Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 173
Hôm nay: 548
Lượt truy cập: 1,351,392
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014
Cập nhật bản tin: 7/23/2014
            

 

TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG NĂM 2014

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

1.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

* Cây hàng năm

Vụ Hè Thu năm 2014 tính đến ngày 15/7 toàn tỉnh đã gieo trồng được 39620,1 ha các loại cây hàng năm, tăng 1,7% (+643,9 ha) so với vụ Hè Thu năm 2013.

- Cây lúa: Thực hiện chỉ đạo lịch thời vụ Hè Thu sao cho đảm bảo thu hoạch trước 30/8 để tránh lũ vào cuối vụ, các địa phương khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa vụ Đông Xuân 2013-2014, thu hoạch đến đâu, tiến hành làm đất và triển khai gieo cấy đến đó. Tính đến ngày 15/7/2014, đã gieo cấy được 23846 ha lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa, xấp xỉ cùng kỳ năm 2013; trong đó: lúa vụ Hè Thu gieo cấy 21839 ha, giảm 0,3% (-68 ha); lúa vụ Mùa là lúa rẫy ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông cũng đã gieo được 2007 ha, tăng 2,9% (+ 57 ha). Diện tích lúa không tăng so với vụ Hè Thu 2013 là do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài, gây khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng nên một số xã không gieo trồng được. Mặt khác, một số xã đã chuyển đổi đất lúa vụ Hè Thu kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày khác như đậu, ngô.

- Cây trồng khác: cây ngô gieo trồng 866,8 ha, giảm 16,4% (-170,1 ha) so với cùng kỳ năm 2013; cây khoai lang 604,2 ha, giảm 5,7% (-36,8 ha); cây chất bột khác 447,4 ha, tăng 30,2% (+103,8 ha); lạc 121 ha, tăng 10% (+11 ha); vừng 40,2 ha, giảm 34,7% (-21,4 ha); rau các loại 1452,6 ha, giảm 5,4% (-82,5 ha); đậu các loại 497,9 ha, xấp xỉ cùng kỳ năm 2013; riêng sắn cả năm đã trồng được 11467,2 ha, tăng 8% (+844,6 ha). Một số vùng ở các địa phương, do nắng nóng kéo dài, đất khô hạn, không thể làm đất, gieo trồng các loại cây trồng như ngô, khoai lang, rau, đậu các loại…

*Tình hình sâu bệnh: Đối với cây lúa, chuột gây hại tăng, diện tích bị hại 259 ha, tỷ lệ hại phổ biến 3-7%, nơi cao 10-18%; do thời tiết nắng nóng kéo dài, khô hạn làm 281 ha lúa bị bệnh vàng lá, nghẹt rễ, tỷ lệ bệnh phổ biến 10-15%, nơi cao 30%; Tuyến trùng gây hại nặng cục bộ trên các chân ruộng khô nước, không làm đất kỹ, diện tích nhiễm 55 ha, tỷ lệ hại phổ biến 10-20%, nơi cao 30-40%; các đối tượng sâu bệnh khác như sâu keo, bọ trĩ, dòi đục nõn gây hại cục bộ; sâu cuốn lá, rầy lưng trắng gây hại rải rác, mật độ, tỷ lệ thấp.

b. Chăn nuôi

Đến thời điểm 1/7/2014, đàn trâu có 25100 con, giảm 1,1% (-290 con) so với cùng kỳ năm 2013; đàn bò có 52100 con, tăng 4,6% (+2300 con); đàn lợn (không tính lợn sữa) có 249950 con, tăng 6,5% (+15200 con); đàn gia cầm có: 1850 nghìn  con, tăng 2,8% (+50 nghìn con); trong đó đàn gà có: 1310 nghìn con, tăng 11% (+130 nghìn con).

*Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm:

Trong tháng, nhờ chú trọng công tác thú y, tiêm phòng tại các địa phương, nên tình hình dịch bệnh không xảy ra. Đến nay, đã tiêm phòng tụ huyết trùng trâu, bò được 36850 con, đạt 68,9% kế hoạch 2014; tiêm phòng lở mồm long móng trâu, bò được 33631 con, đạt 61,7% KH; tiêm phòng vắc xin kép lợn được 79048 con, đạt 73,2% KH; tiêm phòng dại chó được 32723 con, đạt 82,6% KH.

Công tác kiểm tra, kiểm soát công tác giết mổ, kiểm dịch động vật được tăng cường, bảo đãm vệ sinh an toàn thực phẫm và phòng chống dịch bệnh.

1.2. Lâm nghiệp

a. Trồng rừng và chăm sóc rừng

Thực hiện kế họach giao từ đầu năm, các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý dự án Lâm nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt như: đo đạc, thiết kế diện tích trồng rừng, phát dọn thực bì, làm đất và chuẩn bị cây giống, phân bón các lọai .... và sẽ tiến hành trồng rừng vào mùa mưa. Theo kế họach trồng rừng năm 2014 toàn tỉnh   trồng 5500 ha rừng, trong đó 1540 ha rừng phòng hộ, 3960 ha rừng sản xuất.

b. Khai thác gỗ và lâm sản

Sản lượng gỗ khai thác tháng 7/2014 ước đạt 54153 m3, tăng 7,4% so với tháng 7/2013; ước 7 tháng năm 2014 đạt 165942 m3, tăng 19,9 % so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu là sản lượng gỗ khai thác từ diện tích rừng trồng của Nhà nước, tập thể, cá nhân đến kỳ thu hoạch; mặt khác, do những tháng gần đây, thời tiết thuận lợi cho việc khai thác rừng trồng nên một số địa phương và các Công ty Lâm nghiệp tiến hành khai thác. Sản lượng củi khai thác tháng 7 ước đạt 46554 ste, tăng 8,8% so với tháng 7/2013; ước 7 tháng năm 2014 đạt 178234 ste, tăng 2,9 % so với cùng kỳ năm 2013.

c. Thiệt hại rừng

Do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho lớp thực bì khô, dễ bắt lửa nên ngày 6 và 7/7/2014 ở xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng đã xảy ra 2 vụ cháy rừng trồng, thiệt hại 95 ha. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 5 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy là 189,1 ha.

1.3. Thuỷ sản

Về diện tích nuôi trồng thủy sản: đến nay có 2831,3 ha, bằng cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nuôi cá 1982,7 ha, tăng 4,4%; nuôi tôm 816,6 ha, giảm 9,6%; trong đó: tôm sú, 372,8 ha, giảm 12,5%; tôm thẻ chân trắng 443,8 ha, giảm 7%.

Về sản lượng thủy sản: 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng thủy sản đạt 16926 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 4869 tấn, tăng 6,7%; sản lượng khai thác đạt 12057 tấn, tăng 6%.

Về sản xuất giống: 7 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh sản xuất được 73 triệu cá giống; Trung tâm giống Thủy sản Quảng Trị và Chi nhánh Công ty TNHH Uni - President Việt Nam tại Quảng Trị đã sản xuất được 241 triệu con tôm giống P15, tăng 59,6% so với cùng kỳ năm 2013.

Về dịch bệnh thủy sản: bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi đã bùng phát trên diện rộng, đến nay đã xảy ra ở 14 xã, thị trấn trong tỉnh: xã Triệu Vân, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Phước (huyện Triệu Phong); xã Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng); xã Trung Hải, Trung Giang, thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh); xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thành, Vĩnh Thái, Vĩnh Lâm (huyện Vĩnh Linh). Do dịch bệnh tôm nuôi đã gây tâm lý bất an cho người nuôi, nên dự báo thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến việc thả giống nuôi tôm thẻ chân trắng.

Đối với tình hình khai thác biển: dự báo thời gian tới sẽ có nhiều thuận lợi do tình hình ngư trường Hoàng Sa đã bớt căng thẳng, khi giàn khoan HD981 của Trung Quốc đã di chuyển ra khỏi vùng biển Việt Nam (thời gian qua, tàu cá của ngư dân Quảng Trị liên tục bị cắt lưới, phá lưới, gây thiệt hại lớn).

