Bước vào năm 2025, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức: tình hình thế giới và khu vực xuất hiện một số diễn biến mới đáng chú ý, tác động đến bối cảnh toàn cầu và quan hệ quốc tế. Trong đó nổi bật là sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn, cụ thể: Mỹ ban hành một loạt chính sách mới về đối nội và đối ngoại, trong đó, đáng chú ý là việc áp thuế đối với một số nước; rút khỏi Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu, Tổ chức Y tế thế giới, tạm dừng viện trợ nước ngoài,… và để ứng phó với các điều chỉnh chính sách của Mỹ, các quốc gia cũng đã tăng cường điều chỉnh chính sách của mình…. Một số điểm nóng về xung đột trên thế giới như khu vực Trung Đông, Nga - Ukraine vẫn đang tiếp tục căn thẳng, chưa có dấu hiệu hòa dịu. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng kinh tế vĩ mô của nước ta tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp.
Năm 2025 cũng là năm có ý nghĩa quan trọng, năm cuối thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; là năm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy; Thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng theo nghị quyết của HĐND tỉnh (Nghị quyết số 90/2024/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Nghị quyết số 04/2025/NQ-HĐND ngày 20/02/2025 về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025).
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả như sau:
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
Tổng sản phẩm trên địa bàn quý I/2025 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 4,84% của quý I/2024, và cao hơn kịch bản kế hoạch tăng trưởng quý I/2025 đã được xây dựng để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025. Tính riêng từng khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,35%, đóng góp 0,96 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 1,69 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 3,94 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,97%, đóng góp 0,13 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,35% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất 19,81%, đóng góp 0,71 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, Khai thác gỗ tăng cao 33,16% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu xuất khẩu gỗ tăng, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến công nghiệp. Ngành nông nghiệp tăng 2,73%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm. Quý I/2024, thời tiết khá thuận lợi, các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt; sản phẩm trồng trọt thu hoạch chưa nhiều, chủ yếu là các loại rau màu; ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển, dịch bệnh được kiểm soát; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 3,90% so với cùng kỳ năm trước. ngành thủy sản tăng nhẹ 0,28%, đóng góp 0,01 điểm phần trăm; hoạt động khai thác thủy sản bị ảnh hưởng do tình hình biển động, ngư dân ít ra khơi hơn làm giảm sản lượng khai thác so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 4,60% của quý I/2024; trong đó, ngành công nghiệp tăng 6,06%, đóng góp 0,94 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Trong ngành công nghiệp, động lực tăng trưởng chủ yếu vẫn là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành sản xuất và phân phối điện (đóng góp lần lượt là 0,38 và 0,89 điểm phần trăm). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng 4,89%, tăng hơn so với mức tăng 1,94% của quý I/2024; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,86%, cao hơn mức tăng 5,06% của quý I/2025. Ngành xây dựng tăng 6,81%, đóng góp 0,76 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Khu vực dịch vụ tăng 7,29%, cao hơn mức tăng 5,16% của quý I/2024. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung: bán buôn, bán lẻ tăng 9,59%, đóng góp 1,18 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,55%, đóng góp 0,30 điểm phần trăm; thông tin và truyền thông tăng 4,30%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5,57%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm… Các ngành dịch vụ phi thị trường như: hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 10,87%, đóng góp 0,77 điểm phần trăm; giáo dục đào tạo tăng 6,71%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm;…
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
|
So với cùng kỳ năm trước
(%)
|
Đóng góp vào tăng trưởng quý I năm 2025 (Điểm %)
|
Quý I
năm 2024
|
Quý I
năm 2025
|
Tổng sản phẩm trên địa bàn
|
4,84
|
6,72
|
6,72
|
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
4,41
|
6,35
|
0,96
|
- Công nghiệp và xây dựng
|
4,60
|
6,38
|
1,69
|
Trong đó: Công nghiệp
|
3,48
|
6,06
|
0,94
|
- Dịch vụ
|
5,16
|
7,29
|
3,94
|
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP
|
3,83
|
2,97
|
0,13
|
Về cơ cấu kinh tế quý I/2025, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,63%; khu vực dịch vụ chiếm 48,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,93% (cơ cấu tương ứng của quý I/2024 là: 14,82%; 32,66%; 48,34% và 4,18%).
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông nghiệp quý I năm 2025 tiếp tục tăng trưởng ổn định, tháng Ba thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng đúng thời vụ. chăn nuôi lợn và gia cầm tiếp tục phát triển, dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt, giá bán thịt lợn hơi tăng. Khai thác gỗ tăng cao do nhu cầu xuất khẩu gỗ tăng, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến công nghiệp. Hoạt động khai thác thủy sản bị ảnh hưởng do tình hình biển động, ngư dân ít ra khơi hơn làm giảm sản lượng khai thác so với cùng kỳ năm trước.
2.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Tiến độ sản xuất nông nghiệp đến ngày 20/3/2025
Trong quý I năm 2025, tình hình gieo trồng các diện tích cây nông nghiệp có một số bất lợi do ảnh hưởng của thời tiết làm hư hỏng một số diện tích lua, hoa màu. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo các địa phương, người dân kịp thời khắc phục thiệt hại, đảm bảo gieo trồng bổ sung kịp thời vụ.
Tính đến ngày 20/3/2025, đã hoàn thành gieo cấy hết diện tích trồng lúa, diện tích gieo cấy ước đạt 26.229,2 ha, bằng 100,33% so với vụ Đông xuân năm 2024. Các địa phương đang tiến hành chăm sóc lúa đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng thuận lợi. Hiện nay, cây lúa đang giai đoạn làm đòng, nhìn chung, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu
|
Ước thực hiện đến ngày 20/3/2025 (Ha)
|
Ước thực hiện đến 20/3/2025 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
- Lúa Đông xuân
|
26.229,2
|
100,33
|
- Ngô
|
3.306,2
|
103,29
|
- Khoai lang
|
1.020,5
|
99,45
|
- Sắn
|
9.523,2
|
100,41
|
- Lạc
|
2.998,0
|
104,58
|
- Rau các loại
|
3.385,0
|
94,49
|
- Đậu các loại
|
532,7
|
98,03
|
Trong tháng, thời tiết ấm dần, sáng có sương mù, ngày nắng nên thuận lợi cho người nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại cây hàng năm khác theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Cây ngô gieo trồng 3.306,2 ha, bằng 103,29% so với cùng kỳ năm trước; khoai lang 1.020,5 ha, bằng 99,45%; cây sắn 9.523,2 ha, bằng 100,41%; lạc 2.998,0 ha, bằng 104,58%; rau các loại 3.385,0 ha, bằng 94,49%; đậu các loại 532,7 ha, bằng 98,03%...
