Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 238
Hôm nay: 782
Lượt truy cập: 1,171,467
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 5 NĂM 2023
Cập nhật bản tin: 6/4/2023
            

 

Tháng 5/2023, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị nổi bật là: sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân được mùa toàn diện, sản lượng lương thực có hạt đạt cao nhất từ trước đến nay; sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhưng do một số doanh nghiệp số đơn hàng xuất khẩu giảm nên chỉ số sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại; hoạt động thương mại và dịch vụ phục hồi mạnh mẽ do nhu cầu tiêu dùng tăng…   

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp trong tháng, các địa phương tập trung thu hoạch lúa, hoa màu vụ Đông Xuân và gieo trồng lúa vụ Hè Thu. Nhìn chung, vụ Đông Xuân 2022-2023 sản xuất cây hàng năm được mùa khá toàn diện. Chăn nuôi tiếp tục đà phục hồi, dịch bệnh được kiểm soát nhưng giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao làm giảm thu nhập người chăn nuôi nên đang có xu hướng chững lại. Sản xuất lâm nghiệp, nắng nóng kéo dài công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường; khai thác gỗ giảm mạnh do xuất khẩu gặp khó khăn. Ngành thủy sản, giá xăng dầu đang ở mức cao và thiếu lao động đi biển…nên sản lượng thuỷ sản khai thác chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn do thời tiết nắng nóng, môi trường nước vùng nuôi bị ô nhiễm.

1.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

* Tiến độ sản xuất cây hàng năm đến ngày 15/5/2023

Tính đến ngày 15/5/2023, cây lúa gieo cấy 26.162 ha, tăng 0,43% so với cùng kỳ năm trước; cây ngô gieo trồng 3.233,7 ha, giảm 0,12%; khoai lang 1.007,2 ha, giảm 10,42%; lạc 2.901 ha, tăng 1,49%; rau các loại 3.797,2 ha, giảm 2,02%; đậu các loại 582 ha, tăng 0,77%...Diện tích cây lúa tăng do năm nay nguồn nước tưới đảm bảo nên tăng diện tích, diện tích cây khoai lang giảm do sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây khác.

Hiện nay, cây lúa vụ Đông Xuân đã thu hoạch gần xong; các địa phương đang làm đất, chuẩn bị gieo trồng lúa vụ Hè Thu.

Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu 

 

Ước thực hiện đến ngày 15/5/2023 (Ha)

Ước thực hiện đến 15/5/2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

- Lúa

26.162,0

100,43

- Ngô

3.233,7

99,88

- Khoai lang

1.007,2

89,58

- Lạc

2.901,0

101,49

- Rau các loại

3.797,2

97,98

- Đậu các loại

582,0

100,77

* Ước tính kết quả sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân 2022-2023

Vụ Đông Xuân 2022-2023, đầu vụ mưa kéo dài làm ngập úng một số diện tích lúa mới gieo, cuối vụ mưa kèm lốc xoáy làm đổ ngã một số diện tích lúa sắp thu hoạch; nhưng nhìn chung thời tiết khá thuận lợi. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất (bố trí khung thời vụ hợp lý, tránh được thời tiết bất thuận; tập trung sử dụng bộ giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất, chất lượng cao...); tình hình dịch bệnh trên cây trồng xảy ra cục bộ một số vùng nhưng đã được phòng trừ kịp thời; nguồn nước tưới đảm bảo…các loại cây hàng năm sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao hơn nhiều so với vụ Đông Xuân năm trước (vụ Đông Xuân năm 2021-2022 mất mùa). Nhìn chung, vụ Đông Xuân năm nay được mùa khá toàn diện.

Về năng suất: Vụ Đông Xuân năm 2022-2023, năng suất hầu hết các loại cây hàng năm đều tăng mạnh so với vụ Đông Xuân năm trước. Năng suất lúa ước tính đạt 61,5 tạ/ha, tăng 20,37 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm trước; cây ngô năng suất đạt 36,6 tạ/ha, tăng 5,82 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 78,5 tạ/ha, tăng 19,97 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 22,1 tạ/ha, tăng 4,57 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 102,2 tạ/ha, tăng 11,18 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 12,4 tạ/ha, tăng 6,11 tạ/ha…

Về sản lượng: Do năng suất tăng mạnh nên sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm đều tăng khá cao so với vụ Đông Xuân năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân 2022-2023 ước tính đạt 172.661 tấn, tăng 47,52% (+55.621,3 tấn) so với vụ Đông Xuân năm trước; trong đó: sản lượng lúa 160.823 tấn, tăng 50,20% (+53.751,8 tấn); sản lượng ngô 11.837,1 tấn, tăng 18,76% (+1.869,5 tấn). Sản lượng khoai lang ước tính đạt 7.903,8 tấn, tăng 20,17% (+1.326,7 tấn); sản lượng lạc 6.424,8 tấn, tăng 27,88% (+1.400,7 tấn); sản lượng rau các loại 38.823,2 tấn, tăng 10,01% (+3.533,9 tấn); sản lượng đậu các loại 719,7 tấn, tăng 99,25% (+358,5 tấn)…Đây là năm, vụ Đông Xuân có sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lúa cao nhất từ trước đến nay.