2. Công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Trị tháng 7/2014 tiếp tục tăng trưởng, nhưng chưa thoát khỏi những khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, tồn kho tăng.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 7/2014 tăng 4,11% so với tháng trước; trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 0,81%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,63%, sản xuất và phân phối điện tăng 35,09%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,99%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014 chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 6,61% so với cùng kỳ năm 2013 (7 tháng đầu năm 2013 tăng 6,99%); trong đó, Công nghiệp khai khoáng tăng 0,24%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,62%, sản xuất và phân phối điện tăng 23,90%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,41%.

Trong ngành công nghiệp cấp 2, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: khai khoáng khác tăng 26,07%, sản xuất đồ uống tăng 11,54%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 12,92%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 42,16%, sản xuất và phân phối điện tăng 27,87%, khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 9,74%, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 102,77%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm là: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 2,32%, khai thác quặng kim loại giảm 25,45%, sản xuất trang phục giảm 29,90%, chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ giảm 5,84%, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 2,30%, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 23,4%, sản xuất giường tủ, bàn ghế giảm 31,39%.

Một số sản phẩm chủ yếu tháng 7/2014 tăng so với tháng trước: quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 4,76%, đá xây dựng tăng 3,86%, tinh bột sắn tăng 25%,  gổ cưa hoặc xẻ tăng 8,04%, ván ép tăng 0,85%, dầu nhựa thông tăng 1,69%, phân hóa học tăng 0,27%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 1,61%, điện sản xuất tăng 73,91%. Một số sản phẩm chủ yếu giảm so với tháng trước: quặng inmenit và tinh quặng inmenit giảm 3,75%, gạch xây dựng giảm 1,12%, xi măng giảm 1,69%, nước máy giảm 5,16%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, một số sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước: quặng inmenit và tinh quặng inmenit tăng 2,98%, đá xây dựng tăng 21,02%, tinh bột sắn tăng 2,32%, gổ cưa hoặc xẻ tăng 1,26%, lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 8,56%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 21,41%, gạch xây dựng tăng 1,7%, xi măng tăng 25,96%, điện sản xuất tăng 34%, điện thương phẩm tăng 9,61%, nước máy tăng 9,74%. Một số sản phẩm chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước: quặng zircon và tinh quặng zircon giảm 41,62%, ván ép giảm 6,14%, dầu nhựa thông giảm 35,78%, phân hóa học giảm 2,49%.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2014 giảm 15,61% so với tháng trước và giảm 0,67% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp, chế kiến chế tạo giảm 3,24% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/7/2014 so với 1/6/2014 tăng 28,29%; so với cùng thời điểm năm 2013 tăng 6,59%.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/7/2014 so với 1/6/2014 giảm 0,54%; so với cùng thời điểm năm 2013 tăng 3,32%; trong đó, doanh nghiệp nhà nước tăng 8,1%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,1%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,89%. Theo ngành công nghiệp: công nghiệp khai khoáng giảm 12,28%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,39%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,63%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,75%.

3. Đầu tư

Dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tháng 7/2014 thực hiện 126,3 tỷ đồng, tăng 3,44% so với tháng trước; trong đó, vốn ngân sách tỉnh thực hiện 101 tỷ đồng, tăng 3,57%; vốn ngân sách huyện thực hiện 20,5 tỷ đồng, tăng 0,67%; vốn ngân sách xã thực hiện 4,8 tỷ đồng, tăng 14,01%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 820,3 tỷ đồng, giảm 0,24% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân sách tỉnh thực hiện 679,8 tỷ đồng, giảm 4,11%; vốn ngân sách huyện thực hiện 113,1 tỷ đồng, tăng 20,81%; vốn ngân sách xã thực hiện 27,4 tỷ đồng, tăng 38,67%.

