Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 312
Hôm nay: 1,012
Lượt truy cập: 1,411,306
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM 2024
Cập nhật bản tin: 10/2/2024
            

 

TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM 2024

TỈNH QUẢNG TRỊ

Tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều rủi ro, bất ổn, tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự giữa Nga- Ucrai-na diễn biến phức tạp và kéo dài, xung đột tại dải Gaza leo thang, các cuộc tấn công hoạt động vận tải tại Biển Đỏ…làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương, cản trở đầu tư, gây mất ổn định cho sản xuất và tiêu dùng, làm tăng biến động tài chính. Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng đe doạ an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bất ổn xã hội…Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng tích cực nhờ thương mại hàng hoá toàn cầu cải thiện dần trong nữa cuối năm 2024, lạm phát tiếp tục giảm về mức mục tiêu, điều kiện tài chính vẫn còn hạn chế nhưng đang tiếp tục nới lỏng. Các tổ chức quốc tế đưa ra nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 tăng từ 2,7 đến 3,2% so với năm 2023.

Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá; xuất khẩu hàng hoá tiếp tục đạt mức tăng cao; ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tiếp tục duy trì mức tăng khá; an sinh xã hội được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt; các biến động về kinh tế, chính trị, dịch bệnh khó lường; thiên tai gây thiệt hại hết sức nặng nề...

Tại Quảng Trị, bước vào năm 2024 còn nhiều khó khăn, thách thức: doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dễ tổn thương trong điều kiện cạnh tranh khi nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới suy giảm; ngành công nghiệp quy mô nhỏ, không giữ được vai trò dẫn dắt nền kinh tế; sức mua trên địa bàn tỉnh không cao; nhu cầu đầu tư cho phát triển là rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp; nhiều dự án trọng điểm của tỉnh chậm được triển khai làm chậm đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…Ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành động của UBND tỉnh theo Quyết định số 50/QĐ-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Kết luận số 497-KL/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 99/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024 tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

 Tổng sản phẩm trên địa bàn quý III/2024 (GSS2010) ước tính tăng 6,65% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,34%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,23%; khu vực dịch vụ tăng 8,11%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,27%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn 9 tháng năm 2024 (GSS2010) ước tính tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 6,29% của 9 tháng năm 2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,54%, đóng góp 0,78 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,93%, đóng góp 1,63 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,91%, đóng góp 3,23 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,62%, đóng góp 0,18 điểm phần trăm.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,54% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,09% của 9 tháng năm 2023. Ngành lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất 9,39%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Chín tháng năm 2024, thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có những tín hiệu tích cực nên sản lượng gỗ khai thác tăng 14,22%. Ngành thuỷ sản tăng 3,42%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm. Chín tháng năm 2024, thời tiết ngư trường khá thuận lợi, các luồng cá xuất hiện nhiều hơn; ngư dân tích cực bám biển khai thác nên sản lượng thuỷ sản tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Ngành nông nghiệp tăng trưởng thấp nhất 2,14%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm. Chín tháng năm 2024, cả vụ Đông Xuân và Hè Thu đều được mùa, nhưng năm 2023 vụ Đông Xuân cũng được mùa nên sản lượng lương thực có hạt chỉ tăng 1,83%; các loại cây lâu năm chủ lực của tỉnh sản lượng chỉ tăng nhẹ; ngành chăn nuôi phát triển ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 4,66% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 6,87% của 9 tháng năm 2023. Ngành xây dựng tăng 6,59%, đóng góp 0,81 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Chín tháng năm 2024, ngành xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi do lãi suất cho vay của ngân hàng giảm ở mức hợp lý, doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn, giá vật liệu xây dựng tương đối ổn định, thị trường bất động sản đã ấm dần lên; các dự án giao thông quan trọng, các công trình trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ…Ngành công nghiệp tăng 5,41%, đóng góp 0,83 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Trong ngành công nghiệp, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải rác thải quy mô nhỏ, mặc dù tăng 7,75%, nhưng chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,27%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm. Chín tháng năm 2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có tín hiệu tích cực, đơn hàng tăng trở lại, nhưng tăng trưởng vẫn thấp hơn mức tăng của 9 tháng năm 2023 do số doanh nghiệp ngành này trong những năm trở lại đây gia nhập thị trường rất hạn chế. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,23%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm do chỉ có 01 dự án điện mới hoàn thành đi vào phát điện thương mại; các dự án điện trước đây hoạt động với công suất ổn địnhNgành khai khoáng do công tác quản lý về khai thác khoáng sản ngày càng chặt chẽ, nguồn quặng ngày càng hạn chế nên giảm 1,19%, làm giảm 0,01 điểm phần trăm.   