b. Chăn nuôi

Ước tính đến 31/5/2023, đàn trâu có 21.247 con, giảm 1,42% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 62.043 con, tăng 9,15%; đàn lợn thịt có 188.918 con, tăng 20,51%; đàn gia cầm có 3.880 nghìn con, tăng 2,54%; trong đó: đàn gà 3.210 nghìn con, tăng 5,25%...Đàn trâu, bò tương đối ổn định, đang phát triển theo hướng nâng cấp các loại giống có giá trị kinh tế cao nhân rộng ra các địa phương. Đàn lợn tiếp tục phục hồi, khuyến khích các trang trại chăn nuôi mở rộng quy mô, phát triển tối đa năng lực, công suất nhằm tăng tổng đàn. Đàn gia cầm phát triển khá, các trang trại chăn nuôi gia cầm liên kết với các doanh nghiệp, mở rộng quy mô; động viên các hộ nông dân phát triển đàn gia cầm để ổn định sinh kế, tăng thu nhập. Hiện nay, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được kiểm soát, thuận lợi cho chăn nuôi phát triển; tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, giá bán sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp, công tác tái đàn gặp khó khăn nên chăn nuôi lợn và gia cầm có xu hướng chững lại.

Sản phẩm chăn nuôi 

 

Ước

tháng 5/2023

 

Ước

5 tháng năm 2023

 

So với cùng kỳ năm 2022 (%)

Tháng 5/2023

5 tháng năm 2023

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)

5.377,8

23.637,9

102,51

107,27

- Thịt trâu

92,0

369,0

100,88

102,70

- Thịt bò

240,8

1.377,6

102,34

102,07

- Thịt lợn

3.368,0

14.790,2

102,70

109,36

- Thịt gia cầm

1.677,0

7.101,1

102,26

104,38

Sản lượng trứng gia cầm (Nghìn quả)

4.520,0

21.311,0

108,13

106,17

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 5/2023 ước tính đạt 5.377,8 tấn, tăng 2,51% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 92 tấn, tăng 0,88%; thịt bò 240,8 tấn, tăng 2,34%; thịt lợn 3.368 tấn, tăng 2,70%; thịt gia cầm 1.677 tấn, tăng 2,26%. Sản lượng trứng gia cầm 4.520 nghìn quả, tăng 8,13%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 23.637,9 tấn, tăng 7,27% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 369 tấn, tăng 2,70%; thịt bò 1.377,6 tấn, tăng 2,07%; thịt lợn 14.790,2 tấn, tăng 9,36%; thịt gia cầm7.101,1 tấn, tăng 4,38%. Sản lượng trứng gia cầm 21.311 nghìn quả, tăng 6,17%.  

Tình hình dịch bệnh: Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát. Tháng 5/2023, trên địa bàn tỉnh có 8 con trâu, bò và 21 con lợn mắc bệnh tụ huyết trùng, 33 con lợn mắc bệnh tiêu chảy. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 100 con trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng; 8 con trâu, bò và 21 con lợn mắc bệnh tụ huyết trùng; 33 con lợn mắc bệnh tiêu chảy.

1.2. Lâm  nghiệp

Trong tháng, thời tiết nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu chính quyền địa phương tổ chức diễn tập và tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2023, tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến gặp khó khăn do đơn hàng giảm, giá xuất khẩu giảm nên sản lượng gỗ khai thác giảm mạnh.

Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 5/2023 ước tính đạt 792,6 ha, giảm 1,17% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 270 nghìn cây, tăng 8%; sản lượng gỗ khai thác 62.436 m3, giảm 38,80%; sản lượng củi khai thác 28.470 ster, tăng 2,52%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 3.039,1 ha, tăng 9,01% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 1.516 nghìn cây, tăng 5,42%; sản lượng gỗ khai thác 392.539 m3, giảm 8,22%; củi khai thác 78.155 ster, tăng 1,78%.

Trồng rừng và khai thác lâm sản 

 

Ước  tháng 5/2023

 

Ước 5 tháng năm 2023

 

So với cùng kỳ năm 2022 (%)

Tháng 5/2023

5 tháng năm 2023

1. Trồng rừng tập trung (Ha)

792,6

3.039,1

98,83

109,01

2. Số cây LN trồng phân tán (1000 cây)

270,0

1.516,0

108,00

105,42

3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)

62.436,0

392.539,0

61,20

91,78

4. Sản lượng củi khai thác (Ster)

28.470,0

78.155,0

102,52

101,78

Trong tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2023 (đến ngày 15/5), trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy rừng trồng tại huyện Cam Lộ; diện tích rừng bị cháy 0,32 ha. Trong 5 tháng đầu năm 2023, ngành chức năng phát hiện 43 vụ vi phạm lâm luật, xử lý vi phạm 27 vụ, phạt tiền 860 triệu đồng, tịch thu 28,594 m3 gỗ quy tròn các loại. Các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định.