Cây lâu năm: Một số diện tích cây lâu năm cho sản phẩm thu hoạch như hồ tiêu, cây ăn quả… sản lượng thu hoạch trong quý I năm 2025 ước tính tăng hơn so với cùng kỳ năm 2024, cụ thể: hồ tiêu 180 tấn, tăng 0,73% so với quý I năm 2024; chuối 27.586 tấn, tăng 0,84%; dứa 600 tấn, tăng 0,67%.
Tình hình dịch bệnh trên cây trồng:
Trên cây lúa: chuột gây hại 460 ha với tỷ lệ 5-10%, nơi cao đến 15-25%; bệnh đạo ôn lá, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn bắt đầu gây hại từ đầu và giữa tháng 3 trong đó: bệnh đạo ôn lá, diện tích nhiễm 52 ha; bệnh khô vằn, diện tích nhiễm 27 ha; sâu cuốn lá nhỏ, diện tích nhiễm 12 ha; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ một số vùng, diện tích nhiễm 08 ha.
Trên cây sắn: Các đối tượng sâu bệnh gây hại chủ yếu là bệnh khảm lá virus gây hại trên sắn mới trồng, diện tích nhiễm 646 ha.
Trên cây trồng lâu năm: xuất hiện các bệnh tuyến trùng, thán thư, đốm lá trên cây hồ tiêu, khô cành, rỉ sắt trên cây cà phê, bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo trên cây cao su, tuy nhiên các diện tích nhiễm giảm hơn so với cùng kỳ năm trước.
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt do thị trường tiêu thụ ổn định, người dân mở rộng quy mô đàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân. Chăn nuôi trâu, bò đang có xu hướng giảm do diện tích đồng cỏ tự nhiên ngày càng bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khai thác tài nguyên. Đàn lợn phát triển mạnh nhờ các dự án chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại và sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước, dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá bán thịt lợn hơi tăng. Ước tính đến 31/3/2025, đàn trâu có 21.160 con, bằng 99,53% cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 61.250 con, bằng 98,72%; đàn lợn có 253.300 con, bằng 111,05%; đàn gia cầm có 4.279,6 nghìn con, bằng 102,40%; trong đó: đàn gà 3.577 nghìn con, bằng 102,93%...
Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
|
Ước
tháng 3/2025
|
Ước
Quý I năm 2025
|
So với cùng kỳ năm 2024 (%)
|
Tháng 3/2025
|
Quý I năm 2025
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)
|
5.447,2
|
16.367,8
|
107,77
|
103,90
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
- Thịt trâu
|
77
|
220
|
98,59
|
93,62
|
- Thịt bò
|
268
|
870
|
98,89
|
99,66
|
- Thịt lợn
|
3.400
|
10.280
|
106,12
|
105,03
|
- Thịt gia cầm
|
1.677,8
|
4.872,6
|
113,53
|
102,21
|
Sản lượng trứng gia cầm (Nghìn quả)
|
4.259
|
13.778,6
|
104,58
|
112,81
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 3/2025 ước tính đạt 5.447,2 tấn, tăng 7,77% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thịt trâu 77 tấn, giảm 1,41%; thịt bò 268 tấn, giảm 1,11%; thịt lợn 3.400 tấn, tăng 6,12%; thịt gia cầm 1.677,8 tấn, tăng 13,53%. Sản lượng trứng gia cầm 4.259 nghìn quả, tăng 4,58%. Tính chung quý I năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 16.367,8 tấn, tăng 3,90% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 220 tấn, giảm 6,38%; thịt bò 870 tấn, giảm 0,34%; thịt lợn 10.280 tấn, tăng 5,03%; thịt gia cầm 4.872,6 tấn, tăng 2,21%. Sản lượng trứng gia cầm 13.778,6 nghìn quả, tăng 12,81%.
Tình hình dịch bệnh: Trong quý I, xảy ra dịch bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò ghép ký sinh trùng máu làm chết 39 con trâu bò. Đợt dịch đã được khống chế và dập tắt kịp thời trong tháng 02/2025. Tính đến ngày 15/3, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm khác trên gia súc, gia cầm.
2.2. Lâm nghiệp
Trong tháng 3/2025, thời tiết thuận lợi cho công tác trồng rừng và chăm sóc rừng. Các chứng chỉ FSC đã được cấp cho rừng trồng gỗ lớn, mang lại hiệu quả về môi trường, chống biến đổi khí hậu. Diện tích rừng bền vững FSC của Quảng Trị hiện chiếm trên 11% diện tích rừng FSC cả nước. Quảng Trị cũng là tỉnh đầu tiên được cấp chứng chỉ rừng bền vững cho nhóm hộ trồng rừng, phát triển nhanh và bền vững rừng FSC.
Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 3/2025 ước tính đạt 848 ha, tăng 11,58% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 378 nghìn cây, giảm 16,0%; Tính chung quý I năm 2025, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 1.473 ha, tăng 11,59% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 663 nghìn cây, giảm 11,60%.
Trồng rừng và khai thác lâm sản
|
Ước tháng 3/2025
|
Ước quý I năm 2025
|
So với cùng kỳ năm 2024 (%)
|
Tháng 3/2025
|
Quý I năm 2025
|
1. Trồng rừng tập trung (Ha)
|
848
|
1.473
|
111,58
|
111,59
|
2. Số cây LN trồng phân tán (1000 cây)
|
378
|
663
|
84,00
|
88,40
|
3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)
|
112.053
|
280.573
|
100,00
|
133,16
|
4. Sản lượng củi khai thác (Ster)
|
12.950
|
29.130
|
99,62
|
100,03
|
Hiện nay, các đơn hàng xuất khẩu tăng cao cộng với giá gỗ nguyên liệu tăng đã thúc đẩy người dân tăng khai thác để đáp ứng nhu cầu của thị trường, bên cạnh đó, một số ngành chế biến gỗ tăng trưởng trở lại sau thời kỳ khó khăn đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Khai thác gỗ trong tháng Ba ước tính đạt 112.053m3, tương đương cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác 12.950 ster, giảm 0,38%. Tính chung quý I năm 2025, sản lượng gỗ khai thác 280.573m3, tăng 33,16% so với cùng kỳ; củi khai thác 29.130 ster, tăng 0,03%.
Quý I năm 2025, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Phát hiện và lập biên bản 12 vụ vi phạm, tang vật tạm giữ 13,175 m3 gỗ quy tròn các loại; xử lý vi phạm hành chính 09 vụ, phạt tiền 36,5 triệu đồng, tịch thu 6,143 m3 gỗ quy tròn các loại.
