi: cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tình trạng căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan đến tình hình tại miền Đông Ucraina, tình hình căng thẳng ở Trung Đông, vấn đề tranh chấp biển đảo ở biển Đông và biển Hoa Đông…
Trong nước, tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, lạm phát được kiểm soát, thị trường tài chính ổn định, vấn đề an sinh xã hội giải quyết có hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn không ít khó khăn; giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh, nhất là giá dầu gây áp lực lớn đến cân đối ngân sách Nhà nước; khó khăn trong sản xuất kinh doanh tuy từng bước được tháo gở, nhưng chưa được giải quyết triệt để; sức mua trên thị trường còn thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; một số vấn đề về an sinh xã hội còn nhiều bất cập…
Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị quyết 16/2014/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 của HĐND tỉnh Quảng Trị về nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2015; được sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND; cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và các địa phương nên kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 6 tháng đầu năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực.
Kết quả cụ thể của từng ngành, lĩnh vực như sau:
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh 6 tháng đầu năm 2015 (GSS2010) ước tính đạt 7119,3 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 1661,3 tỷ đồng, tăng 3,6%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 1619,7 tỷ đồng, tăng 7,2%; khu vực dịch vụ đạt 3181 tỷ đồng, tăng 6,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 657,4 tỷ đồng, tăng 13,1%.
Để đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% trong 6 tháng đầu năm 2015, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,9%, công nghiệp - xây dựng đóng góp 1,6%, dịch vụ đóng góp 2,8% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 1,2%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6% là do vụ Đông Xuân năm nay tuy năng suất, sản lượng của các loại cây trồng không cao bằng vụ Đông Xuân năm trước, nhưng vẫn là một năm được mùa; chăn nuôi phát triển khả quan, do giá bán sản phẩm chăn nuôi có cải thiện, dịch bệnh ít xảy ra, người chăn nuôi tăng tổng đàn nên sản lượng đạt khá; giá trị sản xuất nông nghiệp (GSS2010) tăng 1,5%. Sản xuất lâm nghiệp nhu cầu về gổ nguyên liệu tăng nên khai thác gổ từ rừng trồng tăng cao; giá trị sản xuất lâm nghiệp (GSS2010) tăng 13,6%. Sản xuất thủy sản thời tiết thuận lợi cho hoạt động đánh bắt nên sản lượng thủy sản đánh bắt tăng khá; giá trị sản xuất thủy sản (GSS2010) tăng 11,1%.
Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,2%, mặc dù tỉnh đã có chủ trương và giải pháp ưu tiên tập trung tháo gở khó khăn cho các doanh nghiệp; lải suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm; giá xăng dầu giảm làm giảm áp lực về chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn gặp khó khăn; chất lượng và giá cả hàng hóa năng lực cạnh tranh thấp; sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, chỉ số phát triển sản xuất của toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 12,73%; chỉ có ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 19,78%. Ngành xây dựng để ổn định kinh tế vĩ mô nhà nước tiếp tục cắt giảm đầu tư công; tình hình kinh tế còn khó khăn nên đầu tư xây dựng trong dân có hạn; công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư của tỉnh còn hết sức hạn chế; tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn…nên tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,3%.
Khu vực dịch vụ do kinh tế vẫn còn khó khăn nên sức mua hạn chế; các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng tăng trưởng chậm, kéo theo các ngành dịch vụ như: vận tải, kho bải, thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng…tăng trưởng chậm nên khu vực này cũng chỉ tăng 6,3%.
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2015: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 25,62%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 22,70%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 42,72%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỷ trọng 8,96%.
2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Tài chính
Công tác quản lý điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm phù hợp với khả năng của ngân sách. Thực hiện nghiêm chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết, hạn chế chi bổ sung ngoài dự toán. Thực hiện công khai dự toán ngân sách các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách theo đúng quy định. Việc đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chính sách mới tăng thêm của địa phương được triển khai kịp thời, hiệu quả. Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung ưu tiên cho các công trình trọng điểm.
Chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế các năm trước; các khoản thu của các dự án đã hết hạn ưu đãi; thuế giá trị gia tăng vãng lai. Kiện toàn các tổ chức thu phí để đốc thúc và chống thất thu đối với một số phí có số thu lớn như phí hạ tầng cửa khẩu, phí bão vệ dịch vụ môi trường rừng.
Ước tổng thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2015 là 1065,5 tỷ đồng, bằng 43,5% dự toán và giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 576,5 tỷ đồng, bằng 42,7% dự toán và tăng 2%; thu thuế xuất, nhập khẩu 489 tỷ đồng, bằng 44,5% dự toán và giảm 32,7%. Trong thu nội địa: thu từ DNNN 75,9 tỷ đồng, bằng 23,4% dự toán, giảm 26,5%; thu ngoài quốc doanh 190,7 tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán, tăng 14,7%; thu lệ phí trước bạ 43,5 tỷ đồng, bằng 46,2% dự toán, tăng 8,3%; thuế thu nhập cá nhân 33,6 tỷ đồng, bằng 89% dự toán, tăng 88%; thu tiền sử dụng đất 132,9 tỷ đồng, bằng 71,3% dự toán, tăng 9,9%...
Ước tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2015 là 2388,5 tỷ đồng, bằng 43,8% dự toán và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 535,2 tỷ đồng, bằng 37,5% dự toán và giảm 35,3%; chi thường xuyên 1811,2 tỷ đồng, bằng 50,7% dự toán và tăng 9,5%. Trong chi thường xuyên: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 827,7 tỷ đồng, bằng 52% dự toán, tăng 13,9% so với năm trước; chi sự nghiệp y tế 141 tỷ đồng, bằng 37,3% dự toán, giảm 12,7%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 83,8 tỷ đồng, bằng 74,1% dự toán, tăng 5,7%; chi sự nghiệp kinh tế 131,1 tỷ đồng, bằng 44,6% dự toán, tăng 27,5%; chi quản lý hành chính 483,4 tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán, tăng 10,3%...
2.2. Ngân hàng
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn quán triệt Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả năm 2015; Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; triển khai một số chủ trương mới về cho vay ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp, hộ dân…
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm túc lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và trần lãi suất cho vay VND kỳ hạn ngắn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 07/2014/TT-NHNN và Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Huy động vốn trên địa bàn dự ước đến 30/6/2015 đạt 11430 tỷ đồng, tăng 0,65% (+74 tỷ đồng) so với cuối năm 2014 và tăng 7,31% (+779 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm 9145 tỷ đồng, chiếm 80%; tiền gửi thanh toán 1750 tỷ đồng, chiếm 15,3%; huy động khác 530 tỷ đồng, chiếm 4,6%; phát hành giấy tờ có giá 5 tỷ đồng, chiếm 0,1%.
Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế dự ước đến 30/6/2015 đạt 14900 tỷ đồng, tăng 7,85% (+1084 tỷ đồng) so với cuối năm 2014 và tăng 18,9% (+2368 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2014. Cơ cấu dư nợ cho vay: dư nợ cho vay ngắn hạn 6730 tỷ đồng, chiếm 45,17%, dư nợ cho vay trung và dài hạn 8170 tỷ đồng, chiếm 54,83%.
Nợ xấu ước đến 30/6/2015 trên địa bàn là 152 tỷ đồng, chiếm 1,02% so với tổng dư nợ.
3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 3043 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nông nghiệp ước đạt 2363,9 tỷ đồng, tăng 1,5%; lâm nghiệp ước đạt 251 tỷ đồng, tăng 13,6%; thủy sản ước đạt 428 tỷ đồng, tăng 11,1%.
3.1. Nông nghiệp
3.1.1. Trồng trọt
a. Cây hàng năm
* Sản xuất vụ Đông Xuân năm 2014-2015
Về diện tích: vụ Đông Xuân 2014-2015 toàn tỉnh đã gieo trồng được 49903,1 ha các loại cây hàng năm, tăng 1,8% (+903,2 ha) so với vụ Đông Xuân 2013-2014; Trong đó: cây lúa gieo cấy 25568 ha, giảm 0,1% (-26,4 ha); cơ cấu giống lúa chủ yếu là Khang Dân 18, HC95, P6, HT1, Xi23, Ma Lâm 48…; cây ngô gieo trồng 2768,9 ha, tăng 1,7% (+46,9 ha); khoai lang 1801,8 ha, giảm 2,8% (-52,5 ha); sắn 9939 ha, tăng 11,2% (+1000,1 ha); cây chất bột khác 1063,8 ha, tăng 1,4% (+14,2 ha); lạc 3540 ha, giảm 5,3% (-197 ha); rau các loại 3522,2 ha, tăng 1,3% (+43,5 ha); đậu các loại 639,6 ha, giảm 5,3% (-36 ha); cây ớt 358,4 ha, giảm 5% (-19 ha)...
