TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2014
Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết số 19/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị quí I/2014 đạt được những kết quả như sau:
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Cây hàng năm
Vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 thời tiết tương đối thuận lợi cho việc gieo cấy lúa và các loại cây trồng khác. Bộ giống lúa chủ lực của tỉnh năm nay gồm PC6, HC95, HT1, Khang dân 18, OM6976…và mở rộng diện tích các giống đã khảo nghiệm có triển vọng cho năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh như: Trân châu hương, RVT, MT18cs, OM 6932, OM 4218, OM 2395, VS1.
Quý I/2014, thời kỳ đầu do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời rét đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, nhưng từ giữa tháng 2 đến nay thời tiết thuận lợi, các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Tính đến ngày 15/3/2014 toàn tỉnh đã gieo trồng được 47585,6 ha các loại cây hàng năm, bằng 103,5% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: cây lúa gieo cấy 25416 ha, bằng 102,7%; cây ngô gieo trồng 2512 ha, bằng 113,4%; khoai lang 1817 ha, bằng 87,9%; sắn 8349 ha, bằng 109,3%; cây chất bột khác 928 ha, bằng 85,7%; lạc 3804 ha, bằng 101,7%; rau các loại 3346 ha, bằng 101,7%; đậu các loại 624,9 ha, bằng 97%; cây gia vị hàng năm 403,8 ha, bằng 120,9 %...
Tình hình sâu bệnh hại lúa: Thời tiết thuận lợi cũng là điều kiện tốt cho sâu bệnh phát sinh gây hại, bệnh đạo ôn phát sinh gây hại nhiều nơi, diện tích nhiễm 1515 ha, trong đó nhiễm nặng 21ha; tỷ lệ phổ biến từ 10 -15%; chuột gây hại 721 ha, tỷ lệ phổ biến từ 10-15%.
* Cây lâu năm
Đến nay đã hoàn thành trồng mới các loại cây lâu năm. Trong đó, cây cao su trồng mới hơn 992 ha, giảm 320 ha so với năm trước; cây cà phê trồng mới 126,9 ha, giảm 298 ha; cây hồ tiêu trồng mới 144,8 ha, tăng 41,7 ha…
Cây cao su hiện tại đang vào thời kỳ rụng lá sinh lý, ngừng khai thác mủ; cây tiêu đang trong thời kỳ kết trái; cây cà phê đang ở thời kỳ ra hoa.
b. Chăn nuôi
Ước tính, tổng đàn chăn nuôi của tỉnh đến 15/3/2014 có: đàn trâu 24394 con, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2013; đàn bò 50142 con, tăng 0,7%; đàn lợn 240650 con, tăng 2,5%; đàn gia cầm 1,8 triệu con, trong đó đàn gà 1,26 triệu con. Quý I/2014 các loại sản phẩm chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt trâu đạt 451 tấn, tăng 2,5%; sản lượng thịt bò đạt 930 tấn, tăng 2,4%; sản lượng thịt lợn đạt 8108 tấn, tăng 3%...
Trong tháng 1 và tháng 2, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai tiêm phòng toàn bộ đàn gia súc, gia cầm đề phòng các loại dịch bệnh, chú trọng nhất là cúm gia cầm xảy ra trong vụ Đông - Xuân. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 9 xã thuộc 3 huyện: Gio Linh ( xã Gio quang, xã Gio Mỹ); Triệu Phong (xã Triệu Độ, Triệu Sơn, Triệu Thượng, Triệu Thành, Triệu Đông); Cam Lộ ( xã Cam Tuyền, Cam Thanh ). Tổng đàn gia cầm mắc bệnh 8350 con, đã tiêu hủy 6677 con.
Từ cuối tháng 2 đến nay, dịch lở mồm long móng đã xảy ra ở 4 xã, thị trấn của các huyện Đakrông (xã Tà Long), Hướng Hóa (TT Lao Bảo), Gio Linh ( xã Gio Phong, TT Gio Linh) với 94 con trâu, bò ( trâu 52 con, bò 42 con) mắc bệnh, trong đó, chết và tiêu hủy 4 con. Ngay sau khi dịch xảy ra, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Thú y kịp thời triển khai các biện pháp chống dịch.