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong 7 tháng đầu năm 2014 chủ yếu là các công trình như: Đường liên xã Cam Thành-Thị trấn Cam Lộ, Kè chống xói lỡ bờ sông Hiếu (GĐ 2), Kè chống xói lỡ Bắc sông Thạch Hãn, Bảo tồn Khu di tích Thành Cổ (GĐ2), Khu tái định cư Lao Bảo... Trong đó, tiến độ thi công một số công trình chủ yếu như: Khu đô thị Nam Đông Hà thực hiện 17,76 tỷ đồng, đạt 56,38% KH năm; Công trình nâng cấp Bệnh viện điều dưởng và phục hồi chức năng Cửa Tùng thực hiện 2,16 tỷ đồng, đạt 12,49% KH năm; Công trình bảo tồn, tôn tạo Di tích Thành Cổ (GĐ2) thực hiện 5,28 tỷ đồng, đạt 75,43% KH năm; Công trình cầu Sông Hiếu và đường hai đầu cầu thực hiện 30,33 tỷ đồng, đạt 46,66% KH năm.

UBND tỉnh và các ngành chức năng đã tích cực kiểm tra tiến độ thi công các công trình quan trọng trên địa bàn, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, nhất là các Công trình đê, kè phòng, chống lụt bảo, nhằm bảo đảm an toàn trong mùa mưa bảo sắp đến.

Một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong 7 tháng đầu năm 2014 như: Đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn và phát triển kinh tế, đảm bảo ANQP vùng ven biển phía nam Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 607,35 tỷ đồng; Đường vào xã A Ngo có tổng vốn đầu tư 84 tỷ đồng; kè chống xói lở bờ bắc sông Thạch Hản, vốn thực hiện 23,9 tỷ đồng…

Về công tác giải ngân: đến 30/6/2014, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 1186,17 tỷ đồng, đạt 54,45% kế hoạch năm 2014; trong đó: nguồn vốn do tỉnh quản lý thực hiện 665,89 tỷ đồng, đạt 56,52% kế hoạch. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Trị thực hiện 18,68 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (tạm giao) năm 2014.

4. Thương mại - Dịch vụ và Giá cả

4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Tháng 7/2014 thời tiết thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; các đoàn khách trong nước hành hương về dâng hương, tri ân các anh hùng Liệt Sĩ tại các nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia nhân ngày 27/7 cũng tăng lên, giá cả thị trường ổn định là yếu tố để tổng mức bán lẻ tăng cao; tuy nhiên, do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, sức mua hạn chế nên tổng mức bán lẻ hàng hóa chỉ tăng nhẹ so với tháng trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 7/2014 ước thực hiện 1488,9 tỷ đồng, tăng 1,48% so tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 170 tỷ đồng, tăng 2,09%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 1318,9 tỷ đồng, tăng 1,41%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 9707 tỷ đồng, tăng 11,24% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá cả thì chỉ tăng 5,3%); Trong đó, kinh tế nhà nước ước thực hiện 1117,2 tỷ đồng, tăng 14,62%; kinh tế ngoài nhà nước ước thực hiện 8589,8 tỷ đồng, tăng 10,83%.

b. Hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lử hành và dịch vụ khác

Tháng 7 hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lử hành khá sôi động, do dịp lễ 27/7 các đoàn khách trong nước về viếng các nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia tăng; hơn nửa thời tiết nắng nóng kéo dài nên số lượng khách đến các bải biển cũng khá nhiều.

Tháng 7/2014 số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 52343 lượt, tăng 1,51% so với tháng trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước đạt 38412 ngày khách, tăng 1,93%; lượt khách du lịch theo tour 1267 lượt, tăng 21,59%; ngày khách du lịch theo tour 4500 ngày khách, giảm 1,92%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 7/2014 ước thực hiện 6,5 tỷ đồng, tăng 3,26% so với tháng trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 188,4 tỷ đồng, tăng 2,53%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 2,3 tỷ đồng, tăng 5,76%; dịch vụ khác ước thực hiện 59,2 tỷ đồng, tăng 3,37%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, doanh thu dịch vụ lưu trú ước thực hiện 36,8 tỷ đồng, tăng 5,04% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 1141,8 tỷ đồng, tăng 13,57%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 14,9 tỷ đồng, giảm 23,48%; dịch vụ khác ước thực hiện 388,2 tỷ đồng, tăng 11,16%.

