1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
a1. Cây hàng năm
* Tiến độ sản xuất
Đến nay, các loại cây trồng chính hàng năm năm 2018 đã thu hoạch xong. Riêng lúa vụ Mùa đang thu hoạch, diện tích gieo trồng 2.044,2 ha, giảm 0,1% so với vụ Mùa năm 2017; ước tính năng suất đạt 10,2 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng đạt 2.093,2 tấn, tăng 2,29% (+46,8 tấn).
Vụ Đông Xuân năm 2018-2019, cây lúa chưa gieo cấy; cây ngô gieo trồng 200 ha, bằng 222,22% cùng kỳ năm trước; cây khoai lang gieo trồng 600 ha, bằng 96%; rau các loại 1.300 ha, bằng 108,33%; hoa các loại 19 ha, bằng 111,76%.
* Sơ bộ kết quả sản xuất cây hàng năm năm 2018
Sản xuất cây hàng năm năm 2018 có nhiều thuận lợi. Vụ Đông Xuân 2017-2018, mặc dù đầu vụ thời tiết mưa rét kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy lúa và một số cây trồng khác; tuy nhiên, trong vụ thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, nguồn nước tưới đảm bảo và sâu bệnh phát sinh ít hơn các năm trước. Vụ Hè Thu thời tiết thuận lợi, hạn hán có xảy ra cục bộ không ảnh hưởng nhiều; lịch thời vụ đảm bảo nên không có thiệt hại do bão lụt. Năng suất hầu hết các loại cây hàng năm đều khá cao; đặc biệt, cây lúa cho năng suất đạt cao nhất từ trước đến nay.
Về diện tích: Năm 2018, toàn tỉnh đã gieo cấy được 50.708,3 ha lúa, tăng 0,81% (+406 ha) so với năm trước; cơ cấu giống lúa chủ yếu là các loại giống ngắn ngày, cho năng suất chất lượng cao như: HN6, TL6, AC5, HC95, HT1, Thiên Ưu 8, P6, NA2…; cây ngô gieo trồng 4.164,9 ha, giảm 1,98% (-84,2 ha); khoai lang 2.282,4 ha, giảm 8,41% (-209,7 ha); sắn 11.884,3 ha, giảm 3,34% (-410,7 ha); cây chất bột khác 1.792,9 ha, giảm 4,59% (-86,2 ha); lạc 3.579,1 ha, giảm 6,94% (-267,1 ha); rau các loại 5.222,8 ha, giảm 1,18% (-62,6 ha); đậu các loại 1.696 ha, giảm 3,72% (-65,5 ha); cây ớt cay 448,9 ha, tăng 22,58% (+82,7 ha)...năm nay, thời tiết thuận lợi, đủ nguồn nước tưới nên diện tích cây lúa tăng; diện tích cây ớt cay tăng do các địa phương triển khai dự án trồng ớt cay theo hợp đồng để bán cho các Doanh nghiệp. Một số cây trồng khác như: ngô, khoai lang, sắn, lạc, rau các loại, đậu các loại…giảm do đầu vụ Đông Xuân mưa rét kéo dài một số diện tích ở vùng trũng, đất ướt không gieo trồng kịp thời vụ…
Về năng suất: Năm 2018 là năm được mùa toàn diện đối với cây hàng năm do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh. Năng suất lúa cả năm ước đạt 54,2 tạ/ha, 5,8 tạ/ha so với năm trước; cây ngô năng suất đạt 34,3 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 79,9 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha; cây sắn năng suất đạt 169 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; cây chất bột khác năng suất đạt 116,4 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 20,3 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 101,3 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 9,6 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha; cây ớt cay năng suất đạt 57 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha…
Về sản lượng: Tính chung năm nay, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 289.046,9 tấn, tăng 12,29% (+31.625,5 tấn) so với năm 2017; trong đó: sản lượng lúa ước đạt 274.751,9 tấn, tăng 12,89% (+31.370,1 tấn). Sản lượng một số cây trồng khác như: ngô đạt 14.295 tấn, tăng 1,82% (+255,3 tấn); khoai lang đạt 18.237 tấn, giảm 4,99% (-957,9 tấn); sắn 200.844,7 tấn, giảm 3,16% (-6551 tấn); cây chất bột khác đạt 20.867,7 tấn, giảm 3,99% (-867,4 tấn); lạc đạt 7.275,4 tấn, giảm 3,37% (-253,6 tấn); rau các loại đạt 52.912,3 tấn, tăng 1,3% (+680,1 tấn); đậu các loại đạt 1.625,1 tấn, giảm 11,55% (-212,3 tấn); ớt cay đạt 2.558,1 tấn, tăng 26,25% (+531,9 tấn)…Sản lượng một số cây trồng như: khoai lang, sắn, cây chất bột khác, lạc…giảm chủ yếu là do diện tích giảm.