Khu vực dịch vụ tăng 6,91%, cao hơn mức tăng 5,99% của 9 tháng năm 2023. Nguyên ngân chủ yếu là do: các ngành dịch vụ thị trường phục hồi mạnh mẽ; tăng lương cơ sở từ 01/7/2024 nên sức mua có tăng, ngân sách chi thường xuyên cho các ngành dịch vụ phi thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước…Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung: bán buôn, bán lẽ tăng 10,99%, đóng góp 1,08 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7,27%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,75%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; vận tải kho bãi tăng 6,08%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,13%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm…Các ngành dịch vụ phi thị trường như: hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 8,3%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; giáo dục và đào tạo tăng 5,01%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,86%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm…

Về cơ cấu kinh tế 9 tháng năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,47%; khu vực dịch vụ chiếm 42,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,72% (cơ cấu tương ứng của 9 tháng năm 2023 là: 22,63%; 27,75%; 45,61%; 4,01%).

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2024 đạt kết quả khả quan. Vụ Đông xuân và Hè Thu diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, năng suất và sản lượng các loại cây hàng năm đạt khá; cây lúa cho năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Chăn nuôi tiếp tục phục hồi và phát triển, dịch bệnh được kiểm soát, giá sản phẩm chăn nuôi có tăng khuyến khích người chăn nuôi tăng tổng đàn. Sản xuất lâm nghiệp chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đơn hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ có tín hiệu tốt nên khai thác gỗ tăng khá. Ngành thủy sản, thời tiết khá thuận lợi, ngư dân tích cực bám biển nên sản lượng thuỷ sản khai thác tăng khá; nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn do tôm nuôi bị nhiễm bệnh và chết.

2.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

a1. Cây hàng năm

* Tiến độ sản xuất nông nghiệp đến ngày 15/9/2024

Tính đến 15/9/2024, toàn tỉnh gieo cấy được 50.356 ha lúa, tăng 0,27% so với cùng kỳ năm trước (lúa Đông Xuân 26.174,4 ha, tăng 0,05%; lúa Hè Thu 22.763,6 ha, tăng 0,96%; lúa mùa 1.418 ha, giảm 6,29%); cây ngô gieo trồng 4.210,9 ha, giảm 0,05%; khoai lang 1.309,3 ha, giảm 1,87%; sắn 12.987,5 ha, tăng 0,75%; lạc 3.087 ha, giảm 0,77%; rau các loại 5.612,7 ha, tăng 2,95%; đậu các loại 1.509,4 ha, giảm 2,99%; cây ớt cay 443,1 ha, tăng 5,93%...Diện tích cây lúa có tăng do năm nay một số diện tích đủ nguồn nước tưới nên đưa vào sản xuất trở lại; diện tích ngô giảm do năm nay người dân không được hỗ trợ giống, diện tích ngô trồng xen sắn giảm xuống; diện tích khoai lang, lạc, đậu các loại giảm do người dân chuyển qua trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn…

* Sơ bộ kết quả sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân và Hè Thu

Vụ Đông Xuân và Hè Thu năm nay thời tiết khá thuận lợi, các loại cây hàng năm sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất (bố trí khung thời vụ hợp lý, tránh được thời tiết bất thuận; tập trung sử dụng bộ giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất, chất lượng cao...); tình hình dịch bệnh trên cây trồng xảy ra cục bộ một số vùng nhưng đã được phòng trừ kịp thời; nguồn nước tưới đảm bảo…Vụ Đông Xuân và Hè Thu năm nay được mùa, năng suất và sản lượng lúa cao nhất từ trước đến nay.