1.3. Thủy sản

Trong tháng, tàu đánh bắt xa bờ và gần bờ tích cực bám biển khai thác vụ cá Nam thắng lợi. Công tác tuyên truyền chống khai thác IUU được các địa phương quan tâm. Giá xăng dầu đang ở mức cao, ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân; hơn nữa, do thiếu lao động đi biển, số chuyến biển giảm…nên sản lượng thuỷ sản khai thác chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn do thời tiết nắng nóng kéo dài, môi trường nước vùng nuôi bị ô nhiễm.

Sản lượng thủy sản 

 

Ước tháng 5/2023

(Tấn)

Ước 5 tháng năm 2023

(Tấn)

So với cùng kỳ năm 2022 (%)

Tháng 5/2023

5 tháng năm 2023

Tổng sản lượng thủy sản

3.140,8

14.506,3

101,45

102,68

1. Chia theo loại thủy sản

 

 

 

 

- Cá

2.692,0

9.822,3

100,07

86,98

- Tôm

154,0

1.714,5

101,99

102,97

- Thủy sản khác

294,8

2.969,5

115,68

253,92

2. Chia theo nuôi trồng, khai thác

 

 

 

 

- Nuôi trồng

269,8

3.151,3

103,04

103,65

- Khai thác

2.871,0

11.355,0

101,31

102,42

Sản lượng thủy sản tháng 5/2023 ước tính đạt 3.140,8 tấn, tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 2.692 tấn, tăng 0,07%; tôm 154 tấn, tăng 1,99%; thủy sản khác 294,8 tấn, tăng 15,68%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng thủy sản ước tính đạt 14.506,3 tấn, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 9.822,3 tấn, giảm 13,02%; tôm 1.714,5 tấn, tăng 2,97%; thủy sản khác 2.969,5 tấn, tăng 153,92%. Phân theo nuôi trồng và khai thác cụ thể như sau:  

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 5/2023 ước tính đạt 269,8 tấn, tăng 3,04% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 161 tấn, tăng 3,21%; tôm 105 tấn, tăng 2,94%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 3.151,3 tấn, tăng 3,65% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.545,3 tấn, tăng 3,57%; tôm 1.593,5 tấn, tăng 3,74%. Nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Trị quy mô nhỏ, sản lượng thu hoạch hàng năm tương đối ổn định.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 5/2023 ước tính đạt 2.871 tấn, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.531 tấn, giảm 0,12%; thủy sản khác 291 tấn, tăng 15,94%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 11.355 tấn, tăng 2,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 8.277 tấn, giảm 15,55%; thủy sản khác 2.957 tấn, tăng 155,57%. Hiện nay, do thu nhập của ngư dân thiếu ổn định; lao động trẻ ở vùng biển thường đi xuất khẩu lao động hoặc vào các khu công nghiệp trong tỉnh và ngoại tỉnh làm việc nên các tàu thuyển thường thiếu lao động đi biển, ảnh hưởng đến sản lượng thuỷ sản đánh bắt.

2. Sản xuất công nghiệp 

Sản xuất công nghiệp tháng 5/2023 ước tính chỉ tăng 1,21% so với tháng trước, chủ yếu do sản xuất tinh bột sắn thiếu nguyên liệu, sản xuất trang phục đơn hàng giảm, sản xuất điện khó khăn trong khâu tiêu thụ…So với cùng kỳ năm trước tăng 4,95%, trong đó: ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao nhất 8,61%; công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng chững lại chỉ tăng 3,99% do đơn hàng giảm. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 10,01% so với cùng kỳ năm trước (5 tháng đầu năm 2022 tăng 8,02%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2023 ước tính tăng 1,21% so với tháng trước và tăng 4,95% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 8,57% và giảm 0,04%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,16% và tăng 3,99%; sản xuất và phân phối điện giảm 9,93% và tăng 8,61%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,40% và tăng 6,22%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 10,01% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng giảm 4,89%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,58%; sản xuất và phân phối điện tăng 26,02%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,36%. Ngành khai khoáng giảm so với cùng kỳ năm trước do công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng chặt chẽ hơn; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao do các dự án điện gió, điện mặt trời sau một thời gian vận hành hoạt động với công suất tốt hơn.

