TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG NĂM 2014
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Cây hàng năm
Vụ Hè Thu năm 2014 tính đến ngày 15/8 toàn tỉnh đã gieo trồng được 42553,9 ha các loại cây hàng năm, tăng 1,5% (+634,2 ha) so với vụ Hè Thu năm trước.
- Cây lúa: đã gieo cấy được 24569 ha lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa, giảm 0,7% (-180 ha) so với cùng kỳ năm trước; trong đó: lúa vụ Hè Thu gieo cấy 22279 ha, giảm 0,3% (-61 ha); lúa vụ Mùa là lúa rẫy ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông cũng đã gieo được 2290 ha, giảm 4,9% (-119 ha). Diện tích lúa giảm so với cùng kỳ năm trước là do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài, gây khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng nên một số xã không gieo trồng được. Mặt khác, một số xã đã chuyển đổi đất lúa vụ Hè Thu kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày khác như đậu, ngô…
Cây lúa vụ Hè Thu năm nay sinh trưởng và phát triển tốt. Các huyện phía Nam lúa gần chín, riêng huyện Hải Lăng chuẩn bị cho thu hoạch. Tuy nhiên, nguy cơ ảnh hưởng của hạn hán là rất cao, do thời gian gần đây lượng mưa rất ít.
- Cây trồng khác: cây ngô gieo trồng 1183 ha, giảm 1,9% (-23 ha) so với cùng kỳ năm 2013; cây khoai lang 731,1 ha, giảm 5,9% (-46,1 ha); cây chất bột khác 730,5 ha, giảm 1,5% (-10,9 ha); lạc 528,1 ha, giảm 1,2% (-6,2 ha); vừng 43,6 ha, giảm 34,9% (-23,4 ha); rau các loại 1711,6 ha, giảm 4,3% (-76,8 ha); đậu các loại 1117,4 ha, giảm 3,5% (-40,9 ha); riêng sắn cả năm đã trồng được 11579 ha, tăng 9,3% (+985 ha). Một số vùng ở các địa phương, do nắng nóng kéo dài, đất khô hạn, không thể làm đất, gieo trồng các loại cây trồng như ngô, khoai lang, rau, đậu các loại…
*Tình hình sâu bệnh: Thời tiết trong thời gian qua, ngày nắng, chiều tối có mưa giông thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển nhưng cũng là điều kiện tốt cho một số đối tượng sâu bệnh trên cây trồng phát sinh, phát triển. Đối với cây lúa, chuột gây hại tăng, diện tích bị hại 516 ha, tỷ lệ hại phổ biến 5-10%, nơi cao 15-28%; do thời tiết nắng nóng, khô hạn làm 539 ha lúa bị bệnh vàng lá, nghẹt rễ, tỷ lệ bệnh phổ biến 10-15%, nơi cao 30%; bệnh khô vằn gây hại nhiều nơi, diện tích nhiễm 796 ha; bệnh bạc lá vi khuẩn gia tăng sau mưa giông, diện tích nhiễm 175 ha; rầy các loại gây hại 197 ha; các đối tượng sâu bệnh khác như: sâu keo, sâu đục thân gây hại nặng cục bộ.
b. Chăn nuôi
Đến thời điểm 1/8/2014, đàn trâu có 25100 con, giảm 1,1% (-290 con) so với cùng kỳ năm 2013; đàn bò có 52100 con, tăng 4,6% (+2300 con); đàn lợn (không tính lợn sữa) có 267470 con, tăng 12,2% (+29020 con); đàn gia cầm có: 2014 nghìn con, tăng 10,7% (+194 nghìn con); trong đó đàn gà có: 1390 nghìn con, tăng 14,9% (+180 nghìn con).
*Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm:
Trong tháng, nhờ chú trọng công tác thú y, tiêm phòng tại các địa phương, nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không xảy ra.