Công tác kiểm tra, kiểm soát công tác giết mổ, kiểm dịch động vật được tăng cường bảo đãm an toàn trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ.
1.2. Lâm nghiệp
Đến nay đã hoàn thành trồng rừng của kế hoạch năm 2013. Từ đầu năm đến nay các địa phương trong tỉnh tập trung chăm sóc rừng trồng từ 1-3 năm tuổi; triển khai công tác chuẩn bị cho kế hoạch trồng rừng năm 2014; tổ chức Tết trồng cây Xuân Giáp Ngọ 2014 thực hiện khoảng 5600 cây. Ước tính quý I/2014 trồng được 1,5 triệu cây phân tán.
Trong quý thời tiết thuận lợi cho khai thác rừng trồng, ước tính sản lượng gổ khai thác đạt 56193 m3, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay đang bước vào mùa khô, nên công tác phòng cháy, chửa cháy rừng được chỉ đạo tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do cháy rừng xảy ra; trong quý không có vụ cháy rừng và phá hoại rừng nào xảy ra.
1.3. Thuỷ sản
Đến nay các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thả giống cho vụ nuôi trồng năm 2014. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay ước khoảng 3100 ha; Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 550 ha. Về sản lượng khai thác thủy sản quý I/2014 ước đạt 3200 tấn, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2013. Năm nay, ngay từ vụ khai thác biển đầu năm, ngư dân đã được mùa nên sản lượng khai thác thủy sản tăng mạnh.
2. Công nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 3/2014 tăng 10,51% so tháng trước. Phân theo ngành công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng tăng 3,69%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,13%; sản xuất và phân phối điện tăng 15,04%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,52%. Nguyên nhân tháng này tăng khá so với tháng trước, vì tháng 02/2014 trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán (9 ngày) nên thời gian sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp chỉ còn hơn nửa tháng.
Tuy nhiên, tính chung quý I/2014 chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp chỉ tăng 6,13% so với cùng kỳ năm 2013. Phân theo ngành công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng giảm 1,27%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,13%; sản xuất và phân phối điện tăng 31,83%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,25%. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp quý I/2014 có xu hướng chậm lại so với thời kỳ trước là do nguồn quặng ty tan và chế biến quặng gặp khó khăn; sản phẩm của một số ngành công nghiệp chế biến như sản xuất và chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ…không cạnh tranh được với hàng giá rẻ trên thị trường nên sản xuất có xu hướng giảm.
Một số sản phẩm chủ yếu tháng 3/2014 tăng cao so với tháng trước: tinh bột sắn tăng 13,3%, gổ cưa hoặc xẻ tăng 20,1%, ván ép tăng 23,1%, dầu nhựa thông tăng 37,9%, phân hóa học tăng 24,4%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 23,1%, gạch xây dựng tăng 9,6%, điện sản xuất tăng 23,4%.
Tính chung quý I/2014, Một số sản phẩm chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước: đá xây dựng tăng 46,7%, phân hóa học tăng 14,6%, lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 16,7%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 7,2%, điện sản xuất tăng 53,3%, nước máy tăng 7,7%. Các sản phẩm chủ yếu khác đều giảm.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hai tháng đầu năm 2014 tăng 15,23% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: sản xuất trang phục tăng 156,45%, sản xuất hóa chất tăng 77,13%, sản xuất sản phẩm từ cao su 40,91%, sản xuất giường tủ bàn ghế 56,63%. Các ngành còn lại có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/3/2014 so với cùng thời điểm năm 2013 tăng 97,31%; Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất đồ uống giảm 24,28%, sản xuất hóa chất giảm 53,74%, sản xuất sản phẩm từ cao su giảm 24,61%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 5,5%, sản xuất giường tủ bàn ghế giảm 4,5%. Các ngành còn lại có chỉ số tồn kho tăng.
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/3/2014 so với cùng thời điểm năm 2013 giảm 1,43%; Trong đó, doanh nghiệp nhà nước tăng 0,42%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,96%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,1%.
3. Đầu tư và Xây dựng
3.1. Đầu tư
Dự ước vốn đầu tư phát triển trên địa bàn theo giá hiện hành quý I/2014 thực hiện 1663,8 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, Vốn nhà nước thực hiện 492,5 tỷ đồng, chiếm 29,6% và tăng 3,9%; vốn ngoài nhà nước thực hiện 1143,3 tỷ đồng, chiếm 68,7% và giảm 11,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 28 tỷ đồng, chiếm 1,7% và tăng 962,9%.