Vụ Đông Xuân 2014-2015 diện tích cây lúa giảm do hạn hán, nên một số diện tích ruộng lúa cao không chủ động được nguồn nước tưới chuyển sang trồng các loại cây hoa màu khác; một số diện tích được sử dụng cho các chương trình, dự án: kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng, mở rộng quốc lộ 1A, mở đường tránh khu di tích giới tuyến Hiền Lương – Bến Hải, làm nhà máy xử lý nước thải…Các loại cây trồng khác như: khoai lang, lạc, đậu các loại… giảm do dự báo lượng mưa trong năm 2015 thấp hơn so với trung bình nhiều năm gây hạn hán nên đã hạn chế gieo trồng.
Về năng suất, sản lượng: Vụ Đông Xuân năm nay, tuy có hạn hán nhưng thời tiết từ đầu vụ đến cuối vụ tương đối thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Mặc dù không được mùa bằng vụ Đông Xuân năm 2013-2014, nhưng vụ Đông Xuân năm 2014-2015 cũng cho năng suất và sản lượng khá cao. Năng suất lúa dự ước đạt 54,3 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm 2013-2014; sản lượng đạt 138765,1 tấn, giảm 3% (-4240,3 tấn). Cây ngô năng suất ước đạt 33,3 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha; sản lượng đạt 9208,5 tấn, tăng 2,2% (+200,9 tấn). Sản lượng lương thực có hạt ước đạt gần 15 vạn tấn, giảm 2,7% (-4039,4 tấn). Cây khoai lang năng suất ước đạt 74,8 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 13477,5 tấn, giảm 2,6% (-354,1 tấn). Cây chất bột khác năng suất ước đạt 106,3 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11303,7 tấn, tăng 1,7% (+184,3 tấn). Cây lạc năng suất ước đạt 20,5 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 7251,6 tấn, tăng 3,5% (+246,6 tấn). Cây chất bột khác năng suất ước đạt 106,3 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11303,7 tấn, tăng 1,7% (+184,3 tấn). Cây lạc năng suất ước đạt 20,5 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 7251,6 tấn, tăng 3,5% (+246,6 tấn). Cây chất bột khác năng suất ước đạt 106,3 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11303,7 tấn, tăng 1,7% (+184,3 tấn). Cây lạc năng suất ước đạt 20,5 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 7251,6 tấn, tăng 3,5% (+246,6 tấn). Rau các loại năng suất ước đạt 97,7 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 34397,2 tấn, tăng 1,6% (+552,9 tấn). Đậu các loại năng suất ước đạt 9,1 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 582,6 tấn, giảm 5,3% (-582,6 tấn)…
Nhìn chung vụ Đông Xuân năm 2014-2015 tỉnh Quảng Trị cũng được mùa; nhưng năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng giảm là do vụ Đông Xuân năm 2013-2014 là năm tỉnh Quảng Trị được mùa toàn diện cho năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng cao nhất từ trước đến nay.
* Sản xuất vụ Hè Thu năm 2015
Sản xuất vụ Hè Thu năm nay, gặp nhiều khó khăn do thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài, làm cho các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh đa số đều đạt thấp so với dung tích thiết kế; tình hình hạn hán đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, nhất là sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây hàng năm. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện lịch thời vụ sao cho đảm bảo thu hoạch sớm để tránh mưa lũ vào cuối vụ, bà con nông dân khẩn trương thu hoạch vụ Đông Xuân đến đâu, tiến hành làm đất và triển khai gieo cấy vụ Hè Thu đến đó. Tính đến ngày 15/6 cây lúa toàn tỉnh đã gieo trồng được 16584 ha, bằng 78,1% (-4661 ha) so với vụ Hè Thu năm trước; Ngô gieo trồng 82,5 ha, bằng 145,2% (+25,7 ha); lạc 109,9 ha, bằng 66,8% (-54,7 ha); rau các loại 834 ha, bằng 88,5% (-108,2 ha); đậu các loại 462,2 ha, bằng 96,7% (-16 ha)…Các loại cây trồng như: lúa, khoai lang, rau các loại, đậu các loại… giảm là do hạn hán kéo dài không gieo trồng được.
b. Cây lâu năm
- Cây hồ tiêu: diện tích hiện có 2273,7 ha, tăng 179 ha so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1806,5 tấn, tăng 15,4% (+240,5 tấn). Năm nay cây hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá tạo động lực cho bà con chú trọng thâm canh và phòng trừu dịch bệnh.
- Cây cà phê: diện tích hiện có 4849 ha, tăng 38,2 ha; sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm ước đạt 454,5 tấn, giảm 65,3% (-853,5 tấn). năm nay cây cà phê vừa mất mùa vừa mất giá nên bà con dần dần phá bỏ loại cây cà phê mít cho hiệu quả kinh tế thấp, chiếm nhiều đất đai; thay vào đó là các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Cây cao su: diện tích hiện có 19122 ha, tăng 545,4 ha; sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm ước đạt 5479,8 tấn, tăng 11,6% (+569,8 tấn). Hiện nay, giá mủ cao su xuống quá thấp, thu không đủ chi phí nên bà con nông dân không mặn mà khai thác.
Đối với các loại cây lâu năm khác: diện tích, năng suất, sản lượng ổn định so với cùng kỳ năm trước.
3.1.2. Chăn nuôi
Theo kết quả điều tra chăn nuôi tính đến thời điểm 1/4/2015, đàn trâu có 24506 con, giảm 2,4% (-613 con) so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 53108 con, tăng 2,1% (+1101 con); đàn lợn (không tính lợn sữa) có 270919 con, tăng 8,4% (+20954 con); đàn gia cầm có 2069,6 nghìn con, tăng 10,2% (+191 nghìn con); Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 19437,3 tấn, tăng 12,9% (+2224,8 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Đàn lợn tăng do nhiều trang trại mở rộng qui mô chăn nuôi, có trang trại qui mô lên đến 4000 con; nuôi lợn đạt quy mô gia trại ngày càng nhiều ở một số huyện như: Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh; một số gia trại lợn ở Lao Bảo, Tân Thành, Khe Sanh thuộc huyện Hướng Hóa đầu tư nuôi lợn rừng với số lượng khá lớn và cho hiệu quả kinh tế cao; ngoài ra, chăn nuôi mô hình đầu tư khép kín cũng khá phổ biến ở một số vùng. Đàn gia cầm tăng do dịch bệnh ít xảy ra, giá bán tương đối cao và ổn định, đảm bảo cho người chăn nuôi có lãi, khuyến khích phát triển tổng đàn.
3.2.Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp 6 tháng đầu năm thuận lợi về thời tiết và thị trường tiêu thụ lâm sản. Hoạt động trồng rừng chủ yếu là khảo sát, thiết kế và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế rừng trồng. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 384 nghìn cây, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2014; diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 22100 ha, tăng 2,8%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh ước đạt 1700 ha, tăng 6,3%; diện tích rừng trồng được giao khoán bảo vệ ước đạt 50670 ha, giảm 6,7%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 121858 m3, tăng 15,7%; bao gồm: rừng tự nhiên 943 m3, tăng 93,6%; rừng trồng 120915 m3, tăng 14,8%; sản lượng củi khai thác ước đạt 121450 ste, giảm 7%...Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên tăng cao do huyện Hướng Hoá khai thác cấp cho người dân làm nhà ở tái định cư theo chương trình, dự án; diện tích rừng kém chất lượng ngày càng giảm, nhiều diện tích rừng chất lượng, trữ lượng cao được đưa vào khai thác trong năm 2015, đồng thời nhu cầu gỗ cho các nhà máy ván ép, nhà máy dăm gỗ tăng nên sản lượng khai thác gỗ tăng cao so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng củi khai thác giảm do nhu cầu chất đốt cho sinh hoạt ngày càng giảm.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài nên nhiều vùng có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Theo số liệu của Chi cục kiểm lâm, mặc dù chính quyền địa phương, kiểm lâm trên địa bàn đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tăng cường tuần tra, kiểm soát, chấp hành các quy định trong khai thác cũng như các hoạt động trong rừng…nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 03 vụ cháy rừng (02 vụ tại huyện Triệu Phong, 01 vụ tại huyện Hướng Hóa), với diện tích rừng bị thiệt hại là 39 ha, giá trị thiệt hại 348,7 triệu đồng.
Công tác đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng được tăng cường. Tính chung từ đầu năm đến nay đã bắt giữ 192 vụ vi phạm (tăng 2 vụ so cùng kỳ năm 2014), tịch thu 333 m3 gỗ qui tròn các loại, 230 kg động vật rừng. Các hành vi vi phạm Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng Pháp luật.
3.3. Thủy sản
Hiện nay, toàn tỉnh có 8975 cơ sở nuôi trồng thủy sản, tăng 1,6% (+142 cơ sở) so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: có 8748 cơ sở nuôi bằng diện tích mặt nước, 173 cơ sở nuôi lồng bè, 54 cơ sở sản xuất giống (52 cơ sở sản xuất cá giống và 2 cơ sở sản xuất tôm giống).
Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 đạt 2812 ha, tăng 0,2% (+6,7 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nuôi cá 1914,9 ha, giảm 3,4% (-67,8 ha); nuôi tôm 870,7 ha, tăng 10,1% (+80,1 ha); trong tổng diện tích nuôi tôm, nuôi tôm sú 310,5 ha, giảm 16,7% (-62,3ha); nuôi tôm thẻ chân trắng 524,2 ha, tăng 26,7% (+110,5 ha). Thời tiết 6 tháng đầu năm không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; nắng nóng kéo dài là nguyên nhân khiến cho nhiều hồ nuôi bị khô hạn không nuôi trồng được nên diện tích nuôi cá nước ngọt bị giảm đáng kể; tình hình bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và các nguyên nhân khác làm cho một số diện tích tôm thả nuôi bị thiệt hại; bên cạnh đó tình trạng thiếu vốn do mất mùa nhiều năm liên tục khiến cho tiến độ nuôi thả chậm hơn so cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm sú do nuôi hiệu quả thấp nên bà con chuyển một số diện tích sang nuôi tôm thẻ chân trắng; vì vậy diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng và diện tích nuôi tôm sú giảm.
Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 13755 tấn, tăng 9,4% (+1183,1 tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng cá đạt 9257 tấn, tăng 4,1% (+366 tấn); sản lượng tôm đạt 1844,5 tấn, tăng 5,4% (+94,1 tấn); thủy sản khác đạt 2653,5 tấn, tăng 37,5% (+723 tấn). Cụ thể:
- Sản lượng khai thác ước đạt 10509,5 tấn, tăng 11,7% (+1103,2 tấn); trong đó: sản lượng cá đạt 7771 tấn, tăng 5,1% (+374,8 tấn); sản lượng tôm đạt 85,5 tấn, tăng 6,7% (+5,4 tấn); thủy sản khác đạt 2653 tấn, tăng 37,5% (+723 tấn).
- Sản lượng nuôi trồng ước đạt 3245,5 tấn, tăng 2,5% (+79,9 tấn); trong đó: sản lượng cá đạt 1486 tấn, giảm 0,6% (-8,8 tấn); sản lượng tôm đạt 1759 tấn, tăng 5,3% (+88,7 tấn) chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
Sản xuất giống: 6 tháng đầu năm 2015 toàn tỉnh sản xuất được 352,7 triệu con giống các loại, tăng 61,2% (+133,9 triệu con); trong đó: cá giống 17,5 triệu con, tăng 6,1% (+1 triệu con); tôm giống 335,2 triệu con, tăng 65,69% (+132,9 triệu con).
Để nâng cao năng lực đánh bắt, khuyến khích ngư dân tham gia đánh bắt vùng biển xa, tỉnh đã triển khai thực hiện tốt Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về 1 số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
4. Sản xuất công nghiệp và tình hình hoạt động của doanh nghiệp
4.1. Sản xuất công nghiệp
Sáu tháng đầu năm 2015, tình hình phát triển sản xuất công nghiệp có dấu hiệu tích cực; chỉ số sản xuất và chỉ số tiêu thụ tăng khá do một số khó khăn của doanh nghiệp được tập trung tháo gở, lãi suất ngân hàng giảm, các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, giá xăng dầu giảm làm giảm áp lực về chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6/2015 ước tính giảm 5,37% so với tháng trước; trong đó: ngành khai khoáng giảm 4,68%, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 10,2%, sản xuất và phân phối điện tăng 26,93%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,31%.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6/2015 ước tính tăng 20,07% so với cùng tháng năm 2014; trong đó: ngành khai khoáng giảm 4,05%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,69%, sản xuất và phân phối điện tăng 74,25%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,09%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 12,73% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó: ngành khai khoáng giảm 7,79%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,78%, sản xuất và phân phối điện giảm 21,50%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,42%. Ngành khai khoáng giảm do công tác quản lý trong khai thác khoáng sản được tăng cường; nguồn khoáng sản ngày càng thu hẹp. Ngành sản xuất và phân phối điện giảm do lượng nước hồ thủy điện không đủ cho Nhà máy hoạt động liên tục, trong 6 tháng đầu năm phần lớn thời giam chỉ 1 tổ máy hoạt động và thời gian rất ít.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 21,60%, sản xuất đồ uống bằng 5,38 lần, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 41,58%, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 50,69%. Một số ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: sản xuất trang phục tăng 3,73%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 4,38%, khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 6,05%. Các ngành còn lại có chỉ số sản xuất giảm.
Một số sản phẩm chủ yếu 6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số sản xuất là: tinh bột sắn tăng 21,6%, dầu nhựa thông bằng 2,75 lần, phân hóa học tăng 21,5%, xi măng tăng 22%. Một số sản phẩm tăng thấp hơn chỉ số sản xuất là: quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 1,1%, gạch xây dựng tăng 5,1%, điện thương phẩm tăng 4,9%, nước máy tăng 6,1%. Các sản phẩm còn lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2015 giảm 1,72% so với tháng trước, chủ yếu do các ngành sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản giường tủ, bàn ghế giảm mạnh. Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành này bằng 3,31 lần cùng kỳ năm 2014. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 5 tháng đầu năm tăng: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 47,97%, sản xuất đồ uống tăng 20,81%, sản xuất trang phục tăng 26,36%, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 42,42%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác bằng 14,6 lần. Các ngành còn lại có chỉ số tiêu thụ giảm.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/6/2015 tăng 28,14% so với 01/5/2015 và tăng 65,55% so với cùng thời điểm năm 2014. Một số ngành so với cùng thời điểm năm 2014 có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 96,84%, sản xuất trang phục giảm 69,61%, chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ giảm 70,28%, sản xuất giường tủ, bàn ghế giảm 73,16%. Các ngành còn lại có chỉ số tồn kho tăng so với cùng thời điểm năm 2014.
Số lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2015 tăng 0,54% so với 01/5/2015 và tăng 0,27% so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó: lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 5,55%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 7,54%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,92%. Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 4,63%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,29%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện ổn định; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,99%.
4.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy Quý II/2015 so với quý I/2015 có 47,93% DN tăng lên, 24,83% DN giữ ổn định và 17,24% DN khó khăn hơn. Trong đó: doanh nghiệp nhà nước có 60% DN tốt lên và 40% DN giữ nguyên; doanh nghiệp ngoài nhà nước 27,27% DN tốt lên, 50% DN giữ nguyên và 27,73% DN khó khăn hơn; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 100% DN tốt lên. Đánh giá tốt lên chủ yếu là những doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất xăm lốp xe máy. Nhiều doanh nghiệp trong quý II/2015 có nhiều đơn đặt hàng mới 44,83% DN tăng lên, 34,48% giữ nguyên và 20,39% giảm đi.
Về chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm quý II năm nay so với quý trước có 10,35% số doanh nghiệp cho rằng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng lên; 10,34% số doanh nghiệp khẳng định chi phí giảm và 79,31% số doanh nghiệp cho rằng chi phí ổn định.
Về giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý II năm nay so với quý trước có 6,9% số doanh nghiệp có giá bán tăng lên; 10,34% số doanh nghiệp có giá bán thấp hơn và 82,76% số doanh nghiệp giữ ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 có 152 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 1,33% so với cùng kỳ năm 2014; với tổng vốn đăng ký 1449 tỷ đồng, tăng 205,01%; bình quân vốn đăng ký của 1 doanh nghiệp thành lập mới là 9,53 tỷ đồng. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động là 61 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó: 27 doanh nghiệp đăng ký giải thể, tăng 3,85% và 34 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 47,83%.
5. Đầu tư và xây dựng
5.1. Đầu tư
Sáu tháng đầu năm nay vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng khá. Vốn khu vực Nhà nước giảm do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, cắt giảm đầu tư công, đầu tư có trọng điểm hơn…Vốn khu vực ngoài Nhà nước tăng mạnh do lãi suất ngân hàng giảm, giá xăng dầu giảm làm giảm áp lực về chi phí sản xuất… nên các doanh nghiệp tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh; thời tiết thuận lợi nên đầu tư xây dựng nhà ở và đầu tư khác của dân cư cũng tăng làm cho nguồn vốn ngoài nhà nước tăng.
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 4475,5 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 1048,3 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng vốn và giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 3387,5 tỷ đồng, chiếm 75,7% và tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 39,7 tỷ đồng, chiếm 0,9% và giảm 23,2%.
Phân theo khoản mục đầu tư: vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 3432,6 tỷ đồng, chiếm 76,7% và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản ước đạt 576,3 tỷ đồng, chiếm 12,9% và tăng 7,3%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ ước đạt 218,9 tỷ đồng, chiếm 4,9% và tăng 6,3%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động ước đạt 136,5 tỷ đồng, chiếm 3,1% và tăng 8,4%; vốn đầu tư phát triển khác ước đạt 111,2 tỷ đồng, chiếm 2,5% và tăng 8,5%.