Về năng suất: Vụ Đông Xuân và Hè Thu năm nay, ước tính năng suất lúa bình quân 2 vụ đạt 60,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước (vụ Đông Xuân 61,6 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; vụ Hè Thu 58,7 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha); cây ngô năng suất đạt 35,5 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 78,8 tạ/ha, giảm 1,7 tạ/ha; cây sắn năng suất đạt 162,1 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 21,9 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 103,5 tạ/ha, giảm 2,7 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 11,4 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha; cây ớt cay năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 4,3 tạ/ha…

Về sản lượng: Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân và Hè Thu ước tính đạt 309.781,5 tấn, tăng 1,83% (+5.574,7 tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó: sản lượng lúa 294.832,5 tấn, tăng 1,81% (+5.229,3 tấn); sản lượng ngô 14.943,9 tấn, tăng 2,37% (+345,4 tấn). Sản lượng khoai lang ước tính đạt 10.317,3 tấn, giảm 3,90% (-419 tấn); sản lượng sắn 210.467,9 tấn, tăng 0,83% (+1.725,7 tấn); sản lượng lạc 6.767,1 tấn, giảm 3,87% (-272,4 tấn); sản lượng rau các loại 58.074,3 tấn, tăng 0,35% (+203 tấn); sản lượng đậu các loại 1.727,5 tấn, giảm 3,82% (-68,6 tấn); sản lượng ớt cay 2.557,8 tấn, tăng 14,51% (+324,2 tấn)…

a2. Cây lâu năm

Diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Chín tháng năm 2024, thời tiết khá thuận lợi nên năng suất thu hoạch đạt kết quả khá, sản lượng cao hơn năm trước.

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 30.576,6 ha, giảm 2,09% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó: cây cà phê 3.706,9 ha, giảm 0,89%; cây cao su  18.504,5 ha, giảm 1,53%; cây hồ tiêu 2.188,4 ha, tăng 1,22%; cây cam 252,3 ha, tăng 4,68%; cây chuối 3.615,6 ha, giảm 4,98%; cây dứa 180,1 ha, giảm 18,11%...Diện tích cây cà phê, cao su giảm do phá bỏ những diện tích già cổi; diện tích chuối, dứa giảm do giá bán giảm, khó tiêu thụ; sản xuất kém hiệu quả nên diện tích thu hẹp.

Sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2024: cao su 19.049 tấn, tăng 0,47% so với cùng kỳ năm trước; hồ tiêu 2.327 tấn, tăng 1,13%; cam 1.474,1 tấn, tăng 2,37%; chuối 49.793,6 tấn, tăng 6,53%; dứa 1.505 tấn, giảm 0,28%...Cây cà phê 9 tháng năm 2024 chưa thu hoạch.

b. Chăn nuôi

Ước tính đến 30/9/2024, đàn trâu có 21.468 con, tăng 1,04% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 61.480 con, tăng 7,78%; đàn lợn thịt có 206.600 con, tăng 9,88%; đàn gia cầm có 4.144,3 nghìn con, tăng 6,19%; trong đó: đàn gà 3.466,6 nghìn con, tăng 6,94%...Đàn trâu, bò quy mô nhỏ, phát triển ổn định. Đàn trâu, bò tăng khá do có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được thực hiện. Đàn lợn thịt tăng do dịch bệnh được kiểm soát, giá thịt lợn hơi tăng, thị trường tiêu thụ ổn định. Đàn gia cầm phát triển tốt do dịch bệnh đang được kiểm soát, chu kỳ nuôi ngắn, thu hồi vốn nhanh.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 9/2024 ước tính đạt 5.871,4 tấn, tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thịt trâu 81 tấn, tăng 2,53%; thịt bò 269 tấn, tăng 6,75%; thịt lợn 3.650 tấn, tăng 8,68%; thịt gia cầm 1.871,4 tấn, tăng 5,22%. Sản lượng trứng gia cầm 4.912,6 nghìn quả, tăng 7,35%. Tính cả quý III/2024, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 16.526,9 tấn, tăng 3,80% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 228 tấn, tăng 2,24%; thịt bò 764,5 tấn, tăng 1,93%; thịt lợn 10.226 tấn, tăng 3,82%; thịt gia cầm 5.189,3 tấn, tăng 4,20%. Sản lượng trứng gia cầm 15.233,1 nghìn quả, tăng 13,31%...Tính chung 9 tháng  năm 2024, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 47.534,3 tấn, tăng 4,66% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 658 tấn, tăng 5,62%; thịt bò 2.444,5 tấn, tăng 4,86%; thịt lợn 28.842,2 tấn, tăng 3,88%; thịt gia cầm 14.262,8 tấn, tăng 6,41%. Sản lượng trứng gia cầm 40.613,7 nghìn quả, tăng 11,13%.   

