Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 6 tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá dầu trên thế giới diễn biến phức tạp. Xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cũng là thách thức đối với kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Trong nước, nền kinh tế 6 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng chậm lại; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp…
Năm 2019, tỉnh Quảng Trị thực hiện phương châm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: “Trách nhiệm, kỷ cương, tăng tốc, phát triển” để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Đồng thời, thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, Kết luận số 137-KL/TU ngày 30/11/2018 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 17/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Ngay từ đầu năm, các ngành, các địa phương đã triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong năm 2019 nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ và đạt kết quả tích cực trên nhiều ngành và lĩnh vực:
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2019 (GSS2010) ước tính đạt 9.780,4 tỷ đồng, tăng 6,79% so với cùng kỳ năm năm 2018 (6 tháng 2018 tăng 6,36%). Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính đạt 2.215,5 tỷ đồng, tăng 4,61%, đóng góp 1,02 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tính đạt 2.215,9 tỷ đồng, tăng 9,15%, đóng góp 2,03 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ ước tính đạt 5.018,2 tỷ đồng, tăng 6,73%, đóng góp 3,46 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tính đạt 420,8 tỷ đồng, tăng 6,6%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 gặp một số khó khăn, giá bán sản phẩm một số cây lâu năm chủ lực của tỉnh như: cà phê, hồ tiêu, cao su xuống thấp, chưa có dấu hiệu phục hồi; dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến phức tạp…Tuy nhiên, một số sản phẩm tăng khá như: sản lượng gỗ khai thác tăng 9,55%; sản lượng thủy sản tăng 13,68%...đã làm cho khu vực này tăng 4,61% (6 tháng 2018 tăng 3,04%).
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,15% (6 tháng 2018 tăng 7,93%). Trong hai năm trở lại đây tăng trưởng của ngành công nghiệp có xu hướng giảm sút và chưa có đấu hiệu phục hồi. Ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 tăng 10,45% (6 tháng 2018 tăng 9,71%), đóng góp 1,33% điểm phần trăm; nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp 8,50%. Sáu tháng đầu năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục gặp khó khăn: một số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu; một số doanh nghiệp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm; số dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ít, quy mô nhỏ nên tốc độ tăng thấp. Ngành xây dựng tăng 7,41%, đóng góp 0,70 điểm phần trăm; nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư thực hiện tăng khá. Tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ của Chính phủ; nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, năng lực của doanh nghiệp và hộ dân cư còn hạn chế…nhưng các cấp, các ngành đã có nhiều nổ lực trong thu hút vốn đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, xã hội hóa trong đầu tư…đặc biệt năm nay, nhiều công trình/dự án được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành vào dịp Kỷ niệm 30 năm ngày lập lại tỉnh… nên vốn đầu tư phát triển thực hiện 6 tháng đầu năm 2019 tăng khá.
Khu vực dịch vụ tăng 6,73% (6 tháng 2018 tăng 7,02%). Sáu tháng đầu năm 2019, khu vực dịch vụ tăng thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước chủ yếu là do các ngành dịch vụ không kinh doanh giảm biên chế và tiết kiệm chi thường xuyên nên tăng thấp. Nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, sức mua của người dân tăng lên nên một số ngành dịch vụ kinh doanh có tốc độ tăng trưởng khá như: bán buôn, bán lẻ tăng 7,47%, đóng góp 0,92 điểm phần trăm; thông tin truyền thông tăng 8,31%, đóng góp 0,77 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,7%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm...Tuy nhiên, các ngành dịch vụ không kinh doanh như: quản lý nhà nước chỉ tăng 2,38%, giáo dục đào tạo tăng 6,33%, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 6,82%…
Tốc độ tăng tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2018-2019
|
6 tháng 2018
(%)
|
Ước 6 tháng 2019 (%)
|
Đóng góp của các khu vực (%)
|
Tổng số
|
6,36
|
6,79
|
6,79
|
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
3,04
|
4,61
|
1,02
|
- Công nghiệp và xây dựng
|
7,93
|
9,15
|
2,03
|
Trong đó: Công nghiệp
|
9,71
|
10,45
|
1,33
|
- Dịch vụ
|
7,02
|
6,73
|
3,46
|
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP
|
8,71
|
6,60
|
0,28
|
2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Tài chính
Sáu tháng đầu năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về thực hiện chính sách tài khoá chủ động, chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tỉnh đã thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết…Tích cực tìm các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, nuôi dưỡng và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đẩy mạnh công tác thu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định; hạn chế tình trạng nợ đọng thuế.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 18/6/2019 đạt 1.272,55 tỷ đồng, bằng 43,88% dự toán địa phương năm 2019 và tăng 23,95% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 1.023,13 tỷ đồng, bằng 39,81% dự toán và tăng 15,22%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 242,30 tỷ đồng, bằng 73,42% dự toán và tăng 74,68%. Trong thu nội địa một số khoản thu lớn như: thu ngoài quốc doanh 307,30 tỷ đồng, tăng 51,82% so với cùng kỳ năm trước; thu tiền sử dụng đất 304,05 tỷ đồng, tăng 30,10%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 104,28 tỷ đồng, giảm 30,61%; lệ phí trước bạ 69,64 tỷ đồng, tăng 16,06%; thuế bảo vệ môi trường 58,68 tỷ đồng, giảm 1,03%; thuế thu nhập cá nhân 52,84 đồng, tăng 41,90%...
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/6/2019 đạt 3.146,38 tỷ đồng, bằng 39,79% dự toán địa phương năm 2019 và tăng 13,45% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.072,81 tỷ đồng, bằng 96,01% dự toán và tăng 31,99%; chi thường xuyên 2.073,26 tỷ đồng, bằng 44,67% dự toán và tăng 7,15%. Trong tổng chi thường xuyên một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 913,84 tỷ đồng, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 500,78 tỷ đồng, tăng 1,33%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 211,59 tỷ đồng, tăng 34,69%; chi sự nghiệp kinh tế 182,18 tỷ đồng, tăng 37,64%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 112,21 tỷ đồng, tăng 5,83%...
2.2. Ngân hàng
Sáu tháng đầu năm 2019, ngành Ngân hàng triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2019. Một số Chương trình tín dụng trọng điểm trong năm 2019 là: cho vay nông nghiệp, nông thôn; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; hổ trợ lãi suất vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020; Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp; Chương trình tín dụng phục vụ thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP…
Lãi suất cho vay trên địa bàn Quảng Trị trong 6 tháng đầu năm 2019 cơ bản ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên 6-6,5%/năm, các lĩnh vực khác 7-9%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn 10-11%/năm. Thị trường vàng, ngoại tệ ổn định.