Phân theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1314,2 tỷ đồng, chiếm 79% và giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản 113,8 tỷ đồng, chiếm 6,9% và giảm 58,2%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ 112,9 tỷ đồng, chiếm 6,8% và tăng 92%; vốn lưu động bổ sung 84,2 tỷ đồng, chiếm 5% và tăng 19,7%; vốn đầu tư phát triển khác 38,7 tỷ đồng, chiếm 2,3% và tăng 4,9%.
Quý I/2014 vốn đầu tư ngoài nhà nước giảm mạnh là do năm 2013 bảo số 10 và 11 gây thiệt hại lớn về tài sản cho dân cư trên địa bàn, đặc biệt là vùng trồng cao su tiểu điền nên người dân tạm thời dừng thi công các công trình nhà ở và mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước thực hiện trong quý I/2014 chủ yếu là các công trình chuyển tiếp như: Đường liên xã Cam Thành - Thị trấn Cam Lộ có tổng vốn đầu tư 19,46 tỷ đồng; Kè chống xói lở Bắc sông Thạch Hản có tổng vốn đầu tư 18,63 tỷ đồng; Bảo tồn khu di tích Thành Cổ ( GĐ2) có tổng vốn đầu tư 244 tỷ đồng; Khu tái định cư Lao Bảo có tổng vốn đầu tư 49,34 tỷ đồng; Giảng đường đa năng trường THPT Gio Linh…
Vốn đầu tư từ nguồn vốn ngoài nhà nước chủ yếu là xây dựng nhà ở và bổ sung vốn lưu động.
Quý I/2014 trên địa bàn tỉnh không thu hút được Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào.
Về công tác giải ngân, đến 28/02/2014, Kho bạc nhà nước tỉnh thực hiện 130,14 tỷ đồng, đạt 13,8% kế hoạch năm 2014; Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Trị chưa thực hiện giải ngân.
3.2. Xây dựng
Quý I/2014 hoạt động xây dựng trên địa bàn cũng gặp khó khăn. Các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cũng phải cắt giảm theo chủ trương của Chính phủ để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vỉ mô. Các công trình trọng điểm đang xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu là các công trình chuyển tiếp từ năm 2013; quý I/2014 các công trình xây dựng mới rất hạn chế, nhiều doanh nghiệp xây dựng phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động do không có công trình. Năm 2013 bảo số 10 và 11 gây thiệt hại lớn về tài sản cho dân cư trên địa bàn nên người dân cũng tạm thời dừng đầu tư thi công các công trình nhà ở.
Bước vào năm 2014 UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã có những biện pháp tích cực trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng; tuy nhiên công tác quy họạch xây dựng và giải phóng mặt băng vẫn còn vướng mắc, việc giải ngân vốn chưa kịp thời vẫn còn xảy ra ở một số công trình do đầu năm ngân sách địa phương gặp khó khăn.
Dự ước giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành quý I/2014 thực hiện 904,4 tỷ đồng, trong đó chủ yếu do các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện. Công trình nhà ở 447,8 tỷ đồng, chiếm 49,5%; công trình nhà không để ở 83,9 tỷ đồng, chiếm 9,3%; công trình kỹ thuật dân dụng 321,2 tỷ đồng, chiếm 38,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng 51,6 tỷ đồng, chiếm 5,7%.
Dự ước giá trị sản xuất xây dựng theo giá so sánh 2010 quý I/2014 thực hiện 661,2 tỷ đồng, giảm 20,96% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh nghiệp nhà nước thực hiện 1,7 tỷ đồng, giảm 17,49%; khu vực ngoài nhà nước thực hiện 659,6 tỷ đồng, giảm 20,97%.
4. Thương mại - Giá cả và Dịch vụ:
Trong quý I/2014, để bảo đảm nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Sở Công Thương phối hợp với các doanh nghiệp chủ đạo trên địa bàn xây dựng kế hoạch, nguồn kinh phí thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa. UBND tỉnh đã trích ngân sách cho các doanh nghiệp tạm ứng 25 tỷ đồng để dự trử hàng hóa phục vụ tết (tại Quyết định số 2535/QĐ-UBND ngày 13/12/2013).