2.3. Thủy sản
Trong quý I/2025, ngành nuôi trồng thủy sản ghi nhận những kết quả tích cực nhờ người dân tăng cường đầu tư vào việc chăm sóc và áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động nuôi trồng. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản bị ảnh hưởng do tình hình biển động, ngư dân ít ra khơi làm giảm sản lượng khai thác so với cùng kỳ năm trước. Kết quả hoạt động sản xuất thủy sản trong tháng 03 và quý I năm 2025 ước tính như sau:
Sản lượng thủy sản
|
Ước tháng 3/2025
(Tấn)
|
Ước quý I năm 2025
(Tấn)
|
So với cùng kỳ năm 2024 (%)
|
Tháng 3/2025
|
Quý I năm 2025
|
Tổng sản lượng thủy sản
|
3.215,5
|
7.040,1
|
90,20
|
92,03
|
1. Chia theo loại thủy sản
|
|
|
|
|
- Cá
|
1925,2
|
4100,8
|
84,07
|
87,66
|
- Tôm
|
407,9
|
1200,2
|
108,59
|
103,89
|
- Thủy sản khác
|
882,4
|
1739,1
|
98,13
|
95,76
|
2. Chia theo nuôi trồng, khai thác
|
|
|
|
|
- Nuôi trồng
|
633,2
|
1885,0
|
104,15
|
102,13
|
- Khai thác
|
2582,3
|
5155,1
|
87,33
|
88,82
|
Sản lượng thủy sản tháng 3/2025 ước tính đạt 3.215,5 tấn, giảm 9,80% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 1.925,2 tấn, giảm 15,93%; tôm 407,9 tấn, tăng 8,59%; thủy sản khác 882,5 tấn, giảm 1,87%. Tính chung quý I năm 2025, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 7.040,1 tấn, giảm 7,97% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 4.100,8 tấn, giảm 12,34%; tôm 1.200,2 tấn, tăng 3,89%; thủy sản khác 1739,1 tấn, giảm 4,24%. Cụ thể sản lượng nuôi trồng và khai thác như sau:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng 3/2025 ước tính đạt 633,2 tấn, tăng 4,15% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 224,5 tấn, giảm 3,63%; tôm 392,8 tấn, tăng 9,05%. Tính chung quý I năm 2025, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 1.885 tấn, tăng 2,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 684,9 tấn, giảm 1,26%; tôm 1.155 tấn, tăng 4,15%.
Sản lượng khai thác trong tháng giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, nhiều tàu thuyền không hoạt động trong tháng dẫn đến việc đánh bắt thuỷ sản biển giảm gây ảnh hưởng đến sản lượng giảm. Sản lượng thủy sản khai thác tháng 3/2025 ước tính đạt 2.582,3 tấn, giảm 12,67% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.700,7 tấn, giảm 17,33%; tôm 15,1 tấn; giảm 2,08%; thủy sản khác 866,6 tấn, giảm 2,03%. Tính chung quý I năm 2025, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 5.155,1 tấn, giảm 11,18% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 3.415,9 tấn, giảm 14,27%; tôm 45,2 tấn, giảm 2,19%; thủy sản khác 1.694,0 tấn, giảm 4,46%.
3. Sản xuất công nghiệp
Quý I năm 2025, sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu khởi sắc, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2025 ước tính tăng 6,06% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3/2025, hầu hết các ngành sản xuất thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo đều có mức tăng cao so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước, một số doanh nghiệp ở các ngành sản xuất như công nghiệp chế biến gỗ, ngành dệt may… đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm, về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong, ngoài nước… Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới phát triển chậm, chưa có dự án có quy mô lớn triển khai thực hiện đầu tư có hiệu quả và cùng với đó số doanh nghiệp tạm ngừng tăng cao, nên chưa tạo động lực mạnh mẽ cho ngành công nghiệp phát triển.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2025 ước tính tăng 14,85% so với tháng trước và tăng 6,79% so với tháng cùng kỳ năm trước. Bao gồm: ngành khai khoáng tăng 7,73% so với tháng trước và giảm 41,76% so với tháng cùng kỳ năm trước; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 28,87% so với tháng trước và tăng 8,04% so với tháng cùng kỳ năm trước; Sản xuất và phân phối điện giảm 2,84% so với tháng trước và tăng 13,68% so với tháng cùng kỳ năm trước; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải giảm 0,61% so với tháng trước và tăng 12,79% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 6,02% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng khá so với năm 2024 (quý I/2024 chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 1,56%); trong đó: ngành khai khoáng giảm 33,75%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,07%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,09%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,37%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
Tháng 3/2025 so với tháng 02/2025
(%)
|
Tháng 3/2025 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Quý I/2025 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Toàn ngành công nghiệp
|
114,85
|
106,79
|
106,02
|
- Khai khoáng
|
107,73
|
58,24
|
66,25
|
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
128,87
|
108,04
|
106,07
|
- Sản xuất và phân phối điện
|
97,16
|
113,68
|
112,09
|
- Cung cấp nước và XL rác thải, nước thải
|
99,39
|
112,79
|
102,37
|
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 của một số ngành công nghiệp cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 182,88%, dệt tăng 88,11%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 30,17%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,6%... Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp và giảm so với quý I/2024 như: Khai thác quặng kim loại giảm 48,63%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 50%, sản xuất đồ uống giảm 6,64%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I so cùng kỳ năm trước
giai đoạn 2021-2025 (%)
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Toàn ngành công nghiệp
|
107,81
|
107,7
|
112,66
|
100,07
|
106,02
|
- Khai khoáng
|
99,96
|
118,29
|
92,79
|
111,23
|
66,25
|
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
107,63
|
99,85
|
104,54
|
98,77
|
106,07
|
- Sản xuất và phân phối điện
|
112,87
|
138,84
|
135,87
|
100,61
|
112,09
|
- Cung cấp nước và XL rác thải
|
99,36
|
100,94
|
103,25
|
105,83
|
102,37
|
Một số sản phẩm chủ yếu quý I/2025 có sản lượng tăng cao so cùng kỳ năm trước như: Ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự tăng 47,05%; Dăm gỗ tăng 34,06%; gạch nung tăng 29,54%; phân bón NPK tăng 20,81%; đá xây dựng tăng 19,52%; điện sản xuất tăng 12,88%; các sản phẩm khác cũng có mức tăng khá như: thủy hải sản chế biến, lốp xe máy, tinh bột sắn, tấm lợp proximăng;… Một số sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ như: gạch không nung giảm 52,36%; bia lon giảm 12,72%, dầu nhựa thông giảm 10,73%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 8,15%; xi măng giảm 4,26%; các loại quặng khai thác cũng giảm đáng kể từ 30% đến 51% do mỏ quặng hạn chế, các doanh nghiệp khai khoáng chưa ký thêm hợp đồng mới.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3 ước tính tăng 10,87% so với tháng trước và giảm 12,84% so tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2025 chỉ số tiêu thụ tăng 5,48% so cùng kỳ năm trước. Một số ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tiêu thụ quý I tăng so cùng kỳ năm trước như: chế biến thực phẩm tăng 35,88%; chế biến gỗ tăng 16,98%; sản xuất giấy tăng 31,69%; sản xuất hóa chất tăng 60,18%... Các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: sản xuất đồ uống giảm 9,41%; sản xuất trang phục giảm 10,53%; sản xuất sản phẩm từ cao su giảm 9,66%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 22,74% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2025 so với cùng thời điểm tháng trước tăng 13,20% và so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 14,17%. Nhiều ngành công nghiệp cấp 2 giá trị tăng thêm chiếm tỷ trọng lớn có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ năm trước: ngành chế biến thực phẩm giảm 13,64%; chế biến gỗ giảm 31,51%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 13,16%; sản xuất sản phẩm từ kim loại giảm 60,59%. Các ngành có chỉ số tồn kho cao: sản xuất đồ uống tăng 74,07%; sản xuất trang phục tăng 50,37%; sản xuất giấy tăng 38,94% so với cùng kỳ năm trước.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2025 tăng 0,46% so với cùng thời điểm cuối tháng 02/2025 và giảm 0,1% so với cùng thời điểm năm trước. Tính theo ngành hoạt động cấp I, số lao động đang làm việc trong ngành chế biến chế tạo tăng 0,25%, trong khi lao động ở các ngành còn lại đang có xu hướng giảm (khai khoáng giảm 0,79%; sản xuất phân phối điện giảm 2,22%; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 0,59%). So với cùng thời điểm năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3,44%; Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,88% và Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,12% so với tháng cùng kỳ năm trước.
