TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG 5 VÀ 5 THÁNG NĂM 2014
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Cây hàng năm
Vụ Đông Xuân 2013-2014 toàn tỉnh đã gieo trồng được 48855,1 ha các loại cây hàng năm, tăng 3,1% (+1476,1 ha) so với vụ Đông Xuân 2012-2013; Trong đó: cây lúa gieo cấy 25575,4 ha, tăng 0,8% (+193,2 ha); cây ngô gieo trồng 2667 ha, tăng 13,5% (+316,2 ha); khoai lang 1852,2 ha, giảm 5,2% (-102,1ha); sắn 8941,4 ha, tăng 9,9% (+805,5 ha); cây chất bột khác 1050,2 ha, giảm 2,4% (-25,8 ha); lạc 3728,8 ha, giảm 0,6% (-23,5 ha); rau các loại 3408,4 ha, tăng 9,3% (+289,7 ha); đậu các loại 677,4 ha, giảm 0,2% (-1,6 ha); cây ớt 382,1 ha, tăng 7% (+25,1 ha)...
Vụ Đông Xuân 2013-2014 diện tích cây lúa tăng do một số diện tích bỏ hoang ở Cam Lộ, trước đây không có nước, nay có Đập thủy lợi Tân Kim nên diện tích lúa được mở rộng; Ở huyện Gio Linh có trạm bơm mới, đầy đủ nước tưới, nên người dân chuyển đổi diện tích các cây trồng khác sang trồng lúa; huyện miền núi Đakrông, nhà nước cùng với nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi nhỏ, đập dâng, đập ngăn tích nước chủ động tưới cho cây lúa, đồng thời bà con các dân tộc chủ động khai hoang thêm một số diện tích đất ruộng để gieo cấy lúa nước. Diện tích cây ngô, sắn tăng do cây ngô phát triển thêm ở những vùng đất bãi bồi ven sông, cây sắn mở rộng diện tích ở vùng gò đồi.
Về năng suất, sản lượng: Đến nay cây lúa đã thu hoạch 75% diện tích, riêng 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng đã thu họach xong. Dự ước năng suất lúa đạt 55 tạ/ha, tăng 4,9 tạ/ha so với chính thức vụ Đông Xuân năm 2012-2013; sản lượng đạt 140614,6 tấn, tăng 10,7% (+ 13539,6 tấn). Cây ngô năng suất ước đạt 30,8 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng đạt 8220,7 tấn, tăng 14,5% (+1038,6 tấn). Cây khoai lang năng suất ước đạt 74,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 13735,6 tấn, giảm 4,2% (-604 tấn). Cây chất bột khác năng suất ước đạt 105,8 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11111,9 tấn, giảm 2,1% (- 237,1 tấn). Cây lạc năng suất ước đạt 20,5 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 7644 tấn, giảm 1% (- 80,2 tấn). Rau các loại năng suất ước đạt 97,5 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 33225,3 tấn, tăng 11,5% (+3433,1 tấn). Đậu các loại năng suất ước đạt 97,5 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 607,5 tấn, tăng 2,1% (+12,6 tấn). Cây ớt năng suất ước đạt 52,5 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 2007,9 tấn, tăng 7,5% (+139,4 tấn).
Nhìn chung vụ Đông Xuân năm 2013-2014 tỉnh Quảng Trị được mùa trên hầu hết các loại cây trồng; nhất là cây lúa do thời tiết thuận lợi từ đầu vụ đến cuối vụ, nguồn nước tưới đảm bảo, tình hình sâu bệnh giảm, đặc biệt ngay từ đầu vụ cả tỉnh phát động phong trào ra quân diệt chuột, nên diện tích lúa bị chuột phá hoại giảm nhiều so với vụ Đông Xuân năm trước. Hơn nửa, năm nay tỉnh đã chỉ đạo các địa phương gieo trồng đúng lịch thời vụ, đưa vào gieo cấy các loại giống lúa cho năng suất cao như: Khang dân, nX30, X23,IR25366…
b. Chăn nuôi
Tổng đàn chăn nuôi của tỉnh đến 01/5/2014: đàn trâu có 25119 con, giảm 1,9% (-274 con) so với cùng kỳ năm 2013; đàn bò có 52007 con, tăng 4,4% (+2204 con); đàn lợn có 249965 con, tăng 6,5% (+15210 con); đàn gia cầm có 1,879 triệu con, tăng 4,2% (+75 nghìn con); trong đó: đàn gà có 1,319 triệu con, tăng 11,6%.