Công tác kiểm tra, kiểm soát công tác giết mổ, kiểm dịch động vật được tăng cường, bảo đãm vệ sinh an toàn thực phẫm và phòng chống dịch bệnh.
1.2. Lâm nghiệp
a. Trồng rừng và chăm sóc rừng
Thực hiện kế họach giao từ đầu năm, các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý dự án Lâm nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt như: đo đạc, thiết kế diện tích trồng rừng, phát dọn thực bì, làm đất và chuẩn bị cây giống, phân bón các lọai .... và sẽ tiến hành trồng rừng vào mùa mưa.
b. Khai thác gỗ và lâm sản
Sản lượng gỗ khai thác tháng 8/2014 ước đạt 52253 m3, ước 8 tháng năm 2014 đạt 218195 m3, tăng 16,4 % so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu là sản lượng gỗ khai thác từ diện tích rừng trồng của Nhà nước, tập thể, cá nhân đến kỳ thu hoạch; mặt khác, do những tháng gần đây, thời tiết thuận lợi cho việc khai thác rừng trồng nên một số địa phương và các Công ty Lâm nghiệp tiến hành khai thác. Sản lượng củi khai thác tháng 8 ước đạt 51542 ste, ước 8 tháng năm 2014 đạt 229776 ste, tăng 2,5 % so với cùng kỳ năm 2013.
c. Thiệt hại rừng
Do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho lớp thực bì khô, dễ bắt lửa nên trong tháng 8/2014 đã xảy ra 5 vụ cháy rừng trồng ( Cam Lộ 1 vụ, Đông Hà 1 vụ, Triệu Phong 1 vụ, Hải Lăng 2 vụ), thiệt hại 41,5 ha rừng trồng. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 10 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy là 230,6 ha.
1.3. Thuỷ sản
Về diện tích nuôi trồng thủy sản: đến nay có 2874,1 ha, bằng cùng kỳ năm 2013. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú 372,8 ha, giảm 12,5%; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 486,6 ha, giảm 5,8%.
Về sản lượng thủy sản: Tháng 8/2014 sản lượng thủy sản đạt 4013 tấn; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 1651 tấn, sản lượng khai thác đạt 2362 tấn. 8 tháng đầu năm 2014, sản lượng thủy sản đạt 21026 tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 6607 tấn, tăng 6,6%; sản lượng khai thác đạt 14419 tấn, tăng 6,3%.
Về sản xuất giống: 8 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh sản xuất được 73 triệu cá giống, tăng 4,3% và 283 triệu con tôm giống P15, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm 2013.
2. Công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Trị tháng 8/2014 có dấu hiệu tích cực, tăng trưởng khá, nhưng chưa thoát khỏi những khó khăn, sức mua trên thị trường hạn chế, hàng hóa tiêu thụ chậm.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 8/2014 tăng 10,2% so với tháng trước; trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 7,2%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,5%, sản xuất và phân phối điện tăng 12,6%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1%.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 8/2014 tăng 8,6% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 16,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,8%, sản xuất và phân phối điện tăng 21,3%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 13,1%.
Tính chung 8 tháng năm 2014 chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013, tăng chậm hơn 8 tháng năm 2013 (8 tháng năm 2013 tăng 9,1%); trong đó, Công nghiệp khai khoáng tăng 1,4%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%, sản xuất và phân phối điện tăng 21,3%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,9%.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, một số ngành có chỉ số sản xuất 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: khai khoáng khác tăng 25,3%, sản xuất đồ uống tăng 20%, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 8,4%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 9,3%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 47,4%, sản xuất và phân phối điện tăng 24,6%, khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 10,1%, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 110,2%. Một số ngành giảm là: khai thác quặng kim loại giảm 22,7%, sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 8,6%, sản xuất trang phục giảm 27,8%, chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ giảm 3,4%, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 23,6%, sản xuất giường tủ, bàn ghế giảm 43,3%.