2.2. Lâm  nghiệp

Chín tháng năm 2024, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các tổ chức, cá nhân tổ chức trồng rừng theo kế hoạch, tập trung chăm sóc rừng trồng, tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Thìn và Tiếp tục thực hiện Đề án trồng 1 tỉ cây xanh giai đoạn 2021- 2025 của Chính phủ; khai thác gỗ phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong những tháng trở lại đây, đơn hàng xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có tín hiệu tích cực nên sản lượng gỗ khai thác tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 9/2024 ước tính đạt 1.235,3 ha, giảm 43,54% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 315 nghìn cây, giảm 10%; sản lượng gỗ khai thác 46.299 m3, tăng 46,10%; sản lượng củi khai thác 16.110 ster, giảm 7,07%...Tính cả quý III/2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 3.266,4 ha, giảm 31,93% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 367.575 m3, tăng 35,81%; sản lượng củi khai thác 55.000 ster, giảm 2,25%...Tính chung 9 tháng năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 7.423,8 ha, giảm 6,39% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 957.866 m3, tăng 14,22%; củi khai thác 197.220 ster, tăng 0,49%.

Tình hình cháy rừng: Trong tháng xảy ra 01 vụ cháy rừng trồng tại huyện Vĩnh Linh, diện tích rừng bị cháy 0,7 ha. Tính chung 9 tháng năm 2024, xảy ra 09 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy 29,58 ha và 30 điểm cháy thực bì không gây thiệt hại đến rừng.

Tình hình vi phạm lâm luật: Trong tháng, đã phát hiện và lập biên bản 07 vụ vi phạm, xử lý vi phạm hành chính 06 vụ, phạt tiền 31,5 triệu đồng, tịch thu 6,13 m3 gỗ quy tròn các loại. Tính chung từ đầu năm đến nay, lập biên bản 51 vụ vi phạm, xử lý vi phạm hành chính 60 vụ, phạt tiền 497,05 triệu đồng, tịch thu 73,751 m3 gỗ quy tròn các loại.

1.3. Thủy sản

Chín tháng năm 2024, thời tiết khá thuận lợi, các luồng cá xuất hiện nhiều hơn; bà con ngư dân tích cực vươn khơi bám biển nên sản lượng thuỷ sản khai thác đạt kết quả khá. Riêng nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi tôm giảm, một số diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh và chết đã ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng, sản lượng tôm nuôi giảm mạnh.

Sản lượng thủy sản tháng 9/2024 ước tính đạt 5.135,5 tấn, tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 3.779,3 tấn, tăng 2,96%; tôm 710,2 tấn, giảm 3,46%; thủy sản khác 646 tấn, tăng 1,10%. Tính cả quý III/2024, sản lượng thủy sản ước tính đạt 13.939,5 tấn, tăng 2,97% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 10.329,6 tấn, tăng 1,05%; tôm 1.997,9 tấn, tăng 2,69%; thủy sản khác 1.612,0 tấn, tăng 17,66%. Tính chung 9 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản ước tính đạt 32.370 tấn, tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 24.027,1 tấn, tăng 11,32%; tôm 3.402,2 tấn, giảm 2,36%; thủy sản khác 4.940,7 tấn, giảm 18,55%. Cụ thể nuôi trồng và khai thác như sau:  

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 9/2024 ước tính đạt 1.860,8 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.088,8 tấn, tăng 4,15%; tôm 704 tấn, giảm 3,43%. Tính cả quý III/2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 4.470,8 tấn, tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.296,6 tấn, tăng 0,05%; tôm 1.970 tấn, tăng 2,66%. Tính chung 9 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 7.989,9 tấn, tăng 0,52% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 4.327,1 tấn, tăng 2,40%; tôm 3.279,8 tấn, giảm 1,99%.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 9/2024 ước tính đạt 3.274,7 tấn, tăng 2,12% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.690,5 tấn, tăng 2,49%; thủy sản khác 578 tấn, tăng 0,52%. Tính cả quý III/2024, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 9.468,7 tấn, tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 8.033 tấn, tăng 1,34%; thủy sản khác 1.407,8 tấn, tăng 19,68%. Tính chung 9 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 24.380,1 tấn, tăng 5,15% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 19.700 tấn, tăng 13,49%; thủy sản khác 4.557,7 tấn, giảm 19,90%.