Huy động vốn trên địa bàn đến 31/5/2019 đạt 20.281 tỷ đồng, giảm 0,52% (-105 tỷ đồng) so với cuối năm 2018; tăng 12,35% (+2.230 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm 15.735 tỷ đồng, chiếm 77,58%, tăng 4,13% (+624 tỷ đồng) so với cuối năm 2018; tiền gửi thanh toán 2.692 tỷ đồng, chiếm 13,27%, giảm 8,09% (-237 tỷ đồng); huy động khác 1.388 tỷ đồng, chiếm 6,84%, giảm 28,97% (-566 tỷ đồng); phát hành giấy tờ có giá 466 tỷ đồng, chiếm 2,31%, tăng 18,88% (+74 tỷ đồng). Ước tính huy động vốn trên địa bàn đến 30/6/2019 đạt 21.200 tỷ đồng, tăng 11,30% so với cùng thời điểm năm trước.
Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 31/5/2019 đạt 33.992 tỷ đồng, tăng 8,33% (+2.614 tỷ đồng) so với cuối năm 2018; tăng 15,35% (+4.523 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ cho vay phân theo thời hạn: dư nợ cho vay ngắn hạn 15.225 tỷ đồng, chiếm 44,78%, tăng 9,71% (+1.348 tỷ đồng) so với cuối năm 2018; dư nợ cho vay trung và dài hạn 18.767 tỷ đồng, chiếm 55,22%, tăng 7,23% (+1.266 tỷ đồng). Ước tính dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 30/6/2019 đạt 34.100 tỷ đồng, tăng 13,97% so với cùng thời điểm năm trước.
Nợ xấu đến 31/5/2019 là 344 tỷ đồng, chiếm 1,01% tổng dư nợ.
3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018. Giá một số nhóm hàng tăng làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng như: nhóm giáo dục tăng do tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên giá thịt lợn tăng kéo theo một số loại thực phẩm khác tăng, hạn hán kéo dài nên giá một số loại rau tăng…Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm hàng giảm làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng chậm lại như: nhóm giao thông giảm do giá xăng, dầu điều chỉnh giảm; nhóm bưu chính viễn thông giảm…
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2019 giảm 0,03% so với tháng trước, tăng 1,17% so với tháng 12 năm trước và tăng 1,66% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2019, tăng 1,46% so với bình quân cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2018 tăng 2,08%). Các nhóm hàng có chỉ số giá giảm là: giao thông giảm 1,09%; bưu chính viễn thông giảm 0,40%. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,10%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,67%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,26%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,32%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,55%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,71%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,28% (lương thực tăng 1,86%, thực phẩm tăng 2,88%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,40%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,27%; giáo dục tăng 4,08%.
Chỉ số giá vàng tháng 6/2019 tăng 1,89% so với tháng trước; tăng 4,28% so với tháng 12 năm trước và tăng 1,58% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, chỉ số giá vàng bình quân 6 tháng đầu năm 2019 giảm 0,11% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2019 tăng 0,36% so với tháng trước; giảm 0,08% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,17% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,02% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
4. Đầu tư và xây dựng
4.1. Đầu tư
Bước vào năm 2019, tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh tiếp tục gặp khó khăn do thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ của Chính phủ; nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, năng lực của doanh nghiệp và hộ dân cư hạn chế; tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước gặp khó khăn…Để có nhiều công trình/dự án khởi công và hoàn thành thiết thực Kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Quảng Trị, thực hiện phương châm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: “Trách nhiệm, kỷ cương, tăng tốc, phát triển” để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra; các cấp, các ngành đã có nhiều nổ lực trong thu hút vốn đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, xã hội hóa trong đầu tư…nên vốn đầu tư thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng khá.
Vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2019 (giá hiện hành) ước tính đạt 6.700,97 tỷ đồng, tăng 13,05% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn khu vực nhà nước đạt 1.615,14 tỷ đồng, tăng 2,40%; vốn khu vực ngoài nhà nước đạt 5.040,58 tỷ đồng, tăng 16,90%; vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 45,25 tỷ đồng, tăng 17,66%.
Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 936,12 tỷ đồng, bằng 47,47% kế hoạch năm 2019 và giảm 7,76% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn ngân sách tỉnh đạt 655,89 tỷ đồng, bằng 47,77% kế hoạch và giảm 20,87%; vốn ngân sách huyện đạt 243,01 tỷ đồng, bằng 46,63% kế hoạch và tăng 59,15%; vốn ngân sách xã đạt 37,22 tỷ đồng, bằng 47,83% kế hoạch và tăng 11,86%.
Trong vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 4.763,60 tỷ đồng, tăng 11,43% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản đạt 1.130,90 tỷ đồng, tăng 22,50%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ đạt 672,45 tỷ đồng, tăng 11,30%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động đạt 100,82 tỷ đồng, tăng 9,63%; vốn đầu tư phát triển khác đạt 33,20 tỷ đồng, giảm 0,21%.
Vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu kinh tế: Trong 6 tháng đầu năm 2019, Tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 10 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 17,14 nghìn tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 174 dự án đầu tư vào các KCN, KKT với tổng vốn đăng ký 193,88 nghìn tỷ đồng; trong đó: 89 dự án đã đi vào hoạt động, 63 dự án đang triển khai xây dựng và 22 dự án đang làm thủ tục đầu tư.
Vốn FDI: Trong 6 tháng đầu năm 2019, không có dự án FDI đăng ký đầu tư mới. Hiện nay có 13 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 52,53 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI trong 6 tháng đầu năm ước tính đạt 45,25 tỷ đồng, tăng 17,66% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn ODA: Từ đầu năm đến nay không có dự án ODA nào được ký hiệp định vay với nhà tài trợ. Hiện nay trên địa bàn có 23 dự án ODA đang thực hiện được bố trí vốn là 1.293,50 tỷ đồng (vốn nước ngoài 1.082,92 tỷ đồng, vốn đối ứng 210,58 tỷ đồng). Dự ước vốn ODA thực hiện 6 tháng đầu năm 2019 đạt 68,9 tỷ đồng, tăng 15,15% so với cùng kỳ năm trước.
Về tiến độ giải ngân vốn: Đến 30/5/2019, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 626 tỷ đồng, đạt 29,11% kế hoạch tạm giao đầu năm 2019; trong đó: nguồn vốn địa phương quản lý thực hiện 556 tỷ đồng, đạt 30,1% kế hoạch tạm giao.
4.2. Xây dựng
Sáu tháng đầu năm 2019, cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình Kỷ niệm 30 năm lập lại tỉnh Quảng Trị; đầu năm, tranh thủ thời tiết thuận lợi các hộ dân cư tiến hành khởi công xây dựng nhà ở…Tuy nhiên, đầu năm công tác phân bổ và giải ngân vốn chậm phần nào đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công một số công trình/dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2019 (giá so sánh 2010) ước tính đạt 3.236,9 tỷ đồng, tăng 7,41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 1.743,3 tỷ đồng, tăng 15,82%; giá trị sản xuất xây dựng nhà không để ở đạt 256,6 tỷ đồng, tăng 2,97%; giá trị sản xuất xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng đạt 1.184,3 tỷ đồng, giảm 0,45%; giá trị sản xuất xây dựng công trình chuyên dụng đạt 52,7 tỷ đồng, giảm 24,38%.