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất đồ uống tăng 30,33%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 28,71%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 26,28%; sản xuất và phân phối điện tăng 26,02%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 25,79%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 21,56%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 15,71%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 11,26%; sản xuất trang phục tăng 10,51%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 0,48%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế liệu giảm 1,57%; khai khoáng khác giảm 2,06%; khai thác quặng kim loại giảm 6,01%; dệt giảm 13,38%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 14,11%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 15,50%. Các ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do số đơn hàng giảm, giá xuất khẩu giảm mạnh…Các quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát làm giảm nhu cầu tiêu dùng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 

   

Tháng 5/2023 so với tháng 4/2023

(%)

Tháng 5/2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

5 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

Toàn ngành công nghiệp

101,21

104,95

110,01

- Khai khoáng

108,57

99,96

95,11

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

106,16

103,99

104,58

- Sản xuất và phân phối điện

90,07

108,61

126,02

- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

96,60

106,22

107,36

Một số sản phẩm chủ yếu trong 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: bia lon tăng 109,97%; gạch khối bằng bê tông tăng 94,10%;      thủy hải sản chế biến tăng 84,42%; điện sản xuất tăng 34,31%...Một số sản phẩm tăng thấp: quần áo tăng 10,30%; nước máy tăng 9,19%; điện thương phẩm tăng 7,89%; tinh bột sắn tăng 6,17%; xi măng tăng 3,09%; gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 1,95%...Một số sản phẩm giảm: đá xây dựng giảm 0,43%; dầu nhựa thông giảm 1,30%; nước hoa quả, tăng lực giảm 1,44%; phân hóa học giảm 4,75%; dăm gỗ giảm 8,20%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp giảm 8,45%; tấm lợp pro xi măng giảm 12,76%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 18,34%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 23,59%; ván ép giảm 25,87%...Các sản phẩm 5 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là những sản phẩm sản xuất phục vụ xuất khẩu, có số lượng đơn hàng giảm…   

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2023 giảm 0,85% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,96% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 1,44%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,65%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,31%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 20,90%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,95%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,30%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1%. Số lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2023 tăng so với cùng thời điểm năm trước chủ yếu là do lao động trong các doanh nghiệp ngành sản xuất đồ uống; sản xuất, chế biến thực phẩm…tăng do có thêm đơn hàng nên tuyển thêm lao động.

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong 5 tháng đầu năm 2023, mặc dù nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi nhưng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, lãi suất ngân hàng tăng; giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng; số đơn hàng xuất khẩu giảm…Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm 5,54%, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng 22,44% so với cùng kỳ năm trước.

Từ đầu năm đến 15/5/2023, toàn tỉnh có 201 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,99% (-02 DN) so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 1.780,6 tỷ đồng, giảm 20,34%; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp 8,86 tỷ đồng, giảm 19,55%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 210 doanh nghiệp, tăng 20% (+35 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp giải thể là 30 doanh nghiệp, tăng 42,86% (+09 DN); số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 89 doanh nghiệp, giảm 14,42% (-15 DN).

Trong số doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến 15/5/2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 04 doanh nghiệp, chiếm 1,99% và giảm 33,33% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng có 69 DN, chiếm 34,33% và tăng 13,11%; khu vực dịch vụ có 128 DN, chiếm 63,68% và giảm 5,88%.

4. Đầu tư  

Tháng 5/2023, các Sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện nên vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tăng 32,99% so với tháng trước; nhưng giảm 8,36% so với cùng kỳ năm trước do kế hoạch vốn năm 2023 chỉ bằng 92% năm 2022, vốn đầu tư từ quỹ sử dụng đất giảm mạnh, công tác giải phóng mặt bằng không đảm bảo tiến độ cam kết…Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính bằng 20,41% kế hoạch và giảm 17,88% so với cùng kỳ năm trước (5 tháng đầu năm 2022 bằng 30,09% kế hoạch và tăng 3,72%).

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 5/2023 ước tính đạt 258,37 tỷ đồng, tăng 32,99% so với tháng trước và giảm 8,36% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 194,02 tỷ đồng, tăng 35,29% và giảm 11,74%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 58,40 tỷ đồng, tăng 25,35% và tăng 6,60%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 5,95 tỷ đồng, tăng 39,15% và giảm 18,83%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 834,74 tỷ đồng, bằng 20,41% kế hoạch năm 2023 và giảm 17,88% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 640,08 tỷ đồng, bằng 21,71% kế hoạch và giảm 21,23%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 178,84 tỷ đồng, bằng 17,62% kế hoạch và giảm 1,84%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 15,82 tỷ đồng, bằng 12,49% kế hoạch và giảm 27,18%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 

                                                  

Ước tính tháng 5/2023

(Tỷ đồng)

Ước tính 5 tháng năm 2023

(Tỷ đồng)

Tháng 5/2023 so với cùng kỳ năm trước

(%)

5 tháng

năm 2023 so với kế hoạch năm 2023 (%)

5 tháng

năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng số

258,37

834,74

91,64

20,41

82,12

- Vốn ngân sách cấp tỉnh

194,02

640,08

88,26

21,71

78,77

- Vốn ngân sách cấp huyện

58,40

178,84

106,60

17,62

98,16

- Vốn ngân sách cấp xã

5,95

15,82

81,17

12,49

72,82

Tiến độ giải ngân vốn: Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh đến 15/5/2023: Nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý năm 2023 đã giải ngân 415,5 tỷ đồng, đạt 13,44% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2023.