Một số sản phẩm chủ yếu tháng 8/2014 tăng so với tháng trước: quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 19,8%, đá xây dựng tăng 9,1%, tinh bột sắn tăng 160%, gổ cưa hoặc xẻ tăng 8,7%, ván ép tăng 19,8%, dầu nhựa thông tăng 35%, lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 11,8%, gạch xây dựng tăng 3,4%, điện sản xuất tăng 20,3%. Một số sản phẩm chủ yếu giảm so với tháng trước: quặng inmenit và tinh quặng inmenit giảm 2,7%, phân hóa học giảm 9,7%, săm dùng cho xe máy xe đạp giảm 7,1%, xi măng giảm 16,8%.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2014, một số sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước: quặng inmenit và tinh quặng inmenit tăng 2,5%, đá xây dựng tăng 20,9%, gổ cưa hoặc xẻ tăng 3,3%, lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 6,2%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 15,6%, gạch xây dựng tăng 1,7%, xi măng tăng 25,1%, điện sản xuất tăng 31,2%, điện thương phẩm tăng 5,7%, nước máy tăng 10,1%. Một số sản phẩm chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước: quặng zircon và tinh quặng zircon giảm 36,2%, tinh bột sắn giảm 8,6%, ván ép giảm 4,5%, dầu nhựa thông giảm 7%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7/2014 tăng 6,79% so với tháng trước và tăng 21,02% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2014 chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp, chế biến chế tạo giảm 0,45% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/8/2014 giảm 5,27% so với 1/7/2014 và giảm 5,61% so với cùng thời điểm năm 2013.
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/8/2014 giảm 1,33% so với 1/7/2014; so với cùng thời điểm năm 2013 tăng 1,9%; trong đó: doanh nghiệp nhà nước tăng 8,1%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 6,6%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,9%. Theo ngành công nghiệp: công nghiệp khai khoáng giảm 12,3%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,5%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,8%.
3. Đầu tư
Dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tháng 8/2014 thực hiện 126,5 tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước; trong đó: vốn ngân sách tỉnh thực hiện 102 tỷ đồng, tăng 1,3%; vốn ngân sách huyện thực hiện 19,7 tỷ đồng, tăng 6,4%; vốn ngân sách xã thực hiện 4,8 tỷ đồng, tăng 7,5%.
Tính chung 8 tháng năm 2014, dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 944,2 tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn ngân sách tỉnh thực hiện 781,5 tỷ đồng, giảm 5,1%; vốn ngân sách huyện thực hiện 130,8 tỷ đồng, tăng 18,7%; vốn ngân sách xã thực hiện 31,8 tỷ đồng, tăng 40,8%.
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong 8 tháng năm 2014 chủ yếu là các công trình như: công trình nâng cấp Bệnh viện điều dưởng và phục hồi chức năng Cửa Tùng, công trình cầu Sông Hiếu và đường hai đầu cầu, đường liên xã Cam Thành-Thị trấn Cam Lộ, kè chống xói lỡ bờ sông Hiếu (GĐ 2), kè chống xói lỡ Bắc sông Thạch Hãn, Bảo tồn Khu di tích Thành Cổ (GĐ2), khu tái định cư Lao Bảo, xây dựng cơ sở hạ tầng tại các Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, Tây Bắc Hồ Xá… Trong đó: tiến độ thi công một số công trình chủ yếu như: khu đô thị Nam Đông Hà (GĐ3) thực hiện trong 8 tháng 19,27 tỷ đồng, đạt 70,07% KH năm; công trình nâng cấp Bệnh viện điều dưởng và phục hồi chức năng Cửa Tùng thực hiện 5,37 tỷ đồng, đạt 31,06% KH năm; công trình cầu sông Hiếu và đường hai đầu cầu thực hiện 32,52 tỷ đồng, đạt 50,03% KH năm.
UBND tỉnh và các ngành chức năng đã tích cực kiểm tra tiến độ thi công các công trình quan trọng trên địa bàn, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình đê, kè phòng, chống lụt bảo, nhằm bảo đảm an toàn trong mùa mưa bảo sắp đến.