Diện tích, sản lượng một số cây hàng năm chủ yếu
|
11 tháng
năm 2017
|
Ước 11 tháng
năm 2018
|
11 th 2018 so 11 th 2017 (%)
|
1. Diện tích gieo trồng (Ha)
|
|
|
|
- Lúa
|
50.302,3
|
50.708.3
|
100,81
|
- Ngô
|
4.249,1
|
4.164,9
|
98,02
|
- Khoai lang
|
2.492,1
|
2.282,4
|
91,59
|
- Sắn
|
12.295,0
|
11.884,3
|
96,66
|
- Lạc
|
3.846,2
|
3.579,1
|
93,06
|
2. Sản lượng (Tấn)
|
|
|
|
- Lúa
|
243.381,8
|
274.751,9
|
112,89
|
- Ngô
|
14.039,7
|
14.295,0
|
101,82
|
- Khoai lang
|
19.194,9
|
18.237,0
|
95,01
|
- Sắn
|
207.395,7
|
200.844,7
|
96,84
|
- Lạc
|
7.529,0
|
7.275,4
|
96,63
|
b. Chăn nuôi
Kết quả điều tra 01/10/2018, đàn trâu có 24.597 con, giảm 6,77% so với cùng thời điểm năm 2017; đàn bò có 62.923 con, giảm 6,73%; đàn lợn thịt có 185.031 con, giảm 0,45%; đàn gia cầm có 2.985,3 nghìn con, tăng 20,86%; trong đó: đàn gà 2.315 nghìn con, tăng 20,4%. Đàn trâu bò giảm do đồng cỏ chăn nuôi bị thu hẹp, nhu cầu cày kéo giảm; hiện nay, chăn nuôi trâu bò chủ yếu lấy thịt nên chất lượng đàn tăng lên. Đàn lợn thịt giảm chủ yếu là do giá thịt lợn hơi giảm sâu trong năm 2017 nên người chăn nuôi giảm đàn hoặc bỏ chuồng. Hiện nay, giá bán thịt lợn hơi đã tăng cao trở lại có lợi cho người chăn nuôi; nhiều trang trại, gia trại và người chăn nuôi đã tăng quy mô đàn trở lại nhưng đàn lợn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Chăn nuôi gia cầm do giá bán ổn định, dịch bệnh trong thời gian qua ít xảy ra nên phát triển mạnh; nhiều mô hình trang trại, gia trại đa dạng về đối tượng; quy mô và chất lượng đàn ngày càng tăng lên.
Ước tính sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Mười Một đạt 3.509,8 tấn, tăng 11,70% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn hơi 2.589,6 tấn, tăng 15,49%. Tính chung 11 tháng năm 2018, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 36.541,3 tấn, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó: thịt lợn hơi 27.005,6 tấn, tăng 6,22%. Sản lượng thịt lợn hơi tăng khá do số vòng nuôi tăng.
Tổng đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng
|
11 tháng
năm 2017
|
Ước 11 tháng
năm 2018
|
11 th 2018 so
11 th 2017 (%)
|
1. Tổng đàn (1/10)
|
|
|
|
- Đàn trâu (Con)
|
26.382
|
24.597
|
93,23
|
- Đàn bò (Con)
|
67.462
|
62.923
|
93,27
|
- Đàn lợn thịt (Con)
|
185.864
|
185.031
|
99,55
|
- Đàn gia cầm (Nghìn con)
|
2.470
|
2.985,3
|
120,86
|
TĐ: Đàn gà (Nghìn con)
|
1.922,8
|
2.315,0
|
120,40
|
2. SL thịt hơi xuất chuồng (Tấn)
|
34.568,8
|
36.541,3
|
105,71
|
TĐ: Thịt lợn (Tấn)
|
25.424,1
|
27.005,6
|
106,22
|
Tình hình dịch bệnh: Trong tháng dịch bệnh không phát sinh. Tính chung từ đầu năm đến nay đã xảy ra dịch lở mồm long móng tại 10 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thành phố (TP Đông Hà, huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ và Hướng Hóa); tổng số gia súc mắc bệnh 239 con (29 con trâu, 178 con bò và 32 con lợn); chết và tiêu hủy 01 con bò và 45 con lợn.
