Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 228
Hôm nay: 2,921
Lượt truy cập: 1,419,459
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 5 NĂM 2020
Cập nhật bản tin: 5/29/2020
            

 

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

1.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

* Sơ bộ kết quả sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân năm 2019-2020

Tỉnh Quảng Trị bước vào sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân 2019-2020, trong điều kiện không được thuận lợi: Đầu vụ mưa lớn đã làm ngập úng một số diện tích lúa phải gieo cấy lại, cuối vụ do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn, gió mạnh làm ngã đổ gần 4.000 ha lúa gây khó khăn cho khâu thu hoạch; tình hình dịch bệnh gây hại trên cây trồng diễn biến phức tạp... Để ứng phó với điều kiện bất lợi do thiên tai và dịch bệnh gây ra, đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ Đông Xuân năm 2019-2020; ngành Nông nghiệp đã kịp thời có văn bản chỉ đạo và cử cán bộ về các địa phương thực hiện công tác khắc phục thiên tai, dịch bệnh…Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020: Cây lúa cho năng suất đạt khá, riêng các loại cây trồng khác do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh nên diện tích và năng suất hầu hết các loại cây trồng khác đều giảm so với vụ Đông Xuân năm trước.

Về diện tích: Vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh đã gieo trồng được 40.168,1 ha các loại cây hàng năm, giảm 0,68% (-274,4 ha) so với vụ Đông Xuân 2018-2019. Trong đó: cây lúa gieo cấy 26.097,9 ha, tăng 0,36% (+93,1 ha); cơ cấu giống lúa chủ yếu là các loại giống ngắn ngày, cho năng suất chất lượng cao như: HC95, HN6, TL6, AC95, HC95, HT1, Thiên Ưu 8, P6, NA2…; cây ngô gieo trồng 2.930,4 ha, giảm 0,03% (-0,9 ha); khoai lang 1.369,6 ha, giảm 15,14% (-244,4 ha);  lạc 2.944,5 ha, giảm 5,02% (-155,7 ha); rau các loại 3.770,1 ha, tăng 5,44% (+194,5 ha); đậu các loại 543,3 ha, giảm 4,15% (-23,5 ha); cây ớt 388,6 ha, tăng 7,44% (+26,9 ha)...

Vụ Đông Xuân năm nay đầu vụ mưa nhiều nên một số diện tích trồng màu trên chân ruộng thấp, gần nguồn nước tưới được chuyển sang trồng lúa nên diện tích lúa tăng; một số cây trồng khác như: ngô, lạc, đậu các loại do đầu vụ mưa kéo dài, không gieo trồng kịp thời vụ nên chuyển sang trồng rau các loại, ớt nên diện tích giảm; diện tích khoai lang giảm do khó tiêu thụ, hiệu quả thấp…

Về năng suất: Sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân 2019-2020, nhờ xây dựng và thực hiện tốt lịch thời vụ; chủ động trong công tác thủy lợi và phòng, chống dịch bệnh nên cây lúa cho năng suất cao nhất từ trước đến nay. Riêng các loại cây trồng khác do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh nên năng suất giảm so với vụ Đông Xuân năm trước. Vụ Đông Xuân năm 2019-2020, năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm trước; cây ngô năng suất đạt 37 tạ/ha, giảm 1 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 82,5 tạ/ha, giảm 1 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 21 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 105,3 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 11,7 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; cây ớt năng suất đạt 56 tạ/ha, giảm 2,2 tạ/ha…

Về sản lượng: Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân 2019-2020 ước tính đạt 163.914,9 tấn, tăng 0,4% (+646,7 tấn) so với vụ Đông Xuân năm trước; trong đó: sản lượng lúa 153.071,5 tấn, tăng 0,63% (+954,1 tấn); sản lượng ngô 10.842,4 tấn, giảm 2,66% (-295,9 tấn). Sản lượng khoai lang ước tính đạt 11.299,3 tấn, giảm 16,16% (-2.177,6 tấn); sản lượng lạc 6.183,3 tấn, giảm 6,61%  (-437,3 tấn); sản lượng rau các loại 39.707,8 tấn, tăng 4,83% (+1.829,5 tấn); sản lượng đậu các loại 637,6 tấn, giảm 8,17% (-56,7 tấn); sản lượng ớt 2.174,6 tấn, tăng 3,30% (+69,5 tấn)…

* Tiến độ sản xuất cây hàng năm vụ Hè Thu năm 2020

Tính đến ngày 15/5/2020, toàn tỉnh đã gieo trồng được 2.850 ha lúa, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước và 1.010 ha sắn, tăng 6,31%.  

