Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 582
Hôm nay: 1,632
Lượt truy cập: 1,411,926
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2015
Cập nhật bản tin: 10/20/2015
            

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Tài chính, ngân hàng

1.1. Tài chính

Thực hiện nghiêm chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết. Thực hiện công khai dự toán ngân sách các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách theo đúng quy định. Chỉ đạo chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế các năm trước; các khoản thu của các dự án đã hết hạn ưu đãi; thuế giá trị gia tăng vãng lai. Kiện toàn các tổ chức thu phí để đốc thúc và chống thất thu đối với một số phí có số thu lớn...

1.2. Ngân hàng

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường theo nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả năm 2015; Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; triển khai một số chủ trương mới về cho vay ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp, hộ dân…

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm túc lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và trần lãi suất cho vay VND kỳ hạn ngắn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 07/2014/TT-NHNN và Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Huy động vốn trên địa bàn dự ước đến 30/9/2015 đạt 12100 tỷ đồng, tăng 6,55% (+744 tỷ đồng) so với cuối năm 2014 và tăng 12,41% (+1336 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm 9370 tỷ đồng, chiếm 77,44%; tiền gửi thanh toán 1865 tỷ đồng, chiếm 15,41%; huy động khác 860 tỷ đồng, chiếm 7,11%; phát hành giấy tờ có giá 5 tỷ đồng, chiếm 0,04%.

Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế dự ước đến 30/9/2015 đạt 15400 tỷ đồng, tăng 11,46% (+1584 tỷ đồng) so với cuối năm 2014 và tăng 20,11% (+2578 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2014. Cơ cấu dư nợ cho vay: dư nợ cho vay ngắn hạn 6900 tỷ đồng, chiếm 44,81%, dư nợ cho vay trung và dài hạn 8500 tỷ đồng, chiếm 55,19%.

Nợ xấu ước đến 30/9/2015 trên địa bàn là 110 tỷ đồng, chiếm 0,71% so với tổng dư nợ.

2. Đầu tư và xây dựng

2.1. Đầu tư

Chín tháng năm 2015 do vốn đầu tư phát triển khu vực ngoài nhà nước tăng cao làm cho vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng trưởng khá. Vốn khu vực nhà nước giảm do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, cắt giảm đầu tư công, kế hoạch vốn giao năm 2015 giảm mạnh; vốn khu vực ngoài Nhà nước tăng mạnh do số doanh nghiệp ngoài nhà nước mới thành lập tăng hơn cùng kỳ năm trước 9,4%, lãi suất ngân hàng giảm các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn nên tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh; thời tiết thuận lợi nên đầu tư xây dựng nhà ở và sản xuất kinh doanh của dân cư cũng tăng làm cho nguồn vốn ngoài nhà nước tăng…

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9 tháng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 7144,3 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn khu vực nhà nước đạt 1724 tỷ đồng, chiếm 24,1% tổng vốn và giảm 9% so với cùng kỳ năm trước; vốn khu vực ngoài nhà nước đạt 5347,4 tỷ đồng, chiếm 74,9% và tăng 14,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 72,9 tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 2,3%.

Trong tổng vốn đầu tư: vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 5126,4 tỷ đồng, chiếm 71,8% và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản ước đạt 1051,9 tỷ đồng, chiếm 14,7% và tăng 32,8%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ ước đạt 484,8 tỷ đồng, chiếm 6,8% và tăng 28,3%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động ước đạt 333,1 tỷ đồng, chiếm 4,7% và tăng 57%; vốn đầu tư phát triển khác ước đạt 148,1 tỷ đồng, chiếm 2,1% và giảm 7,9%.

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 9/2015 ước đạt 117,65 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 96,5 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 17 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 4,15 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 884,2 tỷ đồng, bằng 84,4% kế hoạch năm 2015 và giảm 15,8% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: vốn ngân sách tỉnh ước thực hiện 720,8 tỷ đồng, bằng 84,1% kế hoạch và giảm 17,2%; vốn ngân sách huyện ước thực hiện 129,2 tỷ đồng, bằng 85,4% kế hoạch và giảm 10,7%; vốn ngân sách xã thực hiện 34,2 tỷ đồng, bằng 85,5% kế hoạch và giảm 2%. Nguyên nhân vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 9 tháng năm 2015 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công… nên kế hoạch vốn giao năm 2015 giảm mạnh so với năm 2014.

Một số công trình chủ yếu thực hiện từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trong 9 tháng năm 2015: Hệ thống đê, kè chống xói lở đảo Cồn Cỏ ước thực hiện 36,82 tỷ đồng, đạt 61,37% kế hoạch năm 2015; Dự án chương trình mục tiêu quốc gia ước thực hiện 74,67 tỷ đồng, đạt 64,78% KH; Khu đô thị Nam Đông Hà giai đoạn 3 ước thực hiện 21,5 tỷ đồng, đạt 67,19% KH; Cầu Sông Hiếu và đường hai đầu cầu ước thực hiện 29,07 tỷ đồng, đạt 63,2% KH; Cầu Cam Hiếu ước thực hiện 18,31 tỷ đồng, đạt 61,03 KH; Khu neo đậu tránh bảo Cửa Tùng ước thực hiện 14,06 tỷ đồng, đạt 93,73% KH…

 Vốn FDI: Mặc dù Tỉnh đã tổ chức nhiều Hội nghị xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng của địa phương, Hội thảo về chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh, tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, kịp thời tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp…nhưng trong 9 tháng năm 2015 trên địa bàn tỉnh không thu hút được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào.

 Vốn ODA: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 28 dự án ODA đang thực hiện đầu tư ( 12 dự án do ADB tài trợ, 07 dự án do WB tài trợ, 02 dự án do JICA tài trợ, 03 dự án do chính phủ Italia tài trợ, 01 dự án do KOICA tài trợ, 01 dự án do Nauy tài trợ, 01 dự án do Arapxeut tài trợ, 01 dự án do OSID tài trợ). Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 9 tháng ước đạt 102,21 tỷ đồng, đạt 85,46% kế hoạch năm 2015.

Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế: Chín tháng năm 2015 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 09 dự án đầu tư mới; tính đến nay, đã có 107 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đầu tư đăng ký 8309 tỷ đồng ( có 62 dự án đã đi vào hoạt động, 26 dự án đang triển khai xây dựng, 19 dự án đang được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang làm thủ tục thuê đất, xây dựng cơ sở)…

Về công tác giải ngân: đến 31/8/2015, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 1185,95 tỷ đồng, đạt 60,06% kế hoạch năm 2015; trong đó: vốn địa phương quản lý thực hiện 1023,7 tỷ đồng, đạt 62,83% kế hoạch năm.

2.2. Xây dựng

Năm nay giá vật liệu xây dựng ổn định; lãi suất ngân hàng giảm, các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn; thời tiết thuận lợi...nên hoạt động xây dựng trên địa bàn 9 tháng năm 2015 tăng trưởng khá.

Giá trị sản xuất xây dựng 9 tháng năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 5614,4 tỷ đồng, chủ yếu do các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất công trình nhà ở đạt 2613,4 tỷ đồng, chiếm 46,5%; công trình nhà không để ở đạt 583,6 tỷ đồng, chiếm 10,4%; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 2331,7 tỷ đồng, chiếm 41,5%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 85,7 tỷ đồng, chiếm 1,6%.

Giá trị sản xuất xây dựng 9 tháng năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước đạt 4247,9 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: khu vực nhà nước đạt 12,7 tỷ đồng, tăng 59,2%; khu vực ngoài nhà nước đạt 4235,1 tỷ đồng, tăng 5,4%. Trong tổng giá trị sản xuất xây dưng, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 1977,4 tỷ đồng, tăng 2,5%; giá trị sản xuất xây dựng nhà không để ở đạt 441,5 tỷ đồng, giảm 5,9%; giá trị sản xuất xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng đạt 1764,1 tỷ đồng, tăng 16%; giá trị sản xuất xây dựng công trình chuyên dụng đạt 64,9 tỷ đồng, giảm 38,5%.