Nguyên nhân tăng giảm:
Đàn trâu giảm do khâu làm đất hiện nay hầu hết được cơ giới hóa, đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp. Đàn bò tăng do giá cả tăng, hiện nay nhiều tiến bộ khoa học kỷ thuật về con giống, phương thức nuôi, kết hợp các giải pháp an toàn sinh học và phòng trừ dịch bệnh, tận dụng các sản phẩm phụ trồng trọt nên khuyến khích bà con nông dân tăng tổng đàn. Đàn lợn tăng do giá cả thịt lợn hơi tăng trở lại, một số mô hình gia trại, trang trại đã đầu tư tăng quy mô chăn nuôi. Đàn gia cầm tăng do giá cả đầu ra ổn định, giá thức ăn chăn nuôi tương đối hợp lý, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số địa bàn nhưng được khống chế, nên bà con đã đầu tư chăn nuôi trở lại.
Công tác kiểm tra, kiểm soát công tác giết mổ, kiểm dịch động vật được tăng cường, bảo đãm vệ sinh an toàn thực phẫm và phòng chống dịch bệnh.
1.2. Lâm nghiệp
Trong tháng, các công ty lâm nghiệp và cá nhân tổ chức gieo tạo cây giống, chuẩn bị cho kế hoạch trồng rừng năm 2014; tổ chức giao rừng tại cơ sở. Tiếp tục khai thác rừng trồng, ước tính sản lượng gổ khai thác 5 tháng đạt 116206 m3, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, do thời tiết nắng nóng, nhiều vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, nên công tác phòng cháy, chửa cháy rừng được các cấp, các ngành chỉ đạo tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do cháy rừng xảy ra; các đơn vị tiến hành diển tập phòng cháy, chửa cháy rừng. Trong tháng không có vụ cháy rừng và phá hoại rừng nào xảy ra.
1.3. Thuỷ sản
Đến nay các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang thả giống cho vụ nuôi trồng năm 2014. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay ước khoảng 3450 ha; Trong đó: diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 450 ha, diện tích nuôi tôm sú khoảng 450 ha.
Về sản lượng thủy sản, tháng 5/2014 ước thực hiện 4262 tấn, tăng 11,1% so với tháng 5/2013; Tính chung 5 tháng sản lượng thủy sản ước thực hiện 9842 tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó: sản lượng thủy sản khai thác tháng 5/2014 ước thực hiện 2561 tấn, tăng 13% so với tháng 5/2013; cộng dồn 5 tháng ước thực hiện 6861 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2013.
Về sản xuất giống: Trong tháng 5/2014, các cơ sở sản xuất giống đã sản xuất được 2 triệu cá giống và 63 triệu con tôm giống P15; Tính chung 5 tháng đầu năm đã sản xuất được 15 triệu cá giống và 156 triệu con tôm giống P15 cung cấp cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh.
2. Công nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 5/2014 tăng 3,78% so với tháng trước; trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 4,99%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,96%, sản xuất và phân phối điện tăng 2,65%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,28%.
Tính chung 5 tháng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể:
- Công nghiệp khai khoáng giảm 4,31%; nguyên nhân chủ yếu là do nguồn quặng ty tan và chế biến quặng gặp khó khăn nên ngành khai thác quặng kim loại giảm 36,77%; chỉ có hoạt động khai thác đá, cát, sỏi vẫn tăng khá do hoạt động xây dựng trên địa bàn nhu cầu tăng cao nên ngành này tăng 27,84%.
- Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,67%; Ngay từ đầu năm tỉnh đã có chủ trương, chính sách tháo gở khó khăn cho các doanh nghiệp, công tác khuyến công được chú trọng…Tuy nhiên, chỉ số phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tăng chậm, do sản phẩm của một số ngành như chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ…không cạnh tranh được với hàng giá rẻ trên thị trường nên sản xuất có xu hướng giảm; một số ngành có chỉ số tăng cao như: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 9,55%; sản xuất trang phục tăng 12,33%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 15,68%; sản xuát hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 6,38%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi lim loại khác tăng 50,21%...
- Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 38,85%; ngành này so với cùng kỳ năm trước tăng cao là do năm trước có 1 tổ máy phải ngừng hoạt động để bảo trì, bảo dưởng.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,42%.
Một số sản phẩm chủ yếu tháng 5/2014 tăng so với tháng trước: quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 19,4%, đá xây dựng tăng 4,5%, tinh bột sắn tăng 5,8%, ván ép tăng 14%, phân hóa học tăng 18,3%, lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 2,9%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 5,2%, gạch xây dựng tăng 5,5%, điện sản xuất tăng 2,6%, điện thương phẩm tăng 2,1%.
Tính chung 5 tháng, một số sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước: đá xây dựng tăng 27,8%, tinh bột sắn tăng 9,6%, gổ cưa hoặc xẻ tăng 2,7%, lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 11,8%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 23,3%, điện sản xuất tăng 61,9%, nước máy tăng 7,2%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2014 giảm 0,88% so với tháng trước và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng năm 2014 chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp, chế kiến chế tạo giảm 1,15% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/5/2014 so với 1/4/2014 giảm 3,95%; so với cùng thời điểm năm 2013 tăng 102,2%.
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/5/2014 so với 1/4/2014 tăng 0,75%; so với cùng thời điểm năm 2013 giảm 0,14%; Trong đó, doanh nghiệp nhà nước giảm 0,89%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,87%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ổn định; theo ngành công nghiệp: công nghiệp khai khoáng giảm 9,57%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 2,66%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,63%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,37%.
3. Vốn đầu tư phát triển:
Dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tháng 5/2014 thực hiện 119,2 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước; Trong đó, Vốn ngân sách tỉnh thực hiện 95 tỷ đồng, tăng 0,9%; vốn ngân sách huyện thực hiện 19 tỷ đồng, tăng 13,4%; vốn ngân sách xã thực hiện 5,2 tỷ đồng, tăng 5,1%.
Tính chung 5 tháng, dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 573,1 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, Vốn ngân sách tỉnh thực hiện 482,2 tỷ đồng, giảm 2,3%; vốn ngân sách huyện thực hiện 72,5 tỷ đồng, tăng 19,5%; vốn ngân sách xã thực hiện 18,4 tỷ đồng, tăng 46,6%.
Vốn đầu tư thực hiện trong 5 tháng đầu năm 2014 chủ yếu là các công trình như: Hệ thống đê, kè chống xói, lở Đảo Cồn Cỏ, vốn bố trí trong năm 2014 là 80 tỷ đồng, 4 tháng thực hiện 50,62 tỷ đồng; các công trình thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện 32,47 tỷ đồng; công trình cầu sông Hiếu và đường hai đầu cầu vốn bố trí trong năm 2014 là 65 tỷ đồng, đã thực hiện 15,77 tỷ đồng…
Một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong 5 tháng đầu năm 2014 như: Đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn và phát triển kinh tế, đảm bảo ANQP vùng ven biển phía nam Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 607,35 tỷ đồng; đường vào xã A Ngo có tổng vốn đầu tư 84 tỷ đồng…
Một số công trình mới khởi công trong 5 tháng đầu năm 2014 như: Bệnh viện điều dưởng và phục hồi chức năng Cửa Tùng có tổng vốn đầu tư 39,67 tỷ đồng, vốn bố trí trong năm 2014 là 17,3 tỷ đồng; Nhà văn hóa Trung tâm TP Đông Hà có tổng vốn đầu tư 39,63 tỷ đồng, vốn bố trí trong năm 2014 là 5 tỷ đồng…
Về công tác giải ngân: đến 30/4/2014, Kho bạc nhà nước tỉnh thực hiện 542,16 tỷ đồng, đạt 30,79% kế hoạch. Trong đó: nguồn vốn do địa phương quản lý thực hiện 427,28 tỷ đồng, đạt 29,96% kế hoạch năm 2014. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Trị thực hiện 11,45 tỷ đồng, đạt 74,83% kế hoạch ( tạm giao) năm 2014.