Các doanh nghiệp đã khẩn trương triển khai dự trữ nguồn hàng và tổ chức bán hàng bình ổn giá gắn với việc thực hiện cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bên cạnh việc chuẩn bị đủ nguồn cung hàng hóa đảm bảo chất lượng như các năm trước đây, các doanh nghiệp còn tổ chức bán hàng lưu động tại địa bàn các huyện, thị xã và các xã miền núi với giá niêm yết; góp phần bình ổn giá cả và lưu thông hàng hóa thông suốt từ thành thị đến nông thôn, giúp người dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận với nguồn hàng dồi dào trong dịp tết.
4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 3/2014 ước thực hiện 1238,8 tỷ đồng, tăng 12,86% so tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 136 tỷ đồng, tăng 9,98%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 1102,8 tỷ đồng, tăng 13,23%.
Tính chung quý I/2014, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 3898,7 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước ( nếu loại trừ yếu tố giá cả thì chỉ tăng 1,8%); Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 416,4 tỷ đồng, tăng 6,4%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 3482,4 tỷ đồng, tăng 7,5%. Nguyên nhân giảm sút của tổng mức bán lẻ so với thời kỳ trước là do kinh tế khó khăn, sức mua hạn chế nên người dân thắt chặt chi tiêu.
b. Hoạt động dịch vụ
Dịch vụ lưu trú tháng 3/2014 ước thực hiện 4,6 tỷ đồng, tăng 29,4% so với tháng trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 139,2 tỷ đồng, tăng 8,9%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 1,6 tỷ đồng, giảm 28,5%; dịch vụ khác ước thực hiện 48,8 tỷ đồng, tăng 3,7%.
Tính chung quý I/2014, dịch vụ lưu trú ước thực hiện 11,4 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước thực hiện 423,4 tỷ đồng, tăng 9,2%; du lịch lử hành và hoạt động hổ trợ du lịch ước thực hiện 4,7 tỷ đồng, giảm 30,3%; dịch vụ khác ước thực hiện 158,7 tỷ đồng, tăng 8,7%.
4.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tình hình kinh doanh xuất, nhập khẩu địa phương quý I/2014 tăng khá, mặc dù tình hình xuất nhập khẩu có khả quan, nhưng quy mô còn quá nhỏ bé. Thị trường xuất, nhập khẩu tương đối ổn định, giá cả có cải thiện…; Tuy nhiên, đòi hỏi của đối tác về chất lượng hàng hóa ngày càng khắt khe hơn.
a. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2014 ước thực hiện 10711 nghìn USD, tăng 12,6% so với tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 2630 nghìn USD, tăng 27,3%; kinh tế tư nhân thực hiện 7411 nghìn USD, tăng 3,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 670 nghìn USD, tăng 149,1%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng: cà phê 60 tấn, cao su 50 tấn, tinh bột sắn 2000 nghìn USD, thực phẩm chế biến 620 nghìn USD, sản phẩm bằng plastic 510 nghìn USD, xe đạp và phụ tùng 670 nghìn USD, sản phẩm bằng gổ 22 ngàn USD, hàng hóa khác 5905 nghìn USD.
Tính chung quý I/2014, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 28672 nghìn USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 6889 nghìn USD, giảm 21,1%; kinh tế tư nhân thực hiện 19929 nghìn USD, tăng 39,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1854 nghìn USD, giảm 13%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: cà phê 170 tấn, cao su 90 tấn, tinh bột sắn 5436 nghìn USD, thực phẩm chế biến 1882 nghìn USD, sản phẩm bằng plastic 1690 nghìn USD, xe đạp và phụ tùng 1854 nghìn USD, sản phẩm bằng gổ 268 ngàn USD, phân NPK 1560 tấn, hàng hóa khác 15026 nghìn USD.
b. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 3/2014 ước thưc hiện 11280 nghìn USD, tăng 6,2% so với tháng trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 750 nghìn USD, tăng 7,3%; kinh tế tư nhân thực hiện 10210 nghìn USD, tăng 6,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 320 nghìn USD, tăng 6,3%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: sửa và sản phẩm sửa 29 nghìn USD, thực phẩm chế biến 1080 nghìn USD, hàng điện tử 77 nghìn USD, máy móc thiết bị 4789 nghìn USD, gổ xẻ các loại 3630 m3 , gổ tròn các loại 596 m3, thạch cao 11800 tấn.