5. Thương mại và dịch vụ

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tháng 5/2023, sau thời gian nghỉ lễ dài ngày vào cuối tháng Tư thị trường bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng kém sôi động hơn so với tháng trước do nhu cầu lưu trú, ăn uống ngoài gia đình và du lịch lữ hành giảm…nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,49% so với tháng trước; tuy nhiên, kinh tế tiếp tục phục hồi nhu cầu tiêu dùng tăng nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 tăng 17,47% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 18,06% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 13,17% (5 tháng đầu năm 2022 tăng 6,53%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 ước tính đạt 2.695,49 tỷ đồng, giảm 1,49% so với tháng trước và tăng 17,47% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.164,36 tỷ đồng, giảm 0,60% và tăng 15,49%; doanh thu lưu trú và ăn uống 396,78 tỷ đồng, giảm 5,46% và tăng 35,36%; doanh thu dịch vụ lữ hành 0,85 tỷ đồng, giảm 17,04% và tăng 17,66%; doanh thu dịch vụ khác 133,50 tỷ đồng, giảm 3,35% và tăng 5,46%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 12.847,51 tỷ đồng, tăng 18,06% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động cụ thể như sau:

Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 10.314,30 tỷ đồng, chiếm 80,28% tổng mức và tăng 16,87% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: ô tô con tăng 34,18%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 22,45%; hàng may mặc tăng 20,45%; phương tiện đi lại tăng 18,57%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 16,13%…

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 1.868,47 tỷ đồng, chiếm 14,54% tổng mức và tăng 29,17% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu dịch vụ lưu trú 97,80 tỷ đồng, tăng 113,84%; doanh thu dịch vụ ăn uống 1.770,67 tỷ đồng, tăng 26,41%.

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 2,07 tỷ đồng, chiếm 0,02% tổng mức và tăng 28,09% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 662,67 tỷ đồng, chiếm 5,16% tổng mức và tăng 8,85% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 

 

Ước tháng 5/2023

( Tỷ đồng)

Ước 5 tháng

năm 2023

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng mức

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Tháng 5/2023

5 tháng năm 2023

Tổng số

2.695,49

12.847,51

100,00

117,47

118,06

- Bán lẻ hàng hóa

2.164,36

10.314,30

80,28

115,49

116,87

- Lưu trú và ăn uống

396,78

1.868,47

14,54

135,36

129,16

- Du lịch lữ hành

0,85

2,07

0,02

117,66

128,09

- Dịch vụ khác

133,50

662,67

5,16

105,46

108,85

5.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Tháng 5/2023, sau thời gian nghĩ lễ dài ngày nhu cầu đi lại của người dân giảm nên vận chuyển hành khách giảm 0,10%, luân chuyển hành khách giảm 0,46% so với tháng trước; riêng vận chuyển hàng hoá tăng 1,46%, luân chuyển hàng hoá tăng 1,42% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, vận chuyển hành khách tăng 7,36%, luân chuyển hành khách tăng 8,14%, vận chuyển hàng hoá tăng 9,68%, luân chuyển hàng hoá tăng 9,20% so với cùng kỳ năm trước (5 tháng đầu năm 2022 tương ứng là +0,53%, -0,54%, +2,58%, +2,33%).

Doanh thu vận tải tháng 5/2023 ước tính đạt 180,57 tỷ đồng, tăng 1,41% so với tháng trước và tăng 12,73% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 26,32 tỷ đồng, giảm 0,37% và tăng 13,09%; doanh thu vận tải hàng hóa 125,80 tỷ đồng, tăng 1,93% và tăng 13,29%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 28,45 tỷ đồng, tăng 0,83% và tăng 9,98%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, doanh thu vận tải ước tính đạt 886,39 tỷ đồng, tăng 10,33% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 137,77 tỷ đồng, tăng 9,62%; doanh thu vận tải hàng hóa 608,14 tỷ đồng, tăng 10,84%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 140,48 tỷ đồng, tăng 8,85%.

Vận tải hành khách và hàng hóa 

 

 

Ước tháng 5/2023

 

Ước 5 tháng năm 2023

 

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 5/2023

5 tháng  năm 2023

1. Vận tải hành khách

 

 

 

 

- Vận chuyển (Nghìn HK)

666,51

3.311,83

109,85

107,36

- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)

58.905,89

283.161,85

106,24

108,14

2. Vận tải hàng hóa

 

 

 

 

- Vận chuyển (Nghìn tấn)

1.126,29

5.174,96

107,94

109,68

- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)

81.622,74

375.102,09

106,10

109,20

 Số lượt hành khách vận chuyển tháng 5/2023 ước tính đạt 666,51 nghìn HK, giảm 0,10% so với tháng trước và tăng 9,85% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 58.905,89 nghìn HK.km, giảm 0,46% và tăng 6,24%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 3.311,83 nghìn HK, tăng 7,36% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 283.161,85 nghìn HK.km, tăng 8,14%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 5/2023 ước tính đạt 1.126,29 nghìn tấn, tăng 1,46% so với tháng trước và tăng 7,94% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 81.622,74 nghìn tấn.km, tăng 1,42% và tăng 6,10%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 5.174,96 nghìn tấn, tăng 9,68% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 375.102,09 nghìn tấn.km, tăng 9,20%.