Diện tích, sản lượng một số cây hàng năm chủ yếu 

 

Vụ Đông Xuân 2018-2019

Ước vụ Đông Xuân 2019-2020

So sánh

 (%)

1. Diện tích (Ha)

 

 

 

- Lúa

26.004,8

26.097,7

100,36

- Ngô

2.931,3

2.930,4

99,97

- Khoai lang

1.614,0

1.369,6

84,86

- Lạc

3.100,2

2.944,5

94,98

- Rau các loại

3.575,6

3.770,1

105,44

- Đậu các loại

566,8

543,3

95,85

2. Sản lượng (Tấn)

 

 

 

* Tổng SLlương thực có hạt

163.268,2

163.914,9

100,40

- Lúa

152.117,4

153.071,5

100,63

- Ngô

11.138,3

10.842,4

97,34

- Khoai lang

13.476,9

11.299,3

83,84

- Lạc

6.620,6

6.183,3

93,39

- Rau các loại

37.378,3

39.707,8

104,83

- Đậu các loại

694,3

637,6

91,83

b. Chăn nuôi

Ước tính đến 31/5/2020, đàn trâu có 22.406 con, giảm 0,42% so với cùng thời điểm năm 2019; đàn bò có 56.523 con, giảm 4,21%; đàn lợn thịt có 111.000 con, giảm 36,51%; đàn gia cầm có 3.420 nghìn con, tăng 2,40%; trong đó: đàn gà 2.565 nghìn con, tăng 0,12%. Đàn trâu, bò giảm do diện tích chăn thả bị thu hẹp; phong trào nuôi bò thịt, nhốt chuồng phát triển chưa mạnh. Đàn lợn thịt giảm mạnh do ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi, đàn lợn thịt chưa phục hồi do lợn giống giá khá cao; người chăn nuôi còn thận trọng chưa tăng quy mô đàn hoặc tái đàn do  dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn phát sinh. Chăn nuôi gia cầm sau một thời gian phát triển mạnh đến nay do nguồn cung lớn, khó tiêu thụ, giá bán giảm sút nên đàn gia cầm có xu hướng chững lại.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 

 

Ước  tháng 5/2020

(Tấn)

Ước 5 tháng

năm 2020

(Tấn)

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tháng 5/2020

5 tháng

năm 2020

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

2.760,0

14.141,0

83,97

76,67

- Thịt trâu

84,0

428,0

105,00

103,38

- Thịt bò

248,0

1.229,0

107,36

102,25

- Thịt lợn

1.478,0

7.960,0

67,30

61,03

- Thịt gia cầm

950,0

4.524,0

121,79

119,49

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Năm ước tính đạt 2.760 tấn, giảm 16,03% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 1.478 tấn, giảm 32,70%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 14.141 tấn, giảm 23,33% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 7.960 tấn, giảm 38,97%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 5 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi đàn lợn thịt vẫn chưa phục hồi.

Tình hình dịch bệnh: Từ ngày 15/4-14/5/2020, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh với tổng số 49 con lợn mắc bệnh; đã tiêu hủy 49 con với trọng lượng 2,6 tấn. Ngoài ra, còn có 22 con bò ở huyện Gio Linh mắc bệnh Lở mồm long móng; đến ngày 14/5/2020, toàn bộ gia súc mắc bệnh đã lành triệu chứng.

1.2. Lâm  nghiệp

Tháng Năm, sau thời gian cách ly xã hội do dịch COVID-19 khai thác gỗ rừng trồng tăng mạnh trở lại; tuy nhiên, do tháng Tư cao điểm thực hiện cách ly xã hội nên hoạt động xuất khẩu dăm gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ bị đóng băng nên khai thác gỗ hạn chế làm cho sản lượng gỗ khai thác 5 tháng đầu năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng gỗ khai thác tháng Năm ước tính đạt 105.615 m3, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác 50.100 ster, giảm 3%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính đạt 695 nghìn cây, giảm 0,40% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 418.575 m3, giảm 9,37%; sản lượng củi khai thác 91.577 ster, giảm 1,53%.

Trồng rừng và khai thác lâm sản 

 

Ước  tháng 5/2020

Ước 5 tháng

năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tháng 5/2020

5 tháng

năm 2020

1. Trồng rừng tập trung (Ha)

-

-

-

-

2. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán (Nghìn cây)

-

695

-

99,60

3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)

105.615

418.575

103,90

90,63

4. Sản lượng củi khai thác (Ster)

50.100

91.577

97,00

98,47

Thiệt hại rừng: Trong tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh  không xảy ra cháy rừng.