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 6/2015 ước đạt 108,1 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 86,3 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 17 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 4,8 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 541,5 tỷ đồng, bằng 52,1% kế hoạch năm 2015 và giảm 22% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: vốn ngân sách tỉnh ước thực hiện 440,3 tỷ đồng, bằng 51,9% kế hoạch và giảm 23,9%; vốn ngân sách huyện ước thực hiện 79,3 tỷ đồng, bằng 52,4% kế hoạch và giảm 14,4%; vốn ngân sách xã thực hiện 21,9 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch và giảm 3,1%. Nguyên nhân vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm 2015 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công… nên kế hoạch vốn giao năm 2015 giảm so với năm 2014.
Một số công trình chủ yếu thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trong 6 tháng đầu năm 2015: Hệ thống đê, kè chống xói lở đảo Cồn Cỏ đã thực hiện 24,52 tỷ đồng, đạt 40,87% kế hoạch năm 2015; Dự án chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện 55,33 tỷ đồng, đạt 55,36% KH; Khu đô thị Nam Đông Hà giai đoạn 3 thực hiện 7,1 tỷ đồng, đạt 22,19% KH; Cầu Sông Hiếu và đường hai đầu cầu thực hiện 25,55 tỷ đồng, đạt 98,27% KH, Cầu Cam Hiếu thực hiện 16,56 tỷ đồng, đạt 90% KH…
Mặc dù Tỉnh đã tổ chức nhiều Hội nghị xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng của địa phương, Hội thảo về chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh, tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, kịp thời tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp…nhưng trong 6 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn Tỉnh không thu hút được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào.
Về công tác giải ngân: đến hết tháng 5/2015, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 643,74 tỷ đồng, đạt 41,08% kế hoạch năm 2015; trong đó: vốn địa phương quản lý thực hiện 592,68 tỷ đồng, đạt 46,92% kế hoạch năm.
5.2. Xây dựng
Năm nay giá vật liệu xây dựng ổn định, lãi suất ngân hàng giảm, các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, thời tiết thuận lợi...nên hoạt động xây dựng trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng ổn định.
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 3160,3 tỷ đồng, chủ yếu do các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất công trình nhà ở đạt 1608,2 tỷ đồng, chiếm 50,9%; công trình nhà không để ở đạt 281,5 tỷ đồng, chiếm 8,9%; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 1233,1 tỷ đồng, chiếm 39%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 37,5 tỷ đồng, chiếm 1,2%.
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước đạt 2393 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: khu vực nhà nước đạt 5,3 tỷ đồng, giảm 0,7%; khu vực ngoài nhà nước đạt 2387,8 tỷ đồng, tăng 5,4%. Trong tổng giá trị sản xuất xây dưng, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 1217,8 tỷ đồng, tăng 1,3%; giá trị sản xuất xây dựng nhà không để ở đạt 213,2 tỷ đồng, giảm 6,2%; giá trị sản xuất xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng đạt 933,7 tỷ đồng, tăng 16,2%; giá trị sản xuất xây dựng công trình chuyên dụng đạt 28,4 tỷ đồng, giảm 25,9%.
6. Thương mại, dịch vụ
6.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2015, diển ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi, giá cả thị trường ổn định, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; tuy nhiên, vẫn có những yếu tố ảnh hưởng làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng chậm như: sức mua còn hạn chế, giá xăng dầu điều chỉnh tăng giảm liên tục…
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2015 ước tính đạt 1869,4 tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng trước; trong đó: khu vực kinh tế nhà nước đạt 146,7 tỷ đồng, giảm 3,3%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1722,7 tỷ đồng, tăng 4,2%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng đạt 1605,6 tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước. Do tháng Sáu thời tiết nắng nóng nên một số ngành hàng có mức bán lẻ tăng cao so với tháng trước như: đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 7,6%; gổ và vật liệu xây dựng tăng 7,4%; hàng hóa khác tăng 12,3%...Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống trong tháng đạt 192,8 tỷ đồng, tăng 4,6%; du lịch lử hành đạt 4,1 tỷ đồng, tăng 1,2%; dịch vụ khác đạt 66,9 tỷ đồng, tăng 2,9%.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 10558,1 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2014 ( Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,55%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khu vực kinh tế nhà nước đạt 813,8 tỷ đồng, chiếm 7,7% trong tổng số và giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài nhà nước đạt 9744,3 tỷ đồng, chiếm 92,3% và tăng 12,5%. Khu vực kinh tế nhà nước giảm là do thành phần kinh tế này tại Quảng Trị kinh doanh chủ yếu là xăng dầu và gas; mặc dù, nhu cầu mặt hàng này có tăng, nhưng do giá cả giảm nên tổng mức bán lẻ giảm. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay, bán lẻ hàng hóa đạt 9079,7 tỷ đồng, chiếm 86% tổng số và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1055,8 tỷ đồng, chiếm 10% và tăng 8,3%; du lịch lử hành đạt 17,8 tỷ đồng, chiếm 0,17% và tăng 39,8%; dịch vụ khác đạt 404,8 tỷ đồng, chiếm 3,8% và tăng 22,9%.
6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tình hình kinh doanh xuất khẩu địa phương 6 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng khá; tuy nhiên, một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như: cao su, hồ tiêu…thị trường và giá cả thiếu ổn định; tình hình nhập khẩu gổ từ Lào và xuất khẩu gổ sang thị trường Trung Quốc hoạt động trở lại sau một thời gian tạm lắng nhưng vẫn chưa thật sự khởi sắc. Tình hình nhập khẩu đã chú ý hơn đến các mặt hàng phục vụ sản xuất, hạn chế các mặt hàng tiêu dùng…
Kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2015 ước tính đạt 18895 nghìn USD, tăng 1,1% so với tháng trước; trong đó: kinh tế nhà nước đạt 2711 nghìn USD, tăng 14,8%; kinh tế tư nhân đạt 15364 nghìn USD, giảm 1,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 820 nghìn USD, tăng 14,7%. Mặt hàng xuất khẩu trong tháng: cà phê 70 nghìn USD, tăng 7,7% so với tháng trước; tinh bột sắn 6299 tấn, tăng 57,6%; gỗ 4476 nghìn USD, tăng 2%; phân bón các loại 750 tấn, giảm 33,9%; hàng hóa khác 9827 nghìn USD, giảm 0,5%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 89648 nghìn USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: kinh tế nhà nước đạt 14897 nghìn USD, tăng 24,4%; kinh tế tư nhân đạt 69961 nghìn USD, tăng 39,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4790 nghìn USD, giảm 0,9%. Mặt hàng xuất khẩu trong 6 tháng: cà phê 1779 nghìn USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2014; tinh bột sắn 29739 tấn, tăng 58,6%; cao su 3174 tấn, bằng 7,46 lần; gỗ 32792 nghìn USD; phân bón các loại 3979 tấn, giảm 24,7%; hàng hóa khác 37684 nghìn USD, giảm 32,6%.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 6/2015 ước tính đạt 13830 nghìn USD, tăng 3,6% so với tháng trước; trong đó: kinh tế nhà nước đạt 550 nghìn USD, tăng 17,8%; kinh tế tư nhân đạt 12892 nghìn USD, tăng 3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 388 nghìn USD, tăng 5,1%. Mặt hàng nhập khẩu trong tháng: sữa và sản phẩm sữa 185 nghìn USD, tăng 54,2% so với tháng trước; gổ và sản phẩm từ gổ 6866 nghìn USD, giảm 1,2%; hàng điện gia dụng và linh kiện 50 nghìn USD, tăng 6,4%; hàng hóa khác 6729 nghìn USD, tăng 8%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 70640 nghìn USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó: kinh tế nhà nước đạt 2229 nghìn USD, giảm 40,9%; kinh tế tư nhân đạt 65767 nghìn USD, tăng 7,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2644 nghìn USD, giảm 27,6%. Mặt hàng nhập khẩu trong 6 tháng: sửa và sản phẩm sửa 1553 nghìn USD, bằng 10,6 lần so với cùng kỳ năm 2014; gổ và sản phẩm từ gổ 42088 nghìn USD, giảm 15,7%; hàng điện gia dụng và linh kiện 377 nghìn USD, giảm 65,8%; hàng hóa khác 26622 nghìn USD, tăng 54,5%.
6.3. Hoạt động vận tải
Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng khá, do năm nay dịp nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lể 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu đi lại, thăm quan, du lịch tăng; hơn nửa, thời tiết thuận lợi cho hoạt động xây dựng, thương mại nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng tăng.
