TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG 10 VÀ 10 THÁNG NĂM 2014
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Cây hàng năm
Sơ bộ sản xuất cây hàng năm năm 2014: vụ Đông Xuân được mùa toàn diện, hầu hết các loại cây trồng đều cho năng suất và sản lượng cao hơn vụ Đông Xuân năm trước; nhất là cây lúa, do thời tiết thuận lợi từ đầu vụ đến cuối vụ, nguồn nước tưới đảm bảo, tình hình sâu bệnh giảm, đặc biệt ngay từ đầu vụ toàn tỉnh đã phát động phong trào ra quân diệt chuột, nên diện tích lúa bị chuột phá hoại giảm nhiều so với vụ Đông Xuân năm trước. Hơn nửa, năm nay tỉnh đã chỉ đạo các địa phương gieo trồng đúng lịch thời vụ, đưa vào gieo cấy các loại giống lúa cho năng suất cao như: Khang dân, nX30, X23,IR25366 chiếm tỷ lệ lớn, các giống lúa chất lượng cao như: HT1, PC6, HC95…cũng cho năng suất cao hơn hẳn những năm trước, việc thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đã hạn chế được hao hụt trong quá trình thu hoạch. Vụ Hè Thu năm nay tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện lịch thời vụ sao cho đảm bảo thu hoạch sớm để tránh lũ vào cuối vụ, cơ cấu chủ yếu là giống lúa ngắn ngày và cực ngắn nên những vùng trọng điểm lúa đều thu hoạch sớm; thời tiết tương đối thuận lợi, tuy có nắng nóng kéo dài, nhưng nhờ chủ động được nguồn nước tưới, có phương án chống hạn trước mùa vụ nên không ảnh hưởng nhiều; tình hình sâu bệnh giảm; đặc biệt, thừa hưởng kết quả phong trào diệt chuột từ vụ Đông Xuân nên vụ Hè Thu diện tích lúa bị chuột phá hoại rất ít nên cây lúa cũng cho năng suất cao hơn năm trước.
Sơ bộ kết quả sản xuất cây hàng năm năm 2014 như sau:
Về diện tích: toàn tỉnh đã gieo trồng được 82718,2 ha các loại cây hàng năm, tăng 1,5% (+1182,7 ha) so với năm trước; Trong đó: cây lúa gieo cấy 50212,7 ha, tăng 0,2% (+90,3 ha); cây ngô gieo trồng 3830,8 ha, tăng 7,7% (+273,6 ha); khoai lang 2612,7 ha, giảm 4,3% (-118,8 ha); sắn 11771,5 ha, tăng 7,5% (+817,1 ha); cây chất bột khác 1775,2 ha, giảm 2,3% (-42,2 ha); lạc 4248,4 ha, giảm 0,9% (-38,2 ha); rau các loại 5138,9 ha, tăng 4,8% (+234,6 ha); đậu các loại 1689,6 ha, giảm 8% (-147,7 ha); cây ớt 418,5 ha, tăng 16,9% (+60,4 ha)...Diện tích lạc, đậu các loại giảm là do vụ Hè Thu đầu vụ nắng nóng kéo dài, đất khô, không thể làm đất gieo trồng được.
Về năng suất, sản lượng: Cây lúa năng suất ước đạt 51,5 tạ/ha, tăng 6,8 tạ/ha so với năm trước; sản lượng ước đạt 258738,1 tấn, tăng 15,4% (+34586,6 tấn). Cây ngô năng suất ước đạt 29,4 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11245 tấn, tăng 18,5% (+1751,6 tấn). Cây khoai lang năng suất ước đạt 72,8 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha; sản lượng ước đạt 19028,9 tấn, giảm 1,7% (-330,4 tấn). Cây chất bột khác năng suất ước đạt 103,9 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 18449,6 tấn, giảm 1% (- 194,8 tấn). Cây lạc năng suất ước đạt 18,3 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 7783,3 tấn, giảm 8,7% (-746 tấn). Rau các loại năng suất ước đạt 95,7 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 49200,8 tấn, tăng 6,3% (+2904 tấn). Đậu các loại năng suất ước đạt 9,2 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1556,7 tấn, giảm 3,3% (-53,5 tấn). Cây ớt năng suất ước đạt 52,3 tạ/ha, bằng năm trước; sản lượng ước đạt 2188,1 tấn, tăng 16,8% (+314,6 tấn). Cây lạc năng suất giảm là do vụ Đông Xuân thời kỳ trổ bông, gặp hạn trong thời gian dài; bệnh thối gốc, lở cổ rể, héo xanh do vi khuẩn; các loại sâu ăn lá phát sinh gây hại nên bị ảnh hưởng, năng suất giảm. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 269983 tấn, tăng 15,6% (+36338 tấn) so với năm 2013.
b. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi trong tháng khá ổn định. Hiện nay giá bán thịt lợn hơi tăng, nên khuyến khích người chăn nuôi tăng tổng đàn. Dự ước đến thời điểm 1/10/2014 đàn trâu có 24420 con, giảm 1,1% (-267 con) so với cùng kỳ năm 2013; đàn bò có 52150 con, tăng 3% (+1528 con); đàn lợn có 267470 con, tăng 11,6% (+27859 con); đàn gia cầm có 2014 nghìn con, tăng 6,1% (+116 nghìn con); trong đó: đàn gà có 1390 nghìn con, tăng 13% (+160 nghìn con).
*Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm:
Trong tháng nhờ chú trọng công tác thú y, nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không xảy ra.
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ; kiểm dịch động vật được tăng cường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẫm và phòng chống dịch bệnh.
1.2. Lâm nghiệp
a. Trồng rừng và chăm sóc rừng
Các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý dự án Lâm nghiệp và các địa phương tiếp tục tiến hành trồng rừng theo kế hoạch năm 2014 là 5500 ha; trong đó: 1540 ha rừng phòng hộ và 3960 ha rừng sản xuất. Ước tính đến hết tháng 10/2014 toàn tỉnh trồng được 3116 ha, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 56,7% kế hoạch năm 2014.
b. Khai thác gỗ và lâm sản
Sản lượng gỗ khai thác tháng 10/2014 ước đạt 23100 m3, tính chung 10 tháng ước đạt 304500 m3, tăng 24,9 % so với cùng kỳ năm 2013; chủ yếu là sản lượng gỗ khai thác từ diện tích rừng trồng của Nhà nước, tập thể, cá nhân đến kỳ thu hoạch. Sản lượng củi khai thác tháng 10 ước đạt 26073 ste, tính chung 10 tháng ước đạt 272608 ste, giảm 12 % so với cùng kỳ năm 2013.
c. Thiệt hại rừng
Mặc dù công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm; nhưng do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho lớp thực bì khô, dễ bắt lửa; mặt khác, ý thức của người dân chưa cao, một số chủ rừng sau khi khai thác tự đốt thực bì, vệ sinh rừng không đảm bảo công tác PCCC rừng, nên vào ngày 20/9 đã xảy ra 1 vụ cháy rừng trồng (xã Hải Sơn – Hải Lăng ) thiệt hại 0,3 ha (chưa báo cáo trong tháng 9/2014), ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường dây truyền tải lưới điện Quốc gia 500 KV. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy là 236,2 ha.
1.3. Thuỷ sản
Về diện tích nuôi trồng thủy sản: 10 tháng năm 2014 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 3101,5 ha, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó: diện tích nuôi cá 1982,7 ha, tăng 4,4%; diện tích nuôi tôm sú 403,8 ha, giảm 8,7%; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 683 ha, tăng 29,1%. Nhìn chung, năm nay nuôi tôm được mùa, giá bán được cải thiện, người chăn nuôi có lải.
Về sản lượng thủy sản: Tháng 10/2014 sản lượng thủy sản ước đạt 1791 tấn; trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt 520 tấn, sản lượng khai thác đạt 1271 tấn. Tính chung 10 tháng năm 2014, sản lượng thủy sản ước đạt 24712 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó: sản lượng nuôi trồng ước đạt 6472 tấn, tăng 10,8%; sản lượng khai thác ước đạt 18240 tấn, tăng 5,8%.
Về sản xuất giống: 10 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh sản xuất được 68,8 triệu cá giống, giảm 1,1% và 332 triệu con tôm giống P15, tăng 61,2% so với cùng kỳ năm 2013.