Về kiểm soát vi phạm lâm luật: Trong tháng, đã phát hiện và bắt giữ 33 vụ vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 24 vụ; lâm sản tịch thu 20,5 m3 gỗ các loại. Tính chung từ đầu năm đến nay, đã phát hiện và bắt giữ 86 vụ vi phạm hành chính; xử lý vi phạm hành chính 74 vụ; lâm sản tịch thu 123,3 m3 gỗ các loại và 1,5 kg động vật rừng, sản phẩm động vật rừng.

1.3. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng Năm ước tính đạt 405,7 ha; trong đó: nuôi cá 164 ha, nuôi tôm 229 ha. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính đạt 2.568,3 ha, tăng 0,04% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nuôi cá 1883 ha, tăng 0,05%; nuôi tôm 669 ha, bằng cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng thủy sản tháng Năm ước tính đạt 3.320,7 tấn, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.400,7 tấn, tăng 8,08%; tôm 655 tấn, tăng 9,90%; thủy sản khác 265 tấn, giảm 36,75%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 15.568 tấn, tăng 17,97% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 10.620,5 tấn, tăng 11,69%; tôm 1.560,5 tấn, giảm 0,35%; thủy sản khác 3.387 tấn, tăng 59,61%. Cụ thể:  

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng Năm ước tính đạt 760,7 tấn, tăng 8,78% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 150,7 tấn, tăng 0,94%; tôm 610 tấn, tăng 10,91%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 2.821,5 tấn, tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.456,5 tấn, tăng 2,30%; tôm 1.365 tấn, tăng 5,41%. Nuôi trồng thủy sản ở Quảng Trị quy mô nhỏ, sản lượng hàng năm không lớn và tương đối ổn định.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng Năm ước tính đạt 2.560 tấn, tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.250 tấn, tăng 8,59%; tôm 45 tấn, giảm 2,17%; thủy sản khác 265 tấn, giảm 36,75%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, sản lượng khai thác ước tính đạt 12.746,5 tấn, tăng 21,65% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 9.164 tấn, tăng 13,35%; tôm 195,5 tấn, giảm 27,86%; thủy sản khác 3.387 tấn, tăng 59,61%. Trong 5 tháng đầu năm nay giá dầu giảm mạnh, thời tiết khá thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển khai thác thủy sản; ngư dân Quảng Trị được mùa cá nục, cá cơm, mực, khuyếc… nên sản lượng khai thác tăng khá.

Sản lượng thủy sản 

 

Ước  tháng 5/2020

(Tấn)

Ước 5 tháng

năm 2020

(Tấn)

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tháng 5/2020

5 tháng

năm 2020

Tổng sản lượng thủy sản

3.320,7

15.568,0

102,61

117,97

1. Sản lượng nuôi trồng

760,7

2.821,5

108,78

103,78

TĐ: - Cá

150,7

1.456,5

100,94

102,30

       - Tôm

610,0

1.365,0

110,91

105,41

2. Sản lượng khai thác

2.560,0

12.746,5

100,91

121,65

TĐ: - Cá

2.250,0

9.164,0

108,59

113,35

       - Tôm

45,0

195,5

97,83

72,14

       - Thủy sản khác

265,0

3.387,0

63,25

159,61

Tình hình dịch bệnh nuôi trồng thủy sản: Dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra tại huyện Vĩnh Linh và TP Đông Hà với tổng diện tích bị bệnh là 49,58 ha. Có  18,07 ha bị bệnh đốm trắng và 0,45 ha bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, số diện tích còn lại không xác định được nguyên nhân; Chi cục thủy sản đã kịp thời cấp 8.160 kg hóa chất chlorine từ nguồn Trung ương và nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ các hộ nuôi dập dịch nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

2. Sản xuất công nghiệp và hoạt động doanh nghiệp

2.1. Sản xuất công nghiệp 

Ngành công nghiệp tháng Năm đã hoạt động bình thường trở lại nên chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá so với tháng Tư (tháng cao điểm thực hiện cách ly xã hội do dịch COVID-19); tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn còn tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Một số doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu hoặc nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài còn bị ảnh hưởng do các nước đối tác chưa mở cửa hoặc còn hạn chế…nên tình hình sản xuất giảm sút như: chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất…Ngành sản xuất đồ uống chỉ số sản xuất giảm mạnh do sản phẩm bia tiêu thụ gặp khó khăn.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Năm ước tính tăng 8,71% so với tháng trước và tăng 2,97% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước ngành khai khoáng tăng 9,55%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,35%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,07%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,41%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 5,06% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 15,71%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,26%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,42%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,04%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 

             

Tháng 5/2020 so với tháng 4/2020

(%)

Tháng 5/2020 so với cùng kỳ năm trước (%)

5 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)

Toàn ngành công nghiệp

108,71

102,97

105,06

- Khai khoáng

108,85

109,55

115,71

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

108,82

101,35

104,26

- Sản xuất và phân phối điện

108,87

108,07

105,42

- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

104,11

99,59

101,04

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất da và sản phẩm có liên quan bằng 58,6 lần cùng kỳ năm trước; dệt 18,2 lần; khai thác quặng kim loại tăng 30,54%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 14,89%; sản xuất trang phục tăng 13%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 12,34%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11,68%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 8,67%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,42%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 5,07%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 2,52%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 0,71%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: khai khoáng khác giảm 1,65%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 5,58%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 7,21%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 7,36%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 10,47%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 14,34%; sản xuất đồ uống giảm 23,21%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 24,31%.