3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

3.1. Nông nghiệp

3.1.1. Trồng trọt

a. Cây hàng năm

* Sản xuất vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và vụ Hè Thu năm 2015

Về diện tích: vụ Đông Xuân và Hè Thu toàn tỉnh đã gieo trồng được 79036,3 ha các loại cây hàng năm, giảm 1,7% (-1336,8 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cây lúa gieo cấy 45876,4 ha, giảm 4,2% (-1991,2 ha); Trong đó: vụ Đông Xuân gieo cấy 25568 ha, giảm 0,1% (-26,4 ha); vụ Hè Thu gieo cấy 20308,4 ha, giảm 8,8% (-1964,8 ha). Cây ngô gieo trồng 3945,1 ha, tăng 3% (+114,3 ha). Cây khoai lang 2358,2 ha, giảm 9,7% (-254,5 ha). Cây sắn 12740,9 ha, tăng 8,2% (+969,4 ha). Cây chất bột khác 1693,9 ha, giảm 4,6% (-81,3 ha). Cây lạc 3952 ha, giảm 7% (-296,4 ha). Rau các loại 5075,4 ha, giảm 1,2% (-63,5 ha). Đậu các loại 1815,4 ha, tăng 7,4%% (+125,8 ha)…

Diện tích lúa giảm chủ yếu là do vụ Hè Thu năm nay đầu vụ nắng hạn kéo dài, một số diện tích ruộng lúa cao, không chủ động được nguồn nước tưới được chuyển sang trồng các loại cây hoa màu khác; diện tích khoai lang, cây chất bột khác, lạc, rau các loại giảm do đầu vụ thời tiết ít mưa, hạn hán nên không gieo trồng được; diện tích sắn, ngô, đậu các loại tăng do chuyển đổi một số diện tích lúa thiếu nguồn nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn như ngô, sắn...

Về năng suất, sản lượng: Vụ Đông Xuân năm nay tuy có hạn hán đầu vụ, nhưng thời tiết cũng tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng; mặc dù không được mùa bằng vụ Đông Xuân năm 2013-2014, nhưng cũng cho năng suất khá cao; riêng vụ Hè Thu do ảnh hưởng của hạn hạn kéo dài từ đầu vụ; chuột, sâu bệnh gây hại nhiều nơi; một số địa phương cây lúa giai đoạn trổ bông gặp điều kiện thời tiết không được thuận lợi nên ảnh hưởng đến quá trình kết hạt, năng suất giảm làm cho năng suất bình quân chung của tỉnh giảm. Tính chung vụ Đông Xuân và Hè Thu năm nay năng suất lúa dự ước đạt 52 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước; sản lượng lúa ước đạt 238634 tấn, giảm 7% (-17969 tấn); Trong đó: lúa Đông Xuân năng suất đạt 54,2 tạ/ha, giảm 1,7 tạ/ha; sản lượng đạt 138498 tấn, giảm 3,2% (-4507 tấn) so với vụ Đông Xuân năm trước; lúa Hè Thu năng suất dự ước đạt 49,3 tạ/ha, giảm 1,7 tạ/ha; sản lượng dự ước đạt 100136 tấn, giảm 11,9% (-13462 tấn) so với vụ Hè Thu năm trước. Cây ngô năng suất ước đạt 29,2 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11535 tấn, tăng 2,6% (+290 tấn). Cây khoai lang năng suất ước đạt 73,1 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 17238,2 tấn, giảm 9,4% (-1790,7 tấn). Sắn năng suất ước đạt 163,2 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 207892 tấn, tăng 8,1% (+15606 tấn). Cây chất bột khác năng suất ước đạt 106,8 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha; sản lượng ước đạt 18097,9 tấn, giảm 1,9% (-351,7 tấn). Cây lạc năng suất ước đạt 20,3 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8013 tấn, tăng 3% (+230 tấn). Rau các loại  năng suất ước đạt 95,8 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 48603 tấn, giảm 1,2% (-598 tấn). Đậu các loại năng suất ước đạt 8,9 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1623 tấn, tăng 4,2% (+66 tấn)…

 Nhìn chung vụ Đông Xuân và Hè thu năm nay sản lượng của các loại cây trồng chủ yếu như: lúa, khoai lang, cây chất bột khác, rau các loại…giảm; một mặt do diện tích gieo trồng giảm, mặt khác do năng suất giảm so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có cây ngô, sắn, đậu các loại…sản lượng tăng do diện tích gieo trồng tăng.

b. Cây lâu năm

- Cây hồ tiêu: diện tích hiện có 2264 ha, tăng 9,4% (+194 ha) so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2015 ước đạt 2182 tấn, tăng 39,7% (+620 tấn). Năm nay cây hồ tiêu do được chăm sóc tốt, ít dịch bệnh nên năng suất, sản lượng đạt cao. Hiện nay giá tiêu đang ở mức cao, tạo động lực cho bà con chú trọng thâm canh và phòng trừ dịch bệnh.

- Cây cà phê: diện tích hiện có 4605 ha, giảm 1% (-48 ha); sản lượng thu hoạch 9 tháng ước đạt 467 tấn, chủ yếu là cà phê mít, giảm 64,3% (-841 tấn). Cây cà phê hầu hết diện tích tập trung ở huyện Hướng Hóa, trong đó cây cà phê mít cho hiệu quả kinh tế thấp, chiếm nhiều đất đai, xu hướng đang được loại bỏ dần; năm nay do tình hình hạn hán nặng nên năng suất và sản lượng đạt thấp.

- Cây cao su: diện tích hiện có 19243,4 ha, tăng 2,5% (+470,4 ha); sản lượng thu hoạch 9 tháng ước đạt 10903 tấn, tăng 2,9% (+303 tấn). Hiện nay, giá mủ cao su còn ở mức thấp, nhưng bà con nông dân vẫn khai thác để phục vụ đời sống.

- Đối với các loại cây ăn quả có diện tích lớn như: chuối, xoài, dứa… diện tích và sản lượng ổn định so với cùng kỳ năm trước.

3.1.2. Chăn nuôi

Ước tính đến thời điểm 1/10/2015, đàn trâu có 24480 con, giảm 2,5% (-615 con) so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 53150 con, tăng 1,8% (+950 con); đàn lợn (không tính lợn sữa) có 276952 con, tăng 3,5% (+9482 con); đàn gia cầm có 1974 nghìn con, giảm 4,3% (-89 nghìn con); Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 9 tháng năm 2015 ước đạt 26931 tấn, tăng 4,6% (+1193 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Đối với chăn nuôi gia súc, tiếp tục chú trọng phát triển theo hướng tập trung, thâm canh bán công nghiệp, nâng cao giá trị trên đầu vật nuôi gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, chú trọng nâng cao chất lượng con giống. Cơ cấu sản xuất chăn nuôi đang chuyển đổi theo hướng chăn nuôi qui mô lớn, xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình liên kết trong sản xuất như liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt giữa các hộ chăn nuôi từ khâu sử dụng chung một loại thức ăn, được hướng dẫn cùng một qui trình kỹ thuật và cùng tiêu thụ một phần sản phẩm; liên kết dọc trong chăn nuôi giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp (ở Quảng Trị chủ yếu là nuôi gia công cho Tổng công ty CP Group), đây là liên kết dọc một chuỗi từ khâu cung ứng giống, thức ăn, qui trình nuôi dưỡng, phòng bệnh đến tiêu thu sản phẩm do công ty bao tiêu. Chăn nuôi lợn đạt qui mô gia trại ngày càng tăng; một số huyện có chính sách hỗ trợ để phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại kết hợp xây dựng hầm khí Bioga. Trong chăn nuôi bò đã hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi bò nhốt vỗ béo; kết hợp trồng cỏ nuôi bò. Tổng đàn bò và đàn lợn đều tăng, trong đó đàn lợn tăng khá nhanh.

Đối với chăn nuôi gia cầm, trong những năm gần đây gia cầm là đối tượng vật nuôi quan trọng trong các chương trình xóa đói giảm nghèo. Gia cầm được nuôi tất cả các vùng sinh thái trong tỉnh. Những năm qua ngoài những giống gà nhập ngoại và gà ác, thì xu hướng chăn nuôi giống gà thả vườn đang được quan tâm và phát triển. Chăn nuôi gia cầm hiện nay phát triển nhiều mô hình gia trại, trang trại với qui mô đầu tư ngày càng lớn, tổng đàn gia cầm phát triển nhanh; hiện nay đàn gia cầm giảm là do người chăn nuôi bán vịt thả đồng, phòng ngừa thiệt hại do lủ, lụt...

3.2.Lâm  nghiệp

Chín tháng năm 2015, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 1713 ha, tăng 4,5% (+74 ha) so với cùng kỳ năm trước (Hướng Hóa 517 ha, Đakrông 220 ha, Triệu Phong 370 ha, Cam Lộ 300 ha, Vĩnh Linh 300 ha); số cây trồng phân tán ước đạt 1396 nghìn cây, tăng 62,6% (+537,7 nghìn cây); diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 20962 ha, tăng 9,3% (+1786 ha); diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh ước đạt 1526 ha, tăng 12% (+164 ha); diện tích rừng được giao khoán bảo vệ ước đạt 49328 ha, giảm 3,9% (-2024 ha); ươm giống cây lâm nghiệp đạt 10306 nghìn cây, giảm 9% (-1018 nghìn cây). Được sự hỗ trợ từ dự án JICA2 - Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ, những năm gần đây công tác bảo vệ phát triển rừng được đẩy mạnh, diện tích rừng được bảo vệ, được khoanh nuôi tái sinh ngày càng nhiều.