1.2. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng Mười Một ước tính đạt 2.774 ha, giảm 18,39% so với tháng cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 56.000 m3, tăng 19,18%; khai thác củi 15.620 ste, giảm 0,40%. Tính chung 11 tháng năm 2018, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 5.904 ha, giảm 8,45% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 2.330 nghìn cây, giảm 5,59%; sản lượng gỗ khai thác 806.482 m3, tăng 20,07%; khai thác củi 223.751 ste, giảm 0,71%. Tiến độ trồng rừng năm nay chậm hơn năm trước do thời tiết ít mưa, không thuận lợi cho trồng rừng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 22.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC; do chất lượng rừng trồng được nâng lên với các giống cây lâm nghiệp cho năng suất cao nên sản lượng ngày càng tăng. Những năm gần đây nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các nhà máy gỗ ép, nhà máy dăm, cơ sở chế biến gỗ ghép thanh và xuất khẩu tăng, nên sản lượng gỗ khai thác tăng cao.
Trồng rừng và khai thác lâm sản
|
11 tháng
năm 2017
|
Ước 11 tháng
năm 2018
|
11 th 2018 so
11 th 2017 (%)
|
1. Trồng rừng tập trung (Ha)
|
6.449
|
5.904
|
91,55
|
2. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán (Nghìn cây)
|
2.468
|
2.330
|
94,41
|
3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)
|
671.700
|
806.482
|
120,07
|
4. Sản lượng củi khai thác (Ster)
|
225.359
|
223.751
|
99,29
|
Thiệt hại rừng: Trong tháng không xảy ra cháy rừng. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 5 vụ cháy rừng (huyện Vĩnh Linh, Hải Lăng và TP Đông Hà), diện tích rừng bị cháy 14,05 ha (thiệt hại 12,58 ha), ước tính giá trị thiệt hại 341,5 triệu đồng.
Kiểm soát vi phạm lâm luật: Trong tháng đã phát hiện và bắt giữ 17 vụ vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 20 vụ; lâm sản tịch thu 25,02 m3 gỗ các loại; 14 kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng. Tính chung từ đầu năm đến nay, đã phát hiện và bắt giữ 244 vụ vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 229 vụ; lâm sản tịch thu 350,5 m3 gỗ các loại; 204,2 kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng.
1.3. Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng Mười Một ước tính đạt 35,5 ha, tăng 241,35% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: nuôi tôm 24 ha, nuôi cá 11,5 ha. Tính chung 11 tháng năm 2018, diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính đạt 3.371,3 ha, tăng 3,48% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nuôi cá 2.153 ha, tăng 2,60%; nuôi tôm 1.210,1 ha, tăng 5,14%.
Tổng sản lượng thủy sản tháng Mười Một ước tính đạt 2.114 tấn, tăng 21,63% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2018 ước tính đạt 30.670,7 tấn, tăng 2,60% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng Mười Một ước tính đạt 874 tấn, tăng 68,40% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 341 tấn, giảm 10,26%; tôm 533 tấn, tăng 283,45%. Tính chung 11 tháng năm 2018, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 7.716,7 tấn, tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 3.370,7 tấn, tăng 0,13%; tôm 4.320 tấn, tăng 19,54%. Sản lượng tôm nuôi 11 tháng năm 2018 tăng khá cao do năm nay thời tiết thuận lợi, môi trường nuôi được quan tâm, chất lượng con giống được kiểm soát, ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh có xảy ra nhưng được khống chế kịp thời nên cho năng suất cao.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng Mười Một ước tính đạt 1.240 tấn, tăng 1,72% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.023 tấn, tăng 1,09%; tôm 24 tấn, bằng tháng cùng kỳ năm trước; thủy sản khác 193 tấn, tăng 5,46%. Tính chung 11 tháng năm 2018, sản lượng khái thác ước tính đạt 22.954 tấn, tăng 0,21% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 19.230 tấn, giảm 1,18%; tôm 319 tấn, tăng 11,15%; thủy sản khác 3.405 tấn, tăng 7,75%. Năm nay, mặc dù năng lực đánh bắt thủy sản tăng, thời tiết thuận lợi; nhưng luồng cá ít xuất hiện, một số tàu đánh bắt xa bờ giá trị thủy sản khai thác không đủ bù đắp chi phí nên tạm nghỉ hoạt động nên sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm.