Về thu hút vốn FDI: từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không thu hút được Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào.
4. Thương mại - Dịch vụ và Giá cả
4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
Tháng 5 thời tiết thuận lợi cho hoạt động xây dựng nên nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng cao; thời tiết nắng nóng các mặt hàng điện dân dụng cũng tiêu thụ mạnh…
Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 5/2014 ước thực hiện 1434,1 tỷ đồng, tăng 5% so tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 170,1 tỷ đồng, tăng 3,5%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 1264 tỷ đồng, tăng 5,2%.
Tính chung 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 6740,9 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá cả thì chỉ tăng 4,5%); Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 775,9 tỷ đồng, tăng 13,2%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 5965,1 tỷ đồng, tăng 10,1%. Nguyên nhân tốc độ tăng tổng mức bán lẻ suy giảm so với thời kỳ trước là do kinh tế khó khăn, sức mua hạn chế nên người dân thắt chặt chi tiêu.
b. Hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lử hành và dịch vụ khác
Tháng 5/2014 hoạt động du lịch, vui chơi giải trí diển ra sôi động do dịp nghĩ lễ 30/4-1/5 kéo dài; hơn nửa thời tiết nắng nóng nên tại các bải biển số lượng khách tăng cao; tháng này cũng vào mùa cưới nên kinh doanh ăn uống tăng mạnh.
Tháng 5/2014 số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 50375 lượt, tăng 3,89% so với tháng trước; lượt khách du lịch theo tour 1645 lượt, tăng 23,78%. số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ( chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước đạt 39617 ngày khách, tăng 3,51%; ngày khách du lịch theo tour 5627 ngày khách, giảm 0,46%.
Tính chung 5 tháng, số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 219655 lượt, tăng 1,28% so với cùng kỳ năm trước; lượt khách du lịch theo tour 5487 lượt, giảm 21,88%. số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ( chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước đạt 166284 ngày khách, giảm 0,88%; ngày khách du lịch theo tour 22256 ngày khách, giảm 21,44%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 5/2014 ước thực hiện 6,2 tỷ đồng, tăng 7,3% so với tháng trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 176,5 tỷ đồng, tăng 8,8%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 3,1 tỷ đồng, tăng 11,1%; dịch vụ khác ước thực hiện 56,6 tỷ đồng, tăng 4,3%.
Tính chung 5 tháng, doanh thu dịch vụ lưu trú ước thực hiện 24,1 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 767,5 tỷ đồng, tăng 6,4%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 10,3 tỷ đồng, giảm 22,1%; dịch vụ khác ước thực hiện 271,6 tỷ đồng, tăng 10,6%.
4.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tình hình kinh doanh xuất, nhập khẩu địa phương tháng 5/2014 tiếp tục tăng trưởng; thị trường xuất, nhập khẩu tương đối ổn định, giá cả có cải thiện, nông sản hàng hóa đang trong thời kỳ thu hoạch…; Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế thế giới vẫn còn ảnh hưởng, đòi hỏi của đối tác về chất lượng hàng hóa ngày càng khắt khe hơn.
a. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 5/2014 ước thực hiện 12060 nghìn USD, tăng 6,2% so với tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 3220 nghìn USD, tăng 38,1%; kinh tế tư nhân thực hiện 7640 nghìn USD, giảm 2,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1200 nghìn USD, tăng 3,2%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng: cà phê 700 tấn, tinh bột sắn 1200 nghìn USD, thực phẩm chế biến 624 nghìn USD, sản phẩm bằng plastic 800 nghìn USD, xe đạp và phụ tùng 1200 nghìn USD, sản phẩm bằng gổ 650 ngàn USD, phân NPK 650 tấn, hàng hóa khác 6114 nghìn USD.