Tính chung quý I/2014, kim ngạch nhập khẩu ước thưc hiện 32003 nghìn USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện 1976 nghìn USD, giảm 52,6%; kinh tế tư nhân thực hiện 28691 nghìn USD, tăng 23,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 1336 nghìn USD, giảm 47,86%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: sửa và sản phẩm sửa 96 nghìn USD, thực phẩm chế biến 3042 nghìn USD, hàng điện tử 259 nghìn USD, máy móc thiết bị 13427 nghìn USD, gổ xẻ các loại 10435 m3 , gổ tròn các loại 1768 m3, thạch cao 33425 tấn.
4.3. Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và USD
Quý I/2014 chỉ số giá tiêu dùng tương đối ổn định; nguyên nhân chủ yếu là do hàng hóa trên thị trường phong phú, dồi dào; hiệu quả của chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vỉ mô của Chính phủ; do kinh tế khó khăn nên sức mua của các tầng lớp dân cư cũng có phần hạn chế.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014 so với tháng trước tăng 0,35% cụ thể : Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1%; Trong đó: lương thực tăng 3,49%, thực phẩm giảm 0,63 %, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,57%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,07%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón giảm 0,49%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,24%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,12%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; Nhóm giao thông tăng 0,26%; Nhóm bưu chính viển thông giảm 0,11%; Nhóm giáo dục tăng 0,02%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch giảm 0,13%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác ổn định.
Giá vàng tăng 1,83%; Giá đôla Mỹ tăng 0,05%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014 so với tháng 12/2013 tăng 2,32% cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,56%; Trong đó: lương thực tăng 7,7%, thực phẩm tăng 2,8 %, ăn uống ngoài gia đình tăng 6,72%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 1,55%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 2,02%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,09%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,08%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%; Nhóm giao thông tăng 2,1%; Nhóm bưu chính viển thông tăng 0,09%; Nhóm giáo dục tăng 0,07%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,23%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,13%.
Giá vàng tăng 1,2%; Giá USD tăng 0,11%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I/2014 so với cùng kỳ năm 2013 tăng 5,5% cụ thể: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 7,88%; Trong đó: lương thực tăng 18,5%, thực phẩm tăng 4,37%, ăn uống ngoài gia đình tăng 8,01%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 3,46%; Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 7,13%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,73%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,57%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,42%; Nhóm giao thông tăng 2,86%; Nhóm bưu chính viển thông tăng 0,31%; Nhóm giáo dục tăng 3,19%; Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 4,59%; Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 4,73%.
Giá vàng giảm 20,86%; Giá USD tăng 1,02%.
4.4. Hoạt động vận tải
Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh quý I/2014 tăng khá so với cùng kỳ năm trước; trong dịp tết Nguyên đán vừa qua các đơn vị vận tải đã tăng cường số phương tiện, số chuyến trên các tuyến liên tỉnh, nội tỉnh để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của dân cư.
a. Doanh thu vận tải
Ước doanh thu vận tải tháng 3/2014 thực hiện 61,5 tỷ đồng, tăng 10,1% so với tháng trước; Trong đó, doanh thu vận tải hành khách thực hiện 27,9 tỷ đồng, tăng 6,6%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 32,7 tỷ đồng, tăng 13,2%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 0,9 tỷ đồng, tăng 12,5%.
Tính chung quý I/2014, ước doanh thu vận tải thực hiện 180,7 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, doanh thu vận tải hành khách thực hiện 83,7 tỷ đồng, tăng 29,6%; doanh thu vận tải hàng hóa thực hiện 93,8 tỷ đồng, tăng 19,6%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải thực hiện 3,2 tỷ đồng, giảm 50,8%.
b. Vận tải hành khách
Ước tháng 3/2014 khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 610,5 nghìn HK, tăng 1,63% so với tháng trước; Trong đó, chủ yếu là do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện. Khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 42946,4 nghìn HK.km, tăng 6,95%.