Sản lượng thủy sản
|
Ước tháng 11 năm 2018
(Tấn)
|
Ước 11 tháng
năm 2018
(Tấn)
|
So với cùng kỳ năm 2017 (%)
|
|
Tháng 11
năm 2018
|
11 tháng
năm 2018
|
Tổng sản lượng thủy sản
|
2.114,0
|
30.670,7
|
121,63
|
102,60
|
1. Sản lượng nuôi trồng
|
874,0
|
7.716,7
|
168,40
|
110,44
|
TĐ: - Cá
|
341,0
|
3.370,7
|
89,74
|
100,13
|
- Tôm
|
533,0
|
4.320,0
|
383,45
|
119,54
|
2. Sản lượng khai thác
|
1.240,0
|
22.954,0
|
101,72
|
100,21
|
TĐ: - Cá
|
1.023,0
|
19.230,0
|
101,09
|
98,82
|
- Tôm
|
24,0
|
319,0
|
100,00
|
111,15
|
- Thủy sản khác
|
193,0
|
3.405,0
|
105,46
|
107,75
|
Tình hình dịch bệnh nuôi trồng thủy sản: Trong tháng không phát sinh dịch bệnh trên tôm nuôi. Tính chung từ đầu năm đến nay đã xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi với bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh Đốm trắng trên diện tích 97,62 ha tại 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Tp Đông Hà. Ngành chức năng đã kịp thời dập dịch, không để lây lan sang các vùng nuôi khác.
2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Một chỉ tăng nhẹ so với tháng trước, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước do chỉ số sản xuất một số ngành công nghiệp cấp 2 tăng khá cao như: sản xuất, chế biến thực phẩm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất và phân phối điện…
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Một ước tính tăng 0,20% so với tháng trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 0,12%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,01%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,46%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 11,15%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Một ước tính tăng 11,76% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 10,18%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,44%; sản xuất và phân phối điện tăng 24,79%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 13,12%.
Tính chung 11 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 9,21% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 13,07%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,14%; sản xuất và phân phối điện tăng 18,15%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,62%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
Tháng 11 năm 2018 so với tháng 10 năm 2018 (%)
|
Tháng 11 năm 2018 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
11 tháng 2018 so
với cùng kỳ năm trước (%)
|
Toàn ngành công nghiệp
|
100,20
|
111,76
|
109,21
|
- Khai khoáng
|
100,12
|
110,18
|
113,07
|
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
100,01
|
109,44
|
107,14
|
- Sản xuất và phân phối điện
|
99,54
|
124,79
|
118,15
|
- Cung cấp nước, HĐ quản lý và xử lý rác thải, nước thải
|
111,15
|
113,12
|
108,62
|
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 11 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 28,82%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 25,98%; khai thác quặng kim loại tăng 22,05%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 20,15%; sản xuất và phân phối điện tăng 18,15%; sản xuất trang phục tăng 14,26%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 13,02%; khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 12,75%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 6,46%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 3,69%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 2,48%; khai khoáng khác tăng 1,59%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 0,75%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 0,16%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 0,35%; sản xuất đồ uống giảm 1,13%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 4,03%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 14,69%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 24,06%; dệt giảm 27,40%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong 11 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: điện sản xuất tăng 35,93%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 35,30%; quặng inmenit và tinh quặng inmenit tăng 32,62%; dăm gỗ tăng 31,52%; gạch và gạch khối bằng xi măng, bê tông tăng 23,92%; bộ com lê, quần áo tăng 21,35%; săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 15,89%... Một số sản phẩm tăng thấp: nước máy tăng 13,51%; quặng titan và tinh quặng titan tăng 11,55%; quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 10,95%; nước hoa quả, tăng lực tăng 9,81%; điện thương phẩm tăng 8,79%; thủy hải sản chế biến tăng 8,62%; xi măng tăng 3,49%; phân hóa học tăng 0,48%; ván ép tăng 0,21%... Một số sản phẩm giảm: gỗ cưa hoặc xẻ giảm 0,86%; đá xây dựng giảm 1,07%; dầu nhựa thông giảm 2,36%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 4,40%; bia lon giảm 18,03%; tấm lợp proximăng giảm 20,66%; tinh bột sắn giảm 22,85%...
Tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tương đối ổn định. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2018 tăng 0,62% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó: lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 2,45%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,16%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34,72%. Tại thời điểm trên so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 8,63%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,39%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,86%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 5,33%.
3. Đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Mười Một giảm so với tháng trước do phần lớn các công trình/dự án đã hoàn thành và sắp hoàn thành kế hoạch vốn năm 2018; tuy nhiên, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Mười Một và 11 tháng năm 2018 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước do kế hoạch phân bổ vốn năm nay tăng cao.