Tính chung 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 52141 nghìn USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 11848 nghìn USD, giảm 7,7%; kinh tế tư nhân thực hiện 35639 nghìn USD, tăng 36,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 4654 nghìn USD, tăng 14,4%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: cà phê 4002 tấn, cao su 40 tấn, tinh bột sắn 6964 nghìn USD, thực phẩm chế biến 3102 nghìn USD, sản phẩm bằng plastic 3132 nghìn USD, xe đạp và phụ tùng 4654 nghìn USD, sản phẩm bằng gổ 1773 ngàn USD, phân NPK 2830, hàng hóa khác 27714 nghìn USD.
b. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 5/2014 ước thưc hiện 12474 nghìn USD, tăng 5,6% so với tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 880 nghìn USD, tăng 8,5%; kinh tế tư nhân thực hiện 10834 nghìn USD, tăng 4,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 760 nghìn USD, tăng 25,4%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: sửa và sản phẩm sửa 31 nghìn USD, thực phẩm chế biến 1025 nghìn USD, hàng điện tử 290 nghìn USD, máy móc thiết bị 5710 nghìn USD, gổ xẻ các loại 13805 m3 , gổ tròn các loại 2527 m3, thạch cao 44845 tấn.
Tính chung 5 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước thưc hiện 56133 nghìn USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 3074 nghìn USD, giảm 58,7%; kinh tế tư nhân thực hiện 49945 nghìn USD, tăng 24,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 3114 nghìn USD, giảm 31,9%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: sửa và sản phẩm sửa 151 nghìn USD, thực phẩm chế biến 5008 nghìn USD, hàng điện tử 836 nghìn USD, máy móc thiết bị 24338 nghìn USD, gổ xẻ các loại 17415 m3 , gổ tròn các loại 3225 m3, thạch cao 56795 tấn.
4.3. Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và USD
Tháng 5/2014 giá tiêu dùng tương đối ổn định; nguyên nhân chủ yếu là do hàng hóa trên thị trường phong phú, dồi dào; hiệu quả của chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vỉ mô của Chính phủ; do kinh tế khó khăn nên sức mua của các tầng lớp dân cư cũng có phần hạn chế.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2014 so với tháng trước tăng 0,02% cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,07%; Trong đó: lương thực giảm 0,76%, thực phẩm tăng 0,14%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,16%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,17%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,24%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; Nhóm giao thông tăng 0,09%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,33%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,04%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,32%; các nhóm hàng hoá còn lại ổn định.
Giá vàng tăng 0,58%; Giá đôla Mỹ giảm 0,07%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2014 so với tháng 12/2013 tăng 2,21% cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,91%; Trong đó: lương thực tăng 7,19%, thực phẩm tăng 1,65%, ăn uống ngoài gia đình tăng 7,76%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 1,55%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 2,51%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,6%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,28%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%; Nhóm giao thông tăng 2,48%; Nhóm bưu chính viển thông giảm 0,24%; Nhóm giáo dục tăng 0,07%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,29%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,45%.
Giá vàng tăng 1,29%; Giá USD giảm 0,39%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 tăng 5,64% cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,47%; Trong đó: lương thực tăng 18,71%, thực phẩm tăng 4,98%, ăn uống ngoài gia đình tăng 8,74%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 3,34%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 6,73%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,36%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,41%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,4%; Nhóm giao thông tăng 2,99%; Nhóm bưu chính viển thông tăng 0,35%; Nhóm giáo dục tăng 3,16%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 4,54%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 4,49%.
Giá vàng giảm 18,62%; Giá USD tăng 0,28%.
4.4. Hoạt động vận tải
Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh tháng 5/2014 duy trì được tốc độ tăng trưởng, do tháng 5 dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài nên nhu cầu đi lại thăm quan, du lịch có tăng; hơn nửa, tháng 5 thời tiết thuận lợi cho hoạt động xây dựng nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng cũng tăng.
a. Doanh thu vận tải
Ước doanh thu vận tải tháng 5/2014 thực hiện 59,2 tỷ đồng, tăng 5,2% so với tháng trước; Trong đó, doanh thu vận tải hành khách thực hiện 27,7 tỷ đồng, tăng 6,5%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 30 tỷ đồng, tăng 4,1%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 1,5 tỷ đồng, tăng 3,3%.