5.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Tháng Năm, sau thời gian nghỉ lễ dài ngày vào cuối tháng Tư lượng khách lưu trú và du lịch lữ hành có giảm so với tháng trước; nhưng vẫn tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước do du lịch phục hồi mạnh mẽ nhất là du lịch nội địa. Tháng 5/2023, lượt khách lưu trú giảm 0,40%, ngày khách lưu trú giảm 1,94%, lượt khách du lịch theo tour giảm 18,42%, ngày khách du lịch theo tour giảm 21,74% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, lượt khách lưu trú tăng 141,88%, ngày khách lưu trú tăng 253,14%, lượt khách du lịch theo Tour tăng 32,48%, ngày khách du lịch theo tour tăng 35,46% so với cùng kỳ năm trước        (5 tháng đầu năm 2022 tương ứng là +34,43%, +98,30%, +3,67% và +7,97%).

Số lượt khách lưu trú tháng 5/2023 ước tính đạt 76.307 lượt, giảm 0,40% so với tháng trước và tăng 72,64% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 83.212 ngày khách, giảm 1,94% và tăng 168,58%; số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 155 lượt khách, giảm 18,42% và giảm 21,32%; số ngày khách du lịch theo tour 360 ngày khách, giảm 21,74% và tăng 20,81%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 362.212 lượt, tăng 141,88% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 358.514 ngày khách, tăng 253,14%; số lượt khách du lịch theo tour 571 lượt khách, tăng 32,48%, số ngày khách du lịch theo tour 1.020 ngày khách, tăng 35,46%.

6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Tháng 5/2023, giá nhiên liệu trong nước điều chỉnh giảm; giá thực phẩm và một số nhóm hàng hoá khác giảm do nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu dùng giảm…là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng giảm. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng giá điện sinh hoạt tăng; giá nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng do nhu cầu du lịch tăng cao trong mùa Hè đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng chỉ giảm nhẹ so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2023 giảm 0,24% so với tháng trước, tăng 0,66% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 4,32% so với cùng kỳ năm trước (5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,85%).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2023 giảm 0,24% so với tháng trước, tăng 0,66% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức giảm 0,24% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2023 so với tháng trước, có 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có giá giảm là: giao thông giảm 2,99%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22% (lương thực tăng 0,53%, thực phẩm giảm 0,46%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,08%); may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,18%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,15%; bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là: đồ uống và thuốc lá tăng 0,02%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,25%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,61%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,82%. Có 2/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ giá ổn định là: thuốc và dịch vụ y tế; giáo dục. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 4,32% so với  cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá vàng tháng 5/2023 tăng 0,13% so với tháng trước, giảm 0,02% so với tháng 12 năm trước và giảm 4,08% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 1,67% so với cùng kỳ năm trước (5 tháng đầu năm 2022 tăng 17,84%).

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2023 giảm 0,03% so với tháng trước, giảm 2,28% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,09% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước (5 tháng đầu năm 2022 giảm 0,74%).

Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ         

 

Tháng 5 năm 2023 so với

BQ 5 tháng  năm 2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 5/2022

(%)

Tháng 12/2022

(%)

Tháng 4/2023

(%)

1. Chỉ số giá tiêu dùng

102,61

100,66

99,76

104,32

2. Chỉ số giá vàng

95,92

99,98

100,13

101,67

3. Chỉ số giá đô la Mỹ

102,09

97,72

99,97

103,17

7. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Trong 5 tháng đầu năm 2023, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt thấp so với dự toán và so với cùng kỳ năm trước; nhất là các khoản thu về đất đạt rất thấp. Chi ngân sách Nhà nước đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quản lý nhà nước theo tiến độ…Thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến 18/5/2023 bằng 31,06% dự toán và giảm 47,21% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách nhà nước địa phương bằng 43,42% dự toán và tăng 21,13%.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/5/2023 là 1.257,74 tỷ đồng, đạt 31,06% dự toán địa phương năm 2023 và giảm 47,21% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 904,41 tỷ đồng, đạt 26,60% dự toán địa phương và giảm 57,35%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 353 tỷ đồng, đạt 54,31% dự toán địa phương và tăng 53,63%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu ngoài quốc doanh 380,80 tỷ đồng, tăng 5,90% so với cùng kỳ năm trước; thu từ doanh nghiệp nhà nước 84,23 tỷ đồng, giảm 22,81%; thuế thu nhập cá nhân 70,98 tỷ đồng, giảm 34,14%; thuế bảo vệ môi trường 68,33 tỷ đồng, giảm 55,77%; thu tiền sử dụng đất 67,76 tỷ đồng, giảm 92,93%; lệ phí trước bạ 61,08 tỷ đồng, giảm 46,35%...