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Mười Một ước tính đạt 189 tỷ đồng (bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 160,5 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 23,5 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước cấp xã 5 tỷ đồng), giảm 28,93% so với tháng trước và tăng 88,69% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2018, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 2.292,01 tỷ đồng, bằng 95,19% kế hoạch năm 2018 và tăng 54,72% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 1.886,69 tỷ đồng, bằng 95,48% kế hoạch và tăng 49,13%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 335,67 tỷ đồng, bằng 93,80% kế hoạch và tăng 101,12%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 69,65 tỷ đồng, bằng 94,12% kế hoạch và tăng 41,23%.
Vốn đầu tư thực hiện 11 tháng của một số công trình/dự án lớn: Dự án phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông 18,95 tỷ đồng, Cơ sở hạ tầng khu vực Bắc sông Hiếu 30,44 tỷ đồng, Khu đô thị Nam Đông Hà giai đoạn 3: 15,43 tỷ đồng, Khu tái định cư xã Hải Khê 19,88 tỷ đồng, Công viên Fidel Castro Tp Đông Hà 50,15 tỷ đồng, Khu đô thị Tây Nam quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Hồ Xá 36,10 tỷ đồng…
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
|
Ước tính tháng 11 năm 2018
(Tỷ đồng)
|
Ước tính 11 tháng năm 2018
(Tỷ đồng)
|
11 tháng
năm 2018 so với kế hoạch năm 2018 (%)
|
11 tháng
năm 2018 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng số
|
189,00
|
2.292,01
|
95,19
|
154,72
|
- Vốn ngân sách cấp tỉnh
|
160,50
|
1.886,69
|
95,48
|
149,13
|
- Vốn ngân sách cấp huyện
|
23,50
|
335,67
|
93,80
|
201,12
|
- Vốn ngân sách cấp xã
|
5,00
|
69,65
|
94,12
|
141,23
|
Tiến độ giải ngân vốn: đến 31/10/2018, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 2.304,76 tỷ đồng, đạt 52,54% kế hoạch năm 2018; Trong đó: nguồn vốn địa phương quản lý thực hiện 1.930,98 tỷ đồng, đạt 50,53% kế hoạch năm. Tình hình giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 11 tháng năm nay vẫn còn chậm. Các ngành và các địa phương cần tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải ngân vốn bảo đảm kế hoạch đề ra.
4. Thương mại và dịch vụ
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Một diễn biến bình thường; hàng hóa trên thị trường chủ yếu là hàng Việt Nam, phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một số nhóm hàng hóa như: gỗ và vật liệu xây dựng do nhu cầu những tháng cuối năm giảm nên doanh thu bán lẻ giảm; xăng, dầu, nhiên liệu khác do giá bán điều chỉnh giảm nên doanh thu bán lẻ giảm so với tháng trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Một ước tính đạt 2.338,47 tỷ đồng, tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 8,15% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Một, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2.028,03 tỷ đồng, tăng 0,50% và tăng 8,35%; doanh thu lưu trú và ăn uống đạt 222,64 tỷ đồng, tăng 0,69% và tăng 6,72%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,46 tỷ đồng, giảm 0,97% và tăng 8,32%; doanh thu dịch vụ khác đạt 85,34 tỷ đồng, tăng 1,08% và tăng 7,07%.
Tính chung 11 tháng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 24.584,78 tỷ đồng, tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 20.959,51 tỷ đồng, chiếm 85,25% tổng mức và tăng 10,14% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá so với cùng kỳ năm trước: hàng may mặc tăng 12,58%; gỗ và vật liêu xây dựng tăng 12,18%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 10,62%; lương thực, thực phẩm tăng 10,56%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 2.645,03 tỷ đồng, chiếm 10,76% tổng mức và tăng 10,01% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 77,22 tỷ đồng, tăng 8,98%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 2.567,80 tỷ đồng, tăng 10,03%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 31,70 tỷ đồng, chiếm 0,13% tổng mức và tăng 7,60% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 948,54 tỷ đồng, chiếm 3,86% tổng mức và tăng 9,19% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
|
Ước tháng 11 năm 2018
( Tỷ đồng)
|
Ước 11 tháng
năm 2018
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng mức
(Tỷ đồng)
|
Cơ cấu
(%)
|
Tháng 11 năm 2018
|
11 tháng năm 2018
|
Tổng số
|
2.338,47
|
24.584,78
|
100,00
|
108,15
|
110,08
|
- Bán lẻ hàng hóa
|
2.028,03
|
20.959,51
|
85,25
|
108,35
|
110,14
|
- Lưu trú và ăn uống
|
222,64
|
2.645,03
|
10,76
|
106,72
|
110,01
|
- Du lịch lữ hành
|
2,46
|
31,70
|
0,13
|
108,32
|
107,60
|
- Dịch vụ khác
|
85,34
|
948,54
|
3,86
|
107,07
|
109,19
|
4.2. Hoạt động vận tải
Tháng Mười Một, giá xăng dầu giảm có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh vận tải. Trong tháng, thời tiết thuận lợi, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của dân cư trong những tháng cuối năm tăng nên tình hình kinh doanh vận tải tiếp tục tăng với tháng trước.