Một số sản phẩm chủ yếu trong 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: xi măng tăng 21,57%; tấm lợp proximăng tăng 18,01%; dăm gỗ tăng 15,94%...Một số sản phẩm tăng thấp: quần áo tăng 12,18%; điện thương phẩm tăng 8,98%; thủy hải sản chế biến tăng 8,95%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 3,68%; tinh bột sắn tăng 3,45%; nước máy tăng 2,50%; điện sản xuất tăng 2,33%;      gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 0,91%; đá xây dựng tăng 0,20%...Một số sản phẩm giảm: săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 9,83%; phân hóa học giảm 10,63%; dầu nhựa thông giảm 18,68%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 21,24%; nước hoa quả, tăng lực giảm 22,19%; gạch khối bằng bê tông giảm 25,80%; ván ép giảm 29,18%; bia lon giảm 58,59%...  

Tháng Năm, các doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại sau thời gian thực hiện cách ly xã hội trong tháng Tư do dịch COVID-19 nên số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp tại thời điểm 01/5/2020 tăng so với cùng thời điểm tháng trước và tăng khá cao so với cùng thời điểm năm trước  do năm nay có một số doanh nghiệp các ngành dệt, may, sản xuất giấy…mới đi vào hoạt động đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2020 tăng 0,62% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 12,04% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 4,98%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 5,14%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 123,78%. Tại thời điểm trên so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 23,85%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,21%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,07%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,93%.

2.2. Hoạt động doanh nghiệp

Tháng Năm, các hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường nhưng do vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 nên số doanh nghiệp thành lập mới chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Trong tháng Năm (Từ 01-16/5), toàn tỉnh có 18 DN đăng ký thành lập mới, bằng cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 60,7 tỷ đồng, giảm 50,88%; số vốn đăng ký bình quân một DN đạt 3,37 tỷ đồng, giảm 50,88%. Số DN ngừng hoạt động là 04 DN; số DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh là 01 DN; số DN trở lại hoạt động là 04 DN.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020 (Từ 01/01-16/5/2020), toàn tỉnh có 148 DN đăng ký thành lập mới, giảm 5,73% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 3.037 tỷ đồng, giảm 11,29%; số vốn đăng ký bình quân một DN đạt 20,5 tỷ đồng, giảm 5,96%. Số DN ngừng hoạt động là 93 DN, tăng 30,99% so với cùng kỳ năm trước; số DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là 18 DN, giảm 40%; số DN trở lại hoạt động là 51 DN, giảm 31,08%           (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư).

3. Đầu tư  

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước do vốn kế hoạch được phân bổ năm 2020 tăng trên 60% so với năm 2019; tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tình hình giải ngân vốn chưa đạt yêu cầu đề ra nên vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt thấp so với kế hoạch.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Năm ước tính đạt 239,8 tỷ đồng, tăng 23,50% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 190,5 tỷ đồng, tăng 49,94%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 42,9 tỷ đồng, giảm 27,58%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 6,4 tỷ đồng, giảm 18,82%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 1.027,32 tỷ đồng, bằng 31,78% kế hoạch năm 2020 và tăng 42,76% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 802,41 tỷ đồng, bằng 30,81% kế hoạch và tăng 57,53%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 194,88 tỷ đồng, bằng 35,71% kế hoạch và tăng 7,54%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 30,03 tỷ đồng, bằng 36,14% kế hoạch và tăng 3,46%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 

 

Ước tính tháng 5/2020

(Tỷ đồng)

Ước tính 5 tháng năm 2020

(Tỷ đồng)

Tháng 5/2020 so với cùng kỳ năm trước

(%)

5 tháng

năm 2020 so với kế hoạch năm 2020 (%)