2. Công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 10/2014 tốc độ phát triển có cao hơn các tháng trước đó, nhưng chưa thoát khỏi những khó khăn; hàng hóa tiêu thụ chậm, tồn kho cao do sản phẩm công nghiệp của tỉnh chưa có thương hiệu, sức cạnh tranh thấp, sức mua hạn chế; mặc dù, lải suất ngân hàng đã giảm, nhưng các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 10/2014 tăng 9,6% so với tháng trước; trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 0,8%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,4%, sản xuất và phân phối điện tăng 42,7%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,2%.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 10/2014 tăng 17,6% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 12,2%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,8%, sản xuất và phân phối điện tăng 1,2%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 33,3%.
Tính chung 10 tháng năm 2014 chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 1,5%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,4%, sản xuất và phân phối điện tăng 14,4%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,7%.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, một số ngành có chỉ số sản xuất 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: khai khoáng khác tăng 27,1%, sản xuất đồ uống tăng 13,9%, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 13,7%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,9%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 68,1%, sản xuất và phân phối điện tăng 16,7%, khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 13,3%, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 89,4%. Một số ngành có chỉ số giảm là: khai thác quặng kim loại giảm 26,4%, sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 11%, sản xuất trang phục giảm 20,8%, chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ giảm 3,6%, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 7,6%, sản xuất giường tủ, bàn ghế giảm 28,8%.
Một số sản phẩm chủ yếu tháng 10/2014 tăng so với tháng trước: quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 0,9%, tinh bột sắn tăng 32,4%, gổ cưa hoặc xẻ tăng 10,5%, dầu nhựa thông tăng 5,2%, phân hóa học tăng 45,7%, lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 10,3%, xi măng tăng 2%, điện sản xuất tăng 86,4%. Một số sản phẩm chủ yếu giảm so với tháng trước: quặng inmenit và tinh quặng inmenit giảm 55,9%, đá xây dựng giảm 0,4%, ván ép giảm 6,9%, săm dùng cho xe máy xe đạp giảm 1,6%, gạch xây dựng giảm 3,4%, nước máy giảm 0,2%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, một số sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước: đá xây dựng tăng 17,8%, gổ cưa hoặc xẻ tăng 8,1%, lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 1%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 22,5%, gạch xây dựng tăng 4,1%, xi măng tăng 20,8%, điện sản xuất tăng 19,6%, điện thương phẩm tăng 8,7%, nước máy tăng 13,3%. Một số sản phẩm chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước: quặng inmenit và tinh quặng inmenit giảm 9,8%, quặng zircon và tinh quặng zircon giảm 19,6%, tinh bột sắn giảm 10,1%, ván ép giảm 5,2%, dầu nhựa thông giảm 4,9%, phân hóa học giảm 0,6%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2014 tăng 1,25% so với tháng trước và tăng 22,14% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2014 chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp, chế biến chế tạo tăng 0,53% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/10/2014 tăng 20,31% so với 1/9/2014 và tăng 5,17% so với cùng thời điểm năm 2013.
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10/2014 giảm 0,23% so với 1/9/2014; so với cùng thời điểm năm 2013 tăng 5,47%; trong đó: doanh nghiệp nhà nước tăng 11,52%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,97%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,96%. Phân theo ngành công nghiệp: công nghiệp khai khoáng giảm 10,15%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,56%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,47%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,65%.
3. Đầu tư
Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 10/2014 giảm so với tháng trước là do vốn kế hoạch năm 2014 giảm (chỉ bằng 98,14% so cùng kỳ năm 2013); hơn nữa, thời tiết tháng 10 mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình…
Dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 10/2014 thực hiện 90,1 tỷ đồng, giảm 17,3% so với tháng trước; trong đó: vốn ngân sách tỉnh thực hiện 75,5 tỷ đồng, giảm 16,2%; vốn ngân sách huyện thực hiện 12 tỷ đồng, giảm 23,5%; vốn ngân sách xã thực hiện 2,6 tỷ đồng, giảm 19,5%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 1140,5 tỷ đồng, đạt 88,95% kế hoạch năm 2014 và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn ngân sách tỉnh thực hiện 946,4 tỷ đồng, đạt 88,56% kế hoạch và giảm 7,6%; vốn ngân sách huyện thực hiện 156,7 tỷ đồng, đạt 91,1% kế hoạch và tăng 16,1%; vốn ngân sách xã thực hiện 37,5 tỷ đồng, đạt 90,3% kế hoạch và tăng 40,5%.