Tình hình dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản: Từ đầu năm đến nay, tôm nuôi bị bệnh và chết xảy ra tại địa bàn 07 xã, phường của 02 huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong và TP. Đông Hà với diện tích 42,62 ha (Vĩnh Linh 35,9 ha, Triệu Phong 0,7 ha, TP Đông Hà 6,02 ha); trong đó có 10,25 ha bị bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính, lượng hóa cht Clorine h tr x lý dp dch 3.564 kg; s din tích các h t x lý và không phi hp ly mu nên không xác định được nguyên nhân là 32,37ha.

3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2024 tăng thấp nhất từ trước đến nay, nhưng đã có tín hiệu tốt quý sau luôn cao hơn quý trước. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng thấp, trong những năm trở lại đây số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo gia nhập thị trường rất hạn chế; nhu cầu thị trường thế giới và trong nước suy giảm nên đơn hàng giảm; ngành điện 2 năm 2022-2023 là động lực tăng trưởng của ngành công nghiệp nhưng 9 tháng năm nay hoạt động với công suất ổn định nên tăng trưởng thấp…Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2024 tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 9,35%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2024 ước tính tăng 0,74% so với tháng trước và tăng 8,25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng giảm 4,48% và tăng 8,12%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,37% và tăng 9,65%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,50% và tăng 6,04%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,52% và tăng 1,01%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2024 đã có tín hiệu tích cực, đơn hàng tăng nên chỉ số sản xuất tăng khá so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.

Tính cả quý III/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 6,31% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 0,98%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,44%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,85%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,05%. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III/2024 tăng trưởng cao nhất so với mức tăng của các quý trong năm (quý I/2024 tăng 0,07%, quý II/2024 tăng 5,01%).

Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng giảm 0,42%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,88%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,58%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,27%.

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất sản phẩm điện tử bằng 12 lần cùng kỳ năm trước do có doanh nghiệp mới đi vào hoạt động;             in, sao chép bản ghi các loại tăng 35,50%; sản xuất đồ uống tăng 20,72%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 17,51%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 15,70%; sản xuất trang phục tăng 10,74%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 4,53%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm:        sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 5,94%; khai khoáng khác giảm 8,38%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 8,90%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 8,90%; dệt giảm 14,05%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 17,59%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 39,33%.

Một số sản phẩm chủ yếu trong 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: thủy hải sản chế biến tăng 41,09%; bia lon tăng 24,49%; ván ép tăng 15,36%; phân hóa học tăng 14,32%; com lê, quần áo tăng 10,76%...Một số sản phẩm tăng thấp: tinh bột sắn tăng 9,81%; điện thương phẩm tăng 8,80%; nước máy tăng 3,45%; tấm lợp pro xi măng tăng 2,48%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 1,10%...Một số sản phẩm giảm: điện sản xuất giảm 0,10%; dăm gỗ giảm 0,26%;  xi măng giảm 7,50%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 2,49%; nước hoa quả, tăng lực giảm 3,48%; dầu nhựa thông giảm 8,38%; đá xây dựng giảm 14,30%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 27,05%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 40,84%; gạch khối bằng bê tông giảm 49,13%...

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Chín tháng năm 2024, do nhu cầu thị trường thế giới suy giảm nên hoạt động của doanh nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Từ đầu năm đến 18/9/2024, số doanh nghiệp gia nhập thị trường là 393 DN, giảm 18,97% (-92 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp rời khỏi thị trường là 394 DN, tăng 16,57% (+56 DN).

Từ đầu năm đến 18/9/2024, toàn tỉnh có 259 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 29,43% (-108 DN) so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 2.206,70 tỷ đồng, giảm 33,74%; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 8,52 tỷ đồng, giảm 6,11%. Số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 134 doanh nghiệp, tăng 13,56% (+16 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 333 doanh nghiệp, tăng 24,72% (+66 DN); số doanh nghiệp giải thể là 61 doanh nghiệp, giảm 14,08% (-10 DN).

Trong số doanh nghiệp thành lập mới 9 tháng năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 08 DN, chiếm 3,09% và giảm 52,94% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp xây dựng có 100 doanh nghiệp, chiếm 38,61% và giảm 24,24%; khu vực dịch vụ có 151 doanh nghiệp, chiếm 58,30% và giảm 30,73%.