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2019 (giá hiện hành) ước tính đạt 4.818,5 tỷ đồng; trong đó: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 2.594,9 tỷ đồng, chiếm 53,85%; công trình nhà không để ở đạt 382 tỷ đồng, chiếm 7,93%; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 1.764,5 tỷ đồng, chiếm 36,62%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 77,1 tỷ đồng, chiếm 1,60%.
5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trong tháng 6/2019 (Tính đến 16/6), toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 856 tỷ đồng; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 65,84 tỷ đồng. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 08 doanh nghiệp; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh là 01 doanh nghiệp.
Tính chung từ đầu năm đến 16/6/2019, toàn tỉnh có 195 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 4.442 tỷ đồng, tăng 18,90% về số doanh nghiệp và tăng 312,83% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 22,77 tỷ đồng, tăng 247,2% so với số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 83 doanh nghiệp, tăng giảm 12,63% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là 63 doanh nghiệp, tăng 103,23%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ thuộc các ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ gặp khó khăn về vốn, kinh doanh kém hiệu quả…
Sáu tháng đầu năm 2019, số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp; số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể giảm; cho thấy môi trường kinh doanh trong tỉnh đã có cải thiện, là động lực cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tiếp theo.
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
6.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
a1. Cây hàng năm
* Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân năm 2018-2019
Sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân 2018-2019, đầu vụ mưa rét có kéo dài nên một số cây hàng năm không gieo trồng kịp thời vụ, trong vụ thời tiết khá thuận lợi; ngành nông nghiệp đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt lịch thời vụ; chủ động trong công tác thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới; chủ động phòng, chống sâu bệnh phát sinh gây hại, không để lây lan…nên vụ Đông Xuân năm nay cũng là năm được mùa.
Về diện tích: vụ Đông Xuân 2018-2019 toàn tỉnh đã gieo trồng được 40.442,4 ha các loại cây hàng năm, giảm 1,87% (-769,9 ha) so với vụ Đông Xuân 2017-2018; trong đó: cây lúa gieo cấy 26.044 ha, tăng 0,23% (+60,3 ha); cơ cấu giống lúa chủ yếu là các loại giống ngắn ngày, cho năng suất chất lượng cao như: HN6, TL6, AC5, HC95, HT1, Thiên Ưu 8, P6, NA2…; cây ngô gieo trồng 2.931,3 ha, giảm 6,23% (-194,9 ha); khoai lang 1.614 ha, giảm 7,80% (-136,6 ha); lạc 3.100,2 ha, giảm 5,15% (-168,4 ha); rau các loại 3.575,6 ha, giảm 1,94% (-70,8 ha); đậu các loại 566,8 ha, giảm 0,47% (-2,7 ha); cây ớt cay 361,7 ha, giảm 13,61% (-57 ha)...
Vụ Đông Xuân năm nay thời tiết thuận lợi, đủ nguồn nước tưới; một số diện tích trồng màu được chuyển sang trồng lúa nên diện tích lúa tăng; một số cây trồng khác như: ngô, lạc…diện tích giảm do đầu vụ mưa rét kéo dài, không gieo trồng kịp thời vụ; diện tích khoai lang, cây ớt cay giảm do khó tiêu thụ, hiệu quả thấp…
Về năng suất: Năng suất lúa vụ Đông Xuân năm 2018-2019 ước tính đạt 58,4 tạ/ha; cây ngô năng suất đạt 37,9 tạ/ha, bằng vụ Đông Xuân năm trước; cây khoai lang năng suất đạt 82,1 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 20,3 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 104,2 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 12,2 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; cây ớt cay năng suất đạt 57,6 tạ/ha, bằng vụ Đông Xuân năm trước…
Về sản lượng: Ước tính tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân 2018-2019 đạt 163.128,9 tấn, giảm 0,34% (-548,8 tấn) so với vụ Đông Xuân năm trước; trong đó: sản lượng lúa đạt 151.994,2 tấn, tăng 0,12% (+180,9 tấn); sản lượng ngô đạt 11.122,2 tấn, giảm 6,16% (-730,2 tấn). Sản lượng khoai lang đạt 13.246,8 tấn, giảm 7,72% (-1.108,1 tấn); sản lượng lạc đạt 6.284,8 tấn, giảm 7,12% (-482,1 tấn); sản lượng rau các loại đạt 37.249,5 tấn, giảm 0,04% (-15 tấn); sản lượng đậu các loại đạt 689 tấn, tăng 0,79% (+5,4 tấn); sản lượng ớt cay đạt 2.084,3 tấn, giảm 13,57% (-327,3 tấn)…Sản lượng ngô, khoai lang, lạc, rau các loại giảm chủ yếu là do diện tích giảm.
* Tiến độ sản xuất vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2019
Vụ Đông Xuân năm 2018-2019, cây lúa cho thu hoạch sớm nên thuận lợi cho gieo cấy lúa vụ Hè Thu. Kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu cây lúa phải thu hoạch trước 25/8, riêng huyện Hải Lăng thu hoạch trước 20/8 để tránh ngập lụt khi mưa lũ xảy ra; Tuy nhiên, đầu vụ Hè Thu nắng nóng kéo dài gây hạn hán cục bộ một số vùng nên tiến độ gieo trồng một số loại cây hàng năm có chậm.
Tính đến ngày 15/6/2019, toàn tỉnh đã gieo trồng được 22.505,5 ha lúa vụ Hè Thu, giảm 0,77% so với cùng kỳ năm trước; 955 ha lúa vụ Mùa, giảm 1,55%; ngô gieo trồng 348,6 ha, tăng 1,04%; khoai lang 165 ha, giảm 1,79%; sắn (cả năm) 11.002 ha, giảm 7,42%; lạc 202,4 ha, giảm 2,22%; rau các loại 1.134 ha, giảm 2,24%; đậu các loại 421,1 ha, tăng 1,23%...
a2. Cây lâu năm
Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có 33.924 ha, tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước. Một số cây lâu năm chủ yếu như: cây cà phê, diện tích hiện có 4.904,5 ha, giảm 3,95% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng cà phê nhân 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 411,7 tấn, giảm 1,98%. Cây cao su, diện tích hiện có 19.284,7 ha, giảm 1,16% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng cao su mủ khô 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 5.580 tấn, tăng 0,54%. Cây hồ tiêu, diện tích hiện có 2.505,4 ha, tăng 1,85% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 1.850 tấn, tăng 24,76%. Cây chuối, diện tích hiện có 4.338 ha, giảm 5,24% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng chuối 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 42.000 tấn, tăng 2,95%. Cây dứa, diện tích hiện có 522,8 ha, tăng 14,90% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng dứa 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 3.762 tấn, tăng 51,08%...