Tiến độ một số công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong 10 tháng năm 2014 là: Khu đô thị Nam Đông Hà (GĐ3) thực hiện 23,55 tỷ đồng, đạt 85,64% KH năm; Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu tái định cư Lao Bảo thực hiện 18,25 tỷ đồng, đạt 72,73% KH năm; Cơ sở hạ tầng Khu kinh tế TMĐB Lao Bảo thực hiện 19,38 tỷ đồng, đạt 64,58% KH năm; Nâng cấp Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng Cửa Tùng thực hiện 9,32 tỷ đồng, đạt 53,86% KH năm; Cầu sông Hiếu và đường hai đầu cầu thực hiện 43,36 tỷ đồng, đạt 66,7% KH năm; Dự án xây dựng hệ thống đê, kè chống xói lỡ đảo Cồn Cỏ thực hiện 80 tỷ đồng, hoàn thành 100% KH; Nâng cấp đê Bắc Phước thực hiện 8,26 tỷ đồng, đạt 73,75% KH năm ...
Một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong 10 tháng năm 2014 như: đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn và phát triển kinh tế, đảm bảo ANQP vùng ven biển phía Nam Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 607,35 tỷ đồng; đường vào xã A Ngo có tổng vốn đầu tư 84 tỷ đồng; Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 78,21 tỷ đồng…
Về công tác giải ngân: đến 30/9/2014, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 1843,53 tỷ đồng, đạt 80,45% kế hoạch năm 2014; trong đó: nguồn vốn do địa phương quản lý thực hiện 1431,5 tỷ đồng, đạt 82,85% kế hoạch. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Trị thực hiện 33,68 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (tạm giao) năm 2014.
4. Thương mại, dịch vụ và giá cả
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Thị trường bán lẻ và hoạt động dịch vụ tháng 10/2014 bước vào mùa mưa, thời tiết không được thuận lợi; tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, sức mua hạn chế nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm so với tháng trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2014 ước tính đạt 1630 tỷ đồng, giảm 3% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng năm 2014 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 16368,2 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
a. Bán lẻ hàng hóa
Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 10/2014 ước thực hiện 1404,7 tỷ đồng, giảm 2,8% so tháng trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 149,1 tỷ đồng, tăng 2,6%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 1255,6 tỷ đồng, giảm 3,4%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 14086,9 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: kinh tế nhà nước ước thực hiện 1567,6 tỷ đồng, tăng 18,2%; kinh tế ngoài nhà nước ước thực hiện 12519,3 tỷ đồng, tăng 13,7%. Một số nhóm hàng có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: lương thực, thực phẩm tăng 16,7%, hàng may mặc tăng 38,4%, gổ và vật liệu xây dựng tăng 16,9%, xăng dầu các loại tăng 22,2%, nhiên liệu khác tăng 14,2%, sửa chửa mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng 13,4%.
b. Hoạt động dịch vụ
Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 10/2014 ước thực hiện 5,4 tỷ đồng, giảm 8,7% so với tháng trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 155,2 tỷ đồng, giảm 7,3%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 4,4 tỷ đồng, tăng 73,4%; dịch vụ khác ước thực hiện 60,3 tỷ đồng, tăng 1,5%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, doanh thu dịch vụ lưu trú ước thực hiện 56,2 tỷ đồng, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 1639,4 tỷ đồng, tăng 11,7%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 22,6 tỷ đồng, giảm 14,4%; dịch vụ khác ước thực hiện 563,1 tỷ đồng, tăng 9,8%.