5. Hoạt động dịch vụ

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Hoạt động thương mại và dịch vụ 9 tháng năm 2024 chuyển biến theo chiều hướng tích cực, kết quả tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước, quý sau luôn cao hơn quý trước; hàng hoá trên thị trường phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nhu cầu của thị trường thế giới và trong nước suy giảm, sức mua trên thị trường nội địa hạn chế…nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2024 tăng thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2024 tăng 12,93% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,48% (9 tháng năm 2023 tăng 12,05%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2024 ước tính đạt 2.891,35 tỷ đồng, giảm 2,12% so với tháng trước và tăng 13,15% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.272,21 tỷ đồng, giảm 2,35% và tăng 11,80%; doanh thu lưu trú và ăn uống 465,44 tỷ đồng, giảm 2,35% và tăng 16,09%; doanh thu du lịch lữ hành 0,22 tỷ đồng, giảm 33,09% và giảm 22,05%; doanh thu dịch vụ khác 153,48 tỷ đồng, tăng 2,24% và tăng 25,93%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2024 giảm so với tháng trước do thời tiết chuyển sang mùa mưa, khách du lịch giảm…

Tính cả quý III/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 8.863,83 tỷ đồng, tăng 14,36% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 6.963,40 tỷ đồng, tăng 13,10%; doanh thu lưu trú và ăn uống 1.447,23 tỷ đồng, tăng 18,80%; doanh thu du lịch lữ hành 1,13 tỷ đồng, tăng 8,11%; doanh thu dịch vụ khác 452,07 tỷ đồng, tăng 20,60%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước có dấu hiệu khởi sắc, cao hơn các quý trước (quý I/2024 tăng 12,07%, Quý II/2024 tăng 12,35%).

Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 26.144,25 tỷ đồng, tăng 12,93% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động:

Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 20.852,73 tỷ đồng, chiếm 79,76% tổng mức và tăng12,74% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 19,13%; lương thực, thực phẩm tăng 15,03%; phương tiện đi lại (trừ ô tô các loại) tăng 12,82%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,08%; Ô tô các loại tăng 12,08%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 4.004,08 tỷ đồng, chiếm 15,32% tổng mức và tăng 14,73% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu dịch vụ lưu trú 301,92 tỷ đồng, tăng 45,43%; doanh thu dịch vụ ăn uống 3.702,16 tỷ đồng, tăng 12,79%. Doanh thu dịch vụ ăn uống tăng chậm có nguyên nhân do  tăng cường công tác kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông…

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 4,17 tỷ đồng, chiếm 0,02% tổng mức và tăng 21,49% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành tăng khá do du lịch nội địa phục hồi nhưng quy mô còn nhỏ bé.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 1.283,27 tỷ đồng, chiếm 4,90% tổng mức và tăng 10,58% so với cùng kỳ năm trước.

*  Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Số lượt khách lưu trú tháng 9/2024 ước tính đạt 109.168 lượt, giảm 16,09% so với tháng trước và tăng 58,38% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 120.060 ngày khách, giảm 11% và tăng 60,24%. Tính chung 9 tháng năm 2024, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 910.721 lượt, tăng 34,49% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 951.160 ngày khách, tăng 32,76%.

Số lượt khách du lịch theo tour tháng 9/2024 ước tính đạt 116 lượt, giảm 25,64% so với tháng trước và giảm 21,99% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 179 ngày khách, giảm 25,10% và giảm 20,45%. Tính chung 9 tháng năm 2024, số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 1.160 lượt, tăng 23,97% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 2.292 ngày khách, tăng 22,64%.

5.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Hoạt động vận tải 9 tháng năm 2024 tăng trưởng khá cả về vận tải hành khách và hàng hoá so với cùng kỳ năm trước do thời tiết khá thuận lợi, các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng có những chuyển biến tích cực, nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá tăng…Ước tính 9 tháng năm 2024, hành khách vận chuyển tăng 5,58% so với cùng kỳ năm trước, hành khách luân chuyển tăng 6,73%; hàng hoá vận chuyển tăng 6,66%, hàng hoá luân chuyển tăng 7,31%        (9 tháng năm 2023 tương ứng là +8,48%, +8,27%, +9,60%, +8,11%). 