Doanh thu vận tải tháng 6/2015 ước tính đạt 96,6 tỷ đồng, tăng 9,7% so với tháng trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 29,4 tỷ đồng, tăng 5,6%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 65,4 tỷ đồng, tăng 11,7%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 1,8 tỷ đồng, tăng 7,1%. Trong tổng doanh thu vận tải tháng Sáu khu vực nhà nước đạt 1 tỷ đồng, tăng 9,6%; khu vực ngoài nhà nước đạt 95,6 tỷ đồng, tăng 9,7%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu vận tải ước tính đạt 481,2 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 180,6 tỷ đồng, tăng 25,9%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 290,5 tỷ đồng, tăng 8,4%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 10,1 tỷ đồng, tăng 23,4%. Trong tổng doanh thu vận tải 6 tháng khu vực nhà nước đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 16,7%; khu vực ngoài nhà nước đạt 475,4 tỷ đồng, tăng 14,7%.
Vận tải hành khách: khối lượng hành khách vận chuyển tháng 6/2015 ước tính đạt 466,2 nghìn HK, tăng 6,2% so với tháng trước, do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hành khách luân chuyển ước tính đạt 40500,4 nghìn HK.km, tăng 5,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, khối lượng hành khách vận chuyển ước tính đạt 3204,8 nghìn HK, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2014; khối lượng hành khách luân chuyển ước tính đạt 253116,4 nghìn HK.km, tăng 14,3%.
Vận tải hàng hóa: khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 6/2015 ước tính đạt 758,6 nghìn tấn, tăng 10,4% so với tháng trước; tất cả đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và chủ yếu vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 38447 nghìn tấn.km, tăng 8,1%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3745,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 194584,2 nghìn tấn.km, tăng 6,9%.
6.4. Khách du lịch
Quảng trị là tỉnh có nhiều di tích lịch sử. Năm 2015 là năm có nhiều ngày lễ lớn nên lượng khách hành hương về thăm các di tích lịch sử trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng khá, chủ yếu là khách trong nước; hơn nữa, năm nay tình hình chính trị Thái Lan ổn định nên lượng khách đi du lịch Thái Lan cũng tăng lên.
Số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng 6/2015 ước tính đạt 63626 lượt, tăng 16,67% so với tháng trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước tính đạt 36068 ngày khách, tăng 2,66%; lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 2915 lượt, tăng 23,62%; ngày khách du lịch theo tour ước tính đạt 8780 ngày khách, tăng 2,37%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2015, số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước tính đạt 304332 lượt, tăng 5,65% so với cùng kỳ năm 2014; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước tính đạt 187240 ngày khách, giảm 8,95%; lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 8902 lượt, tăng 36,28%; ngày khách du lịch theo tour ước tính đạt 32205 ngày khách, tăng 18,34%.
6.5. Bưu chính, viễn thông
Đến tháng 6/2015, trên địa bàn tỉnh có 162 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có: 39 bưu cục, 01 bưu cục hệ 1, có 108 bưu điện văn hóa xã, 6 đại lý chuyển phát, 8 thùng thư công cộng độc lập. Có 94/141 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày.
Ước tính đến 30/6/2015, toàn tỉnh có 570143 thuê bao điện thoại, tăng 12,8% so với cùng thời điểm năm trước ( cố định 26635 thuê bao, giảm 12,4%; di động 543508 thuê bao, tăng 14,4%); trong đó: số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 42776 thuê bao, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2014 (cố định 228 thuê bao, giảm 54,1%; di động 42548 thuê bao, tăng 2,8%). Số thuê bao Internet là 58200 thuê bao, tăng 26,5%; trong đó: số thuê bao Internet phát triển mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 5159 thuê bao, tăng 58,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: 1214 trạm ( 469 trạm 3G, 745 trạm 2G).
7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Sáu tháng đầu năm nay, tiếp tục thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, lãi suất ngân hàng giảm, giá xăng dầu giảm, hàng hóa trên thị trường khá dồi dào; hơn nửa, tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn nên sức mua hạn chế, cầu nội địa giảm… nên giá cả thị trường ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2015 giảm 0,07% so với tháng trước. Một số nhóm hàng có chỉ số giá giảm là: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,06%; trong đó: lương thực giảm 6,01%, thực phẩm giảm 0,06%. Một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng: ăn uống ngoài gia đình tăng 1,23%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,58%; Nhóm may mặc giày dép và mũ nón tăng 0,37%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,34%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; Nhóm giao thông tăng 3,37%. Các nhóm hàng hóa khác ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2015 giảm 0,08% so với tháng 12 năm trước và không tăng so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2015 tăng 0,14% so với bình quân cùng kỳ năm 2014. Một số nguyên nhân làm cho giá tiêu dùng tháng Sáu năm nay giảm so với tháng 12 năm trước là: giá lương thực giảm, điều chỉnh giá xăng dầu giảm nên giá cước giao thông giảm, giá dịch vụ bưu chính viễn thông giảm…
Chỉ số giá vàng tháng 6/2015 tăng 0,4% so với tháng trước; giảm 0,77% so với tháng 12 năm trước và giảm 4,28% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 6 tháng đầu năm 2015 giảm 3,4% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2015 tăng 0,79% so với tháng trước; tăng 2,15% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,67% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng đầu năm 2015 tăng 2,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.
II. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến thời điểm 01/7/2015 là 349637 người (tăng 1740 người so với cùng thời điểm năm 2014), bao gồm lao động nam 172930 người, chiếm 49,5%; lao động nữ 176707 người, chiếm 50,5%. Xét theo khu vực, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 100460 người, chiếm 28,7%; khu vực nông thôn là 249177 người, chiếm 71,3%.
Số lao động đang làm việc ước tính đến thời điểm 01/7/2015 là 341775 người, chiếm 97,75% trong tổng số lực lượng lao động; bao gồm 194355 người đang làm việc ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 56,9% tổng số; ngành công nghiệp và xây dựng 46982 người, chiếm 13,8%; ngành dịch vụ 100438 người, chiếm 29,3%.
2. Đời sống dân cư
Tình hình kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân mặc dù năng suất và sản lượng các loại cây trồng không bằng vụ Đông Xuân năm 2014, nhưng vẫn là một năm được mùa; chăn nuôi phát triển khả quan, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ít xảy ra, giá bán sản phẩm chăn nuôi ít biến động; thời tiết thuận lợi nên tình hình đánh bắt thủy sản sản lượng đạt khá; giá tiêu dùng ổn định nên đời sống của người nông dân có cải thiện, tình hình thiếu đói trong dân trong 6 tháng đầu năm 2015 không xảy ra. Tuy nhiên, bước vào sản xuất vụ Hè Thu thời tiết nắng nóng gay gắt, kéo dài xảy ra trên diện rộng ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh; hầu hết các hồ, đập chứa nước phục vụ sản xuất đều cạn kiệt; ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Vụ Hè Thu năm nay nhiều diện tích lúa và hoa màu do hạn hán, thiếu nước nên không gieo trồng được, tỷ lệ đạt thấp so với kế hoạch và so với vụ Hè Thu năm trước nên dự báo vụ Hè Thu năm nay năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều giảm mạnh nên tình hình thiếu lương thực trong dân ở một số vùng có khả năng sẽ xảy ra.
Theo Nghị quyết số 78/2014/QH13 thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với CBCNVC, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 01/01/2015; người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng được tính tăng thêm bình quân từ 250000-400000đ/tháng, tùy theo đối tượng từ ngày 01/01/2015; vì vậy, đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động hưởng lương cũng được nâng lên.
3. Công tác an sinh xã hội
3.1. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm
Các cơ sở dạy nghề đã tuyển mới 3375 học viên, đạt 45,61% kế hoạch năm 2015, trong đó: đào tạo nghề hệ sơ cấp và dưới 3 tháng: 3365 học viên ( có 2585 lao động nông thôn).
Tổ chức 7 phiên giao dịch việc làm; có 630 lượt đơn vị đăng ký tham gia tuyển dụng lao động, tuyển sinh đào tạo nghề; trong đó có 245 lượt đơn vị tham gia tuyển dụng trực tiếp tại Sàn giao dịch việc làm; có 665 lao động tìm được việc làm trực tiếp thông qua sàn giao dịch việc làm.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2015 đã có 5992 lao động được tạo việc làm mới (3372 lao động làm việc trong tỉnh, 1764 lao động làm việc ngoài tỉnh, 856 đối tượng được đi lao động ngoài nước), đạt 63,07% kế hoạch năm và tăng 1,9% (+ 144 lao động ) so với cùng kỳ năm 2014.
3.2. Công tác giảm nghèo
Đầu năm 2015, toàn tỉnh có 15498 hộ nghèo, chiếm 9,42% và 15016 hộ cận nghèo, chiếm 9,13%. Hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành. Với chính sách cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất đã góp phần tăng thu nhập cho người nghèo, nâng cao đời sống.