4.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2014 tăng trưởng khá so với tháng trước. Tuy nhiên, quy mô xuất, nhập khẩu còn quá nhỏ bé; chưa có mặt hàng chủ lực, ổn định; thị trường và giá cả còn bị động.
a. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2014 ước thực hiện 17188 nghìn USD, tăng 11,7% so với tháng trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 3567 nghìn USD, tăng 3,2%; kinh tế tư nhân thực hiện 12313 nghìn USD, tăng 12,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1308 nghìn USD, tăng 33,9%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng: cao su 150 tấn, tăng 61,2% so với tháng trước; tinh bột sắn 1200 nghìn USD, tăng 3,7%; sản phẩm bằng plastic 1700 nghìn USD, tăng 5,9%; xe đạp và phụ tùng 1300 nghìn USD, tăng 34,2%; sản phẩm bằng gổ 662 ngàn USD, tăng 4,9%; hàng hóa khác 12105 nghìn USD, tăng 13,5%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 154089 nghìn USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 26427 nghìn USD, tăng 13,8%; kinh tế tư nhân thực hiện 117551 nghìn USD, tăng 85,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 10111 nghìn USD, tăng 23,2%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 10 tháng: cà phê 7620 tấn, tăng gần 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước; cao su 1073 tấn, tăng 25,6%; tinh bột sắn 11621 nghìn USD, tăng 13%; sản phẩm bằng plastic 11648 nghìn USD, tăng 56,9%; xe đạp và phụ tùng 10095 nghìn USD, tăng 27,7%; sản phẩm bằng gổ 5175 ngàn USD, giảm 20%; hàng hóa khác 105422 nghìn USD, tăng 85%.
b. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 10/2014 ước thực hiện 12608 nghìn USD, tăng 17,3% so với tháng trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 2148 nghìn USD, tăng 6,8%; kinh tế tư nhân thực hiện 9798 nghìn USD, tăng 21,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 662 nghìn USD, giảm 3,5%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng: thực phẩm chế biến 20 nghìn USD, tăng 5,3%; hàng điện tử 300 nghìn USD, tăng 16,7%; hàng hóa khác 12288 nghìn USD, tăng 17,4%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 147682 nghìn USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 15416 nghìn USD, tăng 29,3%; kinh tế tư nhân thực hiện 126124 nghìn USD, tăng 37,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 6142 nghìn USD, giảm 31,2%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 10 tháng: thực phẩm chế biến 13070 nghìn USD, tăng 31,6%; hàng điện tử 2090 nghìn USD, giảm 54,8%; hàng hóa khác 132522 nghìn USD, tăng 35%.
4.3. Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và USD
Tháng 10/2014 thời tiết chuyển mùa nên nhu cầu về hàng may mặc mùa đông tăng, những tháng vừa qua thời tiết nắng nóng kéo dài nên hiện nay lượng cung một số mặt hàng rau, quả giảm làm cho giá tăng; Trường cao đẳng sư phạm Quảng Trị áp dụng mức học phí mới theo Quyết định của UBND tỉnh nên giá nhóm giáo dục tăng…Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố làm tăng giá, thì vẫn có những yếu tố làm giảm giá như: giá xăng dầu, giá ga giảm; sức mua trên thị trường hạn chế…nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2014 chỉ tăng nhẹ so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2014 tăng 0,11% so với tháng trước cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,04%, trong đó: lương thực giảm 1%, thực phẩm tăng 0,3%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,46%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,11%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; Nhóm giao thông giảm 0,95%; Nhóm giáo dục tăng 1,96%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,05%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,1%; các nhóm khác giá cả ổn định. Giá vàng giảm 2,62%; Giá đôla Mỹ tăng 0,84%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2014 tăng 2,58% so với tháng 12/2013 cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,41%, trong đó: lương thực giảm 0,28%, thực phẩm tăng 3,42%, ăn uống ngoài gia đình tăng 8,13%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 1,98%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 5,29%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,06%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,04%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,38%; Nhóm giao thông tăng 0,21%; Nhóm bưu chính viển thông giảm 0,49%; Nhóm giáo dục tăng 3,84%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,5%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,91%. Giá vàng giảm 2,22%; Giá USD tăng 0,82%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2014 tăng 5,32% so với cùng kỳ năm 2013 cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,33%, trong đó: lương thực tăng 16,38%, thực phẩm tăng 5,38%, ăn uống ngoài gia đình tăng 9,24%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 2,68%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 6,42%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,66%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,56%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,43%; Nhóm giao thông tăng 2,48%; Nhóm bưu chính viển thông tăng 0,16%; Nhóm giáo dục tăng 3,17%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 3,49%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 3,84%. Giá vàng giảm 12,98%; Giá USD giảm 0,02%.