Một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong 8 tháng năm 2014 như: đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn và phát triển kinh tế, đảm bảo ANQP vùng ven biển phía Nam Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 607,35 tỷ đồng; đường vào xã A Ngo có tổng vốn đầu tư 84 tỷ đồng; Tiểu dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ TP Đông Hà đến TX Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 144,32 tỷ đồng; Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 78,21 tỷ đồng…
Về công tác giải ngân: đến 31/7/2014, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 1265,12 tỷ đồng, đạt 58,81% kế hoạch năm 2014; trong đó: nguồn vốn do địa phương quản lý thực hiện 959,34 tỷ đồng, đạt 59,66% kế hoạch. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Trị thực hiện 18,68 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (tạm giao) năm 2014.
4. Thương mại, dịch vụ và giá cả
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Thị trường hàng hóa bán lẻ và hoạt động dịch vụ trong tháng 8/2014 mặc dù thời tiết thuận lợi, giá cả ổn định, nhưng do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, sức mua hạn chế, lượng khách vãng lai đến Quảng Trị giảm nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm so với tháng trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2014 ước tính đạt 1719,5 tỷ đồng, giảm 0,4% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2014 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 12989,4 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
a. Bán lẻ hàng hóa
Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 8/2014 ước thực hiện 1471,3 tỷ đồng, giảm 0,2% so tháng trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 167,2 tỷ đồng, tăng 1,2%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 1304,1 tỷ đồng, giảm 0,4%.
Tính chung 8 tháng năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 11163,4 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: kinh tế nhà nước ước thực hiện 1279,8 tỷ đồng, tăng 19,7%; kinh tế ngoài nhà nước ước thực hiện 9883,6 tỷ đồng, tăng 11,2%.
b. Hoạt động dịch vụ
Tháng 8/2014 số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 51080 lượt, giảm 11,4% so với tháng trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước đạt 38299 ngày khách, giảm 12,4%; lượt khách du lịch theo tour 1214 lượt, tăng 9,1%; ngày khách du lịch theo tour 3940 ngày khách, giảm 1,8%. Tính chung 8 tháng năm 2014 số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 378784 lượt, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước đạt 283262 ngày khách, giảm 15,9%; lượt khách du lịch theo tour 8859 lượt, giảm 31,2%; ngày khách du lịch theo tour 35166 ngày khách, giảm 30,3%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 8/2014 ước thực hiện 6,1 tỷ đồng, giảm 16,9% so với tháng trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 182,8 tỷ đồng, giảm 1,8%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 2,1 tỷ đồng, tăng 4,8%; dịch vụ khác ước thực hiện 57,2 tỷ đồng, tăng 0,3%.
Tính chung 8 tháng năm 2014, doanh thu dịch vụ lưu trú ước thực hiện 43,8 tỷ đồng, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 1322,3 tỷ đồng, tăng 11,3%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 16,7 tỷ đồng, giảm 22,6%; dịch vụ khác ước thực hiện 443,2 tỷ đồng, tăng 7,3%.
4.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2014 tăng trưởng khá so với tháng trước, do thời tiết thuận lợi cho việc thu hoạch và chế biến nông sản xuất khẩu; các doanh nghiệp ký kết được hợp đồng xuất, nhập khẩu; số đơn vị tham gia xuất, nhập khẩu tăng; giá cả có cải thiện…; Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế thế giới vẫn còn ảnh hưởng; đòi hỏi của đối tác về chất lượng hàng hóa xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn; quy mô xuất, nhập khẩu còn nhỏ bé…
a. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2014 ước thực hiện 35470 nghìn USD, tăng 12,3% so với tháng trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 4540 nghìn USD, tăng 73,9%; kinh tế tư nhân thực hiện 28760 nghìn USD, tăng 6,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 2170 nghìn USD, tăng 7,4%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng: cà phê 5210 tấn, tăng 15,3% so với tháng trước; cao su 110 tấn, tăng 1,9%; tinh bột sắn 3000 nghìn USD, tăng 168,6%; sản phẩm bằng plastic 3600 nghìn USD, tăng 2,9%; xe đạp và phụ tùng 2170 nghìn USD, tăng 7,4%; sản phẩm bằng gổ 814 ngàn USD, giảm 0,7%; hàng hóa khác 20476 nghìn USD, tăng 5,5%.