4.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Tình hình kinh doanh xuất, nhập khẩu địa phương tháng 7/2014 tăng trưởng khá so với tháng trước, thời tiết thuận lợi cho việc thu hoạch và chế biến nông sản xuất khẩu, thị trường xuất, nhập khẩu tương đối ổn định, giá cả có cải thiện…; Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế thế giới vẫn còn ảnh hưởng, quy mô xuất, nhập khẩu còn quá nhỏ bé.

a. Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2014 ước thực hiện 16235 nghìn USD, tăng 7,2% so với tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 4845 nghìn USD, tăng 168,1%; kinh tế tư nhân thực hiện 10000 nghìn USD, giảm 16,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1390 nghìn USD, tăng 0,6%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng: cà phê 305 tấn, tăng 22% so với tháng trước; cao su 305 tấn, bằng tháng trước; tinh bột sắn 3000 nghìn USD, tăng 182,8%; thực phẩm chế biến 630 nghìn USD, tăng 2,4%; sản phẩm bằng plastic 810 nghìn USD, tăng 1,3%; xe đạp và phụ tùng 700 nghìn USD, tăng 1,4%; sản phẩm bằng gổ 580 ngàn USD, tăng 12%; phân NPK 940 tấn, tăng 0,8%; hàng hóa khác 8852 nghìn USD, giảm 13,2%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 83168 nghìn USD, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 16825 nghìn USD, tăng 6,9%; kinh tế tư nhân thực hiện 60117 nghìn USD, tăng 48%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 6226 nghìn USD, tăng 4,3%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 7 tháng: cà phê 905 tấn, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước; cao su 730 tấn, tăng 284,3%; tinh bột sắn 10502 nghìn USD, tăng 65%; thực phẩm chế biến 3723 nghìn USD, giảm 30,3%; sản phẩm bằng plastic 4712 nghìn USD, tăng 17,6%; xe đạp và phụ tùng 5536 nghìn USD, giảm 2,4%; sản phẩm bằng gổ 2867 ngàn USD, giảm 1,4%; phân NPK 6225 tấn, giảm 33,2%; hàng hóa khác 48741 nghìn USD, tăng 52,1%.

b. Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2014 ước thực hiện 14696 nghìn USD, tăng 14,3% so với tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 1350 nghìn USD, tăng 53,9%; kinh tế tư nhân thực hiện 12916 nghìn USD, tăng 12,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 430 nghìn USD, giảm 20,2%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng: sửa và sản phẩm sửa 32 nghìn USD, tăng 23,1%; thực phẩm chế biến 230 nghìn USD, tăng 4,5%; hàng điện tử 300 nghìn USD, tăng 31,6%;  máy móc thiết bị 1879 nghìn USD, giảm 2,4%;  gổ xẻ các loại 10526 m3 tăng 19,1%;  gổ tròn các loại 615 m3, tăng 6%; thạch cao 12000 tấn, giảm 13%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 83114 nghìn USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 5119 nghìn USD, giảm 44,6%; kinh tế tư nhân thực hiện 73912 nghìn USD, tăng 23,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 3114 nghìn USD, giảm 31,9%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 7 tháng: sửa và sản phẩm sửa 178 nghìn USD, giảm 78,2%; thực phẩm chế biến 5283 nghìn USD, giảm 15,4%; hàng điện tử 1402 nghìn USD, giảm 66,9%; máy móc thiết bị 13274 nghìn USD, giảm 54,7%; gổ xẻ các loại 51156 m3, tăng 110%;  gổ tròn các loại 4302 m3, tăng 5,7%; thạch cao 82475 tấn, giảm 15,2%.