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/5/2023 là 4.133,73 tỷ đồng, đạt 43,42% dự toán địa phương năm 2023 và tăng 21,13% cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 140,80 tỷ đồng, đạt 10,10% dự toán địa phương và giảm 60,61%; chi thường xuyên 1.863,13 tỷ đồng, đạt 34,23% dự toán địa phương và giảm 4,54%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 866 tỷ đồng, tăng 5,32% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 458,81 tỷ đồng, giảm 0,56%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHHGĐ 144,04 tỷ đồng, giảm 16,86%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 148,75 tỷ đồng, giảm 22,19%; chi sự nghiệp kinh tế 107 tỷ đồng, giảm 27,62%... 

Thu, chi ngân sách nhà nước 

 

Thực hiện đến 18/5/2023

( Tỷ đồng)

Thực hiện đến 18/5/2023 so với dự toán 

năm 2023 (%)

Thực hiện đến 18/5/2023 so với cùng kỳ năm trước (%)

1. Tổng thu NSNN trên địa bàn

1.257,74

31,06

52,79

TĐ: - Thu nội địa

904,41

26,60

42,65

       - Thu từ hoạt động XNK

353,00

54,31

153,63

2. Tổng chi NSNN địa phương

4.133,73

43,42

121,13

TĐ: - Chi đầu tư phát triển

140,80

10,10

39,39

       - Chi thường xuyên

1.863,13

34,23

95,46

8. Một số tình hình xã hội

8.1. Đời sống dân cư  

Trong tháng, sản xuất vụ Đông Xuân được mùa toàn diện, các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển; công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện nên tình hình thiếu đói của dân cư nói chung và khu vực nông thôn nói riêng không xảy ra.

8.2. Giáo dục và Đào tạo

Trong tháng Năm, ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung công tác kiểm tra, đánh giá và xếp loại học tập cho học sinh các cấp, đảm bảo đúng khung thời gian của năm học. Tổ chức kiểm tra học kỳ II lớp 9, xét tốt nghiệp THCS; tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng học sinh lớp 11 với 03 môn: Toán, Ngữ Văn và tiếng Anh; chuẩn bị các điều kiện thi tốt nghiệp THPT năm 2023; các đơn vị, trường học tổ chức tổng kết năm học 2022-2023.

Tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông tỉnh Quảng Trị nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường học tham gia thử nghiệm “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua tổ chức các hoạt động chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo”.

Toàn ngành tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11 áp dụng năm học 2023-2024.

Tham gia Giải bơi học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023 tại Đồng Tháp, Đoàn Quảng Trị có 08 vận động viên của 02 cấp học (TH và THCS) tham gia.

8.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực  phẩm

Trong tháng 5/2023 (Từ 15/4 đến 14/5) toàn tỉnh đã ghi nhân 247 ca mắc COVID-19, có 01 trường hợp tử vong. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh ghi nhận 256 ca mắc và 01 trường hợp tử vong (4 tháng đầu năm chỉ ghi nhận 9 ca mắc COVID-19). Số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở y tế là 36 trường hợp, điều trị tại nhà là 45 trường hợp.

* Tình hình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (đến ngày 15/5/2023):

Số người từ 18 tuổi trở lên đã hoàn thành mũi cơ bản đạt 98,54%, số người tiêm mũi nhắc lại lần 1 đạt 78,83%, số người tiêm mũi bổ sung đạt 10,51%, số người tiêm mũi nhắc lại lần 2 đạt 82,56%. Số người từ 12 - dưới 18 tuổi đã hoàn thành mũi cơ bản đạt 97,60%, số người tiêm mũi nhắc lại lần 1 đạt 52,1%. Số người từ 5 - dưới 12 tuổi được tiêm mũi 1 đạt 69,3%, số người được tiêm 2 mũi đạt 57,1%.

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh có 342 ca mắc bệnh cúm; 04 ca mắc bệnh lỵ trực trùng; 10 ca mắc bệnh quai bị; 17 ca mắc bệnh thuỷ đậu; 120 ca mắc bệnh tiêu chảy; 08 ca mắc viêm gan vi rút; 53 ca mắc bệnh sốt xuất huyết; 01 ca mắc sốt rét; 05 ca mắc bệnh tay chân miệng. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.541 ca mắc bệnh cúm, giảm 12,34% (-217 ca) so với cùng kỳ năm trước; 10 ca mắc bệnh lỵ Amip, giảm 16,67% (-02 ca); 66 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, tăng 26,92% (+14 ca); 11 ca mắc quai bị, tăng 175% (+07 ca); 78 ca mắc thuỷ đậu, tăng 100% (+39 ca); 461 ca mắc bệnh tiêu chảy, tăng 23,92% (+89 ca); 43 ca viêm gan vi rút, tăng 230,77% (+30 ca); 262 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (+260 ca); 05 ca mắc tay chân miệng (+03 ca). Không có trường hợp tử vong.

Trong tháng, phát hiện thêm 03 trường hợp nhiễm HIV; 02 trường hợp tử vong do AIDS. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống trên địa bàn tỉnh là 296 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 42 bà mẹ); số bệnh nhân tử vong do AIDS trong toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 108 người.

Trong tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.