Doanh thu vận tải tháng 9/2024 ước tính đạt 202,69 tỷ đồng, tăng 0,21% so với tháng trước và tăng 11,26% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 23,47 tỷ đồng, giảm 0,61% và tăng 9,99%; doanh thu vận tải hàng hóa 146,24 tỷ đồng, tăng 0,34% và tăng 11,81%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 32,98 tỷ đồng, tăng 0,23% và tăng 9,75%. Tính cả quý III/2024, doanh thu vận tải ước tính đạt 605,67 tỷ đồng, tăng 9,95% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 70,48 tỷ đồng, tăng 8,93%; doanh thu vận tải hàng hóa 436,69 tỷ đồng, tăng 10,28%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 98,50 tỷ đồng, tăng 9,21%. Tính chung 9 tháng năm 2024, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.806,52 tỷ đồng, tăng 9,57% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 216,50 tỷ đồng, tăng 9,14%; doanh thu vận tải hàng hóa 1.296,73 tỷ đồng, tăng 9,79%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 293,29 tỷ đồng, tăng 8,92%.

Số lượt hành khách vận chuyển tháng 9/2024 ước tính đạt 675,69 nghìn HK, tăng 2,45% so với tháng trước và tăng 5,72% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 57.789,04 nghìn HK.km, giảm 0,56% và tăng 6,70%. Tính cả quý III/2024, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 2.029,06 nghìn HK, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 174.416,53 nghìn HK.km, tăng 6,56%. Tính chung 9 tháng năm 2024, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 6.099,63 nghìn HK, tăng 5,58% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 528.282,22 nghìn HK.km, tăng 6,73%. Hành khách vận chuyển tháng 9/2024 tăng so với tháng trước chủ yếu là do sinh viên, học sinh nhập học đầu năm học mới…

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 9/2024 ước tính đạt 1.182,44 nghìn tấn, tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 9,06% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 79.607,56 nghìn tấn.km, tăng 0,25% và tăng 8,63%. Tính cả quý III/2024, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3.527,06 nghìn tấn, tăng 7,75% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 238.968,16 nghìn tấn.km, tăng 7,17%. Tính chung 9 tháng năm 2024, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 10.303,42 nghìn tấn, tăng 6,66% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 709.268,81 nghìn tấn.km, tăng 7,31%. Vận tải hàng hoá tháng 9/2024 tăng thấp so với tháng trước do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, tình hình sản xuất, kinh doanh, xây dựng có chậm lại… 

5.3. Hoạt động bưu chính, viễn thông

Hoạt động bưu chính, viễn thông 9 tháng năm 2024 phát triển ổn định. Các doanh nghiệp viễn thông đa dạng hóa các gói dịch vụ, nâng cấp băng thông cho thiết bị di động…phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Các doanh nghiệp bưu chính bảo đảm an toàn, an ninh trong chuyển phát, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng hệ thống bưu chính để chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng vi phạm pháp luật.

Tính đến cuối tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh có 213 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có 89 bưu cục cấp 1, 2, 3 và điểm phục vụ, khách hàng lớn; 114/125 xã, phường có điểm BĐ-VHX; 10 điểm phục vụ hình thức khác (7 kho Bưu chính; 3 thùng thư công cộng độc lập); 113/125 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị, thành phố có báo đến trong ngày (trừ huyện đảo Cồn Cỏ). Bán kính phục vụ bình quân 2,381 km/1 điểm phục vụ; số dân được phục vụ 3.018 người/1 điểm phục vụ.

Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.661 trạm (703 trạm 2G, 754 trạm 3G, 1.204 trạm 4G).

Ước tính đến 30/9/2024, toàn tỉnh có 677.260 thuê bao điện thoại, giảm 0,02% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 5.960 thuê bao cố định, giảm 7,93% và 671.300 thuê bao di động, tăng 0,06%. Số thuê bao Internet hiện có là 709.177 thuê bao, tăng 8,09% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 135.662 thuê bao cố định, tăng 4,12% và 573.515 thuê bao di động, tăng 9,07%.

Mật độ thuê bao điện thoại/100 dân là 102,6 thuê bao, Mật độ thuê bao Internet cố định/100 dân là 20,55 thuê bao.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng

Chín tháng năm 2024, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức thấp, lãi suất cho vay giảm so với bình quân năm 2023 tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tình hình hấp thụ vốn của nền kinh tế đã có tín hiệu tốt, thị trường bất động sản ấm dần lên, các tổ chức tín dụng triển khai nhiều chính sách, giải pháp hiệu quả nên hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đã có những tín hiệu tích cực. Đến 31/8/2024, huy động vốn trên địa bàn tăng 7,96% so với cuối năm 2023, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tăng 3,03%.