Tính chung quý I/2014, ước khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 1874,1 nghìn HK, tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 129376,8 nghìn HK.km, tăng 6,87%.
c. Vận tải hàng hóa
Ước tháng 3/2014, khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 598,6 nghìn tấn, tăng 7,23% so với tháng trước; tất cả đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện. Khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 26315 nghìn tấn.km, tăng 11,65%.
Tính chung quý I/2014, ước khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 1874,4 nghìn tấn, tăng 11,29% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 80168,8 nghìn tấn.km, tăng 8,39%.
4.5. Hoạt động bưu chính viễn thông
Ước tính đến 31/3/2014, toàn tỉnh có 163 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính. Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 1176 trạm. Toàn tỉnh có 509046 thuê bao điện thoại, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, số thuê bao điện thoại phát triển mới trong quý I/2014 là 29902 thuê bao, tăng 59,1%. Số thuê bao Internet là 31577 thuê bao, tăng 2,65%; trong đó, số thuê bao Internet phát triển mới trong quý I/2014 là 225 thuê bao, giảm 29,91% so với cùng kỳ năm trước.
5. Thu, chi ngân sách
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn lủy kế đến 16/3/2014 là 399,2 tỷ đồng, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt 24,7% so với dự toán năm. Trong đó: thu nội địa 165,5 tỷ đồng, tăng 17,9% và đạt 16,07% dự toán; thu thuế xuất nhập khẩu 233,7 tỷ đồng, tăng 53,9% và đạt 39,9% dự toán.
Chi ngân sách nhà nước địa phương lủy kế đến 16/3/2014 là 1090,6 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 21,7% dự toán năm. Trong đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung 38,5 tỷ đồng, tăng 25% và đạt 27% dự toán; chi thường xuyên 675,8 tỷ đồng, tăng 13,1% và đạt 20,3% dự toán.
6. Một số vấn đề về xã hội
6.1. Tình hình đời sống dân cư
Năm 2013, tình hình kinh tế của tỉnh tuy đã phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm; do ảnh hưởng của cơn bảo số 10 và 11 một bộ phận dân cư bị thiệt hại về tài sản, một số diện tích cây cao su, cây hồ tiêu và cây ăn quả bị gảy đổ nên đời sống có gặp khó khăn. Đến cuối năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 11,76%. Tuy nhiên, với Chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vỉ mô, bảo đãm an sinh xã hội của Chính phủ, Cấp ủy và Chính quyền địa phương nên trong quý I năm nay giá cả thị trường tương đối ổn định, tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra.
Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 vừa qua, thực hiện Quyết định số 12/QĐ-CTN ngày 06/01/2014 của Chủ tịch Nước về việc tặng quà cho các đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 và Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 02/01/2014 của UBND tỉnh về việc Trích ngân sách phục vụ Tết Giáp Ngọ 2014; các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh tiến hành tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào nghèo; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ. Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở địa phương tổ chức vận động nhân dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái; tổ chức thăm hỏi, chăm lo các gia đình chính sách, các lực lượng vũ trang và những hộ gia đình nghèo... có điều kiện vui tết, đón xuân trong không khí vui tươi, đầm ấm, nghĩa tình và trách nhiệm.
a. Quà tết của Chủ tịch nước tặng cho đối tượng là gia đình chính sách và người có công 6169,6 triệu đồng:
* Mức quà 400000đ tặng cho 725 đối tượng.
* Mức quà 200000đ tặng cho 29398 đối tượng.
b. Quà tết trích từ nguồn ngân sách tỉnh tặng cho 19480 gia đình bà mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân Liệt sỹ với số tiền 1948 triệu đồng; thăm các đơn vị làm công tác chính sách với số tiền 15 triệu đồng; thăm và tặng quà 18 gia đình người có công tiêu biểu với số tiền 12,6 triệu đồng; Tổng số kinh phí thực hiện là 1975,6 triều đồng.
c. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã trích ngân sách thăm và tặng quà 2646 gia đình người có công với số tiền 540,9 triệu đồng.