Tính chung 5 tháng, ước doanh thu vận tải thực hiện 292,5 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, doanh thu vận tải hành khách thực hiện 136,1 tỷ đồng, tăng 12,8%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 150,3 tỷ đồng, tăng 16,2%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 6,1 tỷ đồng, giảm 23,4%.
b. Vận tải hành khách
Ước tháng 5/2014 khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 574,15 nghìn HK, tăng 2,38% so với tháng trước; Trong đó, chủ yếu là do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện. Khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 42030,46 nghìn HK.km, tăng 7,37%.
Tính chung 5 tháng, ước khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 3017,03 nghìn HK, tăng 4,63% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 215114,06 nghìn HK.km, tăng 3,55%.
c. Vận tải hàng hóa
Ước tháng 5/2014, khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 508,38 nghìn tấn, tăng 2,77% so với tháng trước; tất cả đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện. Khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 29421,96 nghìn tấn.km, tăng 3,49%.
Tính chung 5 tháng, ước khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 2901,94 nghìn tấn, tăng 8,39% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 138414,61 nghìn tấn.km, tăng 6,19%.
5. Một số vấn đề về xã hội
5.1. Đời sống dân cư
Trong 5 tháng đầu năm 2014 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát. Tỉnh đã có chủ trương và thực hiện nhiều biện pháp tích cực chăm lo đời sống cho nhân dân. Đến cuối năm 2013 số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 11,76%; tuy nhiên, vụ Đông Xuân năm 2013-2014 nhìn chung tỉnh Quảng Trị được mùa toàn diện, năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng đều tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có xảy ra, nhưng đã được khống chế, tình hình chăn nuôi phát triển khả quan hơn; tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra, đời sống của các tầng lớp dân cư có bước cải thiện, sức mua tăng lên.
5.2. Hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao
Ngày 13/5/2014 tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, hơn 5000 tăng ni, phật tử và người dân trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tham dự Đại lễ Phật đản Vesak 2014. Nhiều hoạt động phong phú như dâng hương, dâng hoa; tụng kinh Khánh đản; thả chim bồ câu và bóng bay; đoàn xe hoa gồm 30 chiếc diễu hành khắp các tuyến đường huyện, thị, thành phố… nhằm cầu nguyện hòa bình, quốc thái dân an, chúng sinh an lạc. Trong dịp này, Ban từ thiện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã trích gần 500 triệu đồng để tặng quà và trợ cấp cho đồng bào nghèo, người khiếm thị, người khuyết tật, bị chất độc da cam trên địa bàn tỉnh.
Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2014), 55 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959-19/5/2014), tại nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Binh đoàn 12 - Tổng Cục Xây dựng Trường Sơn đã long trọng làm lễ dâng hương, thắp nến tri ân và giao lưu nghệ thuật "Trường Sơn - Hùng thiêng sông núi".
Từ ngày 16/5 đến ngày 18/5/2014, tại Trung tâm Thể thao thành phố Đông Hà, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Trị phối hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại tiếp thị thể thao TLT tổ chức Giải bóng đá mini Quảng Trị năm 2014 - Larue Cup.
Trong không khí vui tươi phấn khởi chào mừng các ngày lễ lớn năm 2014; kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2014); kỷ niệm 11 năm ngày thành lập hội Thể thao Người khuyết tật tỉnh Quảng Trị (17/12/2013-17/12/2014). Nhằm giúp người khuyết tật nâng cao sức khỏe, Hoà nhập Cộng đồng, sáng ngày 16/5/2014 tại Nhà thi đấu tỉnh, Sở VHTTDL tổ chức Khai mạc Giải Thể thao khuyết tật tinh Quảng Trị năm 2014.
5.3. Y tế
a.Công tác phòng chống dịch bệnh
Từ đầu năm đến nay, Sở Y tế đã tích cực chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng và các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra tại các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn.
Trong tháng 4/2014, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 154 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, 48 ca mắc bệnh lỵ a mip, 358 ca mắc bệnh tiêu chảy, 18 ca mắc bệnh sốt rét, 8 ca mắc bệnh viêm gan siêu trùng; 56 ca tiêm phòng dại; 61 ca mắc bệnh thủy đậu; 30 ca mắc bệnh sởi; 64 ca quai bị; 1744 ca mắc bệnh cúm; 18 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng. Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dỏi điều trị.