Sản lượng gỗ khai thác 9 tháng năm 2015 ước đạt 355493 m3, tăng 25,8% (+72879 m3) so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng kém chất lượng ngày càng giảm, thay vào đó nhiều diện tích rừng chất lượng, trữ lượng cao được đưa vào khai thác trong năm 2015; mặt khác, những năm gần đây nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các nhà máy gỗ ván ép, nhà máy dăm gỗ ngày càng cao nên sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng củi khai thác ước đạt 223529 ste, giảm 13% (-33546 ste); chủ yếu là các hộ cá thể khai thác để phục vụ đời sống sinh hoạt, do nhu cầu củi làm chất đốt ngày càng giảm nên sản lượng giảm dần.

Theo số liệu của Chi cục kiểm lâm, 9 tháng năm 2015 do thời tiết nắng nóng kéo dài, mặc dù chính quyền các địa phương, kiểm lâm trên địa bàn đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chấp hành các quy định trong khai thác cũng như các hoạt động trong rừng; nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 03 vụ cháy rừng, giảm 10 vụ so với cùng kỳ năm trước; với diện tích rừng bị thiệt hại là 39 ha, giảm 196,9 ha; giá trị thiệt hại 370,3 triệu đồng, giảm 89,7% (-3229,7 triệu đồng).

Công tác đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng, được tăng cường; tính chung từ đầu năm đến nay đã phát hiện và bắt giữ 335 vụ vi phạm, tịch thu 614 m3 gỗ các loại, 230 kg động vật và sản phẩm động vật rừng. Các hành vi vi phạm Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng pháp luật.

3.3. Thủy sản

Hiện nay, toàn tỉnh có 8975 cơ sở nuôi trồng thủy sản, tăng 1,6% (+142 cơ sở) so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: có 8748 cơ sở nuôi bằng diện tích mặt nước, 173 cơ sở nuôi lồng bè, 54 cơ sở sản xuất giống (52 cơ sở sản xuất cá giống và 2 cơ sở sản xuất tôm giống). Tàu thuyền khai thác hải sản có động cơ có 1762 chiếc với tổng công suất 71810 CV; trong đó có 171 chiếc trên 90 CV với tổng công suất 48482 CV ( có 161 chiếc đánh bắt xa bờ).

Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng năm 2015 ước đạt 2856 ha, giảm 4% (-120,5 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nuôi cá 1842 ha, giảm 5,4% (-105 ha); nuôi tôm 987,4 ha, giảm 1% (-9,9 ha); trong tổng diện tích nuôi tôm, nuôi tôm sú 348,8 ha, giảm 12,8% (-51ha); nuôi tôm thẻ chân trắng 602,6 ha, tăng 1,5% (+9,1 ha).

Thời tiết 9 tháng đầu năm không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nắng nóng kéo dài và thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến cho nhiều hồ nuôi bị khô hạn không nuôi trồng được; vì vậy diện tích nuôi cá nước ngọt giảm đáng kể; tình hình bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và các nguyên nhân khác làm cho một số diện tích tôm thả nuôi bị thiệt hại. Bên cạnh đó tình trạng thiếu vốn do mất mùa nhiều năm liên tục khiến cho tiến độ thả nuôi chậm hơn so cùng kỳ năm trước, nhiều hồ nuôi bà con phải để không. Trong 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm sú do nuôi hiệu quả thấp nên bà con chuyển một số diện tích sang nuôi tôm thẻ chân trắng; vì vậy diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng và diện tích nuôi tôm sú giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng đánh bắt hải sản thời tiết 9 tháng đầu năm khá thuận lợi, giá xăng dầu ổn định, ngoài ra còn được nhà nước hổ trợ tiền nhiên liệu và mua bảo hiểm nên ngư dân phấn khởi bám biển đánh bắt, nhất là vùng biển xa.

Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2015 ước đạt 23455 tấn, tăng 5,3% (+1187 tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng cá đạt 17360 tấn, tăng 6,8% (+1103 tấn); sản lượng tôm đạt 3323 tấn, tăng 10,1% (+304 tấn); thủy sản khác đạt 2772 tấn, giảm 7,3% (-220 tấn). Cụ thể:

- Sản lượng nuôi trồng ước đạt 5794 tấn, tăng 9,1% (+482 tấn); trong đó: sản lượng cá đạt 2586 tấn, tăng 6% (+146 tấn); sản lượng tôm đạt 3201 tấn, tăng 11,8% (+337 tấn) chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

- Sản lượng khai thác ước đạt 17661 tấn, tăng 4,2% (+705 tấn); trong đó: sản lượng cá đạt 14774 tấn, tăng 6,9% (+957 tấn); sản lượng tôm đạt 122 tấn, giảm 21,3% (-33 tấn); thủy sản khác đạt 2765 tấn, giảm 7,3% (-219 tấn).

Sản xuất giống thủy sản: 9 tháng năm 2015 toàn tỉnh sản xuất được 28 triệu con cá giống, tăng 3,7% (+1triệu con) và 460 triệu con tôm giống, tăng 50,8% (+155 triệu con) so với cùng kỳ năm trước.

4. Sản xuất công nghiệp và tình hình hoạt động của doanh nghiệp

4.1. Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2015 tăng trưởng khá; do một số khó khăn của doanh nghiệp được tập trung tháo gở; lãi suất ngân hàng giảm, giá xăng dầu giảm làm giảm áp lực về chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh…

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9/2015 ước tính tăng 7,28% so với tháng trước; trong đó: ngành khai khoáng giảm 11,02%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,77%, sản xuất và phân phối điện tăng 18,85%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,06%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9/2015 ước tính tăng 11,08% so với cùng tháng năm 2014; trong đó: ngành khai khoáng tăng 7,22%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,23%, sản xuất và phân phối điện tăng 22,92%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,60%.

Tính chung 9 tháng năm 2015, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 12,12% so với  cùng kỳ năm 2014; trong đó: ngành khai khoáng giảm 3,3%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,82%, sản xuất và phân phối điện giảm 16,43%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,09%. Ngành khai khoáng giảm do công tác quản lý trong khai thác khoáng sản được tăng cường; nguồn khoáng sản ngày càng thu hẹp nên các cơ sở khai thác quặng titan và đá, cát sạn sản xuất cầm chừng; một số cơ sở phải tạm ngừng hoạt động. Ngành sản xuất và phân phối điện giảm do lượng nước hồ thủy điện không đủ cho Nhà máy hoạt động liên tục, trong 9 tháng năm 2015 phần lớn thời gian chỉ hoạt động 1 tổ máy và số ngày hoạt động trong tháng ít nên sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá do một số ngành như: sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất…tăng cao.

Trong ngành công nghiệp cấp 2, một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 14,27%, sản xuất đồ uống bằng 5,29 lần, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 19,52%, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 31,11%. Một số ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: khai khoáng khác tăng 0,75%, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 0,62%, khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 7,34%. Các ngành còn lại có chỉ số sản xuất giảm.

Một số sản phẩm chủ yếu 9 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số sản xuất chung là: tinh bột sắn tăng 14,3%, dầu nhựa thông tăng 81,8%, xi măng tăng 13,6%. Một số sản phẩm tăng thấp hơn chỉ số sản xuất chung là: ván ép tăng 1,1%, phân hóa học tăng 2,2%, săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 0,7%, gạch xây dựng tăng 2,1%, điện thương phẩm tăng 5,6%, nước máy tăng 7,3%. Các sản phẩm còn lại giảm so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2015 giảm 14,74% so với tháng trước, chủ yếu do các ngành sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm mạnh; chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2015 tăng 4,20% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng  năm 2015, chỉ số tiêu thụ ngành này bằng 4,91 lần cùng kỳ năm 2014. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 8 tháng đầu năm tăng: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 16,61%, sản xuất đồ uống tăng 10,99%, sản xuất trang phục tăng 24,58%, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 26,61%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác bằng 25 lần. Các ngành còn lại có chỉ số tiêu thụ giảm.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2015 tăng 49,77% so với 01/8/2015 và tăng 75,26% so với cùng thời điểm năm 2014. Một số ngành so với cùng thời điểm năm 2014 có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 85,07%, sản xuất trang phục giảm 64%, chế biến gổ và sản xuất sản phẩm từ gổ giảm 43,8%, sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic giảm 10,38%. Các ngành còn lại có chỉ số tồn kho tăng so với cùng thời điểm năm 2014.