4.4. Hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh tháng 10/2014 ổn định, đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Trong tháng công tác kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải trên địa bàn được tăng cường, giá xăng dầu giảm nên giá cước vận tải tương đối ổn định.
a. Doanh thu vận tải
Ước doanh thu vận tải tháng 10/2014 thực hiện 103,5 tỷ đồng, tăng 6,6% so với tháng trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 37,8 tỷ đồng, tăng 7,6%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 63,8 tỷ đồng, tăng 6,1%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 1,9 tỷ đồng, tăng 4,4%. Phân theo loại hình kinh tế: nhà nước thực hiện 1,3 tỷ đồng, tăng 3,8%; ngoài nhà nước thực hiện 102,2 tỷ đồng, tăng 6,7%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, ước doanh thu vận tải thực hiện 778,8 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 275,5 tỷ đồng, tăng 6,9%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 488,2 tỷ đồng, tăng 9,4%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 15,1 tỷ đồng, tăng 3,9%. Phân theo loại hình kinh tế: nhà nước thực hiện 9,2 tỷ đồng, tăng 59,8%; ngoài nhà nước thực hiện 769,6 tỷ đồng, tăng 8%.
b. Vận tải hành khách
Ước tháng 10/2014 khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 501,4 nghìn HK, tăng 5,9% so với tháng trước, trong đó: chủ yếu là do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 43441,3 nghìn HK.km, tăng 8,1%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, ước khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 5050,1 nghìn HK, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 396954,6 nghìn HK.km, tăng 3,5%.
c. Vận tải hàng hóa
Ước tháng 10/2014, khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 824,2 nghìn tấn, tăng 7,4% so với tháng trước; tất cả đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 44676 nghìn tấn.km, tăng 4,8%.
Tính chung 10 tháng năm 2014, ước khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 6683,8 nghìn tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 339960,2 nghìn tấn.km, tăng 8,7%.
4.5. Du lịch
Trong tháng trên địa bàn tỉnh không có các ngày lể lớn và lể hội diển ra nên lượng khách do các đơn vị lưu trú phục vụ giảm; tuy nhiên, khách do các đơn vị lử hành phục vụ tăng mạnh, đặc biệt là khách quốc tế từ Thái Lan đến Việt Nam.
Tháng 10/2014 số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 48976 lượt, giảm 6,46% so với tháng trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước đạt 29821 ngày khách, giảm 10%; lượt khách du lịch theo tour 964 lượt, tăng 72,76%; ngày khách du lịch theo tour 3586 ngày khách, tăng 58,53%.
Tính chung 10 tháng năm 2014 số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 485953 lượt, giảm 15,64% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước đạt 350363 ngày khách, giảm 15,95%; lượt khách du lịch theo tour 9720 lượt, giảm 30,21%; ngày khách du lịch theo tour 38853 ngày khách, giảm 29,29%.
5. Một số vấn đề về xã hội
5.1. Đời sống dân cư
Tháng 10/2014 giá tiêu dùng ổn định; Vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 tỉnh Quảng Trị được mùa toàn diện, năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng đều tăng; tình hình chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển khả quan nên đời sống của đại bộ phận dân cư có bước cải thiện; tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra.
5.2. Giáo dục
Năm 2014-2015 ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt”; triển khai thực hiện điểm “Nhấn” của năm học là: “Tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”. Năm học 2014 – 2015 là năm học đầu tiên triển khai chương trình hành động của Chính phủ; Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XV và Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục – Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
5.3. Hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
Duy trì luyện tập thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ. Tổng số vận động viên được đào tạo tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh là: 84 VĐV (đội tuyển tỉnh 42 VĐV, đội tuyển trẻ 14 VĐV, tuyển năng khiếu 28 VĐV; có 13 VĐV được gửi đi tập huấn, 11 VĐV được triệu tập vào đội tuyển trẻ Quốc gia); chuẩn bị các điều kiện, lực lượng VĐV tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014…
Tỉnh đã tổ chức thành công "Hội thao người cao tuổi tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất năm 2014" chào mừng kỷ niệm 23 năm ngày Quốc tế người cao tuổi (01/10/1991 – 01/10/2014) và các ngày lễ lớn của dân tộc.