Các chính sách an sinh xã hội chăm lo cho người nghèo được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. “Quỹ vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã huy động được 3,7 tỷ đồng, Ban vận động “Ngày vì người nghèo” các cấp đã hỗ trợ xây dựng 32 nhà đại đoàn kết, trị giá 0,77 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chửa nhà ở cho 2 gia đình, trị giá 0,019 tỷ đồng; hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 2704 đối tượng, trị giá 1 tỷ đồng…
Thực hiện cấp thẻ BHYT năm 2015 cho 30022 đối tượng người nghèo; 3863 người cận nghèo mua thẻ BHYT tự nguyện, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí.
Hướng dẫn UBND huyện Hướng Hóa, Gio Linh tổ chức xây dựng 05 mô hình giảm nghèo tại 05 xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao, có 51 hộ nghèo tham gia mô hình, kinh phí thực hiện 1 tỷ đồng.
3.3. Công tác bảo trợ xã hội
Tính đến ngày 10/6/2015, toàn tỉnh có 28985 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (trong đó có 430 trẻ em mồ côi; 1231 người cô đơn, không nơi nương tựa; 12681 ngươi đủ 80 tuổi trở lên; 13 người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; 1928 người đơn thân nuôi con nhỏ; 12414 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 288 gia đình nhận nuôi trẻ em mồ côi).
Thực hiện Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 30/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện việc phân bổ 1337 tấn gạo (2 đợt) để trợ cấp cho 16338 hộ (với 44460 nhân khẩu) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và giáp hạt năm 2015 trên địa bàn tỉnh .
Phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh triển khai, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hoạt động chúc thọ, mừng thọ cho 93 cụ tròn 100 tuổi, 826 cụ tròn 90 tuổi trong dịp Ngày người cao tuổi Việt Nam 06/6/2015.
Triển khai, tập huấn cho các huyện, thị xã, thành phố về thực hiện Nghị định số 136/NĐ-CP về chính sách bảo trợ xã hội; theo đó có 10749 đối tượng bảo trợ xã hội được điều chỉnh nâng mức chuẩn từ 180000 đồng lên mức 270000 đồng.
3.4. Thực hiện chính sách đối với người có công
Trong 6 tháng đầu năm 2015, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 và dịp Lễ 30/4-1/5; triển khai Chương trình “Hoa dâng mộ liệt sỹ”; UBND tỉnh đã chỉ đạo việc huy động, bố trí vốn để hỗ trợ xây dựng sửa chửa nhà tình nghĩa đối với người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; vận động thực hiện chương trình “Chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng”…
Tặng quà Tết của Chủ tịch Nước và của Tỉnh cho đối tượng người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 với tổng số kinh phí trên 8,2 tỷ đồng.
Giải quyết 5796 hồ sơ trợ cấp ưu đãi người có công các loại, trong đó có 516 hồ sơ trợ cấp hàng tháng, 4180 hồ sơ trợ cấp một lần, thụ lý kiểm tra giải quyết 1100 các loại hồ sơ khác.
Kiểm tra, lập danh sách trình UBND tỉnh đề nghị Chủ tịch Nước phong tặng, truy tặng danh hiệu, danh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đợt 3 là 352 trường hợp, đang thụ lý và tiếp tục trình đợt 4 là 220 trường hợp; xem xét trình Thủ tướng Chính Phủ cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 44 trường hợp thương binh trên 61% chết do vết thương tái phát và các trường hợp đã hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ trước ngày 01/01/1995 nhưng chưa được cấp bằng.
Tiến hành cấp và trình UBND tỉnh cấp 1601 bảo hiểm y tế cho người có công, thân nhân liệt sỹ, thân nhân thương, bệnh binh, người HĐKC bị nhiễm CĐHH suy giảm KNLĐ 61% trở lên, đối tượng theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, Quyết định 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg và Cựu thanh niên xung phong theo Quyết định 40/2011/QĐ-TTg.
Thực hiện điều dưỡng tập trung cho 439 người có công; di chuyển hồ sơ người có công đi và đến 91 trường hợp; đính chính thông tin hồ sơ người có công 286 trường hợp; kiểm tra, rút, lưu trữ trên 6714 hồ sơ các loại…
Cấp kinh phí xây vỏ mộ liệt sỹ 3 trường hợp; lập hồ sơ giám định ADN 13 trường hợp; Di chuyển mộ liệt sỹ 39 trường hợp; trả lời đơn thư tìm kiếm mộ liệt sỹ 82 trường hợp; đính chính thông tin trên bia mộ cho 52 trường hợp; tổ chức gắn bình dâng hoa đến tất cả các phần mộ liệt sỹ trong 72 nghĩa trang liệt sỹ.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH đã chủ trì, phối hợp với Sở xây dựng, UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra, đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Tính đến thời điểm hiện nay, đã hoàn thành bàn giao 29 nhà với trị giá trên 1,45 tỷ đồng.
4. Giáo dục, đào tạo
Năm học 2014-2015 năm đầu tiên Ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cuối năm học 2014-2015; giáo dục phổ thông toàn tỉnh có 322 trường, giảm 02 trường so với năm học trước (tiểu học 158 trường, giảm 2 trường; THCS 113 trường, giảm 1 trường; PTCS 18 trường, tăng 1 trường; THPT 30 trường, TH 02 trường, Phổ thông 01 trường). Số lớp học có 4501 lớp học, giảm 5 lớp (tiểu học 2534 lớp, bằng năm học trước; THCS 1309 lớp, giảm 5 lớp; THPT 658 lớp, bằng năm học trước). Số học sinh có 122648 học sinh, giảm 962 học sinh, học sinh giảm chủ yếu ở cấp tiểu học và trung học phổ thông. Số giáo viên trực tiếp giảng dạy có 8312 GV, giảm 140 GV, giáo viên giảm chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Giáo dục mầm non có 162 trường mẫu giáo và mầm non; nhà trẻ có 5767 cháu, giảm 6,6% so với năm học trước; 542 cô nuôi dạy trẻ, giảm 0,2%; mẫu giáo có 1165 lớp, tăng 1,4 %; 30453 học sinh, tăng 3,4%; 2019 giáo viên, giảm 8,6%.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo sát nhập hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng thành một kỳ thi gọi chung là kỳ thi THPT quốc gia. Phương án tổ chức thi theo Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 09/9/2014, toàn tỉnh có 10568 thí sinh tham gia dự thi (kể cả thí sinh tự do), trong đó 2957 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT, chiếm 28%; 7611 thí sinh thi xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng, chiếm 72%. Đối với các thí sinh dự thi xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học - Cao đẳng dự thi tại cụm thi Đại học Huế do Đại học Huế chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT có thí sinh dự thi cùng tham gia chỉ đạo, coi thi và chấm thi; những thí sinh dự thi chỉ xét tốt nghiệp THPT tại cụm thi Quảng Trị, được tổ chức ở 8 điểm thi do Sở GD&ĐT Tỉnh chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Quảng Nam tham gia chỉ đạo, coi thi và chấm thi. Công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất ở các điểm thi THPT quốc gia, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các Ban chỉ đạo thi, Ban coi thi, Ban chấm thi...được tổ chức chu đáo như các kỳ thi THPT trước đây.
Tình hình thi học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh năm học 2014 - 2015: Cấp THCS được chia làm 2 khối gồm Bảng A và bảng B. Bảng A có 503 em đăng ký dự thi, đạt giải 307 em (giải nhất 24 em, giải nhì 57 em, giải ba 106 em, giải khuyến khích 120 em). Bảng B có 109 em đăng ký dự thi, đạt giải 58 em (giải nhất 3 em, giải nhì 10 em, giải ba 20 em, giải khuyến khích 25 em). Khối THPT có 1002 em tham gia dự thi, đạt giải 546 em (giải nhất 26 em, giải nhì 129 em, giải ba 182 em, giải khuyến khích 209 em). Toàn tỉnh có 54 em đăng ký dự thi học sinh giỏi văn hóa cấp quốc gia, đạt giải 22 em (không có giải nhất, giải nhì 6 em, giải ba 9 em, giải khuyến khích 7 em).
Tình hình bỏ học: Số lượng học sinh bỏ học còn nhiều ở cả 2 cấp học THPT và THCS. Số học sinh tiểu học bỏ học là 65 em, chiếm tỷ lệ 0,11%, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm trước; số học sinh THCS bỏ học là 401 em, chiếm tỷ lệ 0,94%, giảm 0,17%; số học sinh bỏ học THPT là 769 em, chiểm tỷ lệ 3,06%, tăng 0,17%.
Xếp loại học lực học sinh năm học 2014 – 2015: Tiểu học có 56678 học sinh, trong đó: hoàn thành đối với môn toán là 55463 em, chiếm 97,9%; hoàn thành đối với môn tiếng Việt là 55579 em, chiếm tỷ lệ 98,1%; mức độ hình thành và phát triển năng lực đạt 55828 em, chiếm 98,5%; mức độ hình thành và phát triển phẩm chất đạt 56340 em, chiếm tỷ lệ 99,4% (Đánh giá theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT). Trung học cơ sở có 41942 học sinh, trong đó: giỏi chiếm 20,7%, khá 38,2%, trung bình 37%, yếu 3,88%, kém 0,1% ( có 31 em không xếp loại). Trung học phổ thông có 24028 học sinh, trong đó: giỏi chiếm 9,4%, khá 48,3%, trung bình 36,4%, yếu 5,51%, kém 0,2% (có 31 em không xếp loại).