Số lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2015 tăng 4,87% so với 01/8/2015 và tăng 5,27% so với cùng thời điểm năm 2014. Tại thời điểm 01/9/2015 so với cùng thời điểm năm 2014 lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,57%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,51%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,68%. Tại thời điểm trên so với cùng thời điểm năm 2014, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 4,96%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,36%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,16%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 1,18%.

4.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Trong 9 tháng năm 2015 có 221 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 9,41% so với cùng kỳ năm 2014; với tổng vốn đăng ký 1329 tỷ đồng, tăng  54,36%; bình quân vốn đăng ký của 1 doanh nghiệp thành lập mới là 6 tỷ đồng. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động là 90 doanh nghiệp, tăng 28,57% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó: 43 doanh nghiệp đăng ký giải thể, tăng 22,86% và 47 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 34,29%.

6. Thương mại, dịch vụ

6.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Hoạt động thương mại và dịch vụ 9 tháng năm 2015, diển ra trong điều kiện lãi suất ngân hàng giảm, giá cả thị trường ổn định, thực hiện cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; tuy nhiên, vẫn có những yếu tố ảnh hưởng làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng chậm như: sức mua còn hạn chế, giá xăng dầu điều chỉnh tăng giảm liên tục; mạng lưới khách sạn, nhà hàng còn hạn chế nhiều mặt…

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2015 ước tính đạt 1741,9 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước; trong đó: khu vực kinh tế  nhà nước đạt 130,4 tỷ đồng, giảm 1,4%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1611,5 tỷ đồng, tăng 0,6%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 1510,4 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 169,3 tỷ đồng, tăng 0,3%; doanh thu du lịch lử hành ước tính đạt 1,8 tỷ đồng, tăng 1%; doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 60,4 tỷ đồng, tăng 2,5%.

Tính chung 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 15735,4 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2014 ( Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,85%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khu vực kinh tế nhà nước ước tính đạt 1203,3 tỷ đồng, chiếm 7,65% trong tổng số và giảm 22% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài nhà nước đạt 14532,1 tỷ đồng, chiếm 92,35% và tăng 10%. Khu vực kinh tế nhà nước giảm là do thành phần kinh tế này tại Quảng Trị kinh doanh chủ yếu là xăng dầu và gas; mặc dù, nhu cầu mặt hàng này có tăng, nhưng do giá cả giảm ( giá xăng dầu bình quân 9 tháng so với cùng kỳ giảm 27,64%; giá ga giảm 24,44%) nên tổng mức bán lẻ giảm. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng  năm nay, bán lẻ hàng hóa đạt 13555,9 tỷ đồng, chiếm 86,15% tổng số và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1577,8 tỷ đồng, chiếm 10% và tăng 2,5%; du lịch lử hành đạt 23,3 tỷ đồng, chiếm 0,15% và tăng 27,3%; dịch vụ khác đạt 578,4 tỷ đồng, chiếm 3,68% và tăng 15%.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Tình hình kinh doanh xuất khẩu địa phương 9 tháng năm 2015 tăng trưởng khá; tuy nhiên, một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như: cao su, cà phê …thị trường và giá cả thiếu ổn định; còn phụ thuộc nhiều vào đối tác; tình hình nhập khẩu gổ từ Lào và xuất khẩu gổ sang thị trường Trung Quốc hoạt động trở lại sau một thời gian tạm lắng nhưng vẫn chưa thật sự khởi sắc; phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc nên có nhiều yếu tố rủi ro. Tình hình nhập khẩu đã chú ý hơn đến các mặt hàng phục vụ sản xuất, hạn chế các mặt hàng tiêu dùng…

Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2015 ước tính đạt 24788 nghìn USD, tăng 2,6% so với tháng trước; trong đó: kinh tế nhà nước ước tính đạt 1415 nghìn USD, tăng 7,6%; kinh tế tư nhân ước tính đạt 22663 nghìn USD, tăng 1,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước tính đạt 710 nghìn USD, tăng 18,9%. Mặt hàng xuất khẩu trong tháng: tinh bột sắn 677 tấn, cao su 590 tấn, gỗ 10440 nghìn USD, phân bón các loại 100 tấn, hàng hóa khác 13255 nghìn USD.

Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 157654 nghìn USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: kinh tế nhà nước ước tính đạt 17415 nghìn USD, giảm 23,8%; kinh tế tư nhân ước tính đạt 133443 nghìn USD, tăng 26,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước tính đạt 6796 nghìn USD, giảm 22,8%. Mặt hàng xuất khẩu trong 9 tháng: cà phê 6819 tấn, tinh bột sắn 28485 tấn, cao su 4444 tấn, gỗ 59209 nghìn USD, phân bón các loại 4960 tấn,  hàng hóa khác 77339 nghìn USD, giảm 32,6%.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2015 ước tính đạt 23950 nghìn USD, tăng 8,1% so với tháng trước; trong đó: kinh tế nhà nước ước tính đạt 200 nghìn USD, tăng 13,6%; kinh tế tư nhân ước tính đạt 23372 nghìn USD, tăng 7,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước tính đạt 378 nghìn USD, tăng 29,9%. Mặt hàng nhập khẩu trong tháng: sữa và sản phẩm sữa 350 nghìn USD, gổ và sản phẩm từ gổ 14390 nghìn USD, hàng hóa khác 9210 nghìn USD.

Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 140563 nghìn USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó: kinh tế nhà nước ước tính đạt 2710 nghìn USD, giảm 79,6%; kinh tế tư nhân ước tính đạt 134246 nghìn USD, tăng 15,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước tính đạt 3607 nghìn USD, giảm 34,2%. Mặt hàng nhập khẩu trong 9 tháng: sửa và sản phẩm sửa 2229 nghìn USD, gổ và sản phẩm từ gổ 82589 nghìn USD, hàng hóa khác 55745 nghìn USD.

6.3. Hoạt động vận tải

Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2015 có nhiều thuận lợi do phương tiện vận tải đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, giá xăng dầu giảm…Năm nay dịp nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lể 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu đi lại, thăm quan, du lịch tăng; hơn nửa, thời tiết thuận lợi cho hoạt động xây dựng, thương mại nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng nên tình hình kinh doanh vận tải duy trì được tốc độ tăng trưởng; nhất là vận chuyển hành khách.

Doanh thu vận tải tháng 9/2015 ước tính đạt 97,1 tỷ đồng, tăng 5,6% so với tháng trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước tính đạt 30,2 tỷ đồng, tăng 4,2%; doanh thu vận tải hàng hóa ước tính đạt 65,2 tỷ đồng, tăng 4,9%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải ước tính đạt 1,8 tỷ đồng, tăng 12,8%. Trong tổng doanh thu vận tải tháng 9: khu vực nhà nước đạt 0,8 tỷ đồng, tăng 30,3%; khu vực ngoài nhà nước đạt 96,3 tỷ đồng, tăng 4,6%. Tính chung 9 tháng năm 2015, doanh thu vận tải ước tính đạt 757,6 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 268,1 tỷ đồng, tăng 10,7%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 472,7 tỷ đồng, tăng 4,3%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 16,8 tỷ đồng, tăng 26,6%. Trong tổng doanh thu vận tải 9 tháng khu vực nhà nước đạt 7,9 tỷ đồng, giảm 3,3%; khu vực ngoài nhà nước đạt 749,7 tỷ đồng, tăng 7,2%.

Vận tải hành khách: khối lượng hành khách vận chuyển tháng 9/2015 ước tính đạt 463,4 nghìn HK, tăng 3% so với tháng trước, do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hành khách luân chuyển ước tính đạt 41634,3 nghìn HK.km, tăng 4,5%. Tính chung 9 tháng năm 2015, khối lượng hành khách vận chuyển ước tính đạt 4600,3 nghìn HK, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014; khối lượng hành khách luân chuyển ước tính đạt 370724,8 nghìn HK.km, tăng 5,2%.

Vận tải hàng hóa: khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 9/2015 ước tính đạt 797,7 nghìn tấn, tăng 7,4% so với tháng trước; tất cả đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và chủ yếu vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 48031,6 nghìn tấn.km, tăng 5,4%. Tính chung 9 tháng năm 2015, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 6017 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2014; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 329020,9 nghìn tấn.km, tăng 2,7%.