Tính chung 8 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 134050 nghìn USD, tăng 84,4% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 19201 nghìn USD, tăng 5,2%; kinh tế tư nhân thực hiện 105822 nghìn USD, tăng 122,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 9027 nghìn USD, tăng 30,7%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 8 tháng: cà phê 10330 tấn, tăng 9,45 lần so với cùng kỳ năm trước; cao su 643 tấn, giảm 1,7%; tinh bột sắn 11619 nghìn USD, tăng 61%; sản phẩm bằng plastic 9442 nghìn USD, tăng 81,6%; xe đạp và phụ tùng 9027 nghìn USD, tăng 36,6%; sản phẩm bằng gổ 3921 ngàn USD, tăng 4,8%; hàng hóa khác 87865 nghìn USD, tăng 91,7%.
b. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2014 ước thực hiện 36659 nghìn USD, tăng 7,2% so với tháng trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 1460 nghìn USD, giảm 41,5%; kinh tế tư nhân thực hiện 34639 nghìn USD, tăng 11,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 560 nghìn USD, tăng 0,7%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng: thực phẩm chế biến 4400 nghìn USD, giảm 5,1%; hàng điện tử 300 nghìn USD, tăng 16,7%; hàng hóa khác 31959 nghìn USD, tăng 9%.
Tính chung 8 tháng năm 2014, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 142599 nghìn USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 10225 nghìn USD, giảm 0,5%; kinh tế tư nhân thực hiện 127605 nghìn USD, tăng 80,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 4769 nghìn USD, giảm 34,2%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 8 tháng: thực phẩm chế biến 14088 nghìn USD, tăng 91,8%; hàng điện tử 1659 nghìn USD, giảm 62%; hàng hóa khác 126852 nghìn USD, tăng 3 lần.
4.3. Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và USD
Tháng 8/2014 do thời tiết nắng nóng kéo dài nên lượng cung một số mặt hàng rau, quả giảm; tại Quảng Trị đã diển ra Đại hội La Vang lần thứ 30; hơn nữa, sắp bước vào năm học mới nên chỉ số giá tiêu dùng so với tháng trước tăng nhẹ; nhất là, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, giày dép, mũ nón; thiết bị và đồ dùng gia đình…
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2014 tăng 0,13% so với tháng trước cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24%, trong đó: lương thực tăng 0,35%, thực phẩm tăng 0,26%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,06%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,02%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,19%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,05%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,11%; Nhóm giao thông giảm 0,05%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,25%; Nhóm giáo dục tăng 0,08%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,03%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,03%. Giá vàng giảm 0,17%; Giá đôla Mỹ giảm 0,28%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2014 tăng 2,32% so với tháng 12/2013 cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,13%, trong đó: lương thực tăng 1,26%, thực phẩm tăng 2,41%, ăn uống ngoài gia đình tăng 8,13%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 2,05%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 3,77%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,1%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,87%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,29%; Nhóm giao thông tăng 3,08%; Nhóm bưu chính viển thông giảm 0,49%; Nhóm giáo dục tăng 0,39%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,45%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,8%. Giá vàng tăng 1,26%; Giá USD tăng 0,06%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2014 tăng 5,58% so với cùng kỳ năm 2013 cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,65%, trong đó: lương thực tăng 18,49%, thực phẩm tăng 5,26%, ăn uống ngoài gia đình tăng 9,15%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 2,91%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 6,36%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,91%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,42%; Nhóm giao thông tăng 3,12%; Nhóm bưu chính viển thông tăng 0,33%; Nhóm giáo dục tăng 3%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 4,16%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 4,26%. Giá vàng giảm 14,28%; Giá USD giảm 0,06%.