Tổng kinh phí thực hiện chăm sóc đời sống người có công trên 8,65 tỷ đồng, góp phần đảm bảo không có gia đình chính sách, có công nào không có Tết.
d. Chính phủ đã hỗ trợ 1458 tấn gạo và 500 tấn muối giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong dịp tết. Theo đó 18982 hộ trên địa bàn tỉnh đã được nhận gạo cứu trợ của Chính phủ trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
Ngoài ra, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân cũng đã thăm và tặng quà cho người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình nghèo…
Công tác chăm lo đời sống cho nhân dân trong dịp tết được các ngành, các địa phương trong tỉnh tiến hành đảm bảo kịp thời đến tay người dân đón một cái Tết cổ truyền vui tươi, đầm ấm.
Tổng số quà được trao tặng đến người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội từ các nguồn ngân sách của tỉnh, huyện và các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong dịp tết Giáp Ngọ - 2014 là 35536 suất, với số tiền trên 13,71 tỷ đồng, góp phần cho các gia đình nghèo, người có hoàn cành khó khăn đón tết.
Hiện nay, tình hình kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển; hơn nửa tỉnh cũng đã thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp tích cực để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nên tình hình đời sống của các tầng lớp dân cư đã có bước cải thiện rỏ rệt.
6.2. Y tế
a.Công tác phòng chống dịch bệnh
Từ đầu năm đến nay, Sở Y tế đã tích cực chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng và các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra tại các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn.
Từ đầu năm đến hết tháng 02/2014, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 210 ca mắc bệnh lỵ trực trùng; 76 ca mắc bệnh lỵ a mip; 667 ca mắc bệnh tiêu chảy; 31 ca mắc bệnh sốt rét; 48 ca mắc bệnh viêm gan siêu trùng; 4162 ca mắc bệnh cúm; 4 ca mắc bệnh Tay - Chân - Miệng. Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dỏi điều trị.
Quý I/2014, tình hình mắc bệnh lỵ trực trùng, lỵ a míp và bệnh cúm có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.
b.Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2014, toàn tỉnh có 66/141 xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS; Số người nhiễm HIV tại Quảng Trị là 408 người, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 154 người, số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 68 người, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 340 người, số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 7 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 29 bà mẹ.
c.Tình hình ngộ độc thực phẩm
Ngành y tế đã có các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn như: tổ chức tốt “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014; đặc biệt là "Tháng cao điểm về an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014"; tổ chức triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về bảo đảm chất lượng VSATTP.
Trong quý I/2014 toàn tỉnh đã tổ chức 152 đoàn thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; trong đó: có 92 đoàn thanh tra liên ngành, 60 đoàn kiểm tra chuyên ngành; đã tiến hành kiểm tra 1299 cơ sở, phát hiện 218 cơ sở vi phạm quy định về VSATTP và đã xử lý 86 cơ sở.
Do thực hiện tốt công tác kiểm tra VSATTP, nên trong quý I/2014 không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
6.3. Hoạt động Văn hóa - Thể thao
Quý I/2014 hoạt động Văn hóa - Thể thao chủ yếu là tổ chức các hoạt động kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2014) và mừng Xuân Giáp Ngọ 2014.
a. Hoạt động tại các đơn vị cấp tỉnh
- Tổ chức thành công Lễ hội Giao thừa đêm 30 Tết tại Quảng trường và Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh với chương trình nghệ thuật đặc sắc và bắn pháo hoa, thu hút hàng ngàn người đến tham gia.
- Tổ chức trưng bày Báo Xuân 2014 tại Thư viện tỉnh (Từ ngày 24/01/2014 -12/02/2014); Hội hoa xuân tại Trung tâm VH tỉnh (từ ngày 20/01/2014 - 30/01/2014); tổ chức nhiều buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết tại các huyện, thị trong tỉnh; các buổi chiếu phim phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa...
- Thực hiện tốt công tác đón, tiếp khách đến tham quan tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa. Ngoài lượng khách miễn vé đã đón và phục vụ khoảng 15000 lượt khách trong và ngoài nước.