6.4. Khách du lịch

Quảng trị là tỉnh có nhiều di tích lịch sử. Năm 2015 là năm có nhiều ngày lễ lớn nên lượng khách hành hương về thăm các di tích lịch sử trong 9 tháng năm 2015 có tăng, chủ yếu là khách trong nước; tuy nhiên, do mạng lưới khách sạn nhà hàng tại Quảng Trị còn non kém về nhiều mặt nên lượng khách ngũ qua đêm còn hạn chế. Năm nay tình hình chính trị Thái Lan những tháng đầu năm ổn định nên lượng khách đi du lịch Thái Lan tăng lên đáng kể, nhưng những tháng gần đây tình hình chính trị Thái Lan có dấu hiệu bất ổn trở lại nên số lượt khách và ngày khách du lịch theo tour có giảm.

Số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng 9/2015 ước tính đạt 58700 lượt, tăng 3,08% so với tháng trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước tính đạt 37600 ngày khách, tăng 3,73%; lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 775 lượt, giảm 1,15%; ngày khách du lịch theo tour ước tính đạt 1650 ngày khách, giảm 10,81%.

Tính chung 9 tháng năm 2015, số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước tính đạt 477241 lượt, tăng 3,11% so với cùng kỳ năm 2014; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ (chỉ tính khách ngủ qua đêm) ước tính đạt 302864 ngày khách, giảm 8,67%; lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 10693 lượt, tăng 17,43%; ngày khách du lịch theo tour ước tính đạt 36659 ngày khách, giảm 0,02%.

6.5. Bưu chính, viễn thông

Dịch vụ bưu chính, viễn thông có nhiều đổi mới, chất lượng dịch vụ được nâng cao, cung cấp nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng sử dụng dịch vụ.

Đến tháng 9/2015, trên địa bàn tỉnh có 162 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có: 39 bưu cục, 01 bưu cục hệ 1, có 108 bưu điện văn hóa xã, 6 đại lý chuyển phát, 8 thùng thư công cộng độc lập. Có 94/141 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày.

Ước tính đến 30/9/2015, toàn tỉnh có 582169 thuê bao điện thoại, tăng 15% so với cùng thời điểm năm trước ( cố định 23412 thuê bao, giảm 19,6%; di động 558757 thuê bao, tăng 17,1%); trong đó: số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 9 tháng năm 2015 là 79615 thuê bao, tăng 111,4% so với cùng kỳ năm 2014 (cố định 312 thuê bao, tăng 37,4%; di động 79303 thuê bao, tăng 111,8%). Số thuê bao Internet là 33956 thuê bao, tăng 19,3%; trong đó: số thuê bao Internet phát triển mới trong 9 tháng năm 2015 là 4390 thuê bao, tăng 74,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: 1214 trạm ( 469 trạm 3G, 745 trạm 2G).

7. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chín tháng năm 2015, tiếp tục thực hiện chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của Chính phủ, lãi suất ngân hàng giảm, giá xăng dầu, giá ga  giảm, hàng hóa trên thị trường khá dồi dào; hơn nửa, sức mua còn hạn chế… nên giá cả thị trường ổn định.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 giảm 0,68% so với tháng trước và giảm 1,37% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2015 giảm 0,14% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 giảm 1,09% so với tháng 12 năm trước. Một số nhóm hàng có chỉ số giá giảm là: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 3,05%; trong đó: lương thực giảm 12,87%, thực phẩm giảm 2,38%; giao thông giảm 6,35%; bưu chính viễn thông giảm 1,22%. Một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng: ăn uống ngoài gia đình tăng 6,58%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,97%; Nhóm may mặc giày dép và mũ nón tăng 2,99%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,14%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,08%; Nhóm giáo dục tăng 0,44%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,74%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,67%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế ổn định.

Như vậy, nguyên nhân làm cho giá tiêu dùng tháng 9/2015 giảm so với tháng 12 năm trước là: giá lương thực, thực phẩm giảm, điều chỉnh giá xăng dầu giảm nên giá cước giao thông giảm, giá dịch vụ bưu chính viễn thông giảm…

Chỉ số giá vàng tháng 9/2015 tăng 3,94% so với tháng trước; giảm 2,89% so với tháng 12 năm trước và giảm 6,84% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 9 tháng năm 2015 giảm 5,08% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2015 tăng 5,25% so với tháng trước; tăng 7,67% so với tháng 12 năm trước và tăng 9,09% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 9 tháng năm 2015 tăng 3,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.

II. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Đời sống dân cư

Tình hình kinh tế của tỉnh 9 tháng năm 2015 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân mặc dù năng suất và sản lượng một số loại cây trồng không bằng vụ Đông Xuân năm trước, nhưng vẫn là một năm được mùa; chăn nuôi phát triển khả quan, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ít xảy ra, giá bán sản phẩm chăn nuôi ổn định; thời tiết thuận lợi nên tình hình đánh bắt thủy sản sản lượng đạt khá; giá tiêu dùng ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 so với tháng 12/2014 giảm 1,09%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước giảm 0,14% nên đời sống của người nông dân có cải thiện, tình hình thiếu đói trong dân trong 9 tháng năm 2015 không xảy ra. Tuy nhiên, sản xuất vụ Hè Thu thời tiết nắng nóng gay gắt, kéo dài xảy ra trên diện rộng ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh; hầu hết các hồ, đập chứa nước phục vụ sản xuất đều cạn kiệt; ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Vụ Hè Thu năm nay cây lúa giảm cả về diện tích và năng suất nên tình hình thiếu lương thực trong dân ở một số vùng trong thời gian tới có khả năng sẽ xảy ra.

Theo Nghị quyết số 78/2014/QH13 thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với CBCNVC, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 01/01/2015; người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng được tính tăng thêm bình quân từ 250000-400000đ/tháng, tùy theo đối tượng từ ngày 01/01/2015; vì vậy, đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động hưởng lương cũng được nâng lên.

2. Công tác an sinh xã hội

2.1. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Công tác đào tạo nghề đã tuyển sinh được 5944 học viên, đạt 80,33% kế hoạch năm 2015, trong đó có 4828 lao động nông thôn được đào tạo. Trong tổng số học viên được đào tạo: trung cấp nghề 117 HV, sơ cấp nghề 2477 HV và sơ cấp nghề dưới 3 tháng 3350 HV.

Tính chung 9 tháng năm 2015 đã có 8784 lao động được tạo việc làm mới, đạt 92,86% KH năm 2015, tăng 35,01% so với cùng kỳ năm trước; trong đó có: 5260 lao động làm việc trong tỉnh, 2432 lao động làm việc ngoài tỉnh, 1092 lao động đi lao động ngoài nước.

2.2. Công tác giảm nghèo

Đầu năm 2015, toàn tỉnh có 15498 hộ nghèo, chiếm 9,42% và 15016 hộ cận nghèo, chiếm 9,13%. Hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành.

 Hướng dẫn UBND huyện Hướng Hóa, Gio Linh tổ chức xây dựng nhân rộng 05 mô hình giảm nghèo tại 05 xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao, có 51 hộ nghèo tham gia mô hình, kinh phí thực hiện 1 tỷ đồng.

Các chính sách an sinh xã hội chăm lo cho người nghèo được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Thực hiện cấp  210235 thẻ BHYT cho người nghèo, bảo trợ xã hội và các đối tượng xã hội khác; hổ trợ tiền điện cho 21768 hộ nghèo và hộ chính sách bảo trợ xã hội.

2.3. Công tác bảo trợ xã hội

Tính đến ngày 15/9/2015, toàn tỉnh có 28985 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (trong đó có 430 trẻ em mồ côi; 1231 người cô đơn, không nơi nương tựa; 12681 ngươi đủ 80 tuổi trở lên; 13 người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; 1928 người đơn thân nuôi con nhỏ; 12414 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 288 gia đình nhận nuôi trẻ em mồ côi).

Thực hiện Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 30/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện việc phân bổ 1337 tấn gạo (2 đợt) để trợ cấp cho 16338 hộ (với 44460 nhân khẩu) thiếu lương thực.

Trong 9 tháng năm 2015, Ngân sách địa phương và các tổ chức, đơn vị, cá nhân hảo tâm đã thăm hỏi và tặng 45235 suất quà cho đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo, trị giá 22 tỷ đồng.

Phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh triển khai, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hoạt động chúc thọ, mừng thọ cho 93 cụ tròn 100 tuổi, 826 cụ tròn 90 tuổi trong dịp Ngày người cao tuổi Việt Nam 06/6/2015.

Triển khai, tập huấn cho các huyện, thị xã, thành phố về thực hiện Nghị định số 136/NĐ-CP về chính sách bảo trợ xã hội; theo đó có 10749 đối tượng bảo trợ xã hội được điều chỉnh nâng mức chuẩn từ 180000 đồng lên mức 270000 đồng.