Tính chung 4 tháng, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 497 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, 157 ca mắc bệnh lỵ a mip, 1377 ca mắc bệnh tiêu chảy, 60 ca mắc bệnh sốt rét, 68 ca mắc bệnh viêm gan siêu trùng; 228 ca tiêm phòng dại; 188 ca mắc bệnh thủy đậu; 37 ca mắc bệnh sởi; 282 ca quai bị; 7762 ca mắc bệnh cúm; 28 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng.
b.Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Tính đến ngày 15 tháng 5 năm 2014, toàn tỉnh có 66/141 xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS; Số người nhiễm HIV tại Quảng Trị là 408 người, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 154 người, số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 68 người, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 340 người, số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 7 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 29 bà mẹ.
c.Tình hình ngộ độc thực phẩm
Ngành y tế đã có các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn như: tổ chức tốt tháng hành động Quốc gia vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014 với chủ đề: “ An toàn thực phẩm thức ăn đường phố” với mục tiêu tạo nên đợt cao điểm, phát động một “ chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng VSATTP” nhằm huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền Luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp nhằm cung cấp kiến thức khoa học trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tiếp tục duy trì và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về VSATTP; đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về VSATTP của cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Do thực hiện tốt công tác kiểm tra VSATTP, nên trong tháng không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
5.4. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Bước vào năm 2014, các cơ quan chức năng thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các chợ truyền thống có nguy cơ cháy cao; Xây dựng phương án phòng chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn; đôn đốc các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chửa cháy.
Từ ngày 16/4-15/5/2014 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ cháy, cháy 01 toa tàu tại ga Đông Hà, thiệt hại về tài sản 470 triệu đồng.
Đưa tổng số vụ cháy từ đầu năm đến nay lên 8 vụ, Tổng giá tri tài sản thiệt hại 1700 triệu đồng.
Trong tháng không có vụ vi phạm môi trường nào xảy ra.
5.4. Tình hình thiên tai
Vào những ngày đầu tháng 5/2014, tỉnh Quảng Trị đã hứng chịu nhiều trận lốc xoáy, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Vào lúc 16h30 ngày 8/5/2014 đã xảy ra một cơn lốc xoáy đi qua địa bàn thôn 4 thuộc xã Gio Hải, Thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh); thôn Đức Xá thuộc xã Vỉnh Thủy (huyện Vỉnh Linh), làm 02 người chết, 07 nhà tốc mái, 01 thuyền bị chìm; thiệt hại trên 40 triệu đồng.
Vào lúc 19h ngày 19/5/2014 cũng đã xảy ra một trận mưa đá, kèm theo lốc xoáy kéo dài hơn 10 phút tại các xã Tân Long, Tân Thành và Thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa), làm 05 người bị thương, 410 nhà tốc mái, 8 nhà bị sập, 129,8 ha cây công nghiệp bị gảy đổ, 13,5 ha hoa màu bị hư hỏng, 100 con gia cầm bị chết; thiệt hại gần 8300 triệu đồng.
Ước giá trị thiệt hại do lốc xoáy gây ra trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2014 là 8340 triệu đồng.
Ngay sau khi lốc xoáy xảy ra chính quyền các địa phương và các lực lượng xung kích đã kịp thời có mặt động viên giúp đở các hộ gia đình bị thiệt hại, tu sửa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh, ổn định cuộc sống.
5.5.Tai nạn giao thông
Từ 16/4 đến 15/5/2014 địa bàn tỉnh đã xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11 người và bị thương 18 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 6,25% (+1vụ), số người chết tăng 57,1% (+4 người), số người bị thương tăng 80% (+8 người).
Lũy kế từ 16/12/2013 đến 15/5/2014 địa bàn tỉnh đã xảy ra 101 vụ tai nạn giao thông, làm chết 55 người và bị thương 114 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 20,5% (-26 vụ), số người chết giảm 3,5% (-2 người), số người bị thương giảm 2,6% ( -3 người).
Trên đây là một số tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2014, Cục Thống kê Quảng trị xin báo cáo để các cấp, các ngành biết chỉ đạo.
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