Doanh thu vận tải tháng Mười Một ước tính đạt 123,97 tỷ đồng, tăng 3,88% so với tháng trước và tăng 25,46% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong tổng doanh thu vận tải tháng Mười Một, doanh thu vận tải hành khách đạt 38,88 tỷ đồng, tăng 2,35% và tăng 6,63%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 82,78 tỷ đồng, tăng 4,63% và tăng 36,12%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 2,30 tỷ đồng, tăng 3,40% và tăng 50,61%. Tính chung 11 tháng năm 2018, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.226,73 tỷ đồng, tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 436,54 tỷ đồng, tăng 7,04%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 764,89 tỷ đồng, tăng 11,33%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 25,30 tỷ đồng, tăng 41,52%.
Số lượt hành khách vận chuyển tháng Mười Một ước tính đạt 774,52 nghìn HK, tăng 2,35% so với tháng trước và giảm 4,76% so với tháng cùng kỳ năm trước, tất cả đều do vận tải đường bộ thực hiện; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 56,36 triệu HK.km, tăng 1,79% so với tháng trước và tăng 8,30% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2018, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 6.698,25 nghìn HK, tăng 4,71% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 595,50 triệu HK.km, tăng 6,59%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng Mười Một ước tính đạt 886,99 nghìn tấn, tăng 3,57% so với tháng trước và tăng 4,34% so với tháng cùng kỳ năm trước; chủ yếu do vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 85,79 triệu tấn.km, tăng 4,27% so với tháng trước và tăng 2,50% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2018, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 8.376,08 nghìn tấn, tăng 3,80% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 617,74 triệu tấn.km, tăng 7,99%.
Vận tải hành khách và hàng hóa
|
Ước tháng 11 năm 2018
|
Ước 11 tháng năm 2018
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 11 năm 2018
|
11 tháng năm 2018
|
1. Vận tải hành khách
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn HK)
|
774,52
|
6.698,25
|
95,24
|
104,71
|
- Luân chuyển (Triệu HK.Km)
|
56,36
|
595,50
|
108,30
|
106,59
|
2. Vận tải hàng hóa
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn tấn)
|
886,99
|
8.376,08
|
104,34
|
103,80
|
- Luân chuyển (Triệu tấn.Km)
|
85,79
|
617,74
|
102,50
|
107,99
|
4.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Tháng Mười Một, thời tiết không thuận lợi cho hoạt động du lịch nên khách lưu trú và du lịch lữ hành giảm sút so với tháng trước.
Ước tính số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng Mười Một đạt 32.550 lượt, giảm 1,93% so với tháng trước và tăng 7,96% so với tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ đạt 34.400 ngày khách, giảm 0,62% và tăng 8,79%; lượt khách du lịch theo tour đạt 839 lượt, giảm 2,56% và tăng 7,24%, ngày khách du lịch theo tour đạt 3.441 ngày khách, giảm 0,86% và tăng 8,41%.
Tính chung 11 tháng năm 2018, ước tính số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước tính đạt 383.723 lượt, tăng 9,42% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ đạt 394.116 ngày khách, tăng 8,86%; lượt khách du lịch theo tour đạt 15.247 lượt, tăng 9,05%; ngày khách du lịch theo tour đạt 42.609 ngày khách, tăng 8,93%.
5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Một giảm nhẹ so với tháng trước; chủ yếu do giá xăng, dầu giảm làm cho chỉ số giá nhóm giao thông giảm; giá ga giảm làm cho chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Một giảm 0,22% so với tháng trước; tăng 1,80% so với tháng 12 năm trước và tăng 1,73% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2018, tăng 2,34% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có chỉ số giá giảm là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,27% (lương thực tăng 1,96%, thực phẩm giảm 2,47%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,76%); đồ uống và thuốc lá giảm 0,03%; bưu chính viễn thông giảm 0,85%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,32%. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,42%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,10%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,39%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,24%; giao thông tăng 6,14%; giáo dục tăng 17,48%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,15%.