Tổ chức triển khai, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật, người bị tâm thần kinh, người cao tuổi trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn 04 lớp về nghề công tác xã hội cho 152 cán bộ có liên quan đến công tác xã hội cấp xã và 04 lớp tập huấn nghiệp vụ về trợ giúp người bị tâm thần cho 167 cán bộ cấp xã. Thẩm tra và quyết định đưa 04 cháu mồ côi, không nơi nượng tựa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

2.4. Thực hiện chính sách đối với người có công

Trong 9 tháng năm 2015, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, dịp Lễ 30/4-1/5, ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7, ngày Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9; triển khai Chương trình “Hoa dâng mộ liệt sỹ”. UBND tỉnh đã chỉ đạo việc huy động, bố trí vốn để hỗ trợ xây dựng sửa chửa nhà tình nghĩa đối với người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; vận động thực hiện chương trình “Chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng”…

Tặng quà Tết của Chủ tịch Nước và của Tỉnh cho đối tượng người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 với tổng số kinh phí trên 8,2 tỷ đồng. 

Giải quyết 9385 hồ sơ trợ cấp ưu đãi người có công các loại, trong đó có 914 hồ sơ trợ cấp hàng tháng, 7444 hồ sơ trợ cấp một lần, thụ lý kiểm tra giải quyết 1027 các loại hồ sơ khác.

Kiểm tra, lập danh sách trình UBND tỉnh đề nghị Chủ tịch Nước phong tặng, truy tặng danh hiệu, danh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đợt 3 là 352 trường hợp, đang thụ lý và tiếp tục trình đợt 4 là 220 trường hợp; xem xét trình Thủ tướng Chính Phủ cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 44 trường hợp thương binh trên 61% chết do vết thương tái phát và các trường hợp đã hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ trước ngày 01/01/1995 nhưng chưa được cấp bằng.

Tiến hành mua 1144 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, thân nhân liệt sỹ, thân nhân thương, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 61% trở lên. Trình UBND tỉnh mua BHYT cho 990 đối tượng theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, Quyết định 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg và Cựu thanh niên xung phong theo Quyết định 40/2011/QĐ-TTg.

Thực hiện điều dưỡng tập trung cho 827 người có công; di chuyển hồ sơ người có công đi và đến 173 trường hợp; đính chính thông tin hồ sơ người có công 613 trường hợp…

Cấp kinh phí xây vỏ mộ liệt sỹ 3 trường hợp; lập hồ sơ giám định ADN 18 trường hợp; Di chuyển mộ liệt sỹ 49 trường hợp; trả lời đơn thư tìm kiếm mộ liệt sỹ 182 trường hợp; đính chính thông tin trên bia mộ cho 64 trường hợp; quy tập mộ liệt sỹ 92 hài cốt, tổ chức gắn bình dâng hoa đến tất cả các phần mộ liệt sỹ trong 72 nghĩa trang liệt sỹ.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội  đã chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra, đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Tính đến thời điểm hiện nay, đã hoàn thành bàn giao 29 nhà với trị giá trên 1,45 tỷ đồng.

3. Giáo dục, đào tạo

Năm học 2014-2015 năm đầu tiên Ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Xếp loại học lực học sinh năm học 2014 – 2015: Tiểu học có 56678 học sinh, trong đó: hoàn thành đối với môn toán là 55463 em, chiếm 97,9%; hoàn thành đối với môn tiếng Việt là 55579 em, chiếm tỷ lệ 98,1%; mức độ hình thành và phát triển năng lực đạt 55828 em, chiếm 98,5%; mức độ hình thành và phát triển phẩm chất đạt 56340 em, chiếm tỷ lệ 99,4% (Đánh giá theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT). Trung học cơ sở có 41942 học sinh, trong đó: giỏi chiếm 20,7%, khá 38,2%, trung bình 37%, yếu 3,88%, kém 0,1%. Trung học phổ thông có 24028 học sinh, trong đó: giỏi chiếm 9,4%, khá 48,3%, trung bình 36,4%, yếu 5,51%, kém 0,2%.

Tình hình bỏ học: Số lượng học sinh bỏ học còn nhiều ở cả 2 cấp học THPT và THCS. Số học sinh tiểu học bỏ học là 65 em, chiếm tỷ lệ 0,11%, tăng 0,01% so với cùng kỳ năm trước; số học sinh THCS bỏ học là 401 em, chiếm tỷ lệ 0,94%, giảm 0,17%; số học sinh bỏ học THPT là 769 em, chiểm tỷ lệ 3,06%, tăng 0,17%.

Tình hình thi học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh năm học 2014 - 2015: Cấp THCS được chia làm 2 khối gồm Bảng A và bảng B. Bảng A có 503 em đăng ký dự thi, đạt giải 307 em (giải nhất 24 em, giải nhì 57 em, giải ba 106 em, giải khuyến khích 120 em). Bảng B có 109 em đăng ký dự thi, đạt giải 58 em (giải nhất 3 em, giải nhì 10 em, giải ba 20 em, giải khuyến khích 25 em). Khối THPT có 1002 em tham gia dự thi, đạt giải 546 em (giải nhất 26 em, giải nhì 129 em, giải ba 182 em, giải khuyến khích 209 em). Toàn tỉnh có 54 em đăng ký dự thi học sinh giỏi văn hóa cấp quốc gia, đạt giải 22 em (không có giải nhất, giải nhì 6 em, giải ba 9 em, giải khuyến khích 7 em).

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo sát nhập hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng thành một kỳ thi gọi chung là kỳ thi THPT Quốc gia. Phương án tổ chức thi theo Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 09/9/2014. Tỷ lệ đổ tốt nghiệp toàn tỉnh đạt 88,81% (Trong đó: THPT 90,17%, GDTX 69,87%).

Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm. Năm học 2014-2015 toàn tỉnh có 14 trường MN được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, nâng số trường MN đạt chuẩn Quốc gia lên 71/164 trường, đạt tỷ lệ 43,3%; giáo dục tiểu học có 129/176 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 73,3%. Giáo dục trung học có 52/164 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 31,71%.

Theo số liệu sơ bộ đầu năm học 2015-2016; giáo dục phổ thông toàn tỉnh có 322 trường (TH 158 trường, THCS 113 trường, PTCS 18 trường, THPT 30 trường, TH 02 trường, Phổ thông 01 trường. Số lớp học có 4551 lớp học, tăng 47 lớp (TH 2580 lớp, tăng 43 lớp; THCS 1323 lớp, tăng 14 lớp; THPT 648 lớp, giảm 10 lớp). Số học sinh có 125152 học sinh, tăng 674 học sinh ( TH 57788 HS, tăng 967 HS; THCS 43364 HS, tăng 830 HS; THPT 24000 HS, giảm 1123 HS). Số giáo viên trực tiếp giảng dạy có 8265 GV, tăng 24 GV, giáo viên tăng đều ở 3 cấp học. Giáo dục mầm non có 164 trường mẫu giáo và mầm non; nhà trẻ có 6404 cháu, tăng 30,1% so với năm học trước; 550 cô nuôi dạy trẻ, tăng 1,3%; mẫu giáo có 1227 lớp, tăng 6,3 %; 30745 học sinh, tăng 6,3%; 2140 giáo viên, tăng 0,8%.

4. Y tế

Hệ thống mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển. Công tác khám, chữa bệnh được duy trì tốt và có chất lượng. Đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế. Đến nay toàn tỉnh có 12 bệnh viện (tỉnh 3, huyện 9), 7 phòng khám đa khoa khu vực, 141 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Bệnh viện Đa khoa tỉnh được xây dựng mới với quy mô 500 giường bệnh, đã hoàn thành đưa vào sử dụng; tất cả các trạm y tế đã được xây dựng và cung cấp trang thiết bị y tế đảm bảo hoạt động.

Đến nay, toàn tỉnh có 2500 giường bệnh (kể cả trạm xá), tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường về số lượng cũng như chất lượng chuyên môn; toàn tỉnh có 2940 cán bộ ngành y, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước (có 460 bác sĩ trở lên, tăng 3,4%); có 336 cán bộ ngành dược, tăng 12,8% (có 66 dược sỹ cao cấp trở lên, tăng 4,8%).

Chín tháng năm 2015 ước có 812000 lượt người khám bệnh, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước; 78100 bệnh nhân điều trị nội trú, giảm 1,1%; Số ngày điều trị nội trú ước đạt 513000 ngày người, giảm 0,2%.

4.1. Tình hình dịch bệnh

Sở Y tế, các Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra tại các địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn.