8.4. Hoạt động văn hóa, thể thao

Tổ chức tuyên truyền Lễ hội thống nhất non sông, Kỷ niệm 48 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023) và Kỷ niệm 51 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972-01/5/2023); Kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2023); Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023); Lễ hội Văn hoá - Ẩm thực Việt Nam năm 2023 được tổ chức tại Quảng Trị...

Tổ chức thành công Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" và phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng “Ước nguyện Hoà bình” Quảng Trị năm 2023, Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023 tại Quảng Trị. 

Tổ chức Hội Bài Chòi tại di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải tối ngày 29/4/2023, với sự tham gia của 14 nghệ sĩ, thu hút khoảng 500 lượt khách đón xem nhân dịp Kỷ niệm 48 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Phát động sáng tác, sưu tầm và bảo tồn các làn điệu dân ca, đặc biệt là Hò giã gạo của quê hương Quảng Trị.

Phục vụ chiếu phim lưu động tại hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông và 03 xã vùng khó của huyện Vĩnh Linh với 38 buổi, thu hút trên 9.000 người xem.

Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ tuyến phố Đêm Đông Hà vào tối thứ 7 hàng tuần tại quảng trường Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh; biểu diễn chương trình nghệ thuật với chủ đề “Khúc ca hòa bình” trong Lễ hội “Thống nhất non sông” tại kỳ đài Hiền Lương sáng 30/4/2023...

Tổ chức thành công Giải Đua thuyền truyền thống "Lễ hội Thống nhất non sông" tỉnh Quảng Trị năm 2023 - Tranh cúp Huda, với sự tham dự của gần 200 vận động viên nam, nữ đến từ 17 đội đua thuyền truyền thống nam, nữ của các huyện, thị xã, thành phố. Kết quả, huyện Triệu Phong đạt Giải Nhất, thị xã Quảng Trị đạt giải Nhì, huyện Hải Lăng đạt giải Ba.

Tham gia Giải Đua thuyền Canoeing, Rowing vô địch các câu lạc bộ toàn quốc tại thành phố Đà Nẵng đạt 2HCB, 2HCĐ và Giải vô địch Bơi các nhóm tuổi quốc gia tại Tiền Giang. Tham gia Giải Điền kinh người khuyết tật toàn quốc tại thành phố Hồ Chí Minh đạt 8HCV, 7HCB, 4HCĐ; Giải vô địch Karate miền Trung - Tây Nguyên lần thứ IX đạt 2HCV, 4HCB, 8HCĐ.

8.5. Tình hình thiên tai, cháy nổ và bảo vệ môi trường

Trong tháng 5/2023 (từ 18/4 đến 17/5), trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ thiên tai (mưa dông kèm theo lốc xoáy, mưa đá, sét và gió giật mạnh) làm 02 người chết, 02 người bị thương; 267 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 5.211,8 ha lúa bị đổ, ngã; 24 ha cây lâm nghiệp bị gãy...Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 vụ thiên tai làm 02 người chết, 02 người bị thương; 267 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái; 7296,6 ha lúa bị đổ, ngã, ngập úng; 34,5 ha hoa màu bị hư hại, 24 ha cây lâm nghiệp bị gãy đỗ...

Tháng 5/2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 05 vụ cháy, tăng 66,67% (+02 vụ) so tháng trước và bằng cùng kỳ năm trước; không có thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản ước tính 200 triệu đồng, giảm 62,34% và giảm 80,04%. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 19 vụ cháy, giảm 26,92% (-07 vụ) so với cùng kỳ năm trước; không có thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản ước tính 865,6 triệu đồng, giảm 77,44%. 

Trong tháng, phát hiện và xử lý 11 vụ vi phạm môi trường trên địa bàn tỉnh, giảm 31,25% (-05 vụ) so tháng trước và giảm 42,11% (-08 vụ) vụ so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 18,3 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh phát hiện và xử lý 83 vụ vi phạm môi trường, giảm 35,16% (-45 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt là 683,01 triệu đồng, giảm 22,63%.

8.6. Tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, tháng 5/2023 (từ 15/4/2023 đến 14/5/2023), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông, bằng tháng trước  và giảm 33,33% (-05 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 03 người, giảm 50% (-03 người) và giảm 62,50% (-05 người); bị thương 08 người, giảm 11,11% (-01 người) và giảm 46,67% (-07 người). Tất cả các vụ tai nạn giao thông trong tháng 5/2023 đều xảy ra trên đường bộ.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023 (Từ 15/12/2022 đến 14/5/2023) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông, giảm 1,52% (-01 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 30 người, giảm 26,83% (-11 người); bị thương 58 người, tăng 3,57% (+02 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông 5 tháng đầu năm 2023, đường bộ xảy ra 63 vụ, làm chết 29 người, bị thương 57 người; đường sắt xảy ra 02 vụ, làm chết 01 người, bị thương 01 người.

► Số liệu KT-XH tháng 5 năm 2023   

   CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê Niên giám Thống kê Gửi báo cáo Thống kê
Mạng riêng của ngành dieu tra doanh nghiep 2024 Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013