4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Quý I năm 2025, tổng số doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp quay trở lại tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước, bên cạnh đó, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường và tạm dừng hoạt động tăng 20%.
4.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Từ đầu năm đến 15/3/2025, toàn tỉnh có 67 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn mới đăng kí là 663,67 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 15 đơn vị (-18,29%), tổng vốn đăng ký tăng 329,48 tỷ đồng (+101,43%); số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp khoảng 9,91 tỷ đồng (năm 2024 là 4,02 tỷ đồng). Các doanh nghiệp thành lập mới gồm 23 doanh nghiệp hoạt động trong khu vực Công nghiệp - xây dựng và 43 doanh nghiệp thương mại dịch vụ và 01 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 69 đơn vị, giảm 6,67% (-5 đơn vị) so với cùng kỳ năm trước; nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 03 tháng đầu năm lên 136 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 266 doanh nghiệp, tăng 21,46% (+47 đơn vị) so với cùng kỳ năm ngoái; số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động là 16 doanh nghiệp, tương đương cùng kỳ năm trước.
4.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy dự báo xu hướng tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mới có dấu hiệu khả quan hơn quý trước: cụ thể quý I năm 2025 so với quý IV năm 2024 có 23,53% số doanh nghiệp đánh giá tốt lên; có đến 39,22% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và có 37,25% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý II năm 2025 so với quý I năm 2025 xu hướng sản xuất có tiếp tục ổn định hơn và xu hướng sản xuất tăng lên có đến 54,90% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; chỉ có 9,80% số doanh nghiệp dự báo khó khăn và có 35,29% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Về khối lượng sản xuất ngành chế biến chế tạo quý I năm 2025 tăng so với quý IV năm 2024: có 23,53% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp tăng lên; có 39,22% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và có 37,25% số doanh nghiệp cho rằng ổn định. Dự báo xu hướng quý II năm 2025 so với quý I năm 2025 sản xuất vẫn ổn định có đến 47,06% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng lên; có 15,69% số doanh nghiệp dự báo giảm và có 37,25% số doanh nghiệp dự báo ổn định.
Về đơn hàng mới quý I năm 2025 tăng so với quý IV năm 2024: có 25,00% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng tăng lên; có đến 43,75% số doanh nghiệp đánh giá giảm; có đến 31,25% số doanh nghiệp cho rằng ổn định. Dự báo xu hướng quý II năm 2025 so với quý I năm 2025 số lượng đơn hàng tiếp tục tăng, có đến 43,75% doanh nghiệp dự báo đơn đặt hàng tăng lên; có 18,75% số doanh nghiệp dự báo giảm; có 37,50% số doanh nghiệp dự báo ổn định.
Về chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm ngành chế biến chế tạo quý I năm 2025 tăng so với quý IV năm 2024: có đến 41,18% số doanh nghiệp đánh giá chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên; chỉ có 7,84% số doanh nghiệp đánh giá chi phí sản xuất giảm và có đến 50,98% số doanh nghiệp cho rằng ổn định. Dự báo xu hướng quý II năm 2025 so với quý I năm 2025 chi phí sản xuất vẫn còn tăng nhưng chậm hơn có đến 17,65% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất tăng lên; có 9,80% số doanh nghiệp dự báo giảm và có 72,55% số doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất ổn định.
Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến trong quý I năm 2025: có đến 84,31% số doanh nghiệp có tính cạnh tranh hàng trong nước cao là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp đến có đến 74,51% là nhu cầu thị trường trong nước thấp; có 33,33% số doanh nghiệp khó khăn về tài chính và có 27,45% số doanh nghiệp cho rằng khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
5. Thương mại và dịch vụ
5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2025 duy trì tăng trưởng ổn định, các hoạt động bán lẻ, dịch vụ lưu trú ăn uống, du lịch lữ hành góp phần tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành thương mại dịch vụ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2025 ước tính đạt 3.141 tỷ đồng, tăng 1,51% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 11,93%, bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.538,9 tỷ đồng, tăng 1,18% và tăng 12,94%; doanh thu lưu trú và ăn uống 452,5 tỷ đồng, tăng 3,70% và tăng 7,60%; doanh thu du lịch lữ hành 0,2 tỷ đồng, tăng 1,63% và tăng 4,95%; doanh thu dịch vụ khác 149,4 tỷ đồng, tăng 0,79% và tăng 8,72%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
|
Ước tháng 3/2025
( Tỷ đồng)
|
Ước quý I
năm 2025
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng mức
(Tỷ đồng)
|
Cơ cấu
(%)
|
Tháng 3/2025
|
Quý I năm 2025
|
Tổng số
|
3.141,0
|
9.359,1
|
100,00
|
111,93
|
110,88
|
- Bán lẻ hàng hóa
|
2.538,9
|
7.601,8
|
81,22
|
112,94
|
111,09
|
- Lưu trú và ăn uống
|
452,5
|
1.304,1
|
13,93
|
107,60
|
109,81
|
- Du lịch lữ hành
|
0,2
|
0,7
|
0,01
|
104,95
|
111,02
|
- Dịch vụ khác
|
149,4
|
452,5
|
4,84
|
108,72
|
110,39
|
Tính chung quý I năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 9.359,1 tỷ đồng, tăng 10,88% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động:
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 7.601,8 tỷ đồng, chiếm 81,22% tổng mức và tăng 11,09% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: ô tô các loại tăng 18,13%; hàng may mặc tăng 14,86%; lương thực, thực phẩm tăng 15,59%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,47%... Trong tháng 3/2025, một số cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng bán lẻ Bách Hóa Xanh đã khai trương tại Quảng Trị là một tín hiệu tích cực cho sự phát triển của thị trường bán lẻ và ngành tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 1.304,1 tỷ đồng, chiếm 13,93% tổng mức và tăng 9,81% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu dịch vụ lưu trú 79,9 tỷ đồng, tăng 10,57%; doanh thu dịch vụ ăn uống 1.224,2 tỷ đồng, tăng 9,76%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 0,7 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức và tăng 11,02% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 452,5 tỷ đồng, chiếm 4,83% tổng mức và tăng 10,39% so với cùng kỳ năm trước.
* Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng 3 ước đạt 77.396 lượt khách, tăng 8,35% so với thực hiện tháng trước và tăng 4,21% so với tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách phục vụ 72.163 ngày khách, tăng 3,45% và tăng 4,85%. Số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 106 lượt khách, tăng 8,16% so với tháng trước, tăng 9,88% so với tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 316 ngày khách, tăng 7,48% so với tháng trước, tăng 8,25% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I năm 2025, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 221.364 lượt, tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách phục vụ 213.834 ngày khách, tăng 8,37%; số lượt khách du lịch theo tour 278 lượt khách, tăng 9,88%; số ngày khách du lịch theo tour 810 ngày khách, tăng 10,12%.
5.2. Hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải trong tháng Ba và quý I/2025 tăng trưởng khá cả về vận tải hành khách và hàng hoá so với cùng kỳ năm trước do các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng có những chuyển biến tích cực, thời tiết khá thuận lợi…nhu cầu vận tải tăng lên.
Doanh thu vận tải tháng 3/2025 ước tính đạt 220,1 tỷ đồng, tăng 1,15% so với tháng trước và tăng 10,09% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 25,4 tỷ đồng, giảm 1,68% và tăng 8,60%; doanh thu vận tải hàng hóa 159,1 tỷ đồng, tăng 1,81% và tăng 10,48%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 35,6 tỷ đồng, tăng 0,33% và tăng 9,43%.
Tính chung quý I năm 2025, doanh thu vận tải ước tính đạt 654,5 tỷ đồng, tăng 9,25% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 76,7 tỷ đồng, tăng 9,05%; doanh thu vận tải hàng hóa 471,5 tỷ đồng, tăng 9,36%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 106,3 tỷ đồng, tăng 8,92%.
Số lượt hành khách vận chuyển tháng 3/2025 ước tính đạt 713,14 nghìn lượt hành khách, giảm 2,45% so với tháng trước và tăng 5,90% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 61.420,72 nghìn HK.km, giảm 2,24% và tăng 7,42%. Tính chung quý I năm 2025, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 2.166,8 nghìn HK, tăng 6,47% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 185.925,09 nghìn HK.km, tăng 7,42%.
Vận tải hành khách và hàng hóa
|
Ước tháng 3/2025
|
Ước quý I năm 2025
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 3/2025
|
Quý I năm 2025
|
1. Vận tải hành khách
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn HK)
|
713,14
|
2.166,80
|
105,90
|
106,47
|
- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)
|
61.420,72
|
185.925,09
|
106,53
|
107,42
|
2. Vận tải hàng hóa
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn tấn)
|
1.236,20
|
3.670,59
|
107,58
|
106,77
|
- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)
|
85.706,77
|
253.877,52
|
108,75
|
107,68
|
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 3/2025 ước tính đạt 1.236,20 nghìn tấn, tăng 1,59% so với tháng trước và tăng 7,58% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 85.706,77 nghìn tấn.km, tăng 1,86% và tăng 8,75%. Tính chung quý I năm 2025, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3.670,59 nghìn tấn, tăng 6,77% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 253.877,52 nghìn tấn.km, tăng 7,68%.
5.3. Hoạt động bưu chính, viễn thông
Hoạt động bưu chính, viễn thông phát triển ổn định. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đa dạng hóa các gói dịch vụ, nâng cấp băng thông cho thiết bị di động…phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng; các doanh nghiệp bưu chính bảo đảm an toàn, an ninh trong chuyển phát.
Tính đến hết tháng 02/2025, trên địa bàn tỉnh có 217 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó: 100 bưu cục cấp 1, 2, 3 và điểm phục vụ, khách hàng lớn; 114/125 xã, phường có điểm BĐ-VHX; 3 điểm phục vụ hình thức khác (3 thùng thư công cộng độc lập); 114/125 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị, thành phố có báo đến trong ngày. Bán kính phục vụ bình quân 2,381 km/1 điểm phục vụ; số dân được phục vụ 3.018 người/1 điểm phục vụ.
Về viễn thông: Tổng số thuê bao điện thoại đến cuối tháng 02/2025: 667.671 thuê bao, tăng 31 thuê bao so với tháng trước, đạt mật độ 101,2 thuê bao/100 dân. Trong đó: điện thoại cố định là 5.371 (giảm 130 thuê bao) và 662.300 thuê bao di động (tăng 161 thuê bao). Tổng số thuê bao Internet cố định băng rộng là 138.703 thuê bao, đạt mật độ 21 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền tháng 2/2025: 95.835 thuê bao (giảm 319 thuê bao). Tổng số thuê bao băng rộng di động tháng 2/2025 là: 616.451 thuê bao.
Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.771 trạm (645 trạm 2G, 830 trạm 3G, 1.263 trạm 4G; 43 trạm 5G).
II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
1. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 15/3/2025 là 976,86 tỷ đồng, đạt 19,7% dự toán địa phương năm 2025 và tăng 37% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 744,64 tỷ đồng, đạt 19,3% dự toán địa phương và tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2024; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 231,31 tỷ đồng, đạt 21% dự toán địa phương và tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Thu, chi ngân sách nhà nước
|
Thực hiện đến 15/3/2025
(Tỷ đồng)
|
Thực hiện đến 15/3/2025 so với dự toán ĐP
năm 2025 (%)
|
Thực hiện đến 15/3/2025 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
1. Tổng thu NSNN trên địa bàn
|
976,86
|
19,7
|
137,0
|
TĐ: - Thu nội địa
|
744,64
|
19,3
|
133,6
|
- Thu từ hoạt động XNK
|
231,31
|
21,0
|
149,2
|
2. Tổng chi NSNN địa phương
|
3.230,08
|
25,0
|
113,0
|
TĐ: - Chi đầu tư phát triển
|
209,85
|
11,0
|
106,0
|
- Chi thường xuyên
|
1.540,54
|
20,0
|
129,0
|
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/3/2025 là 3.230,08 tỷ đồng, bằng 25% dự toán địa phương năm 2025 và tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 209,85 tỷ đồng, đạt 11% dự toán địa phương và tăng 6% so cùng kỳ; chi thường xuyên 1.540,54 tỷ đồng, đạt 20% dự toán địa phương và tăng 29% so với cùng kỳ.