Trước diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng lan rộng của Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) gây ra, tỉnh đã chủ động triển khai biện pháp phòng, chống dịch MERS-CoV, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ người và hàng hóa lưu thông; đặc biệt là ở 2 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay.

Tình hình bệnh truyền nhiễm trong tháng 8/2015 toàn tỉnh đã xuất hiện 02 ca mắc bệnh thương hàn; 93 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 41,14% so với cùng tháng năm 2014; 51 ca mắc bệnh lỵ a mip, tăng 18,6%; 281 ca mắc bệnh tiêu chảy, giảm 1,4%; 09 ca mắc bệnh sốt Dengue; 05 ca mắc bệnh sốt rét, giảm 90,91%; 33 ca mắc bệnh viêm gan virus, giảm 8,33%; 15 ca mắc bệnh thủy đậu, tăng 25%; 13 ca mắc bênh sởi; 24 ca quai bị, bằng 2 lần; 1580 ca mắc bệnh cúm, tăng 5,47%; 01 ca mắc bệnh tay chân miệng, giảm 87,5%.

Tích lũy từ đầu năm đến hết tháng 8/2015 toàn tỉnh có 07 ca mắc bệnh thương hàn; 738 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 41,71% so với cùng kỳ năm 2014; 219 ca mắc bệnh lỵ a mip, giảm 34,04%; 2037 ca mắc bệnh tiêu chảy, giảm 23,91%; 14 ca mắc bệnh sốt Dengue, bằng 3 lần; 37 ca mắc bệnh sốt rét, giảm 82,55%; 207 ca mắc bệnh viêm gan virus, tăng 8,38%; 330 ca mắc bệnh thủy đậu, tăng 2,8%; 13 ca mắc bệnh sởi, giảm 81,16%; 295 ca quai bị, giảm 25,32%; 10971 ca mắc bệnh cúm, giảm 17,06%; 07 ca mắc bệnh tay chân miệng, giảm 92,5%...Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dỏi điều trị, không có trường hợp tử vong.

Ngành y tế đã chủ động triển khai công tác giám sát, phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại bệnh viện tỉnh, tuyến huyện; phòng khám công, tư nhân và tại cộng đồng hàng tuần. Khi xác định các ổ dịch kịp thời tổ chức kiểm tra, giám sát, sàng lọc ca bệnh và chỉ đạo tuyến dưới lập kế hoạch phòng chống dịch không để lan rộng, kéo dài. Công tác phòng chống và dập dịch được thực hiện tốt nên trong những tháng đầu năm tình hình bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn hầu hết giảm so với cùng kỳ năm trước.

4.2.Tình hình nhiễm HIV/AIDS

Tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone, các cơ sở điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS; Phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức giám sát hoạt động ở các cấp; đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm giúp công tác phòng, chống HIV/AIDS thuận lợi, hiệu quả hơn. Ngành y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương quản lý tốt các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để bảo đảm cho người dân tránh lây nhiễm.

Tính đến ngày 16/9/2015, toàn tỉnh có 82/141 xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS; số người nhiễm HIV tại Quảng Trị là 283 người, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 152 người, số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 90 người; số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 193 người, trong đó: số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 33 bà mẹ.

4.3.Tình hình ngộ độc thực phẩm

Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm được triển khai chặt chẽ và đồng bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở.

Ngành y tế đã có các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn như: tổ chức tốt tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015 nhằm huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền Luật an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp nhằm cung cấp kiến thức khoa học trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tiếp tục duy trì và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm; đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm.  

Do thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra vệ sinh, an toàn thực phẩm nên từ đầu năm đến 15/9/2015 trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 14 người bị ngộ độc, có 01 người chết; cả 04 vụ ngộ độc đều xảy ra tại các gia đình ở vùng sâu, vùng xa và nguyên nhân do ăn phải thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

5.1. Hoạt động Văn hóa

Trong 9 tháng năm 2015 nhiều hoạt động văn hóa chào mừng Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam; mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi năm 2015; ngày chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5; ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; Chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các ngày lễ lớn khác…được tổ chức tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh với nội dung phong phú, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân. Đáng chú ý là các hoạt động văn hóa lớn như: Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa đón giao thừa, mừng Xuân Ất Mùi 2015 tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh; Chương trình “Đêm hoa đăng” tri ân các Anh hùng Liệt sĩ trên sông Thạch Hãn; Hội hoa Xuân; Liên hoan nghệ thuật quần chúng Ca khúc cách mạng – Giai điệu Tổ Quốc 2015; Lễ hội Thống nhất non sông – kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (cấp quốc gia) 30/4/1975 – 30/4/2015 với các hoạt động chủ yếu: Hội trại Thống nhất non sông, Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông”, Giải đua thuyền “Thống nhất non sông”, Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bài ca thống nhất” tại Vĩ tuyến 17 – đầu cầu Hiền Lương thuộc bờ Nam sông Bến Hải; Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ: Địa đạo Vĩnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh; Triển lãm tranh “Quảng Trị những dòng sông huyền thoại”; Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”; Thực hiện chương trình “Vì trái tim trẻ thơ” năm 2015; Tổ chức chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh liệt sỹ với nhiều hoạt động ý nghĩa: Lễ khánh thành tượng đài chiến thắng Cửa Việt tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong; các hoạt động tri ân anh hùng liệt sỹ tại Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn và Đường 9. Đặc biệt, Chương trình “Hùng thiêng Đất Mẹ” được truyền hình trực tiếp từ Quảng trường Giải phóng, thị xã Quảng Trị…

Tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng Ca khúc Cách mạng – Giai điệu Tổ Quốc 2015, đoàn Quảng Trị giành được 02HCV, 03HCB; Tham gia “Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung” tại Nghệ An, đoàn nghệ nhân huyện Đakrông (đại diện cho tỉnh Quảng Trị) đã giành được 1 HCV, 1 HCB tại các môn đẩy gậy nữ và nam; 3 giải A, 2 giải B và 1 giải khuyến khích cho các hoạt động văn hóa tại ngày hội. Tham dự Liên hoan Câu hò nối những dòng sông tại Thanh Hóa, đạt được 02 HCV, 02 HCB; Liên hoan nghệ thuật quần chúng Ca khúc Cách Mạng tại Quảng Trị đạt 02 HCV, 03 HCB.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Thực hiện tốt phong trào     “TDĐKXDĐSVH” gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

5.2. Hoạt động Thể thao

Thể thao quần chúng ngày càng phát triển sâu rộng, được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân quan tâm, hưởng ứng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức nhiều giải thể thao mừng Đảng - mừng Xuân năm 2015: Giải bóng chuyền - cầu lông Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh năm 2015; giải việt dã tỉnh Quảng Trị năm 2015 - "Cùng Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng"; Giải bóng đá U11- Cúp Truyền hình Quảng Trị lần thứ 1 năm 2015... 

Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tỷ lệ người tập TDTT thường xuyên đạt 28,5 %; tỉ lệ gia đình thể thao đạt 19%; tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên trong CNVC đạt 84%; tỷ lệ người tập luyện TDTT theo quy định bắt buộc trong LLVT đạt 99,9%; có 745 câu lạc bộ và điểm tập TDTT trên địa bàn tỉnh, có 02 liên đoàn và hiệp hội. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được chú trọng, chất lượng phong trào được nâng lên rõ rệt: 100% các trường THCS, THPT tổ chức giảng dạy nội khoá, 98% số trường tổ chức giảng dạy ngoại khoá có nền nếp…

Thể thao thành tích cao: duy trì tập luyện thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ. Tổng số VĐV được đào tạo tại Trung tâm là: 93 VĐV (Trong đó: 29 VĐV tuyến Tỉnh, 33 VĐV tuyến Trẻ và 31 VĐV tuyến Năng khiếu).