5 tháng

năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng số

239,80

1.027,32

123,50

31,78

142,76

- Vốn ngân sách cấp tỉnh

190,50

802,41

149,94

30,81

157,53

- Vốn ngân sách cấp huyện

42,90

194,88

72,42

35,71

107,54

- Vốn ngân sách cấp xã

6,40

30,03

81,18

36,14

103,46

Vốn đầu tư thực hiện trong 5 tháng đầu năm 2020 một số Chương trình/Dự án lớn từ nguồn ngân sách nhà nước: Khu tái định cư xã Hải Khê và đường vào KTC 35,7 tỷ đồng; Dự án phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông 34,87 tỷ đồng; Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Quảng Trị 23,88 tỷ đồng; Cơ sở hạ tầng khu vực Bắc sông Hiếu 18,50 tỷ đồng; Đường nối các xã miền Tây và Đông huyện Vĩnh Linh 18,20 tỷ đồng; Đường giao thông từ Thị trấn Gio Linh đến các xã phía Nam huyện Gio Linh 13,15 tỷ đồng…

Tiến độ giải ngân vốn: Từ đầu năm đến 30/4/2020, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 611,86 tỷ đồng, đạt 20,72% kế hoạch năm 2020; trong đó nguồn vốn địa phương quản lý 534,76 tỷ đồng, đạt 18,19% KH năm.

4. Thương mại và dịch vụ

4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tháng Năm, các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ được hoạt động trở lại sau thời gian thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19 nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khá cao so với tháng trước (tháng Tư là tháng cao điểm thực hiện cách ly xã hội). Tuy nhiên, do vẫn còn một số dịch vụ chưa được hoạt động; hơn nữa, một bộ phận dân cư do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mất việc làm hoặc giản việc làm cho thu nhập giảm sút, sức mua giảm  nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5/2020 vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tháng Năm vẫn chưa phát sinh doanh thu.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng Năm ước tính đạt 2.509,12 tỷ đồng, tăng 30,54% so với tháng trước và giảm 0,58% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.179,81 tỷ đồng, tăng 21,79% và tăng 1,06%; doanh thu lưu trú và ăn uống 243,10 tỷ đồng, tăng 182,06% và giảm 8,55%; du lịch lữ hành không phát sinh doanh thu; doanh thu dịch vụ khác 86,21 tỷ đồng, tăng 85,94% và giảm 11,99%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 12.170,95 tỷ đồng, giảm 2,05% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 10.774,89 tỷ đồng, chiếm 88,52% tổng mức và tăng 1,05% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: gỗ và vật liệu xây dựng tăng 21,14%; lương thực, thực phẩm tăng 4,39%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 973,79 tỷ đồng, chiếm 8% tổng mức và giảm 22,80% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 20,08 tỷ đồng, giảm 42,55%; doanh thu dịch vụ ăn uống 953,71 tỷ đồng, giảm 22,24%.

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 2,37 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức và giảm 83,61% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 419,90 tỷ đồng, chiếm 3,47% tổng mức và giảm 13,77% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 

 

Ước tháng 5/2020

( Tỷ đồng)

Ước 5 tháng

năm 2020

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng mức

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Tháng 5/2020

5 tháng năm 2020

Tổng số

2.509,12

12.170,95

100,00

99,42

97,95

- Bán lẻ hàng hóa

2.179,81

10.774,89

88,52

101,06

101,05

- Lưu trú và ăn uống

243,10

973,79

8,00

91,45

77,20

- Du lịch lữ hành

-

2,37

0,01

-

16,39

- Dịch vụ khác

86,21

419,90

3,47

88,01

86,23

4.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Tháng Năm, sau thời gian thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19 hoạt động vận tải hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại nên vận tải hành khách tăng khá cao so với tháng trước và cùng kỳ năm trước; Riêng vận tải hàng hóa cùng với việc khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế; tiến độ xây dựng các công trình/dự án được đẩy nhanh… nên vận tải hàng hóa tiếp tục tăng trưởng khá so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.

Doanh thu vận tải tháng Năm ước tính đạt 175,13 tỷ đồng, tăng 19,05% so với tháng trước và tăng 16,95% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách 38,51 tỷ đồng, tăng 171,55% và tăng 31,67%; doanh thu vận tải hàng hóa 114,80 tỷ đồng, tăng 2,81% và tăng 14,10%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 21,82 tỷ đồng, tăng 2,59% và tăng 9,72%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, doanh thu vận tải ước tính đạt 765,55 tỷ đồng, tăng 8,92% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách 130,61 tỷ đồng, giảm 10,60%; doanh thu vận tải hàng hóa 531,37 tỷ đồng, tăng 14,87%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 103,57 tỷ đồng, tăng 10,01%.

 Số lượt hành khách vận chuyển tháng Năm ước tính đạt 824,05 nghìn HK, tăng 109,26% so với tháng trước và tăng 28,11% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 66,22 triệu HK.km, tăng 70,88% và tăng 15,40%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 2.703,34 nghìn HK, giảm 17,86% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 244,24 triệu HK.km, giảm 16%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng Năm ước tính đạt 927,97 nghìn tấn, tăng 16,37% so với tháng trước và tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 66,22 triệu tấn.km, tăng 2,04% và tăng 6,83%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 4.396,40 nghìn tấn, tăng 14,25% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 289,80 triệu tấn.km, tăng 2,89%.