- Ngoài ra, các đơn vị cũng đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức nhiều hoạt động góp phần làm cho sắc xuân rực rỡ hơn như việc trang trí, treo băng khẩu hiệu, cờ phướn tại đơn vị, các điểm văn hoá, lễ hội, tổ chức đón giao thừa...; tổ chức các đội tuyên truyền văn nghệ phục vụ tại các vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
b. Hoạt động tại các huyện, thị xã, thành phố
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ, hoạt động Văn hoá - Thể thao mừng Đảng mừng Xuân diễn ra sôi nổi. Lãnh đạo tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức dâng hương viếng Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn và Nghĩa trang các địa phương; gặp mặt các bậc lão thành cách mạng, cán bộ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ. Tổ chức trang trí, chỉnh trang lại hệ thống Panô và cổ động trực quan, băng rôn, khẩu hiệu mừng Đảng mừng Xuân trong toàn tỉnh. Phòng VHTT và trung tâm VHTT các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện tốt hướng dẫn về tổ chức các hoạt động vui Tết, mừng Đảng mừng Xuân với nội dung và hình thức phong phú lành mạnh. Một số hoạt động tiêu biểu như: Tổ chức giao lưu văn nghệ, TDTT mừng Đảng mừng Xuân các xã, thị trấn huyện Hướng Hoá ngày 13/1/2014; Tổ chức chương trình “ Đêm hoa đăng” tri ân các Anh hùng liệt sĩ trên sông Thạch Hãn, nhà hành lễ - Bến thả hoa sông Thạch Hãn TX Quảng trị; Tổ chức lễ hội đâm trâu truyền thống ở xã A Ngo huyện Đakrông; Tổ chức chiếu phim mừng Đảng mừng Xuân phục vụ đồng bào miền núi tại 2 huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông; Tổ chức giải bóng chuyền, cầu lông Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh tại nhà thi đấu tỉnh vào ngày 16/1/2014; huyện Triệu Phong: tổ chức Hội chợ Hoa, Bài chòi, Dạ hội, Đêm Thơ…đặc sắc nhất là lể hội chợ Đình Bích La; Huyện Hải Lăng: tổ chức Liên hoan văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Ngọ 2014; Huyện Cam Lộ: tổ chức giải Việt dã truyền thống, giải Cầu lông CBCCVC, giải Điền kinh mừng Đảng mừng Xuân; Huyện Vĩnh Linh: Hội thi văn hóa, thể thao dân gian được tổ chức ở hầu khắp các xã, thị trấn; các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, cờ tướng, chơi đu, bài chòi, bóng chuyền, bóng đá, đua thuyền thu hút đông đảo quần chúng nhân dân đến xem, cổ vũ; Huyện Gio Linh: tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng mừng Xuân, các trò chơi truyền thống như hội đu, chọi gà, nhảy bao bố, hội cù, giải bóng chuyền nam, đua thuyền truyền thống...
Trong quý I đã có 7 đơn vị: huyện Triệu Phong, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa, Hải Lăng, Cam Lộ, TX Quảng Trị đã tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp huyện, thị. Các địa phương còn lại đã hoàn thành Đại hội TDTT cấp cơ sở, tiếp tục chuẩn bị Đại hội TDTT cấp huyện, tiến tới Đại hội TDTT cấp tỉnh.
6.4. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Bước vào năm 2014, các cơ quan chức năng thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong quý I/2014 đã xảy ra 03 vụ cháy, không có người chết, thiệt hại về tài sản 905 triệu đồng.
Công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được tăng cường; công tác phòng chống mua bán, vận chuyển, tàng trử và đốt pháo nhìn chung được toàn dân thực hiện nghiêm túc theo Nghị định 36/CP của Chính phủ. Tuy nhiên, trong 09 ngày tết đã phát hiện 12 vụ/12 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ thu giữ 70 viên pháo bi, 05kg pháo, 01 hộp pháo hoa, 02 quả pháo.
6.5. Tình hình thiên tai
Trong quý I/2014 không xảy ra
6.6.Tai nạn giao thông
Từ 16/02 đến 15/3/2014 địa bàn tỉnh đã xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm chết 08 người và bị thương 20 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 41,4% (-12vụ), số người chết giảm 27,3% (-3 người), số người bị thương giảm 41,2% (-14 người).
Lũy kế từ 16/12/2013 đến 15/3/2014 địa bàn tỉnh đã xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người và bị thương 74 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 19% (-15 vụ), số người chết giảm 11,1% (-4 người), số người bị thương giảm 7,5% ( -6 người).
Nguyên nhân tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu là do đi sai phần đường, không chú ý quan sát…