 4.3. Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và USD

Tháng 7/2014 giá tiêu dùng tương đối ổn định; do hàng hóa trên thị trường phong phú, dồi dào; hiệu quả của chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ; kinh tế còn khó khăn nên người dân thắt chặt chi tiêu.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2014 tăng 0,09% so với tháng trước cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,32%, trong đó: lương thực giảm 2,32%, thực phẩm tăng 0,29%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,12%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,01%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,72%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,91%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế ổn định; Nhóm giao thông tăng 0,41%; Nhóm bưu chính viễn thông ổn định; Nhóm giáo dục tăng 0,24%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,06%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,22%. Giá vàng tăng 1,58%; Giá đôla Mỹ tăng 0,54%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2014 tăng 2,18% so với tháng 12/2013 cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,89%, trong đó: lương thực tăng 0,91%, thực phẩm tăng 2,14%, ăn uống ngoài gia đình tăng 8,06%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 2,02%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 3,57%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,04%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,71%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%; Nhóm giao thông tăng 3,14%; Nhóm bưu chính viển thông giảm 0,24%; Nhóm giáo dục tăng 0,31%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,42%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,77%. Giá vàng tăng 1,43%; Giá USD tăng 0,34%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2014 tăng 5,67% so với cùng kỳ năm 2013 cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,69%, trong đó: lương thực tăng 18,76%, thực phẩm tăng 5,25%, ăn uống ngoài gia đình tăng 9,05%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 3,02%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 6,45%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,15%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,11%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,42%; Nhóm giao thông tăng 3,24%; Nhóm bưu chính viển thông tăng 0,42%; Nhóm giáo dục tăng 3,14%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 4,62%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 4,35%. Giá vàng giảm 15,61%; Giá USD tăng 0,06%.

4.4. Hoạt động vận tải

Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh tháng 7/2014 tăng trưởng khá so với tháng trước, do điều kiện thời tiết thuận lợi, tiến độ xây dựng các công trình được đẩy nhanh, hoàn thành trước mùa mưa bảo nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng khá; hơn nữa, tháng 7/2014 các đoàn khách trong nước hồi hương về dâng hương, tri ân các anh hùng Liệt sĩ nhân ngày 27/7 tại các Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia tăng cao nên vận chuyễn hành khách cũng tăng.

a. Doanh thu vận tải

Ước doanh thu vận tải tháng 7/2014 thực hiện 89,1 tỷ đồng, tăng 8,74% so với tháng trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 21,2 tỷ đồng, tăng 5,54%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 66,1 tỷ đồng, tăng 9,88%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 1,8 tỷ đồng, tăng 5,86%. Phân theo loại hình kinh tế: nhà nước thực hiện 1,2 tỷ đồng, tăng 5,07%; ngoài nhà nước thực hiện 87,9 tỷ đồng, tăng 8,79%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, ước doanh thu vận tải thực hiện 485,4 tỷ đồng, tăng 7,33% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 170,3 tỷ đồng, tăng 7,17%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 305,6 tỷ đồng, tăng 8,23%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 9,6 tỷ đồng, giảm 13,35%. Phân theo loại hình kinh tế: nhà nước thực hiện 5,5 tỷ đồng, tăng 35,31%; ngoài nhà nước thực hiện 479,9 tỷ đồng, tăng 7,08%.

b. Vận tải hành khách

Ước tháng 7/2014 khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 350,36 nghìn HK, tăng 5,43% so với tháng trước, trong đó: chủ yếu là do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 40538,63 nghìn HK.km, tăng 5,67%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, ước khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 3609,97 nghìn HK, tăng 7,56% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 280267,63 nghìn HK.km, tăng 4,12%.

c. Vận tải hàng hóa

Ước tháng 7/2014, khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 681,64 nghìn tấn, tăng 3,84% so với tháng trước; tất cả đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 39989,39 nghìn tấn.km, tăng 9,96%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, ước khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 4328,09 nghìn tấn, tăng 4,88% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 220591,17 nghìn tấn.km, tăng 4,55%.