Tham gia thi đấu các giải trong nước: Giải Lặn vô địch bể 25m tại Thành phố Huế, Giải Điền kinh vô địch các nhóm tuổi tại Đồng Nai, Giải Vật cúp Quốc gia tại Bắc Giang, Giải Câu lạc bộ tại Đà Nẵng, Giải Vô địch thiếu niên toàn quốc - môn Cử tạ tại tỉnh Thái Nguyên, Giải Vô địch các nhóm tuổi - môn Bơi Lặn tại TP Hà Nội, Giải Vô địch các nhóm tuổi - môn Vật tại tỉnh Hà Nam, Giải Vô địch Quốc gia - môn Thuyền rồng tại TP Cần Thơ. Kết quả đạt được 16 huy chương các loại ( 06 HCV, 05 HCB, 05 HCĐ). Đặc biệt, tham gia thi đấu các giải quốc tế: Giải Rowing Vô địch Châu Á tại Singapore đạt 01 HCĐ, Giải Vật Vô địch trẻ Đông Nam Á tại Thailan đạt 02 HCB. Tham gia các giải thi đấu quốc gia: Giải Vật Vô địch trẻ tại tỉnh Tuyên Quang; Giải Karatedo CLB Nghĩa Dũng tại Huế; Giải Bơi – Lặn Vô địch các CLB tại Phú Thọ; Giải Cầu lông các CLB tại Thái Bình… Kết quả đạt 44 huy chương các loại (13 HCV, 17 HCB, 14 HCĐ)…

Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công giải Giải Bóng chuyền nữ quốc tế Cúp “VTV - Bình Điền” lần thứ IX - 2015; giải Bóng chuyền - Cầu lông Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi 2015; Bóng đá nam Nhi đồng tranh cúp PVF năm 2015; Bóng đá U11- Cúp Truyền hình Quảng Trị lần thứ 1 năm 2015, Giải Việt dã tỉnh Quảng Trị năm 2015 - "Cùng Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng" ; Đua thuyền truyền thống “Thống nhất non sông”; Tổ chức tốt các giải thể thao phong trào: Giải Bóng đá 5 người Cup các CLB (huyện Hướng Hóa), Giải Cầu lông CBCNVCLĐ thành phố năm 2015 (TP Đông Hà)…

Tham gia thi đấu Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2015, đạt 50 huy chương (15 HCV, 21HCB, 14HCĐ), giữ vững vị trí thứ 3 toàn quốc.

6. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các chợ truyền thống, các khu dân cư có nguy cơ cháy cao. Xây dựng phương án phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong những ngày nghỉ, ngày lễ…

Từ đầu năm đến nay, diễn biến của thời tiết hết sức phức tạp; nắng nóng, khô hạn đến sớm và kéo dài; mực nước các lòng hồ xuống thấp, nguy cơ cháy rừng tiềm ẩn cao. Vì vậy Tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng chống cháy rừng trong mùa khô năm 2015 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Từ 17/8 đến 16/9/2015 đã xảy ra 05 vụ cháy, trong đó có 01 vụ cháy cơ sở sản xuất củi trấu - xưởng mộc ở huyện Vĩnh Linh, 01 vụ cháy rừng ở TP Đông Hà; 02 vụ cháy thảm thực vật ở TP Đông Hà và huyện Cam Lộ; 01 vụ cháy nhà ở huyện Cam Lộ. Nguyên nhân là do sơ suất trong việc sử dụng lửa, bị chập điện…Tổng giá trị thiệt hại ước tính: 952 triệu đồng.

Tích lũy từ đầu năm đến 16/9/2015 đã xảy ra 33 vụ cháy, tăng 106,25% (+17 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 01 người; tổng giá trị thiệt hại ước tính 2875,29 triệu đồng, giảm 74,18% .

Về lĩnh vực môi trường: Thưc hiện tốt Dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mêkông mở rộng giai đoạn 2; Triển khai dự án “Phục hồi phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền với sinh kế truyền thống tại khu vực hạ lưu sông Bến Hải và Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu” theo quy định. Tăng cường kiểm tra các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng;

Từ ngày 17/8 đến ngày 16/9 năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 01 vụ vi phạm môi trường xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Hoàng Sơn – huyện Hướng Hóa. Số tiền xử phạt là 435,3 triệu đồng.

Tích lũy từ đầu năm đến 16/9/2015 có 04 vụ vi phạm môi trường xảy ra. Tổng số tiền xử phạt do vi phạm môi trường là 500,3 triệu đồng.

7. Tình hình thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hứng chịu nhiều trận lốc xoáy, mưa đá, sét đánh, mưa lũ… gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Có 3 người chết do sét đánh (Huyện Triệu Phong 01 người, Hướng Hóa 02 người); 01 người bị thương nặng do sét đánh; 01 người bị thương do lốc xoáy; diện tích lúa bị ngập, hư hỏng 498,7 ha; diện tích hoa màu bị ngập, hư hỏng 103,1 ha; diện tích cây ăn quả bị hỏng 2,5 ha; diện tích cây công nghiệp bị hư hỏng 1 ha; diện tích rừng bị thiệt hại 0,5 ha; số trâu bò bị chết 04 con; diện tích nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng 1 ha; số nhà ở bị hư hỏng, tốc mái 180 nhà; số nhà ở bị ngập, cuốn trôi 01 nhà; tài sản của trường học bị thiệt hại 430 triệu đồng; công trình công cộng bị thiệt hại 08 công trình. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 5700 triệu đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã thành lập đoàn công tác trực tiếp về địa bàn các xã bị thiệt hại do thiên tai để kiểm tra tình hình, thăm hỏi, tặng quà, động viên người dân và chính quyền cơ sở; đồng thời chỉ đạo chính quyền các địa phương bị thiệt hại nắm bắt tình hình, thống kê danh sách số nhà dân bị thiệt hại để có mức hỗ trợ phù hợp theo quy định chung của nhà nước.

8. Tai nạn giao thông

Trong 9 tháng năm 2015, Ban an toàn giao thông tỉnh đã triển khai các hoạt động như: tuần lễ an toàn giao thông với chủ đề : “Trẻ em và an toàn giao thông”, “ Vui hè cùng an toàn giao thông năm 2015”; tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “ Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”…

Từ 16/8 đến 15/9/2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6 người, bị thương 5 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 67,9% (-19 vụ), số người chết giảm 60% (-9 người), số người bị thương giảm 85,7% (-30 người).

Tích lũy từ 16/12/2014 đến 15/9/2015 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 164 vụ tai nạn giao thông, làm chết 89 người, bị thương 143 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 17,6% (-35 vụ), số người chết giảm 16% (-17 người), số người bị thương giảm 34,4% (-75 người).

 Nguyên nhân tai nạn giao thông chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông: đi sai phần đường, tránh vượt sai quy định, không chú ý quan sát, chuyển hướng sai quy định, không làm chủ tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn…

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Nhìn chung, 9 tháng năm 2015 tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị phát triển ổn định; sản xuất nông nghiệp tuy không được mùa bằng năm trước, nhưng sản lượng lương thực có hạt vẫn đạt trên 25 vạn tấn; sản lượng chăn nuôi và thủy sản đạt khá. Sản xuất công nghiệp có những chuyển biến tích cực, một số ngành có dấu hiệu phục hồi và phát triển; thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng; giải quyết việc làm được đẩy mạnh; an sinh xã hội được đảm bảo và đặc biệt được tăng cường trong các dịp lễ tết; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao được nâng lên đáng kể; trật tự an toàn xã hội được tăng cường…

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2015; chúng tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong những tháng cuối năm sau đây:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch số 632/KH-BCĐPCI ngày 03/3/2015 thực hiện Chương trình công tác trọng tâm về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Trị năm 2015 và Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh về cải thiện chỉ số PCI.

2. Các huyện, thành phố, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất cây vụ Thu Đông và cây vụ Đông nhằm tạo thu nhập cho bà con nông dân bù lại phần diện tích vụ Hè Thu không sản xuất được. Triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển, nhất là hoạt động khai thác xa bờ trong mùa mưa bảo. Tiếp tục tăng cuờng tuần tra kiểm soát lâm sản, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng ở các địa bàn trọng điểm ở Hướng Hoá, Đakrông và Vĩnh Linh. Chủ động phòng chống lụt bão, ứng phó với các diễn biến biến phức tạp của biến đổi khí hậu.

3. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án, đảm bảo tiến độ giải ngân, thanh toán hoàn thành kế hoạch năm 2015.

4. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo tiền đề phát triển nguồn thu ổn định, vững chắc cho Ngân sách địa phương. Tăng cường quản lý thu, chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu hồi thuế nợ đọng và quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế GTGT, thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN…

5. Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách khi chưa có nguồn đảm bảo. Hạn chế tối đa việc đề xuất bổ sung kinh phí ngoài dự toán. Thực hiện rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, chi cho lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, chi phí điện nước, công tác phí, văn phòng phẩm, đi công tác trong và ngoài nước...

6. Thực hiện tốt các hoạt động truyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, trọng tâm là Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

7. Tập trung thẩm định Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức viên chức của các cơ quan, đơn vị. Tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và một số đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trên đây là tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2015 và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2015 tỉnh Quảng Trị; Cục Thống kê Quảng trị xin báo cáo để các cấp, các ngành biết chỉ đạo.

CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 05/11/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2024 - 05/11/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê Quảng Trị - 28/10/2024
Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 28/10/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 Cục Thống kê Quảng Trị - 18/10/2024
Quyết định về việc công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 11/10/2024
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013