Vận tải hành khách và hàng hóa 

 

Ước tháng 5/2020

Ước 5 tháng năm 2020

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 5/2020

5 tháng  năm 2020

1. Vận tải hành khách

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vận chuyển (Nghìn HK)

824,05

2.703,34

128,11

82,14

- Luân chuyển (Triệu HK.Km)

66,22

244,24

115,40

84,00

2. Vận tải hàng hóa

 

 

 

 

- Vận chuyển (Nghìn tấn)

927,97

4.396,40

114,80

114,25

- Luân chuyển (Triệu tấn.Km)

66,22

289,80

106,83

102,89

4.3.Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Tháng Năm, hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành được phép hoạt động trở lại sau thời gian thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19; tuy nhiên, các hoạt động lễ hội, các khu vui chơi, giải trí…còn hạn chế. Hơn nữa, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 thu nhập của một bộ phận dân cư giảm sút, để tiết kiệm chi tiêu nhu cầu đi du lịch giảm; thế mạnh của Quảng Trị là tour du lịch Lào, Thái Lan nhưng cũng như Việt Nam các nước này vẫn chưa mở cửa đón khách du lịch…nên khách lưu trú tháng Năm tăng mạnh so với tháng Tư (tháng cao điểm thực hiện cách ly xã hội) nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước; riêng khách du lịch lữ hành tháng Năm vẫn chưa phát sinh.

Số lượt khách lưu trú tháng Năm ước tính đạt 13.700 lượt, tăng 88,71% so với tháng trước và giảm 64,40% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú  6.250 ngày khách (chỉ tính khách ngũ qua đêm), tăng 138,55% và giảm 84,03%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 99.932 lượt, giảm 44,36% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 76.267 ngày khách, giảm 55,14%.

Số lượt khách du lịch theo tour tháng Năm không phát sinh. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 586 lượt, giảm 84,21% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 1.366 ngày khách, giảm 86,15%.

Khách lưu trú và du lịch lữ hành 

 

Ước tháng 5/2020

Ước 5 tháng năm 2020

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 5/2020

5 tháng  năm 2020

1. Dịch vụ lưu trú

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lượt khách (Lượt khách)

13.700

99.932

35,60

55,64

- Ngày khách (Ngày khách)

6.250

76.267

15,97

44,86

2. Dịch vụ du lịch lữ hành

 

 

 

 

- Lượt khách (Lượt khách)

-

586

-

15,79

- Ngày khách (Ngày khách)

-

1.366

-

13,85

5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm giảm nhẹ so với tháng trước. Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm giảm so với tháng trước là: vụ Đông Xuân vừa thu hoạch nên nguồn cung lương thực dồi dào, làm cho chỉ số giá lương thực giảm; giá xăng dầu điều chỉnh 2 lần trong tháng, nhưng giá xăng dầu bình quân tháng Năm vẫn thấp hơn so với tháng Tư làm cho chỉ số giá nhóm giao thông giảm; một số hoạt động kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trở lại sau thời gian thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19, các cơ sở kinh doanh thực hiện giảm giá để thực hiện kích cầu tiêu dùng đã kìm hảm sự biến động tăng giá…

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm giảm 0,12% so với tháng trước; giảm 1,66% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức giảm 0,12% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2020 so với tháng trước có 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: văn hóa, giải trí và du lịch giảm 2,08%; nhóm giao thông giảm 1,80%; bưu chính viễn thông giảm 0,39%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,18%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,01%.        Có 6/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: giáo dục tăng 0,03%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,06%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21% (lương thực giảm 1,15%, thực phẩm tăng 1,63%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,16%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,50%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,70%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,88%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2020 tăng 4,55% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá vàng tháng Năm tăng 1,35% so với tháng trước, tăng 16,89% so với tháng 12 năm trước và tăng 33,50% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 5 tháng đầu năm 2020 tăng 25,46% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Năm giảm 0,49% so với tháng trước, tăng 0,28% so với tháng 12 năm trước và giảm 0,21% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 5 tháng đầu năm 2020 giảm 0,09% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ   

 

Tháng 5 năm 2020 so với

BQ 5 tháng  năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 5/2019

(%)

Tháng 12/2019

(%)

Tháng 4/2020

(%)