4.4. Hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh tháng 8/2014 tăng trưởng khá so với tháng trước, do điều kiện thời tiết thuận lợi, các công trình xây dựng được đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành trước mùa mưa bảo nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao; hơn nữa, trong tháng các giáo dân thập phương về dự Đại hội La Vang lần thứ 30 nên vận chuyễn hành khách cũng tăng.
a. Doanh thu vận tải
Ước doanh thu vận tải tháng 8/2014 thực hiện 97,1 tỷ đồng, tăng 9,7% so với tháng trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 26,1 tỷ đồng, tăng 6,6%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 69,1 tỷ đồng, tăng 11,2%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 1,9 tỷ đồng, tăng 2,2%. Phân theo loại hình kinh tế: nhà nước thực hiện 1,2 tỷ đồng, tăng 1,9%; ngoài nhà nước thực hiện 95,8 tỷ đồng, tăng 9,9%.
Tính chung 8 tháng năm 2014, ước doanh thu vận tải thực hiện 581,9 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 199,7 tỷ đồng, tăng 6,6%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 370,7 tỷ đồng, tăng 9,6%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 11,6 tỷ đồng, giảm 4,7%. Phân theo loại hình kinh tế: nhà nước thực hiện 6,9 tỷ đồng, tăng 53,1%; ngoài nhà nước thực hiện 575 tỷ đồng, tăng 7,9%.
b. Vận tải hành khách
Ước tháng 8/2014 khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 450,2 nghìn HK, tăng 3,5% so với tháng trước, trong đó: chủ yếu là do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 37674,8 nghìn HK.km, tăng 6,5%.
Tính chung 8 tháng năm 2014, ước khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 4144,7 nghìn HK, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 312794,1 nghìn HK.km, tăng 5,3%.
c. Vận tải hàng hóa
Ước tháng 8/2014, khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 801,3 nghìn tấn, tăng 4,5% so với tháng trước; tất cả đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 38877,1 nghìn tấn.km, tăng 11,3%.
Tính chung 8 tháng năm 2014, ước khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 5214,6 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 254419,5 nghìn tấn.km, tăng 6,4%.
5. Một số vấn đề về xã hội
5.1. Đời sống dân cư
Tháng 8/2014 lạm phát tiếp tục được kiểm soát; vụ Đông-Xuân năm 2013-2014 tỉnh Quảng Trị được mùa toàn diện, năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng đều tăng; tình hình chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển khả quan nên đời sống của đại bộ phận dân cư có bước cải thiện; tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra.
Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã làm tốt công tác tặng quà cho các đối tượng người có công với cách mạng theo Quyết định số 1525/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2014).
- Quà Chủ tịch nước tặng cho 26499 đối tượng với số tiền 5415,4 triệu đồng.
- Quà Lảnh đạo tỉnh tặng cho 18 đối tượng và 6 đơn vị làm công tác chính sách với số tiền 26,6 triệu đồng.
- Các huyện, thị xã, thành phố tặng cho 2020 đối tượng với số tiền 945,6 triệu đồng.
- Quà của các tổ chức khác tặng cho 386 đối tượng với số tiền 466,5 triệu đồng.
Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã và đang thực hiện tốt việc rà soát đối tượng chính sách theo Chỉ thị 23 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh phong trào huy động Quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo tốt hơn về đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công.
Trong tháng 8/2014 nhân kỷ niệm “Ngày vì nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam - 10/8”, ngày 8/8/2014 Tỉnh đã tổ chức thăm và tặng quà, gạo cho một số gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn với tổng trị giá quà tặng trên 300 triệu đồng (mỗi suất quà trị giá từ 500 nghìn đồng đến 3 triệu đồng) cho các trường hợp nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh khó khăn.