Chỉ số giá vàng tháng Mười Một tăng 1,27% so với tháng trước; giảm 0,44% so với tháng 12 năm trước và giảm 0,80% so với tháng cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 11 tháng năm 2018 tăng 3,11% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Mười Một giảm 0,08% so với tháng trước; tăng 2,68% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,69% so với tháng cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 11 tháng năm 2018 tăng 1,14% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ
|
Tháng 11 năm 2018 so với
|
BQ11 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 11 năm 2017
(%)
|
Tháng 12 năm 2017
(%)
|
Tháng 10 năm 2018
(%)
|
1. Chỉ số giá tiêu dùng
|
101,73
|
101,80
|
99,78
|
102,34
|
2. Chỉ số giá vàng
|
99,20
|
99,56
|
101,27
|
103,11
|
3. Chỉ số giá đô la Mỹ
|
102,69
|
102,68
|
99,92
|
101,14
|
6. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/11/2018 đạt 2.209,26 tỷ đồng, bằng 85,07% dự toán năm và tăng 14,43% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 1.953,74 tỷ đồng, bằng 85,13% dự toán và tăng 16,24%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 243,02 tỷ đồng, bằng 80,47% dự toán và tăng 3,59%. Trong thu nội địa một số khoản thu lớn như: thu ngoài quốc doanh 599,72 tỷ đồng, bằng 76,94% dự toán và tăng 20,40% so với cùng kỳ năm trước; thu tiền sử dụng đất 514,33 tỷ đồng, bằng 139,01% dự toán và tăng 28,40%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 195,38 tỷ đồng, bằng 66,91% dự toán và giảm 0,79%; thuế bảo vệ môi trường 176,62 tỷ đồng, bằng 44,43% dự toán và giảm 28,22%; lệ phí trước bạ 118,50 tỷ đồng, bằng 93,30% dự toán và tăng 62,19%; thuế thu nhập cá nhân 66,15 tỷ đồng, bằng 84,80% dự toán và tăng 20,40%...
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/11/2018 đạt 5.934,62 tỷ đồng, bằng 78,13% dự toán năm và tăng 19,30% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 1.934,65 tỷ đồng, bằng 230,64% dự toán và tăng 46,85%; chi thường xuyên 3.945,87 tỷ đồng, bằng 88,75% dự toán và tăng 9,10%. Trong chi thường xuyên một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.674,39 tỷ đồng, tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 938,50 tỷ đồng, tăng 1,50%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 382,69 tỷ đồng, giảm 12,03%; chi sự nghiệp kinh tế 367,19 tỷ đồng, tăng 12,77%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 204,22 tỷ đồng, tăng 167,22%...
Thu, chi ngân sách nhà nước
|
Thực hiện đến 18/11/2018
( Tỷ đồng)
|
Thực hiện đến 18/11/2018 so với dự toán
năm 2018 (%)
|
Thực hiện đến 18/11/2018 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
1. Tổng thu NSNN trên địa bàn
|
2.209,26
|
85,07
|
114,43
|
TĐ: - Thu nội địa
|
1.953,74
|
85,13
|
116,24
|
- Thu từ hoạt động XNK
|
243,02
|
80,47
|
103,59
|
2. Tổng chi NSNN địa phương
|
5.934,62
|
78,13
|
119,30
|
TĐ: - Chi đầu tư phát triển
|
1.934,65
|
230,64
|
146,85
|
- Chi thường xuyên
|
3.945,87
|
88,75
|
109,10
|
7. Một số tình hình xã hội
7.1. Thiếu đói trong nông dân
Tình hình kinh tế - xã hội trong tháng ổn định. Sản lượng lúa vụ Hè Thu đạt 120.845,4 tấn, tăng 26,97% so với vụ Hè Thu năm trước; trong tháng trên địa bàn tỉnh không có thiên tai, dịch bệnh lớn xảy ra; công tác an sinh xã hội được quan tâm nên tình hình thiếu đói trong nông dân không xảy ra.
7.2. Giáo dục - Đào tạo
Nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam; động viên, tôn vinh, tri ân những đóng góp của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2018) với các hoạt động: Phát động phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Tổ chức công tác tuyên truyền về ngày Nhà giáo Việt Nam; Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; Thăm hỏi, động viên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn…
7.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
a. Tình hình dịch bệnh
Dịch tay – chân - miệng đang bùng phát tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Quảng Trị, ngành Y tế đã phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để tổ chức các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng tại các trường học, đặc biệt tại các trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, điều tra thu mẫu xét nghiệm và kịp thời xử lý triệt để ổ dịch…
Tính đến 15/11/2018, toàn tỉnh đã ghi nhận 331 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng và 625 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; bệnh gia tăng nhanh trong những tuần gần đây.