1. Chỉ số giá tiêu dùng

102,31

98,34

99,88

104,55

2. Chỉ số giá vàng

133,50

116,89

101,35

125,46

3. Chỉ số giá đô la Mỹ

99,79

100,28

99,51

99,91

6. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách nhà nước trong 5 tháng đầu năm 2020 có tăng so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên, tăng chủ yếu là thu từ thuế bảo vệ môi trường, thu tiền sử dụng đất; riêng thu thuế từ sản xuất, kinh doanh giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chi ngân sách nhà nước tăng khá so với cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu là chi cho sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế…

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/5/2020 đạt 1.154,06 tỷ đồng, bằng 33,94% dự toán năm 2020 và tăng 7,67% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 1.026,27 tỷ đồng, bằng 34,79% dự toán và tăng 21,02%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 123,01 tỷ đồng, bằng 27,34% dự toán và giảm 43,26%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất 400,42 tỷ đồng, bằng 43,52% dự toán và tăng 58,67% so với cùng kỳ năm trước;  thu ngoài quốc doanh 210,67 tỷ đồng, bằng 25,91% dự toán và giảm 16,64%; thuế bảo vệ môi trường 144,33 tỷ đồng, bằng 40,09% dự toán và tăng 175,37%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 74,75 tỷ đồng, bằng 25,34% dự toán và giảm 17,68%...

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/5/2020 đạt 3.018,08 tỷ đồng, bằng 31,76% dự toán năm 2020 và tăng 15,04% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 241,79 tỷ đồng, bằng 15,97% dự toán và giảm 52,16%; chi thường xuyên 1.830,23 tỷ đồng, bằng 37,08% dự toán và tăng 8,41%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 761,06 tỷ đồng, tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 427,41 tỷ đồng, tăng 0,47%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 214,57 tỷ đồng, tăng 42,06%; chi sự nghiệp kinh tế 188,72 tỷ đồng, tăng 22,06%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 100,35 tỷ đồng, tăng 7,63%...

 Thu, chi ngân sách nhà nước 

 

Thực hiện đến 18/5/2020

( Tỷ đồng)

Thực hiện đến 18/5/2020 so với dự toán 

năm 2020 (%)

Thực hiện đến 18/5/2020 so với cùng kỳ năm trước (%)

1. Tổng thu NSNN trên địa bàn

1.154,06

33,94

107,67

TĐ: - Thu nội địa

1.026,27

34,79

121,02

       - Thu từ hoạt động XNK

123,01

27,34

56,74

2. Tổng chi NSNN địa phương

3.018,08

31,76

115,04

TĐ: - Chi đầu tư phát triển

241,79

15,97

47,84

       - Chi thường xuyên

1.830,23

37,08

108,41

7. Một số tình hình xã hội

7.1. Thiếu đói trong dân  

Tháng Năm, các hoạt động kinh tế khởi động lại và tiếp tục phát triển sau thời gian thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch COVID-19; tuy nhiên,  một bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, lao động tự do bị mất việc làm hoặc tạm nghĩ nên thu nhập giảm sút, đời sống có khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1943/KH-UBND về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch CCVID-19 trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 13/5/2020, UBND tỉnh đã phê duyệt và bố trí kinh phí hỗ trợ đối với các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn các huyện: Cam Lộ, Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Đakrông, huyện đảo Cồn Cỏ, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà với tổng kinh phí trên 90,157 tỷ đồng để hỗ trợ cho 86.661 người. Dự kiến, toàn tỉnh sẽ có 141.393 người được hỗ trợ với tổng kinh phí  trên 138,67 tỷ đồng và sẽ được chi trả trong thời gian tới.

Ngoài ra, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát động, kêu gọi các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức tôn giáo, cá nhân phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, cùng đồng lòng, chung tay góp sức, ủng hộ tinh thần, vật chất để phòng, chống dịch hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã huy động được hơn 9,4 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19; trong đó: hơn 5,4 tỷ đồng tiền mặt và các trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, hàng hoá trị giá 4 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Vụ Đông Xuân năm 2019-2020, tỉnh Quảng Trị được mùa lúa; tổng sản lượng lương thực có hạt ước tính đạt 163.914,9 tấn, tăng 0,4% (+646,7 tấn) so với vụ Đông Xuân năm trước. Nhìn chung, tháng Năm do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 một bộ phận dân cư vẫn còn gặp khó khăn; nhờ làm tốt công tác an sinh xã hội nên tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra.

7.2. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực  phẩm

Công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Quảng Trị được tiến hành khẩn trương, chủ động và quyết liệt. Đến nay việc cách ly tập trung đã hoàn thành, tỉnh Quảng Trị chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19. Tại cửa khẩu Việt Nam - Lào, các lực lượng chức năng của 2 nước đã phối hợp nhịp nhàng, kiểm tra chặt chẽ về y tế, hướng dẫn làm thủ tục, khai báo y tế nhanh gọn cho các đối tượng xuất nhập cảnh; tạo điều kiện tối đa cho hàng hóa lưu thông, thông suốt. 