2. Hoạt động ngân hàng
Huy động vốn trên địa bàn ước tính đến 31/03/2025 đạt 43.000 tỷ đồng, tăng 5,18% (+2.118 tỷ đồng) so với cuối năm 2024.
Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế ước tính đến 31/03/2025 đạt 55.750 tỷ đồng, giảm 0,68% (-381 tỷ đồng) so với cuối năm 2024; bao gồm: dư nợ cho vay ngắn hạn 30.750 tỷ đồng, chiếm 55,16% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn 25.000 tỷ đồng, chiếm 44,84%.
Nợ xấu đến 28/02/2025 là 712 tỷ đồng, chiếm 1,28% tổng dư nợ, tăng 13,92% (+87 tỷ đồng) so với cuối năm 2024.
3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Giá nhiên liệu trong tháng được điều chỉnh nhiều lần; giá điện sinh hoạt giảm; giá một số mặt hàng và dịch vụ giảm là nguyên nhân chính tác động đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Quảng Trị trong tháng 3 năm 2025 giảm 0,02% so tháng trước; tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,04% so với tháng 12 năm trước; bình quân 3 tháng đầu năm 2025 CPI tăng 4,42% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Ba năm 2025 giảm 0,02% so với tháng trước. Trong đó: khu vực thành thị giảm 0,03% và khu vực nông thôn giảm 0,02%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 03 nhóm hàng giảm giá; 05 nhóm hàng tăng giá và 03 nhóm có chỉ số giá tiêu dùng không tăng giảm.
Trong mức giảm 0,02% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 so với tháng trước, các nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng 02/2025 như lương thực giảm 0,30%; ăn uống ngoài gia đình giảm 1,96%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,31%; giao thông giảm 0,76%... Các nhóm ngành khác cơ bản ổn định về giá hoặc có tăng nhẹ, duy có nhóm thực phẩm tăng khá cao 0,98% do mặt hàng thịt lợn tăng đến 6,9% tác động đến CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm.
Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ
|
Tháng 3 năm 2025 so với
|
BQ quý I năm 2025 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 3/2024
(%)
|
Tháng 12/2024
(%)
|
Tháng 02/2025
(%)
|
1. Chỉ số giá tiêu dùng
|
104,09
|
101,04
|
99,98
|
104,42
|
2. Chỉ số giá vàng
|
116,96
|
110,48
|
104,23
|
115,41
|
3. Chỉ số giá đô la Mỹ
|
103,49
|
100,89
|
100,25
|
103,88
|
Tuy chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2025 giảm 0,02% so với tháng trước, nhưng so với tháng cùng kỳ năm trước tăng 4,09%. Bình quân quý I năm 2025, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,42% so với cùng kỳ năm 2024 (năm 2024 tăng 3,71%).
Chỉ số giá vàng tháng 3/2025 tăng 4,23% so với tháng trước và tăng 16,96% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I năm 2025 tăng 15,41% (quý I năm 2024 tăng 16,44%).
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2025 tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 3,49% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I năm 2025 tăng 3,88% (bằng với quý I năm 2024).
4. Đầu tư và xây dựng
4.1. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh quý I/2025 ước tăng 7,88% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn ngân sách nhà nước tăng mạnh do tập trung triển khai đẩy nhanh các dự án trọng điểm từ nguồn vốn NSTW, nguồn vốn ngân sách địa phương quản lý cũng tăng khá so với cùng kỳ do kế hoạch vốn 2025 được triển khai, phân bổ vốn tăng cao so với năm trước.
Năm 2025 là năm cuối thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025, vì vậy việc triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công ngay từ những tháng đầu năm có vai trò quan trọng; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 20/01/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, yêu cầu các cơ quan chức năng, các đơn vị, các chủ đầu tư triển khai thực hiện, khắc phục các điểm nghẽn và tăng tốc giải ngân ngay từ đầu năm.
Vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn
|
Ước thực hiện
quý I/2025
(Tỷ đồng)
|
Ước thực hiện
quý I/2025 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng số
|
4.691,6
|
107,88
|
- Vốn khu vực nhà nước
|
1.125,9
|
130,37
|
- Vốn của dân cư và tư nhân
|
3.463,5
|
101,71
|
- Vốn đầu tư trực tiếp NN
|
102,2
|
127,83
|
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn quý I/2025 (giá hiện hành) ước tính đạt 4.691,6 tỷ đồng, tăng 7,88% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước ước thực hiện 1.125,9 tỷ đồng, chiếm 24% tổng vốn và tăng 30,37% so với cùng kỳ năm trước; Nguồn vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước (bao gồm vốn của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước và hộ dân cư) ước thực hiện 3.463,5 tỷ đồng, chiếm 73,8% tổng vốn và tăng 1,71% so với cùng kỳ năm trước; Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện 102,2 tỷ đồng, chiếm 2,2% tổng vốn và tăng 27,83% so với cùng kỳ năm trước.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý I/2025 ước đạt 890,9 tỷ đồng, tăng 40,75% so với cùng kỳ, trong đó vốn ngân sách địa phương quản lý ước đạt 380,5 tỷ đồng, bằng 6,66% kế hoạch và tăng 30,07% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 278,7 tỷ đồng, bằng 5,88% kế hoạch và tăng 38,73%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 98,6 tỷ đồng, bằng 10,9% kế hoạch và tăng 12,93%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 3,2 tỷ đồng, bằng 4,53% kế hoạch và giảm 25,51%.
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn quý I/2025 theo khoản mục đầu tư gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản 3.841,2 tỷ đồng, tăng 8,52% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản 421,8 tỷ đồng, tăng 9,24%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ 405,8 tỷ đồng, tăng 0,56%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 22,9 tỷ đồng, tăng 15,47%.
Tình hình thu hút vốn đầu tư:
- Vốn FDI: Từ đầu năm đến nay chưa có dự án FDI đăng ký mới.
- Vốn đầu tư ngoài nhà nước: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh cấp mới 08 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư 1.977,71 tỷ đồng; trong đó có các dự án nổi bật như: Trang trại chăn nuôi Cam Tuyền 1 với tổng mức đầu tư 275,45 tỷ đồng; Trang trại chăn nuôi Cam Tuyền 2 với tổng mức đầu tư 282,33 tỷ đồng; Dự án Trạm cắt 500kV Quảng Trị 2 và các đường dây 500kV đấu nối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tổng mức đầu tư 1.300,49 tỷ đồng.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước: Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị tính đến 21/3/2025: Nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý năm 2025 đã giải ngân 251,3 tỷ đồng, chỉ đạt 4,82 % kế hoạch giao năm 2025.