5.4. Y tế
a. Công tác phòng chống dịch bệnh
Từ đầu năm đến nay, Sở Y tế đã tích cực chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng và các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra tại các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn.
Tình hình bệnh truyền nhiễm trong tháng 9/2014 đã xuất hiện: 127 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, 77 ca mắc bệnh lỵ a mip, 308 ca mắc bệnh tiêu chảy, 25 ca mắc thuỷ đậu, 63 ca mắc bệnh sốt rét, 02 ca mắc bênh sốt xuất huyết, 25 ca mắc bệnh viêm gan virut, 02 ca mắc bệnh sởi, 9 ca mắc bệnh quai bị, 1605 ca mắc bệnh cúm, 25 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng.
Tích luỹ từ đầu năm đến hết tháng 9/2014 có 1393 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, tăng 24,15% so với cùng kỳ năm trước; 409 ca mắc bệnh lỵ a mip, giảm 14,79%; 2985 ca mắc bệnh tiêu chảy, giảm 12,67%; 6 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 97,47%; 275 ca mắc bệnh sốt rét, giảm 33,57%; 216 ca mắc bệnh viêm gan virus, giảm 28,71%; 346 ca mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 85,03%; 71 ca sởi, tăng hơn 6 lần; 404 ca quai bị, tăng 4,39%; 14833 ca mắc bệnh cúm, giảm 5,34%; 113 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng, giảm 42,64%. Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dỏi điều trị.
b.Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức giám sát hoạt động ở các cấp; đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm giúp công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao hơn. Ngành y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương quản lý tốt các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để bảo đảm cho người dân tránh lây nhiễm.
Tính đến ngày 7/10/2014, toàn tỉnh có 82/141 xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS, tăng 16 xã (+24,24%) so với cùng kỳ năm trước; số người nhiễm HIV tại Quảng Trị là 275 người, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 142 người, số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 69 người; số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 206 người, trong đó: số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 7 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 34 bà mẹ. (số liệu không kể người ngoại tỉnh).
c.Tình hình ngộ độc thực phẩm
Ngành y tế đã có các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tiếp tục duy trì và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về VSATTP; đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về VSATTP của cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Do thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra VSATTP, nên trong tháng 10 và 10 tháng năm 2014 không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
5.5. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các chợ truyền thống, các khu dân cư có nguy cơ cháy cao; xây dựng phương án phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong những ngày nghỉ.
Mặc dù vậy, trong tháng 10/2014 đã xãy ra 1 vụ cháy rừng, tổng giá trị thiệt hại 20 triệu đồng.
Tích lũy 10 tháng năm 2014 có 17 vụ cháy xảy ra, giảm 5,6% (-1 vụ) so với cùng kỳ năm 2013; tổng giá trị thiệt hại 11135 triệu đồng.
Về lĩnh vực môi trường: các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng. Trong tháng 10 và 10 tháng năm 2014 có 01 vụ vi phạm môi trường xảy ra tại Cơ sở chăn nuôi gia súc ở huyện Hướng Hóa; số tiền xử phạt 4,25 triệu đồng.
5.6. Tình hình thiên tai
Trong tháng 10 năm 2014 trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiên tai.
5.7. Tai nạn giao thông
Từ 16/9 đến 15/10/2014 địa bàn tỉnh đã xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, làm chết 14 người và bị thương 35 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 60% (+9 vụ), số người chết tăng 133,3% (+8 người), số người bị thương tăng 75% (+15 người). Nguyên nhân xảy ra tai nạn chủ yếu là do: đi không đúng phần đường quy định, đi ngược chiều, không chú ý quan sát, không nhường đường, chuyển hướng sai quy định, không làm chủ tốc độ…
Lũy kế từ 16/12/2013 đến 15/10/2014 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 223 vụ tai nạn giao thông, làm chết 118 người và bị thương 255 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 2,6% (-6 vụ), số người chết tăng 14,5% (+15 người), số người bị thương tăng 2% (+5 người).
Trên đây là tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 tỉnh Quảng Trị, Cục Thống kê Quảng trị xin báo cáo để các cấp, các ngành biết chỉ đạo.
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