5.2. Giáo dục
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay, toàn tỉnh có 9048 thí sinh tham gia dự thi (có 330 thí sinh tự do); trong đó, thí sinh đăng ký dự thi ở hệ Trung học phổ thông là 8317 thí sinh (có 158 thí sinh tự do); thí sinh đăng ký dự thi ở hệ Giáo dục thường xuyên là 731thí sinh (có 172 thí sinh tự do). Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh đã thành lập 32 hội đồng coi thi với 390 phòng thi, tổng số cán bộ - giáo viên làm nhiệm vụ coi thi 1216 người. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014 tại tỉnh Quảng Trị đã diễn ra trật tự, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Tỷ lệ tốt nghiệp toàn tỉnh (không tính thí sinh tự do) là 98,35%, tăng 15,15% so với năm trước; trong đó, Trung học phổ thông đạt 98,77%, tăng 3,17%; giáo dục thường xuyên đạt 92,12%, tăng 21,37%.
Công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, đúng quy trình và ít sai sót so với những năm trước. Đã tiếp nhận và chuyển giao cho các trường 13320 hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường Đại học, Cao đẳng.
Ngày 15/8/2014, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ công bố quyết định tỉnh đạt chuẩn Giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi và tổng kết năm học 2013-2014, triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015. Tính đến thời điểm này, Quảng Trị là tỉnh thứ 18 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và về đích trước 2 năm so với kế hoạch.
5.3. Hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao
Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền Kỷ niệm 60 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (20/7/1954-20/7/2014), Kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2014), Kỷ niệm 69 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Tiếp tục nêu gương, biểu dương các mô hình điển hình về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…
Tổ chức tọa đàm kỷ niệm 5 năm thành lập thành phố Đông Hà (11/8/2009 - 11/8/2014).
Hoàn thành hồ sơ di tích Hệ thống làng hầm Địa đạo Vịnh Mốc - Vĩnh Linh trình Cục Di sản - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm đặc khu Vĩnh Linh, tối ngày 10/8/2014 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức lễ Khai mạc Liên hoan văn nghệ các làng văn hóa toàn tỉnh năm 2014. Liên hoan lần này có 09 đoàn văn nghệ của 09 làng văn hóa tham gia, với hơn 300 diễn viên. Đây là hoạt động nhằm đánh giá phong trào "Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa" trong toàn tỉnh, đặc biệt đối với hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở đồng thời cũng là dịp để các đơn vị giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Duy trì luyện tập thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ. Chuẩn bị các điều kiện, lực lượng Vận động viên, tham gia Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014. Dự kiến Đoàn Thể thao Quảng Trị tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014 với hơn 100 VĐV, tranh tài ở 68/743 nội dung thi đấu của 8/36 môn như: Đua thuyền rồng, Điền kinh, Bơi, Lặn, Rowing, Cử tạ, Vật, Karatedo và Cầu lông.
5.4. Y tế
a. Công tác phòng chống dịch bệnh
Từ đầu năm đến nay, Sở Y tế đã tích cực chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng và các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra tại các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn.
Sở Y tế nhận định, nguy cơ dịch do vi rút Ebola rất có khả năng xảy ra ở Quảng Trị, nhất là trong các mối quan hệ giao lưu văn hóa, du lịch, kinh tế, xã hội... Do đó, ngày 13/8/2014, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Quảng Trị triển khai tờ khai y tế khách qua lại đối với những nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh như ở các Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, La Lay và Cảng Cửa Việt.
Tình hình bệnh truyền nhiễm trong tháng 7/2014 đã xuất hiện: 189 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, 31 ca mắc bệnh lỵ a mip, 316 ca mắc bệnh tiêu chảy, 30 ca mắc thuỷ đậu, 27 ca mắc bệnh sốt rét, 48 ca mắc bệnh viêm gan virut, 69 ca tiêm phòng dại, 16 ca mắc bệnh quai bị, 1120 ca mắc bệnh cúm, 19 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng.