5. Một số vấn đề về xã hội

5.1. Đời sống dân cư

Tháng 7/2014 tuy tiền lương tối thiểu chưa tăng, nhưng do lạm phát được kiểm soát nên đời sống cán bộ, công nhân, viên chức vẫn được đảm bảo; vụ Đông -Xuân năm 2013-2014 tỉnh Quảng Trị được mùa toàn diện, năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng đều tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có xảy ra, nhưng đã được khống chế, tình hình chăn nuôi phát triển khả quan hơn; đời sống của người nông dân có bước cải thiện; tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo trong thời gian tới, tỉnh đã ban hành Chương trình số 945/BCĐ-GN ngày 02/4/2014 về Chương trình kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo năm 2014 và phân công trực tiếp phụ trách tại các huyện, thị xã, thành phố. Ban hành văn bản chỉ đạo, căn cứ theo nguyên nhân nghèo đói của từng hộ nghèo để đề ra các giải pháp trợ giúp phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung cấp phát thẻ bảo hiểm y tế năm 2014 cho người nghèo và đối tượng chính sách, thực hiện mức hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo. Tích cực huy động, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện tốt các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo năm 2014 trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã  triển khai thực hiện dự án xây dựng nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, đánh giá tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trên tiêu chí bền vững.

        5.2. Hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao

a. Hoạt động Văn hóa

Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan  hoạt động thông tin về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trái phép trong vùng biển Việt Nam; về chủ quyền biển đảo Việt Nam; tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; các hoạt động chào mừng kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2014); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6)…

Tỉnh đã hoàn thành tập sách ảnh "Quảng Trị trên hành trình hội nhập và phát triển" nhân kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Quảng Trị (01/7/1989- 01/7/2014).

Hướng tới kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, ngày 12/7 tại thành phố Đông Hà, Bộ Tài chính phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành công trình nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9. Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương đã tiến hành cắt băng khánh thành và trồng cây lưu niệm tại Nghĩa trang, tổ chức dâng hương tại Tượng đài các anh hùng liệt sĩ và thắp hương tại các phần mộ, tỏ lòng tri ân sâu sắc trước sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ.

b. Hoạt động thể dục - thể thao

Ngày 3/7/2014, tại Khu Liên hợp Thể dục -Thể thao tỉnh, Ban Tổ chức Đại hội TDTT tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ bế mạc Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VI năm 2014.

Kết thúc Đại hội TDTT tỉnh, Ban tổ chức Đại hội TDTT tỉnh đã trao giải Nhất toàn đoàn cho đoàn thành phố Đông Hà, giải Nhì cho đoàn huyện Hải Lăng, giải Ba cho đoàn thị xã Quảng Trị, giải Tư cho đoàn huyện Cam Lộ; giải Năm cho đoàn huyện Triệu Phong, giải Sáu cho đoàn huyện Vĩnh Linh. Ở khối ngành, lực lượng vũ trang, Ban tổ chức Đại hội TDTT tỉnh tặng cờ cho đoàn Công an tỉnh có thành tích xuất sắc trong thi đấu. 

5.3. Y tế

a.Công tác phòng chống dịch bệnh

Từ đầu năm đến nay, Sở Y tế đã tích cực chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng và các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra tại các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn.

Hiện nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, tháng 6/2014 đã xuất hiện 199 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, 45 ca mắc bệnh lỵ a mip, 325 ca mắc bệnh tiêu chảy, 36 ca mắc thuỷ đậu, 41 ca mắc bệnh sốt rét, 26 ca mắc bệnh viêm gan virut, 60 ca tiêm phòng dại, 10 ca mắc bệnh sởi, 30 ca mắc bệnh quai bị, 1385 ca mắc bệnh cúm, 15 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng.

Tích luỹ từ đầu năm đến hết tháng 6/2014 có 919 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, tăng 22,21% so với cùng kỳ năm ngoái; 258 ca mắc bệnh lỵ a mip, giảm 21,34%; 2076 ca mắc bệnh tiêu chảy, giảm 11,58%; 130 ca mắc bệnh sốt rét, tăng 22,64%; 107 ca mắc bệnh viêm gan siêu trùng, giảm 39,89%; 362 ca tiêm phòng dại, tăng 13,84%; 279 ca mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 102,2%; 69 ca sởi, tăng 8,6 lần; 367 ca quai bị, tăng 19,54%; 10610 ca mắc bệnh cúm, tăng 7,31%; 61 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng, giảm 35,11%. Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dỏi điều trị.

b.Tình hình nhiễm HIV/AIDS

Đảng và Chính phủ luôn quan tâm, hưởng ứng chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011 - 2015 do Liên hợp quốc phát động với chủ đề: “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”.