Tháng Mười Một, trên địa bàn tỉnh có 1.178 trường hợp mắc bệnh cúm, 22 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, 46 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, 11 trường hợp mắc bệnh quai bị, 11 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, 201 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 18 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut…
Tính chung 11 tháng năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 10.316 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 17,25% so với cùng kỳ năm trước; 307 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 12,29%; 598 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 10,88%; 237 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 36,80%; 517 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 35,70%; 1.688 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 15,22%; 123 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 42,79%. Nhìn chung các loại bệnh dịch đều giảm so với cùng kỳ năm trước, không có trường hợp tử vong do dịch bệnh.
b.Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018, với chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020!”. Tỉnh đã tăng cường các hoạt động truyền thông như: Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ướng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS...Ngoài ra, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS như: quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV; điểm cấp phát thuốc Methadone; bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV, người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV…
Trong tháng không phát hiện thêm trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 220 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 39 bà mẹ); trong đó: có 65 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 95 người.
c.Tình hình ngộ độc thực phẩm
Tỉnh đã tổ chức các hội thảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến và ý thức sử dụng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Trong đó, đẩy mạnh phổ biến các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng nhằm thay đổi hành vi, nhận thức, trách nhiệm đối với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Trong tháng không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn nào xảy ra. Tính chung 11 tháng năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm làm 49 người bị ngộ độc, 28 người phải cấp cứu tại Bệnh viện, không có trường hợp tử vong.
7.4. Hoạt động văn hóa, thể thao
Các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác khánh tiết, thông tin, tuyên truyền, cổ động; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ trong tháng…
Tuyên truyền cổ động trực quan chào mừng Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2018), Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2018…
Nâng cao chất lượng phong trào "TDĐKXDĐSVH", gắn với phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, "Xây dựng văn minh đô thị" và các phong trào yêu nước khác, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức tốt “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại các khu dân cư.
Duy trì tập luyện thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển Tỉnh và đội tuyển Trẻ. Tổng số vận động viên (VĐV) được đào tạo tại Trung tâm là 104 VĐV; trong đó: 31 VĐV tuyến Tỉnh, 21 VĐV tuyến Trẻ và 52 VĐV tuyến Năng khiếu.
Đào tạo, tập huấn các đội tuyển, chuẩn bị lực lượng VĐV tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018...
7.5. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
a. Tình hình cháy, nổ
Công tác kiểm tra, thanh tra về PCCC được chú trọng; đã kịp thời phát hiện những cơ sở có hành vi sở hở, thiếu sót, vi phạm về PCCC, kiến nghị cơ sở khắc phục, bảo đảm an toàn PCCC. Đồng thời làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vi phạm; kiên quyết xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm những vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy, tăng 02 vụ so với tháng cùng kỳ năm trước; giá trị thiệt hại 16 triệu đồng. Tính chung 11 tháng năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 66 vụ cháy, tăng 16 vụ so với cùng kỳ năm trước; làm 05 người bị thương; tổng giá trị thiệt hại 5.169,58 triệu đồng.
b. Bảo vệ môi trường
Tiếp tục hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2018, các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương và người dân chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực, cụ thể như: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý rác thải; xây dựng mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo cụm liên xã, ưu tiên các xã vùng sâu vùng xa…
Trong tháng phát hiện và xử lý 02 vụ vi phạm môi trường, số tiền xử phạt 50 triệu đồng. Tính chung 11 tháng năm 2018, phát hiện và xử lý 09 vụ vi phạm môi trường, tăng 04 vụ so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 377 triệu đồng.
7.6. Tình hình thiên tai
Tháng Mười Một, trên địa bàn tỉnh không xảy ra thiên tai.
7.7. Tai nạn giao thông
Từ 16/10 đến 15/11/2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11 người, bị thương 19 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 5,9% (+01 vụ), số người chết tăng 22,2% (+02 người), số người bị thương tăng 18,8% (+03 người).
Tính chung từ 16/12/2017 đến 15/11/2018 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 180 vụ tai nạn giao thông, làm chết 116 người, bị thương 135 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 8,2% (-16 vụ), số người chết tăng 4,5% (+05 người), số người bị thương giảm 22,9% (-40 người). Trong tổng số vụ tai nạn giao thông 11 tháng, đường bộ xảy ra 177 vụ, làm chết 113 người, bị thương 135 người; đường sắt xảy ra 03 vụ, làm chết 03 người.
Trên đây là tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2018 tỉnh Quảng Trị./.
► Số liệu KT-XH tháng 11 năm 2018
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