4.2. Xây dựng
Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 7,42% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một mức tăng trưởng khá tích cực, cho thấy ngành xây dựng của tỉnh Quảng Trị đang phục hồi và phát triển. Trong tổng chung có sự đóng góp mạnh mẽ từ các công trình kỹ thuật dân dụng và công trình nhà không để ở, cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng và các công trình công cộng, phát triển hạ tầng, giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Tình hình thực hiện xây dựng quý I năm 2025 tăng so với cùng kỳ năm trước, khi mà các dự án trọng điểm đang tiếp tục được đẩy nhanh như: Dự án đường cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh, Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, Cảng biển nước sâu Mỹ Thuỷ, Dự án Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây. Tuy nhiên, trong tháng 3/2025, thực hiện Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo tạm ngừng triển khai xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc của các cơ quan cho đến khi có chủ trương mới, do đó các dự án sửa chữa, xây mới trụ sở cơ quan thuộc nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước phần lớn đang tạm dừng.
Giá trị sản xuất xây dựng quý I/2025 (giá hiện hành) ước tính đạt 3.767,8 tỷ đồng, chủ yếu do các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện. Trong tổng giá trị sản xuất xây dựng, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở 1.292,3 tỷ đồng, chiếm 34,3%; công trình nhà không để ở 489,3 tỷ đồng, chiếm 12,99%; công trình kỹ thuật dân dụng 1.788,5 tỷ đồng, chiếm 47,47%; hoạt động xây dựng chuyên dụng 197,7 tỷ đồng, chiếm 5,25%.
Giá trị sản xuất xây dựng quý I/2025 (GSS2010) ước tính đạt 2.172 tỷ đồng, tăng 7,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: xây dựng công trình nhà ở 745,7 tỷ đồng, giảm 1,85%; công trình nhà không để ở 282,3 tỷ đồng, tăng 11,4%; công trình kỹ thuật dân dụng 1.032 tỷ đồng, tăng 14,85%; công trình chuyên dụng 112 tỷ đồng, tăng 1,55%.
III. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Quảng Trị trong quý I/2025 ước khoảng 336.850 người, tăng 0,26% so cùng kỳ năm trước; trong đó: nam là 175.150 người, tăng 0,40% so cùng kỳ năm trước, chiếm 51,99%; nữ là 161.700 tăng 0,11%, người chiếm 48,01%. Lực lượng lao động khu vực thành thị là 111.680 người, tăng 0,21%, chiếm 33,15%; khu vực nông thôn 225.170 người, tăng 0,29%, chiếm 66,85%.
Lao động có việc làm ước tính 329.540 người, tăng 0,21% so cùng kỳ năm trước, chiếm 97,83% trong tổng lực lượng lao động của tỉnh. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất với 40,50%, tương đương với 133.480 người; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất với 20,63% tương đương với 67.980 người; lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 38,87% với 128.080 người (cơ cấu quý I/2024 tương ứng là 40,01%; 19,85% và 39,13%). Như vậy, so với cùng kỳ năm trước, tỷ trọng lao động có việc làm tăng lên ở khu vực công nghiệp - xây dựng và giảm xuống ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực dịch vụ.
Tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động quý I/2025 ước tính 2,17%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước 2,57%. Tỷ lệ thất nghiệp ở nam cao hơn nữ (2,25% so với 2,08%), thành thị cao hơn nông thôn (2,35% so với 2,07%). Tính từ ngày 01/01/2025 đến ngày 18/3/2025, đã có 536 người nộp hồ sơ hưởng BHTN; đã giải quyết cho 426 người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tính đến ngày 15/03/2025, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 3.916 lượt lao động. Trong đó: làm việc trong tỉnh 1.746 lượt lao động; làm việc ngoài tỉnh 1.632 lượt lao động; làm việc ngoài nước 538 lượt lao động, trong đó xuất khẩu lao động 527 lượt lao động.
2. Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội
Tình hình đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang ngày một khởi sắc. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, theo báo cáo của Sở LĐ-TB và XH, không có hộ thiếu đói, nhân khẩu thực sự có nguy cơ thiếu đói. Năm 2025 là năm thứ hai liên tiếp, tỉnh không xin cấp phát gạo cứu đói dịp Tết và kỳ giáp hạt, cho thấy sự cải thiện trong đời sống người dân.
Với tinh thần quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội, nhất là đối với các gia đình chính sách, người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới và đối tượng chính sách khác... bảo đảm mọi người mọi nhà đều được vui Xuân, đón Tết; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 13/CT- UBND ngày 25/12/2024 về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đầm ấm, vui tươi, an toàn và lành mạnh. Theo đó, các cấp, các ngành đã triển khai tổ chức thực hiện đầy đủ chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, đã trao tặng 150.760 suất quà cho người có công, gia đình chính sách, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động và các tổ chức, cá nhân khác với tổng kinh phí 73.291,76 triệu đồng, từ các nguồn: Quà Chủ tịch nước; Quà từ ngân sách địa phương cấp tỉnh, huyện, xã; Quà từ nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp và từ các nguồn của các chương trình của các tổ chức, các ngành trong tỉnh...
Thực hiện Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” theo Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đến nay tỉnh đã phê duyệt số lượng hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ cần hỗ trợ nhà ở; hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gồm 7.663 hộ (trong đó xây mới 4.460 hộ; sửa chữa 3.203 hộ) với tổng kinh phí dự kiến khoảng 414,06 tỉ đồng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến 15/3/2025, tổng số nhà đã được ra Quyết định phân bổ nguồn vốn để sớm triển khai thực hiện có 2.620 nhà, trong đó đã hoàn thành gần 900 nhà với số tiền gần 63 tỷ đồng.
3. Giáo dục và Đào tạo
Trong quý I, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tập trung chỉ đạo các hoạt động để nâng cao chất lượng giáo dục, hướng dẫn triển khai hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong học kỳ II; chủ động xây dựng các kế hoạch, giải pháp quản lý chỉ đạo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được triển khai hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 theo đúng kế hoạch. Tính đến tháng 3/2025, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 230/366 (chỉ tính khối các trường công lập), đạt tỷ lệ 62,84%, trong đó: Mầm non có 105/147 trường, đạt tỷ lệ 71,43 %; Tiểu học có 36/66 trường, đạt tỷ lệ 54,55%; TH&THCS có 49/81 trường, đạt tỷ lệ 60.49%; THCS có 23/42 trường, đạt tỷ lệ 54,76%; THPT có 16/24 trường, đạt tỷ lệ 66,67%; THCS&THPT có 1/6 trường, đạt tỷ lệ 16.67%.
Kết quả một số kỳ thi của học sinh Phổ thông trong quý I/2025:
- Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, tỉnh Quảng Trị có 60/89 em đạt giải, chiếm tỷ lệ 67,42% tăng 16 giải so với năm học 2023 - 2024 (01 giải Nhất, 07 giải Nhì, 17 giải Ba và 35 giải Khuyến khích).