Tính đến ngày 16/7/2014, toàn tỉnh có 80/141 xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS, tăng 16 xã (+25%) so với cùng kỳ năm trước; số người nhiễm HIV tại Quảng Trị là 273 người, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 141 người, số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 69 người; số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 204 người, trong đó: số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 7 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 34 bà mẹ. (số liệu không kể người ngoại tỉnh).

c.Tình hình ngộ độc thực phẩm

Ngành y tế đã có các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tiếp tục duy trì và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về VSATTP; đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về VSATTP của cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã tổ chức 152 đoàn thanh tra, kiểm tra VSATTP; trong đó, có 92 đoàn thanh tra liên ngành (01 đoàn TW, 91 đoàn địa phương) và 60 đoàn kiểm tra chuyên ngành, tiến hành kiểm tra 1299 cơ sở thực phẩm; đã phát hiện 218 cơ sở vi phạm về quy định đảm bảo ATVSTP, chiếm tỷ lệ 16,78%; tiến hành xử lý vi phạm hành chính 25 cơ sở.

Do thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra VSATTP, nên trong tháng không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.

5.4. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường

Tỉnh đã Chỉ thị cho các ngành công an, quân đội, các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo. Chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các chợ truyền thống, các khu dân cư có nguy cơ cháy cao; xây dựng phương án phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong những ngày nghỉ, ngày tết. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Công an tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng và kiểm tra công tác quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ trong cơ quan, doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, do thời tiết nắng nóng kéo dài, gió Tây Nam thổi mạnh nên các đám cháy đã nhanh chóng lây lan. Trong tháng 7/2014 đã có 5 vụ cháy xảy ra (1 vụ cháy nhà và 4 vụ cháy rừng), tổng giá trị thiệt hại: 6300 triệu đồng.

Tích lũy 7 tháng đầu năm 2014 có 14 vụ xảy ra, tăng 16,67% (+2 vụ) so với cùng kỳ năm 2013. Tống giá trị thiệt hại 8500 triệu đồng.

Về lĩnh vực môi trường: Lập kế hoạch sơ kết thực hiện chương trình hành động về môi trường của tỉnh đề ra; thưc hiện tốt Dự án hành lang Bảo tồn Đa dạng hóa sinh học Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng; kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ biển, hải đảo Việt Nam và ngày môi trường thế giới; Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng. Trong tháng không có vụ vi phạm môi trường nào xảy ra.

5.4. Tình hình thiên tai

Trong tháng 07 năm 2014 trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiên tai.

5.5.Tai nạn giao thông

Từ 16/6 đến 15/7/2014 địa bàn tỉnh đã xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, làm chết 14 người và bị thương 31 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 29,2% (+7vụ), số người chết tăng 7,7% (+1 người), số người bị thương tăng 24% (+6 người); trong đó: đường bộ xảy ra 31 vụ, làm chết 14 người, bị thương 31 người; so với cùng kỳ năm 2013 số vụ tăng 34,8% (+ 8 vụ), số người chết tăng 16,7% (+ 2 người), số người bị thương tăng 24%(+6 người); nguyên nhân xảy ra tai nạn chủ yếu là do: đi không đúng phần đường quy định, không chú ý quan sát, không nhường đường, không làm chủ tốc độ…

Lũy kế từ 16/12/2013 đến 15/7/2014 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 155 vụ tai nạn giao thông, làm chết 83 người và bị thương 165 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 12,9% (-23 vụ), số người chết giảm 2,4% (-2 người), số người bị thương giảm 1,8% (-3 người).

CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ   

 


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013