Tích luỹ từ đầu năm đến hết tháng 7/2014 có 1108 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, tăng 28,39% so với cùng kỳ năm trước; 289 ca mắc bệnh lỵ a mip, giảm 25,13%; 2392 ca mắc bệnh tiêu chảy, giảm 13,37%; 157 ca mắc bệnh sốt rét, giảm 6,55%; 155 ca mắc bệnh viêm gan virus, giảm 27,57%; 431 ca tiêm phòng dại, tăng 13,42%; 309 ca mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 103,29%; 69 ca sởi, tăng 7 lần; 383 ca quai bị, tăng 13,65%; 11730 ca mắc bệnh cúm, tăng 2,4%; 80 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng, giảm 34,96%. Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dỏi điều trị.
b.Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Đảng và Chính phủ luôn quan tâm, hưởng ứng chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011 - 2015 do Liên hợp quốc phát động với chủ đề: “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”. Để đạt được các mục tiêu đó cần sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo từ tuyến tỉnh và tuyến huyện, thị xã, thành phố; đặc biệt là các cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức giám sát hoạt động ở các cấp; đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm giúp công tác phòng, chống HIV/AIDS thuận lợi, hiệu quả hơn. Ngành y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương quản lý tốt các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để bảo đảm cho người dân tránh lây nhiễm.
Tính đến ngày 15/8/2014, toàn tỉnh có 80/141 xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS, tăng 15 xã (+23,08%) so với cùng kỳ năm trước; số người nhiễm HIV tại Quảng Trị là 273 người, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 141 người, số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 69 người; số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 204 người, trong đó: số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 7 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 34 bà mẹ. (số liệu không kể người ngoại tỉnh).
c.Tình hình ngộ độc thực phẩm
Ngành y tế đã có các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tiếp tục duy trì và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về VSATTP; đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về VSATTP của cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Do thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra VSATTP, nên trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2014 không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
5.5. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Tỉnh đã Chỉ thị cho các ngành công an, quân đội, các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo. Chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các chợ truyền thống, các khu dân cư có nguy cơ cháy cao; xây dựng phương án phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong những ngày nghỉ, ngày tết. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Công an tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng và kiểm tra công tác quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ trong cơ quan, doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, trong tháng 8/2014 đã xãy ra 1 vụ cháy xe khách, tổng giá trị thiệt hại: 2600 triệu đồng.
Tích lũy 8 tháng đầu năm 2014 có 15 vụ cháy xảy ra, giảm 6,25% (-1 vụ) so với cùng kỳ năm 2013. Tổng giá trị thiệt hại 11100 triệu đồng.
Về lĩnh vực môi trường: các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng. Trong tháng không có vụ vi phạm môi trường nào xảy ra.
5.6. Tình hình thiên tai
Trong tháng 8 năm 2014 trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiên tai.
5.7. Tai nạn giao thông
Từ 16/7 đến 15/8/2014 địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6 người và bị thương 20 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 20% (-4vụ), số người chết giảm 25% (-2 người), số người bị thương giảm 45,9% (-17 người); trong đó: đường bộ xảy ra 16 vụ, làm chết 6 người, bị thương 20 người. Nguyên nhân xảy ra tai nạn chủ yếu là do: đi không đúng phần đường quy định, đi ngược chiều, không chú ý quan sát, không nhường đường, chuyển hướng sai quy định, không làm chủ tốc độ…
Lũy kế từ 16/12/2013 đến 15/8/2014 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 171 vụ tai nạn giao thông, làm chết 89 người và bị thương 185 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 13,6% (-27 vụ), số người chết giảm 4,3% (-4 người), số người bị thương giảm 4,1% (-8 người).
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