- Trong kỳ thi học sinh giỏi văn hóa lớp 9 năm học 2024-2025, có 868 học sinh tham dự Kỳ thi. Kết quả có 20 học sinh đạt giải Nhất, 85 học sinh đạt giải Nhì, 152 học sinh đạt giải Ba và 214 học sinh đạt giải Khuyến khích.
- Tham gia Cuộc thi Khoa học Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT năm 2024-2025 tại thành phố Hồ Chí Minh; đoàn học sinh tỉnh Quảng Trị đoạt 01 giải Nhất, 01 giải Nhì và 01 giải Ba.
4. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Trong quý I/2025, nhìn chung các bệnh truyền nhiễm lưu hành trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, được phát hiện sớm và xử lý kịp thời nên hạn chế lây lan. Đa số các bệnh truyền nhiễm giảm, hoặc tương đương so với cùng kỳ năm 2024 (Cúm, Tiêu chảy, Lỵ trực trùng, Thủy đậu, Sốt rét, Viêm gan vi rút B...), một số bệnh truyền nhiễm tăng (như: Sốt xuất huyết, Sởi, Tay chân miệng).
Theo báo cáo từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính từ 01/01/2025 đến 28/02/2025. Trên địa bàn tỉnh có 846 ca mắc bệnh cúm, tăng 10,59% (+81 ca) so với cùng kỳ năm trước; 02 ca mắc bệnh lỵ Amip, giảm 50,0% (-02 ca); 14 ca mắc bệnh lỵ trực trùng giảm 53,33% (-16 ca); 02 ca mắc quai bị, giảm 85,71%(-12 ca); 52 ca mắc thuỷ đậu, tăng 57,58% (+19 ca); 161 ca mắc bệnh tiêu chảy, giảm 31,78% (-75 ca); 07 ca mắc viêm gan vi rút, giảm 56,25%(-09 ca); 115 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 33,72% (+29 ca); 03 ca tay chân miệng, tăng 50% (+01 ca). Không có trường hợp nào tử vong.
Trong giai đoạn thời tiết giao mùa thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, trên địa bàn tỉnh bệnh sốt phát ban nghi sởi có xu hướng gia tăng. Tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai chủ động triển khai công tác phòng chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Tháng 3, trên địa bàn tỉnh phát hiện mới 03 trường hợp nhiễm HIV, số người nhiễm HIV còn sống đến 14/03/2025 là 228 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 12 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 45 bà mẹ); trong tháng không có bệnh nhân tử vong do AIDS, số bệnh nhân tử vong do AIDS lũy tích đến 14/03/2025 là 114 người.
Trong tháng 3 cũng như trong quý I/2025, trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
5. Hoạt động văn hóa, thể thao
Trong quý I/2025, nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống nhân dịp Tết Nguyên đán, các ngày lễ lớn của đất nước và quê hương Quảng Trị được tổ chức khắp các địa phương, đã phát huy bản sắc văn hoá, đồng thời nâng cao đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân. Các hoạt động như Chào năm mới 2025, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/2/1930-03/02/2025), mừng Xuân Ất Tỵ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng huyện Hải Lăng (19/3/1975 - 19/3/2025) và đón nhận huyện Hải Lăng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024,...
Các hoạt động thể thao được tổ chức như: các giải cờ tướng, đẩy gậy, kéo co nằm trong khuôn khổ của Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị lần thứ IX, năm 2025 - 2026. Triển khai tổ chức Giải Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 66 sẽ diễn ra tại thành phố Đông Hà từ ngày 28 đến 30/3/2025, là sự kiện thể thao quan trọng, không chỉ nhằm thúc đẩy phong trào chạy bộ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người Quảng Trị.
Ngoài ra, phong trào thể thao quần chúng cũng được tiếp tục được đẩy mạnh, tổ chức rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Các hoạt động thể thao nổi bật trong quý I như: các giải thi đấu các môn thể thao quần chúng (bóng đá, bóng chuyền...), các trò chơi dân gian truyền thống (đua thuyền, hội Cù, hội đu...) được tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nhìn chung, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt, thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi,
6. Tình hình thiên tai, cháy nổ và bảo vệ môi trường
Trong tháng Ba năm 2025, trên địa bàn tỉnh không có thiên tai xảy ra. Tính chung toàn quý I, có xảy ra tình hình thiệt hại thiên tai trong tháng Hai do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn trên diện rộng làm ngập úng gần 4.000 ha lúa đang thời kỳ đẻ nhánh và hơn 300 ha rau màu.
Trong tháng 3/2025 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ cháy (Không có cháy rừng), giảm 66,67% (-02 vụ) so tháng trước và giảm 75% (-03 vụ) so với cùng kỳ năm trước. Không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước 1,5 triệu đồng. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2025, đã xảy ra 05 vụ cháy (Không có cháy rừng), giảm 44,44% (-04 vụ) so với cùng kỳ năm trước. Không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước 41,5 triệu đồng. Đã điều tra làm rõ 5 vụ, nguyên nhân chủ yếu so sơ suất trong dùng lửa và chập điện.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 05 vụ vi phạm môi trường, giảm 75,0% (-15 vụ) so với tháng trước, giảm 64,29% (-09 vụ) so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các vụ đều vị phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản, số tiền xử phạt 225,0 triệu đồng. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn tỉnh phát hiện và xử lý 57 vụ vi phạm môi trường, giảm 30,49% (-25 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 283,88 triệu đồng.
7. Tai nạn giao thông
Số liệu từ ngày 15/02/2025 đến 14/3/2025, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 09 vụ tai nạn giao thông, làm chết 01 người, bị thương 12 người. So với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giảm 52,63% (-10vụ), số người chết giảm 92,31% (-12 người), số người bị thương giảm 20,0% (-03 người). Tính chung 3 tháng đầu năm 2025 (Từ 15/12/2024 đến 14/03/2025) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 17 người, bị thương 26 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 38,60% (-22 vụ), số người chết giảm 37,04% (-10 người), số người bị thương giảm 44,68% (-21 người). Tất cả các vụ tai nạn đều xảy ra trên đường bộ. Riêng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán tỉnh từ ngày 25/01/2025 đến ngày 02/02/2025, đã xảy ra 05 vụ TNGT, làm chết 02 người, bị thương 04 người; so với cùng kỳ năm 2024 giảm 03 vụ (giảm 37,5%), số người chết không tăng, không giảm; số người bị thương giảm 03 người.
Trong tháng 3/2025 và 3 tháng đầu năm 2025, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực, giảm mạnh ở cả 3 tiêu chí số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương. Như vậy, sau gần 03 tháng áp dụng Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/12/2024
về quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, người dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm luật lệ giao thông. Về cơ bản, các vụ tai nạn giao thông đã giảm hơn nhiều so với trước đây.
► Số liệu KT-XH quý I năm 2025
CHI CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG TRỊ