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh có 467 trường hợp mắc bệnh cúm; 22 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip; 34 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng; 02 trường hợp mắc bệnh quai bị; 28 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu; 96 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 13 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut; 01 trường hợp mắc bệnh sốt rét; 28 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 01 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng...Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.688 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 20,68% so với cùng kỳ năm trước; 66 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 10,81%; 140 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 14,63%; 21 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 71,23%; 134 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 5,51%; 464 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 18,88%; 49 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 36,36%; 02 trường hợp mắc bệnh sốt rét, giảm 75%; 370 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 86,87%; 05 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm 72,72%...Nhìn chung, hầu hết các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm; riêng bệnh sốt xuất huyết có xu hướng tăng mạnh; không có trường hợp tử vong.

Trong tháng, không phát sinh thêm trường hợp nhiễm HIV mới; có 01 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang AIDS và đã tử vong. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 241 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 39 bà mẹ). Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 98 người.

Trong tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn nào xảy ra; chỉ xảy ra một số vụ ngộ độc thức ăn nhẹ đã được kịp thời cứu chữa.

7.3. Giáo dục và Đào tạo

Ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác vệ sinh trường, lớp học; đón học sinh trở lại trường học tập từ ngày 04/5/2020. Trong ngày đầu tiên đi học trở lại, khối THPT tỷ lệ học sinh đi học đạt 97%, khối THCS đạt 95,7%, khối tiểu học đạt 98,1%, khối mầm non đạt 69,3%. Đến ngày 18/5/2020, khối THPT tỷ lệ học sinh đi học đạt 97,5%, khối THCS đạt 97,6%, khối tiểu học đạt 99,1%, khối mầm non đạt 94,5%...   

7.4. Hoạt động văn hóa, thể thao

Toàn tỉnh đã triển khai thực hiện tốt công tác khánh tiết, trang trí cổ động trực quan phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn trong tháng như: Tổ chức Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Kỳ đài di tích Quốc gia đặc biệt Hiền Lương - Bến Hải nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020); Kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972-01/5/2020); Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020)…

Duy trì tập luyện thường xuyên các lớp Năng khiếu, đội tuyển Tỉnh và đội tuyển Trẻ. Tổng số VĐV các được đào tạo tại trung tâm là là 108 VĐV (trong đó: 62 VĐV tuyến năng khiếu, 23 VĐV tuyến trẻ, 23 VĐV tuyến tỉnh).

7.5. Tình hình thiên tai, cháy nổ và bảo vệ môi trường

Tháng Năm (18/4-17/5/2020), tại 2 huyện Hướng Hóa và Cam Lộ do ảnh hưởng của mưa dông kèm theo lốc xoáy làm 147 ngôi nhà bị hư hỏng, 51,7 ha lúa và 17 ha hoa màu bị thiệt hại, 01 con gia súc bị chết; ước giá trị thiệt hại 3.724 triệu đồng.

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 06 vụ cháy làm 01 người bị thương; ước tính giá trị thiệt hại 1.353 triệu đồng. Tính chung, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 31 vụ cháy, giảm 41,51% (-22 vụ) so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị thiệt hại 3.494 triệu đồng; 01 người bị thương.

Trong tháng, đã phát hiện và xử lý 02 vụ vi phạm môi trường; số tiền xử phạt 03 triệu đồng; nguyên nhân do khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép. Tính chung, từ đầu năm đến nay phát hiện và xử lý 66 vụ vi phạm môi trường; số tiền xử phạt 172,4 triệu đồng.

7.6. Tai nạn giao thông

Tháng Năm (Từ 15/4 đến 14/5/2020), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 09 vụ tai nạn giao thông, làm chết 06 người, bị thương 02 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 10% (-01 vụ), số người chết giảm 25 (-02 người), số người bị thương giảm 60% (-03 người). Tất cả các vụ tai nạn giao thông tháng Năm đều xảy ra trên đường bộ.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020 (Từ 15/12/2019 đến 14/5/2020) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 59 vụ tai nạn giao thông, làm chết 34 người, bị thương 42 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tăng 3,51% (+02 vụ), số người chết giảm 29,17% (-14 người), số người bị thương tăng 20% (+07 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông 5 tháng đầu năm 2020, đường bộ xảy ra 58 vụ làm chết 33 người, bị thương 42 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người.

 ► Số liệu KT-XH tháng 5 năm 2020

 

 

  CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 05/11/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2024 - 05/11/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê Quảng Trị - 28/10/2024
Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 28/10/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 Cục Thống kê Quảng Trị - 18/10/2024
Quyết định về việc công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 11/10/2024
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013