Hiện nay, tình hình sản xuất một số cây lâu năm chủ lực của tỉnh như: cà phê, cao su, hồ tiêu…gặp khó khăn; giá cà phê, hồ tiêu xuống thấp làm cho người sản xuất bị thua lỗ; giá cao su có tăng nhưng vẫn ở mức thấp chưa hấp dẫn người nông dân đầu tư, thâm canh; cây chuối dể trồng, cho thu nhập khá ổn định đối với người dân miền núi nhưng do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch nên diện tích và sản lượng tăng khá nhanh, giá bán giảm…
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rỏ nét về tổ chức sản xuất, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung theo chuổi khép kín, ứng dụng khoa học kỷ thuật tiên tiến; nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được phổ biến, nhân rộng. Sáu tháng đầu năm 2019 chăn nuôi trâu bò giảm, chăn nuôi lợn ổn định, chăn nuôi gia cầm phát triển khá.
Đến 30/6/2019, ước tính đàn trâu có 22.536 con, giảm 4,43% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 58.700 con, giảm 6,23%; đàn lợn 217.262 con, giảm 3,94%; đàn gia cầm có 3.079 nghìn con, tăng 25,37%; trong đó: đàn gà 2.479 nghìn con, tăng 27,13%. Đàn trâu, bò giảm do đồng cỏ ngày càng thu hẹp; phong trào trồng cỏ, nuôi bò nhốt lấy thịt phát triển, chất lượng đàn tăng lên. Đàn lợn giảm do ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi người chăn nuôi xuất chuồng nhưng chưa tái đàn. Chăn nuôi gia cầm do giá bán ổn định, dịch bệnh trong thời gian qua ít xảy ra, mô hình nuôi gia cầm lấy trứng phát triển mạnh; nhiều trang trại, gia trại tăng quy mô và chất lượng đàn nên tổng đàn tăng mạnh.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Sáu ước tính đạt 3.431,8 tấn, tăng 5,78% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 2.397,3 tấn, tăng 1,76%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 21.844,2 tấn, tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 15.722,8 tấn, tăng 2,28%.
Tình hình dịch bệnh: Tính đến ngày 22/6/2019, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hướng Hóa, TX Quảng Trị và TP Đông Hà với tổng số 3.521 con lợn bị bệnh chết và tiêu hủy; trọng lượng tiêu hủy 175,2 tấn.
Ngoài ra, dịch LMLM đã xảy ra tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ và Thị xã Quảng Trị; tính đến ngày 08/4/2019 số lợn mắc bệnh bị chết và tiêu hủy là 1.420 con; trọng lượng tiêu hủy 60,7 tấn.
6.2. Lâm nghiệp
Thời tiết 6 tháng đầu năm 2019 tương đối thuận lợi cho hoạt động chăm sóc rừng và khai thác lâm sản. Sản lượng gỗ khai thác tháng Sáu ước tính đạt 99.057 m3, tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 44.857 ste, tăng 3,30%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính đạt 561,3 nghìn cây, tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 559.068 m3, tăng 9,55%; sản lượng củi khai thác đạt 145.506 ste, tăng 3,42%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhu cầu gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu vẫn ổn định; tranh thủ thời tiết thuận lợi, các tổ chức và cá nhân tiếp tục khai thác rừng trồng nên sản lượng tăng khá.
Thiệt hại rừng: Trong tháng Sáu, gió Mùa Tây Nam tăng cường, cùng với nắng nóng kéo dài nên đã xảy ra 01 vụ cháy rừng tại huyện Hướng Hóa, diện tích rừng bị cháy 2,56 ha, giá trị thiệt hại trên 51 triệu đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy 2,56 ha, giá trị thiệt hại trên 51 triệu đồng.
Về kiểm soát vi phạm lâm luật: Trong tháng, đã phát hiện và bắt giữ 10 vụ vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 14 vụ; lâm sản tịch thu 32,4 m3 gỗ các loại. Tính chung từ đầu năm đến nay, đã phát hiện và bắt giữ 100 vụ vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 98 vụ; lâm sản tịch thu 161,5 m3 gỗ các loại; 100,6 kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng.
6.3. Thủy sản
Tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản và triển khai mạnh mẽ các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Trong 6 tháng đầu năm 2019, thời tiết có nhiều thuận lợi nên sản xuất thủy sản tăng trưởng khá, nhất là khai thác thủy sản.
Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 3.103,5 ha, tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nuôi cá 2.145,5 ha, tăng 2,14%; nuôi tôm 938 ha, tăng 2,63%; nuôi thủy sản khác 20 ha, tăng 387,80%.
Sản lượng thủy sản tháng Sáu ước tính đạt 3.498,5 tấn, tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 2.186,5 tấn, tăng 1,08%; tôm 835 tấn, tăng 9,72%; thủy sản khác 477 tấn, tăng 1,92%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 1.085,5 tấn, tăng 9,85% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 273,5 tấn, tăng 7,59%; tôm 808 tấn, tăng 10,08%. Sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 2.413 tấn, tăng 0,37%; trong đó cá 1.913 tấn, tăng 0,21%; tôm 27 tấn, bằng cùng kỳ năm trước; thủy sản khác 473 tấn, tăng 1,07%.
Tính chung, sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 16.215,3 tấn, tăng 13,68% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 11.609,3 tấn, tăng 9,66%; tôm 2.013 tấn, tăng 8,08%; thủy sản khác 2.593 tấn, tăng 42,87%. Cụ thể:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 3.443,3 tấn, tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá 1.715,3 tấn, tăng 2,15%; tôm 1.700 tấn, tăng 4,81%. Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản tại Quảng Trị quy mô còn nhỏ bé nên sản lượng có tăng nhưng không đáng kể.
Sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 12.772 tấn, tăng 22,98%; trong đó cá 9.894 tấn, tăng 11,08%; tôm 313 tấn, tăng 30,15%; thủy sản khác 2.565 tấn, tăng 107,19%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, thời tiết khá thuận lợi, ngư dân được mùa cá ngừ, cá bè, cá nục, cá trích, cá cơm…cho sản lượng tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, tạo sự phấn khởi cho ngư dân vươn khơi bám biển.
Tình hình dịch bệnh nuôi trồng thủy sản: Từ đầu năm đến nay đã xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi: bệnh hoại tử gan tụy cấp tính 46,43 ha, bệnh đốm trắng 0,5 ha; Chi cục Chăn nuôi-Thú y kịp thời cấp 22.026 kg hóa chất Chlorine từ nguồn dự trữ Quốc gia và nguồn ngân sách tỉnh hổ trợ dập dịch kịp thời, góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh sang các vùng nuôi khác.
7. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước, nhưng chưa có dấu hiệu khởi sắc. Ngoài một số doanh nghiệp thuộc các ngành: sản xuất trang phục; chế biến gỗ; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác…sản phẩm tiêu thụ được nên sản xuất có chiều hướng tăng và một số doanh nghiệp sản xuất điện năng (điện gió, điện mặt trời) mới đưa vào hoạt động cho sản phẩm tăng thêm thì vẫn có một số doanh nghiệp khó khăn về nguyên liệu, thị trường tiệu thụ nên sản xuất có chiều hướng giảm sút như: các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn, sản xuất bia, nước tăng lực…
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2019 ước tính tăng 7,96% so với tháng trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 7,13%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,45%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,41%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 1,36%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2019 ước tính tăng 10,75% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 1,71%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,10%; sản xuất và phân phối điện tăng 23,76%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,63%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 9,03% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng năm 2018 tăng 8,92%); trong đó: ngành khai khoáng tăng 1,52%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,11%; sản xuất và phân phối điện tăng 22,46%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 4,27%.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất và phân phối điện tăng 22,46%; khai khoáng khác tăng 20,64%; sản xuất trang phục tăng 19,89%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 19,48%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,94%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 10,47%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,76%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 5,44%; khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 5,01%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 2,61%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 1,02%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 1,97%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 4,18%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 6,46%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 8,25%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 10,62%; khai thác quặng kim loại giảm 10,82%; sản xuất đồ uống giảm 14,38%; dệt giảm 17,82%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 23,16%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: điện sản xuất tăng 31,42%; dăm gỗ tăng 31,16%; phân hóa học tăng 28,88%; đá xây dựng tăng 24,14%; gạch và gạch khối bằng xi măng, bê tông tăng 16,53%; dầu nhựa thông tăng 15,49%; điện thương phẩm tăng 15,39%... Một số sản phẩm tăng thấp: quần áo tăng 14,70%; tấm lợp proximăng tăng 9,89%; nước máy tăng 5,01%; gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 1,28%... Một số sản phẩm giảm: ván ép giảm 0,47%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp giảm 1,96%; quặng zircon và tinh quặng zircon giảm 2,20%; nước hoa quả, tăng lực giảm 3,73%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 7,76%; tinh bột sắn giảm 11,25%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 11,70%; thủy hải sản chế biến giảm 12,08%; quặng inmenit và tinh quặng inmenit giảm 12,38%; quặng titan và tinh quặng titan giảm 19,34%; xi măng giảm 19,97%; bia lon giảm 39,97%...
8. Thương mại, dịch vụ
8.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh khá sôi động; kinh tế của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá nên sức mua tiêu dùng của người dân tăng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có mức tăng trưởng khá. Hàng hóa trên thị trường phong phú về chũng loại, đa dạng về mẫu mã; hàng sản xuất trong nước chất lượng cao ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng; giá cả ổn định…Các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường; tổ chức các đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại…nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Trong 6 tháng đầu năm, vào ngày 16/01/2019 tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Hội chợ Xuân năm 2019, Hội chợ đã thu hút hơn 300 gian hàng, hơn 1.000 mặt hàng tiêu dùng với nhiều sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt đến từ các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu ước tính đạt 2.509,47 tỷ đồng, tăng 0,43% so với tháng trước và tăng 12,16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2.137,19 tỷ đồng, tăng 0,40% và tăng 12,30%; doanh thu lưu trú và ăn uống đạt 272,10 tỷ đồng, tăng 1,15% và tăng 10,96%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,15 tỷ đồng, tăng 1,41% và tăng 10,55%; doanh thu dịch vụ khác đạt 97,03 tỷ đồng, giảm 1,23% và tăng 12,58%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 15.307,29 tỷ đồng, tăng 10,61% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 13.167,19 tỷ đồng, chiếm 86,02% tổng mức và tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá: hàng may mặc tăng 12,25%; gỗ và vật liêu xây dựng tăng 11,63%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 10,59%; lương thực, thực phẩm tăng 10,13%; xăng dầu các loại tăng 9,87%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 1.539,23 tỷ đồng, chiếm 10,06% tổng mức và tăng 11,90% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 39,43 tỷ đồng, tăng 10,57%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 1.499,80 tỷ đồng, tăng 11,94%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 17,63 tỷ đồng, chiếm 0,11% tổng mức và tăng 10,50% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 583,24 tỷ đồng, chiếm 3,81% tổng mức và tăng 11,12% so với cùng kỳ năm trước.
8.2. Hoạt động vận tải
Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện; số lượng và chất lượng phương tiện vận tải được nâng lên; nhiều tuyến vận tải mới được đưa vào hoạt động đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân… nên vận tải hành khách và hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước.
Doanh thu vận tải tháng 6/2019 ước tính đạt 134,90 tỷ đồng, tăng 2,82% so với tháng trước và tăng 16,78% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 43,02 tỷ đồng, tăng 0,75% và tăng 14,11%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 83,62 tỷ đồng, tăng 4,06% và tăng 17,18%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 8,26 tỷ đồng, tăng 1,40% và tăng 27,91%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu vận tải ước tính đạt 750,26 tỷ đồng, tăng 11,14% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 256,76 tỷ đồng, tăng 11,58%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 453,77 tỷ đồng, tăng 10,50%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 39,73 tỷ đồng, tăng 15,95%.
Số lượt hành khách vận chuyển tháng 6/2019 ước tính đạt 645,85 nghìn HK, tăng 0,40% so với tháng trước và tăng 4,17% so với cùng kỳ năm trước, tất cả đều do vận tải đường bộ thực hiện; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 57,55 triệu HK.km, tăng 0,30% và tăng 6,72%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 3.936,84 nghìn HK, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 348,33 triệu HK.km, tăng 5,83%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 6/2019 ước tính đạt 820,21 nghìn tấn, tăng 1,47% so với tháng trước và tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước; chủ yếu do vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 64,52 triệu tấn.km, tăng 4,08% và tăng 9,21%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 4.668,38 nghìn tấn, tăng 3,43% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 361,17 triệu tấn.km, tăng 6,23%.
8.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 06 DN kinh doanh lữ hành Quốc tế, 10 DN kinh doanh lữ hành nội địa; 183 khách sạn, nhà nghĩ với hơn 3.070 buồng, 5.345 giường. Trong 6 tháng đầu năm 2019, hưởng ứng “ Năm Du lịch Quốc tế 2019”, Kỷ niệm 30 năm lập lại tỉnh, Tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các địa phương khác trong vùng, các địa phương trên Hành lang kinh tế Đông Tây tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động xúc tiến, quảng bá về du lịch…nên hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và du lịch lữ hành của tỉnh có những chuyển biến tích cực.
Số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng Sáu ước tính đạt 37.798 lượt, tăng 3,51% so với tháng trước và tăng 9,86% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ đạt 40.708 ngày khách, tăng 3,42% và tăng 9,98%. Số lượt khách du lịch theo tour đạt 984 lượt, tăng 3,47% và tăng 10,12%; số ngày khách du lịch theo tour đạt 2.946 ngày khách, tăng 3,13% và tăng 10,43%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước tính đạt 195.287 lượt, tăng 9,64% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ đạt 209.921 ngày khách, tăng 9,57%. Số lượt khách du lịch theo tour đạt 5.093 lượt, tăng 10,33%; số ngày khách du lịch theo tour đạt 15.078 ngày khách, tăng 10,27%.
8.4. Hoạt động bưu chính, viễn thông
Đến 30/6/2019, trên địa bàn tỉnh có 178 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có: 59 bưu cục cấp 2 và 3, 01 bưu cục hệ 1, có 109 bưu điện văn hóa xã, 9 đại lý chuyển phát, 8 thùng thư công cộng độc lập. Có 94/141 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày.
Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) là 2.310 trạm (828 trạm 2G, 967 trạm 3G, 515 trạm 4G).
Toàn tỉnh hiện có 643.252 thuê bao điện thoại, tăng 2,88% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 13.243 thuê bao cố định, giảm 6,86% và 630.009 thuê bao di động, tăng 3,10%. Số thuê bao Internet hiện có là 77.202 thuê bao, tăng 5,79% so với cùng thời điểm năm trước.
II. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm
Lực lượng lao động ước tính đến 30/6/2019 là 349.350 người, chiếm 55,69% dân số và tăng 0,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nam 177.250 người, chiếm 50,73%; nử 172.100 người, chiếm 49,278%. Lực lượng lao động khu vực thành thị 98.220 người, chiếm 28,11%; khu vực nông thôn 251.130 người, chiếm 71,89%.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính đến 30/6/2019 là 339.100 người, chiếm 97,06% lực lượng lao động; trong đó: đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 42,15% (Năm 2018 là 44,11%), khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 19,25% (Năm 2018 là 18,38%), khu vực dịch vụ chiếm 38,60% (Năm 2018 là 37,51%). Như vậy, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ do thu nhập khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp và không ổn định.
Tỷ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2019 ước tính là 2,93%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 3,25% (năm 2018 là 3,20% và 3,61%). Tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 giảm là do công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm đã đạt được những kết quả tích cực.
Trong 6 tháng đầu năm 2019 (Đến 20/6), toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 4.332 người; trong đó: Cao đẳng 61 người, Trung cấp 152 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên 4.119 người. Giải quyết việc làm mới cho 7.569 lao động; trong đó: 3.568 lao động làm việc trong tỉnh, 2.646 lao động làm việc ngoài tỉnh và 1.355 lao động làm việc ở nước ngoài.
Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng BHTN cho 1.153 lao động thất nghiệp và đã giải quyết cho 940 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền chi trợ cấp hơn 11,6 tỷ đồng.
2. Tình hình đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội
2.1. Đời sống dân cư
Sáu tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế của tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,79%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt kết quả khả quan; vụ Đông Xuân được mùa, sản lượng lương thực có hạt đạt 16,3 vạn tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 21.844,2 tấn, tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt 559.068 m3, tăng 9,55%; sản lượng thủy sản đạt 16.215,3 tấn, tăng 13,68%…Hơn nữa, ngay từ đầu năm Tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở địa phương tổ chức vận động nhân dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào nghèo...bảo đảm không để hộ nghèo nào thiếu đói. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2019 đời sống dân cư nói chung ổn định, tình hình thiếu đói trong khu vực nông thôn không xảy ra.
Đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp nhìn chung ổn định. Theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 01/01/2019 tăng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng, đã góp phần ổn định đời sống cho người lao động.
2.2. Bảo đảm an sinh xã hội
Trong 6 tháng đầu năm 2019, đã hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho 12.155 lượt hộ nghèo và hộ chính sách khác để phát triển sản xuất, kinh doanh; với tổng số tiền cho vay là 482 tỷ đồng. Thực hiện cấp 154.518 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, tổng kinh phí cấp thẻ Bảo hiểm y tế là 61,6 tỷ đồng. Ngoài ra, Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh của tỉnh đã phân bổ 06 tỷ đồng cho các cơ sở y tế của Nhà nước nhằm hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền đi lại và tiền viện phí cho các đối tượng (người nghèo, bảo trợ xã hội và người mắc bệnh hiểm nghèo không đủ khả năng chi trả viện phí). Thực hiện miễn, giảm học phí cho 20.742 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ về chi phí học tập cho 24.525 lượt học sinh thuộc hộ nghèo; tổng kinh phí miễn giảm và chi phí học tập là 17.658 triệu đồng. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù tại huyện Đakrông theo Nghị quyết 30ª của Chính phủ.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 34.899 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trong đó: 202 trẻ em không nguồn nuôi dưỡng; 21 người bị nhiễm HIV không có khả năng lao động; 696 người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, hộ nghèo; 13.938 người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; 1.407 đối tượng đơn thân nuôi nhỏ, hộ nghèo; 15.013 người khuyết tật; 3.555 hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT ĐB nặng; 47 hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa; 20 người nhận nuôi dưỡng NKTĐB nặng.
Công tác chăm lo đời sống cho nhân dân trong dịp Tết được các ngành, các địa phương tiến hành đảm bảo kịp thời đến tay người dân trước khi đón Tết. Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã trao tặng tổng số 88.298 suất quà cho người có công, gia đình chính sách người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng khác với tổng kinh phí là 37.937 triệu đồng.
3. Giáo dục, đào tạo
Năm học 2018-2019, Thực hiện Kế hoạch số 84-KH/TU, Kế hoạch số 86-KH/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 1322/QĐ-UBND của UBND tỉnh, ngành Giáo dục và Đào tạo tích cực phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát sắp xếp lại các đơn vị trường học về cơ bản phù hợp quy mô, hợp lý với từng địa phương.
Số liệu cuối năm học 2018-2019, giáo dục phổ thông toàn tỉnh có 244 trường học, giảm 72 trường so với năm học trước (Tiểu học 86 trường, giảm 69 trường; THCS 60 trường, giảm 52 trường; PTCS 67 trường, tăng 49 trường; THPT 25 trường, giảm 2 trường; TH 5 trường, tăng 2 trường; Phổ thông 01 trường). Số lớp học có 4.441 lớp học, giảm 42 lớp so với năm học trước (Tiểu học 2.522 lớp, giảm 19 lớp; THCS 1.269 lớp, giảm 28 lớp; THPT 650 lớp, tăng 05 lớp). Số học sinh phổ thông có 126.099 HS, tăng 3,07% so với năm học trước (Tiểu học 59.290 HS, tăng 3,41%; THCS 43.008 HS, tăng 1,47%; THPT 23.801HS, tăng 5,17%). Số giáo viên trực tiếp giảng dạy có 7.711 GV, giảm 3,06% so với năm học trước (Tiểu học 3.558 GV, giảm 4,38%; THCS 2.631 GV, giảm 2,95%; THPT 1.522 GV). Giáo dục mầm non có 167 trường mầm non, giảm 02 trường so với năm học trước. Nhà trẻ có 373 nhóm trẻ, tăng 46 nhóm; có 6.592 cháu, tăng 2,34%; 623 cô nuôi dạy trẻ, tăng 5,59%. Mẫu giáo có 1.298 lớp, tăng 30 lớp; 35.076 HS, giảm 0,15%; 2.381 GV, tăng 2,32%.
Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đã được ngành GD&ĐT và các địa phương tiếp tục quan tâm. Từ đầu năm đến 20/6/2019, Mầm non có 13/167 trường được công nhận đạt chuẩn (mới), tỷ lệ 7,8%; Tiểu học 05/86 trường, tỷ lệ 5,8%; THCS 01/60 trường, tỷ lệ 1,7%; THPT: 0; Trường phổ thông có nhiều cấp học 05/73, tỷ lệ 6,8%. Tính chung toàn tỉnh đạt tỷ lệ 5,8%.
Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hoá quốc gia lớp 12 THPT tại tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị có 54 thí sinh dự thi ở 09 môn thi. Kết quả có 25 học sinh đạt giải (01 giải Nhất, 04 giải Nhì, 08 giải Ba và 12 giải Khuyến khích), tăng 09 giải so với năm 2018. Tham gia Kỳ thi Olympic Hình học Iran năm 2018, có 02 học sinh đạt giải (01 huy chương Bạc và 01 huy chương Đồng). Gần đây, em Thái Xuân Đăng, học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đạt huy chương Bạc môn Tin học Olympic Châu Á – Thái Bình Dương.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay vẫn duy trì việc thi tuyển và xét tuyển. Toàn tỉnh có 19 trường xét tuyển và 12 trường tổ chức thi và xét tuyển với tổng số 9.943 thí sinh tham gia. Các trường tổ chức thi là những trường có số lượng thí sinh đăng ký vượt quá 10% so với chỉ tiêu tuyển sinh. Việc xét tuyển dựa vào kết quả thi và kết quả 4 năm học phổ thông. Một số trường khác áp dụng hình thức xét tuyển. Đối với việc thi tuyển, toàn tỉnh bố trí 245 phòng thi, gồm 221 phòng thi dành cho thí sinh THPT và 24 phòng thi dành cho thí sinh thi vào trường chuyên.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, toàn tỉnh có 7.915 thí sinh đăng ký dự thi tại 25 điểm thi với 333 phòng thi. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại các điểm thi đã cơ bản hoàn tất, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phòng thi, phòng làm việc cho Hội đồng, phòng nghỉ cho giám thị đến các điều kiện khác như: y tế, vệ sinh, an ninh trật tự trong và ngoài khu vực thi...
4. Y tế
4.1. Tình hình khám, chữa bệnh
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác y tế. Đến nay toàn tỉnh có 162 cơ sở y tế (19 Bệnh viện và Phòng khám đa khoa khu vực; 141 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 02 cơ sở y tế khác), giảm 01 cơ sở so với cùng kỳ năm trước; có 2.025 giường bệnh (không kể trạm xá), bằng cùng kỳ năm trước.
Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường về chất lượng chuyên môn; có 2.789 cán bộ ngành y, tăng 9,54% so với cùng kỳ năm trước (Trong đó có 615 bác sĩ trở lên, tăng 6,40%); có 214 cán bộ ngành dược, tăng 16,94% (Trong đó có 54 dược sỹ cao cấp trở lên, giảm 1,82%).
Công tác khám, chữa bệnh được duy trì tốt và có chất lượng. Sáu tháng đầu năm 2019 ước tính có 587.251 lượt người khám bệnh, tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước; 68.772 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 7,59%; số ngày điều trị nội trú 450.457 ngày, tăng 9,73%. Trong dịp Lễ Tết, nhất là Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019; Tỉnh đã chỉ đạo các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ. Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện trong dịp Tết, tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo người bệnh còn nằm lại điều trị cả về vật chât và tinh thần; đặc biệt, tổ chức thăm hỏi, chúc Tết những người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo.
4.2. Tình hình dịch bệnh
UBND tỉnh ban hành các Chỉ thị về phòng chống dịch bệnh Đông -Xuân, mùa Hè. Chủ động triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tích cực ngay từ đầu năm, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, sởi – rubella, Sốt rét và một số bệnh có khả năng gây dịch nguy hiểm khác. Tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng; giám sát phát hiện sớm ca bệnh dịch, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát…
Tháng Sáu, trên địa bàn tỉnh có 747 trường hợp mắc bệnh cúm, 16 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, 59 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, 14 trường hợp mắc bệnh quai bị, 12 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, 199 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 05 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut...
Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 4.136 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 25,21% so với cùng kỳ năm trước; 90 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 41,94%; 223 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 24,66%; 87 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 43,51%; 139 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, giảm 66,83%; 771 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, tăng 1,58%; 82 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, tăng 70,83%...Ngoài ra, toàn tỉnh đã ghi nhận 393 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Nhìn chung, hầu hết các loại dịch bệnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước; không có trường hợp tử vong do dịch bệnh.
4.3.Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Triển khai thực hiện tốt các hoạt động truyền thông và tư vấn, giám sát phát hiện và can thiệp giảm tác hại khống chế không để lan rộng trong cộng đồng. Thực hiện quản lý tốt cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
Trong tháng, đã phát hiện thêm 01 trường hợp nhiễm HIV tại Thị xã Quảng Trị. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 229 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 39 bà mẹ). Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 95 người.
Tính đến 31/5/2019, lũy tích bệnh nhân điều trị Methadone là 285 bệnh nhân, đang điều trị 107 cas, tham gia điều trị mới 11 cas, bỏ trị 9 cas.
4.4.Tình hình ngộ độc thực phẩm
Bước vào năm 2019, Tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt trong các đợt cao điểm như: Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, các Lễ hội...Chủ động công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra không để xảy ra ngộ độc tập thể, tử vong do ngộ độc thực phẩm, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận VSATTP. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán, trước, trong và sau các Lễ hội... hạn chế tối đa xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Tổ chức tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc lớn nào xảy ra; chỉ xảy ra một số vụ ngộ độc thức ăn nhẹ đã được kịp thời cứu chữa.
5. Hoạt động văn hóa, thể thao
Thực hiện tốt công tác khánh tiết, tuyên truyền, cổ động trực quan; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian phục vụ các sự kiện chính trị, chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn: 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Kỷ Hợi – 2019; Kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 47 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị; Kỷ niệm 30 năm Ngày lập lại tỉnh Quảng Trị... Các hoạt động đều được triển khai thực hiện kịp thời, có trọng tâm, phong phú, theo đúng tinh thần chỉ đạo; nội dung tuyên truyền sinh động, thiết thực, tạo không khí phấn khởi, thu hút được sự tham gia và hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Các hoạt động được tổ chức trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019: Hội chợ Hoa Xuân; Chương trình nghệ thuật đặc biệt, bắn pháo hoa đón giao thừa mừng Xuân Kỷ Hợi - 2019; Hội Báo Xuân Kỷ Hợi; Hội Bài chòi…Đáng chú ý là Chương trình Nghệ thuật đặc biệt, bắn pháo hoa đón Giao thừa, mừng Xuân Kỷ Hợi với chủ đề “Thắp sáng niềm tin”. Tổ chức thành công các hoạt động lễ hội truyền thống dân gian tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị: Lễ hội Chợ đình Bích La (Triệu Phong); Ném cù, Hội thi Đan troi - Chẻ đá (Gio Linh); Hội Bài chòi (Vĩnh Linh); Hội vật cổ truyền, kéo co, Lễ hội cầu ngư và hội vật (Hải Lăng)...
Tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội “Thống nhất non sông – năm 2019”: Chương trình nghệ thuật "Khát vọng hòa bình"; Lễ Thượng cờ, Hội Bài chòi, Giải đua thuyền truyền thống…
Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 30 năm ngày lập lại tỉnh (01/7/1989 - 01/7/2019): Xuất bản tập sách ảnh “Quảng Trị - 30 năm đổi mới và phát triển”; Tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Trị - năm 2019; Tổ chức giải Đua thuyền vô địch toàn quốc năm 2019. Xây dựng kịch bản Chương trình Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày lập lại tỉnh Quảng Trị…
Sáu tháng đầu năm 2019, Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh tổ chức 29 buổi diễn phục vụ, thu hút 30.000 lượt người; Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh đã tổ chức 187 buổi chiếu phim với hơn 49.300 lượt người xem.
Đoàn nghệ thuật quần chúng Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông” các tỉnh Bắc miền Trung được tổ chức tại Quảng Bình đạt giải Nhì tại hội diễn.
Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền về đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với “Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” theo hướng có chiều sâu, chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 152.904/168.043 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 90,9%; 1.043/1.082 làng, bản, khu phố được công nhận văn hóa, đạt tỷ lệ 96,4%; 981/1044 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn đơn vị văn hóa, đạt tỷ lệ 93,9%; 13/13 phường đã đăng ký phát động "Phường đạt chuẩn văn minh đô thị", 11 thị trấn/10 huyện đăng ký phát động "Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; 6/24 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; Có 57/117 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 58/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 104/141 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa- trung tâm thể thao, đạt tỷ lệ 73,7%; 998/1082 làng, bản, khu phố có nhà văn hóa, khu thể thao, đạt tỷ lệ 92,5 %.
Thể dục, thể thao quần chúng được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động. Đến nay, tỉ lệ người tập TDTT thường xuyên đạt 31,5%; tỉ lệ gia đình thể thao đạt 26,2%; có 780 câu lạc bộ và điểm tập TDTT, có 02 liên đoàn và hiệp hội. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được chú trọng, chất lượng phong trào được nâng lên rõ rệt: 100% các trường THCS, THPT tổ chức giảng dạy nội khoá, 100% số trường tổ chức giảng dạy ngoại khoá có nề nếp…
Công tác xã hội hóa thể dục, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, thiết chế TDTT tại cơ sở được quan tâm đầu tư. Toàn tỉnh hiện có 02 nhà thi đấu thể thao cấp tỉnh, 4 nhà thi đấu cấp huyện, thị, thành phố có quy mô từ 1.000 – 2.000 chỗ ngồi, 04 sân vận động có khán đài, 200 sân điền kinh, 282 sân bóng đá, 423 sân bóng chuyền, 35 sân quần vợt, 12 bể bơi, 07 nhà tập cầu lông, 08 nhà tập bóng bàn và 335 sân tập các môn thể thao khác; 14 nhà tập luyện và thi đấu TDTT ở các Sở, ban, ngành, 09 nhà tập luyện TDTT ở các trường THPT…
Tổ chức thành công các giải thể thao như: Giải Bóng đá nam U11 Cúp QRTV Quảng Trị lần thứ V- năm 2019; Giải Quần vợt tỉnh Quảng Trị năm 2019; Giải Bóng đá 5 người báo Quảng Trị…
Thể dục, thể thao thành tích cao được quan tâm. Các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ duy trì tập luyện và thi đấu thường xuyên theo kế hoạch. Tổng số VĐV được đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh là 92 VĐV, gồm: 25 VĐV đội tuyển tỉnh, 22 VĐV đội tuyển trẻ và 45 VĐV năng khiếu.
Sáu tháng đầu năm 2019, các đội tuyển đã tham gia thi đấu 08 giải thể thao toàn quốc, đạt 23 huy chương các loại, gồm: 04 HCV, 07 HCB và 12 HCĐ.
6. Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2019, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương.
Tháng 6/2019 (Từ 16/5 đến 15/6/2019), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông, làm chết 07 người, bị thương 12 người; số vụ tai nạn giao thông và số người chết bằng cùng kỳ năm trước, số người bị thương tăng 9,1% (+01 người).
Quý II/2019 (Từ 16/3 đến 15/6/2019), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 32 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 22 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 21,96% (-09 vụ), số người chết giảm 22,23% (-06 người), số người bị thương giảm 8,34% (-02 người).
Tính chung, 6 tháng đầu năm 2019 (Từ 16/12/2018 đến 15/6/2019) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 72 vụ tai nạn giao thông, làm chết 55 người, bị thương 47 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 25,8% (-25 vụ), số người chết giảm 19,1% (-13 người), số người bị thương giảm 26,6% (-17 người).
Trong số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2019; đường bộ xảy ra 70 vụ, làm chết 54 người, bị thương 45 người; đường sắt xảy ra 02 vụ, làm chết 01 người, bị thương 02 người.
7. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài nên đã xảy ra khá nhiều vụ cháy, nổ gây thiệt hại lớn đến người và tài sản. Trong tháng, đã xảy ra 15 vụ cháy; làm 01 người chết; giá trị tài sản thiệt hại 283 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 68 vụ cháy, tăng 134,48% (+39 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm 01 người chết, 02 người bị thương; tổng giá trị tài sản thiệt hại 10.070 triệu đồng, tăng 183,71% so với cùng kỳ năm trước.
Công tác bảo vệ môi trường luôn được tỉnh quan tâm, Tỉnh đã có biện pháp ngăn ngừa các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; tăng cường và chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; kiểm soát chặt chẽ nguồn thải; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không phù hợp quy hoạch…Trong tháng, các ngành chức năng đã phát hiện 8 vụ vi phạm môi trường; tiến hành xử lý 8 vụ với số tiền xử phạt 42 triệu đồng. Tính chung, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 129 vụ vi phạm môi trường, tiến hành xử lý 125 vụ với tổng số tiền xử phạt 430 triệu đồng.
8. Tình hình thiệt hại do thiên tai
Trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh không có thiên tai lớn xảy ra; nhưng những hiện tượng thời tiết cực đoan như: lốc xoáy, mưa lớn, sét đánh… đã làm thiệt hại về người và tài sản của người dân một số địa phương trong tỉnh. Tại các huyện Cam Lộ, Hướng Hóa, Vĩnh Linh đã xảy ra 03 trận lốc xoáy, kèm theo mưa lớn; tại huyện Triệu Phong đã xảy ra 01 vụ sét đánh. Thiên tai làm 01 người chết, 01 người bị thương nặng; gây thiệt hại đến 57 nhà dân; 250,5 ha lúa; 357,6 ha hoa màu, cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và cây ăn quả các loại; 02 cụm pano và 01 hệ thống điện chiếu sáng. Giá trị thiệt hại ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã về địa bàn xảy ra thiên tai kiểm tra, thăm hỏi, động viên các hộ gia đình có người thân bị thiệt hại và nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân.
Trên đây là tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 tỉnh Quảng Trị./.
► Số liệu KT-XH 6 tháng năm 2019
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