5. Y tế
5.1. Tình hình dịch bệnh
Sở Y tế, các Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra tại các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn.
Trước diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng lan rộng của Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) gây ra, tỉnh đã chủ động triển khai biện pháp phòng, chống dịch MERS-CoV, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ người và hàng hóa lưu thông; đặc biệt là ở 2 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay.
Tình hình bệnh truyền nhiễm trong tháng 5/2015 toàn tỉnh đã xuất hiện 98 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 56,05% so với cùng tháng năm 2014; 39 ca mắc bệnh lỵ a mip, giảm 30,36%; 306 ca mắc bệnh tiêu chảy, giảm 18,18%; 08 ca mắc bệnh sốt rét, giảm 72,41%; 30 ca mắc bệnh viêm gan virus, bằng 2 lần cùng kỳ năm trước; 47 ca mắc bệnh thủy đậu, giảm 14,55%; 33 ca quai bị, giảm 40%; 1149 ca mắc bệnh cúm, giảm 21,46%; 02 ca mắc bệnh tay chân miệng, giảm 88,89%.
Tích lũy từ đầu năm đến hết tháng 5/2015 toàn tỉnh có 02 ca mắc bệnh thương hàn; 505 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 29,86% so với cùng kỳ năm 2014; 126 ca mắc bệnh lỵ a mip, giảm 40,85%; 1326 ca mắc bệnh tiêu chảy, giảm 24,27%; 21 ca mắc bệnh sốt rét, giảm 76,4%; 110 ca mắc bệnh viêm gan virus, tăng 25,8%; 277 ca mắc bệnh thủy đậu, tăng 13,99%; 222 ca quai bị, hơn 3 lần cùng kỳ năm trước; 7220 ca mắc bệnh cúm, giảm 21,73%; 04 ca mắc bệnh tay chân miệng, giảm 91,3%...Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dỏi điều trị.
Ngành y tế đã chủ động triển khai công tác giám sát, phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại bệnh viện tỉnh, tuyến huyện; phòng khám công, tư nhân và tại cộng đồng hàng tuần. Khi xác định các ổ dịch kịp thời tổ chức kiểm tra, giám sát, sàng lọc ca bệnh và chỉ đạo tuyến dưới lập kế hoạch phòng chống dịch không để lan rộng, kéo dài. Công tác phòng chống và dập dịch được thực hiện tốt nên trong những tháng đầu năm tình hình bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn hầu hết giảm so với cùng kỳ năm trước.
5.2.Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone, các cơ sở điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS; Phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức giám sát hoạt động ở các cấp; đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm giúp công tác phòng, chống HIV/AIDS thuận lợi, hiệu quả hơn. Ngành y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương quản lý tốt các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để bảo đảm cho người dân tránh lây nhiễm.
Tính đến ngày 16/6/2015, toàn tỉnh có 82/141 xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS, tăng 16 xã (+24,24%) so với cùng thời điểm năm trước; số người nhiễm HIV tại Quảng Trị là 279 người, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 148 người, số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 87 người; số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 192 người, trong đó: số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 8 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 35 bà mẹ.
5.3.Tình hình ngộ độc thực phẩm
Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm được triển khai chặt chẽ và đồng bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở.
Ngành y tế đã có các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn như: tổ chức tốt tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015 nhằm huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền Luật an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp nhằm cung cấp kiến thức khoa học trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tiếp tục duy trì và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm; đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Do thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra vệ sinh, an toàn thực phẩm nên từ đầu năm đến 15/6/2015 trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 09 người bị ngộ độc, có 01 người chết; nguyên nhân bị ngộ độc do ăn cá nóc, ăn thịt cua đá và lòng cá chim tượng màu vàng.
6. Hoạt động văn hóa, thể thao
6.1. Hoạt động Văn hóa
Trong 6 tháng đầu năm 2015 nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2015); mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi năm 2015; ngày chiến thắng 30/4; ngày Quốc tế lao động 1/5 và các ngày lễ lớn khác…được tổ chức tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh với nội dung phong phú, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo quần chúng. Đáng chú ý là các hoạt động văn hóa lớn như: Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa đón giao thừa, mừng Xuân Ất Mùi 2015 tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh; Chương trình “Đêm hoa đăng” tri ân các Anh hùng Liệt sĩ trên sông Thạch Hãn; Hội hoa Xuân; Liên hoan nghệ thuật quần chúng Ca khúc cách mạng – Giai điệu Tổ Quốc 2015; Lễ hội Thống nhất non sông – kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (cấp quốc gia) 30/4/1975 – 30/4/2015 với các hoạt động chủ yếu: Hội trại Thống nhất non sông, Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông”, Giải đua thuyền “Thống nhất non sông”, Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bài ca thống nhất” tại Vĩ tuyến 17 – đầu cầu Hiền Lương thuộc bờ Nam sông Bến Hải; Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ: Địa đạo Vĩnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh; Triển lãm tranh “Quảng Trị những dòng sông huyền thoại”; Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” (từ 11/6/2015 - 15/6/2015); Thực hiện chương trình “Vì trái tim trẻ thơ” năm 2015…
Tại các địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thể thao mừng Đảng, mừng Xuân với nhiều hoạt động truyền thống như: Hội Bài chòi (Vĩnh Linh, Hải Lăng, Triệu Phong); Lễ hội cướp cù (Gio Linh); Đua thuyền, bóng chuyền (Vĩnh Linh); Lễ hội Chợ Đình Bích La (Triệu Phong); Kéo co, đẩy gậy (Đông Hà, TX Quảng Trị, Hải Lăng); Chương trình Thơ mừng đất nước vào Xuân (Đông Hà); Hội vật (Hải lăng)…và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian tại các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn khác để phục vụ nhân dân vui Tết, đón Xuân… Nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng huyện Hải Lăng (19/3/1975-19/3/2015)_tại huyện Hải Lăng đã tổ chức Lễ hội văn hóa huyện lần thứ 13.
Tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng Ca khúc Cách mạng – Giai điệu Tổ Quốc 2015, đoàn Quảng Trị giành được 02HCV, 03HCB; Tham gia “Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung” tại Nghệ An, đoàn nghệ nhân huyện Đakrông (đại diện cho tỉnh Quảng Trị) đã giành được 1 HCV, 1 HCB tại các môn đẩy gậy nữ và nam; 3 giải A, 2 giải B và 1 giải khuyến khích cho các hoạt động văn hóa tại ngày hội. Tham dự Liên hoan Câu hò nối những dòng sông tại Thanh Hóa, đạt được 02 HCV, 02 HCB; Liên hoan nghệ thuật quần chúng Ca khúc Cách Mạng tại Quảng Trị đạt 02 HCV, 03 HCB.
Thực hiện tốt công tác đón, tiếp khách đến thăm quan tại các điểm di tích. Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc cũng đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức nhiều hoạt động góp phần làm cho sắc xuân rực rỡ hơn như việc trang trí, treo băng cờ, khẩu hiệu tại đơn vị, các điểm văn hoá, lễ hội, tổ chức đón giao thừa; tổ chức các đội tuyên truyền văn nghệ phục vụ tại các vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Thực hiện tốt phong trào “TDĐKXDĐSVH” gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Đến nay, toàn tỉnh có 140096 gia đình được công nhận gia đình văn hóa các cấp, đạt tỉ lệ 88,8%; 972 làng, bản, khu phố được công nhận làng, bản, khu phố văn hóa, đạt tỉ lệ 91,1%; 982 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỉ lệ 92,9%. Có 179 đơn vị được UBND tỉnh công nhận Đơn vị văn hóa xuất sắc; 03 đơn vị: huyện Hải Lăng, Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị được UBND tỉnh công nhận Đơn vị điển hình văn hóa.
6.2. Hoạt động Thể thao
Thể thao quần chúng ngày càng phát triển sâu rộng, được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân quan tâm, hưởng ứng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức nhiều giải thể thao mừng Đảng - mừng Xuân năm 2015: Giải bóng chuyền - cầu lông Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh năm 2015; giải việt dã tỉnh Quảng Trị năm 2015 - "Cùng Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng", Giải bóng đá U11- Cúp Truyền hình Quảng Trị lần thứ 1 năm 2015...
Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tỷ lệ người tập TDTT thường xuyên đạt 28,5 %; tỉ lệ gia đình thể thao đạt 19%; tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên trong CNVC đạt 84%; tỷ lệ người tập luyện TDTT theo quy định bắt buộc trong LLVT đạt 99,9%; có 745 câu lạc bộ và điểm tập TDTT trên địa bàn tỉnh, có 02 liên đoàn và hiệp hội. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được chú trọng, chất lượng phong trào được nâng lên rõ rệt: 100% các trường THCS, THPT tổ chức giảng dạy nội khoá, 98% số trường tổ chức giảng dạy ngoại khoá có nề nếp…
Chỉ đạo đội tuyển Thể thao Người khuyết tật tỉnh chuẩn bị lực lượng VĐV tham gia giải Thể thao Người khuyết tật toàn quốc năm 2015.
Thể thao thành tích cao: duy trì tập luyện thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ. Tổng số VĐV được đào tạo tại Trung tâm là: 93 VĐV (Trong đó: 29 VĐV tuyến Tỉnh, 33 VĐV tuyến Trẻ và 31 VĐV tuyến Năng khiếu).
Tham gia thi đấu 8 giải trong nước: Giải Lặn vô địch bể 25m tại Thành phố Huế, Giải Điền kinh vô địch các nhóm tuổi tại Đồng Nai, Giải Vật cúp Quốc gia tại Bắc Giang, Giải Câu lạc bộ tại Đà Nẵng, Giải Vô địch thiếu niên toàn quốc - môn Cử tạ tại tỉnh Thái Nguyên, Giải Vô địch các nhóm tuổi - môn Bơi Lặn tại TP Hà Nội, Giải Vô địch các nhóm tuổi - môn Vật tại tỉnh Hà Nam, Giải Vô địch quốc gia - môn Thuyền rồng tại TP Cần Thơ. Tính đến thời điểm này, các đoàn vận động viên đạt được 16 huy chương các loại (06 HCV, 05 HCB, 05 HCĐ). Đặc biệt, tham gia thi đấu các giải quốc tế: Giải Rowing Vô địch Châu Á tại Singapore đạt 01 HCĐ, Giải Vật Vô địch trẻ Đông Nam Á tại Thái Lan đạt 02 HCB.
Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công Giải Bóng chuyền nữ Quốc tế Cúp “VTV - Bình Điền” lần thứ IX – 2015.
7. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các chợ truyền thống, các khu dân cư có nguy cơ cháy cao, xây dựng phương án phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong những ngày nghỉ, ngày lễ. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Công an tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng và kiểm tra công tác quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ trong cơ quan, doanh nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, diễn biến của thời tiết hết sức phức tạp; nắng nóng, khô hạn đến sớm và kéo dài; mực nước các lòng hồ xuống thấp, nguy cơ cháy rừng tiềm ẩn cao. Vì vậy Tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng chống cháy rừng trong mùa khô năm 2015 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Từ 16/5 đến 15/6/2015 đã xảy ra 08 vụ cháy (bằng 8 lần so với cùng kỳ năm trước), trong đó: có 03 vụ cháy thảm thực vật ở TP Đông Hà, 02 vụ cháy nhà dân ở TP Đông Hà và TX Quảng Trị, 01 vụ cháy dây điện ở Bệnh viện Tỉnh, 01 vụ cháy ôtô ở TP Đông Hà và 01 vụ cháy cơ sở xay xát và chế biến thực phẩm ở TX Quảng Trị. Nguyên nhân là do sự cố kỷ thuật, bất cẩn trong việc sử dụng ngọn lửa, chập điện... Tổng giá trị thiệt hại ước tính 35 triệu đồng.
Tích lũy từ đầu năm đến 15/6/2015 đã xảy ra 20 vụ cháy ( hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước), làm chết 01 người; tổng giá trị thiệt hại ước tính 1548 triệu đồng.
Về lĩnh vực môi trường: thưc hiện tốt Dự án hành lang Bảo tồn đa dạng hóa sinh học Tiểu vùng Mêkông mở rộng; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới; Tuần lễ biển, hải đảo Việt Nam và ngày môi trường thế giới; tăng cường kiểm tra các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng.
Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2015 có 01 vụ vi phạm môi trường xảy ra tại Công ty TNHH Phương Thảo (Khu công nghiệp Nam Đông Hà); số tiền xử phạt 60 triệu đồng; nguyên nhân do thải bụi vào môi trường vượt quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
8. Tình hình thiên tai
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hứng chịu nhiều trận lốc xoáy, mưa đá, sét đánh gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Có 3 người chết do sét đánh ( Huyện Triệu Phong 01 người, Hướng Hóa 02 người); một số nhà dân bị tốc mái, công trình công cộng và cơ sở sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, cây cối bị gãy đổ...
Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã thành lập đoàn công tác trực tiếp về địa bàn các xã bị thiệt hại do lốc xoáy, sét đánh để kiểm tra tình hình, thăm hỏi, tặng quà, động viên người dân và chính quyền cơ sở; đồng thời chỉ đạo chính quyền các địa phương bị lốc xoáy tiếp tục nắm tình hình, thống kê danh sách số nhà dân bị thiệt hại để có mức hỗ trợ phù hợp theo quy định chung của nhà nước.
9. Tai nạn giao thông
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Ban an toàn giao thông tỉnh đã triển khai các hoạt động như: tuần lễ an toàn giao thông với chủ đề : “Trẻ em và an toàn giao thông”, “ Vui hè cùng an toàn giao thông năm 2015”; tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “ Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”…
Từ 16/5 đến 15/6/2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8 người, bị thương 13 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 39,1% (-9 vụ), số người chết giảm 42,9% (-6 người), số người bị thương giảm 35% (-7 người).
Tích lũy từ 16/12/2014 đến 15/6/2015 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 119 vụ tai nạn giao thông, làm chết 62 người, bị thương 106 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 4% (-5 vụ), số người chết giảm 11,4% (-8 người), số người bị thương giảm 20,3% (-27 người).
Nguyên nhân tai nạn giao thông chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông: đi sai phần đường quy định, tránh vượt sai quy định, không chú ý quan sát, chuyển hướng sai quy định, không làm chủ tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn…
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2015 tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị phát triển ổn định và có những chuyển biến mới, tích cực; sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân tuy năng suất và sản lượng không bằng vụ Đông Xuân năm trước nhưng vẫn là một năm được mùa; sản xuất công nghiệp phát triển khá, một số ngành có dấu hiệu phục hồi và đi vào sản xuất ổn định, chỉ số tiêu thụ tăng cao, chỉ số tồn kho giảm; thương mại, dịch vụ tăng trưởng ổn định; giải quyết việc làm được đẩy mạnh; an sinh xã hội được đảm bảo và đặc biệt được tăng cường trong các dịp lễ tết; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao được nâng lên đáng kể; trật tự an toàn xã hội được tăng cường…
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2015; chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
1. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Chủ động công tác phòng, chống hạn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thường xuyên chỉ đạo kiểm soát dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi.
2. Tổ chức có hiệu quả chính sách khuyến công; tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, ngành hàng có điều kiện và lợi thế cạnh tranh; tăng cường tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn áp dụng công nghệ mới.
3. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành đưa chợ đầu mối vào sử dụng. Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng miền núi, vùng sâu, vùng xa…
4. Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông quan trọng đưa vào sử dụng trong năm. Tiếp tục quản lý tốt vận tải và kiểm soát tải trọng xe.
5. Thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại các dự án đầu tư đã được cấp phép. Triển khai xây dựng và thực hiện tiêu chí ký quỹ đầu tư cam kết có thời hạn thực hiện dự án đối với nhà đầu tư trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Kiên quyết rút giấy phép đối với những dự án mà chủ đầu tư không có khả năng tài chính và quá thời hạn cam kết triển khai thực hiện dự án.
6. Chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế các năm trước; các khoản thu của các dự án đã hết hạn ưu đãi; thuế giá trị gia tăng vãng lai. Kiện toàn các tổ chức thu phí để đốc thúc và chống thất thu đối với một số phí có số thu lớn như phí hạ tầng cửa khẩu, phí bão vệ dịch vụ môi trường rừng…Thực hiện nghiêm chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.
7. Thực hiện nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, nhất là các quy định về điều hành lãi suất, tăng trưởng và bảo đảm chất lượng tín dụng. Chú trọng tăng trưởng tín dụng cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu.
8. Thực hiện tốt chủ trương “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo.
9. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm xóa đói giảm nghèo ở các cấp, các ngành và bản thân người nghèo. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và các mục tiêu an sinh xã hội.
10. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn việc đào tạo với giải quyết việc làm sau khi học nghề.
11. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, công tác chăm sóc, bão vệ bà mẹ, trẻ em. Đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiêm chủng mở rộng, phòng, chống dịch bệnh và công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
12. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” và cuộc vận động xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; chiến lược về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình.
13. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Trên đây là tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2015 tỉnh Quảng Trị; Cục Thống kê Quảng trị xin báo cáo để các cấp, các ngành biết chỉ đạo.
CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG TRỊ