Huy động vốn trên địa bàn đến 31/8/2024 đạt 39.337 tỷ đồng, tăng 7,96% (+2.899 tỷ đồng) so với cuối năm 2023; bao gồm: tiền gửi tiết kiệm 28.046 tỷ đồng, tăng 10,71% (+2.714 tỷ đồng); tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT 3.952 tỷ đồng, tăng 9,66% (+348 tỷ đồng); tiền gửi thanh toán 6.846 tỷ đồng, giảm 1,64% (-114 tỷ đồng); huy động khác 257 tỷ đồng, giảm 6,25% (-17 tỷ đồng); phát hành giấy tờ có giá 236 tỷ đồng, giảm 11,79% (-32 tỷ đồng). Ước tính đến 30/9/2024, huy động vốn trên địa bàn ước tính đạt 39.700 tỷ đồng, tăng 8,96% so với cuối năm 2023. 

Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 31/8/2024 đạt 53.169 tỷ đồng, tăng 3,03% (+1.562 tỷ đồng) so với cuối năm 2023; bao gồm: dư nợ cho vay ngắn hạn 27.923 tỷ đồng, chiếm 52,52% tổng dư nợ, tăng 9,36% (+2.389 tỷ đồng); dư nợ cho vay trung và dài hạn 25.246 tỷ đồng, chiếm 47,48%, giảm 3,17% (-827 tỷ đồng). Ước tính đến 30/9/2024, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 53.400 tỷ đồng, tăng 3,47% so với cuối năm 2023.

Nợ xấu đến 31/8/2024 là 763 tỷ đồng, chiếm 1,44% tổng dư nợ, tăng so với cuối năm 2023 (cuối năm 2023 là 1,05%).

2. Thu, chi ngân sách nhà nước

Chín tháng năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chuyển biến theo chiều hướng tích cực, so với cùng kỳ năm trước tăng khá cao; nhất là thu nội địa. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, bám sát dự toán; đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quản lý nhà nước…Thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến 15/9/2024 bằng 78,01% dự toán địa phương và tăng 22,30% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách nhà nước địa phương bằng 78,90% dự toán địa phương và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 15/9/2024 đạt 3.043,01 tỷ đồng, bằng 78,01% dự toán địa phương và tăng 22,30% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 2.222,38 tỷ đồng, bằng 75,31% dự toán và tăng 30,70%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 735,35 tỷ đồng, bằng 77,41% dự toán và giảm 5,90%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu ngoài quốc doanh 823,07 tỷ đồng, tăng 23,07% so với cùng kỳ năm trước; thu tiền sử dụng đất 481,79 tỷ đồng, tăng 163%; thuế bảo vệ môi trường 157,74 tỷ đồng, tăng 15,86%;    thu từ doanh nghiệp nhà nước 155,56 tỷ đồng, tăng 3,98%; lệ phí trước bạ 126,42 tỷ đồng, tăng 23,68%; thuế thu nhập cá nhân 109,95 tỷ đồng, tăng 8,91%...

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/9/2024 đạt 7.397,36 tỷ đồng, bằng 78,90% dự toán địa phương và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 670,45 tỷ đồng, bằng 48,30% dự toán và tăng 5%; chi thường xuyên 4.241,00 tỷ đồng, bằng 70,40% dự toán và tăng 14%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 2.088,46 tỷ đồng, tăng 23,30% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 993,44 tỷ đồng, tăng 15,40%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 344,03 tỷ đồng, tăng 13,20%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 323,15 tỷ đồng, tăng 14,80%; chi sự nghiệp kinh tế 262,76 tỷ đồng, giảm 4,40%; chi quốc phòng 106,99 tỷ đồng, giảm 5,70%...

3. Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 9 tháng năm 2024 (giá hiện hành) ước tính tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 giảm 23,94%), trong đó: vốn khu vực nhà nước giảm 13,35% do kế hoạch giao vốn năm 2024 thấp hơn năm 2023, nguồn thu các quỹ đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng nộp vào ngân sách nhậm nên chưa có vốn triển khai…Vốn đầu tư khu vực dân cư và tư nhân tăng khá 5,70% do lãi suất cho vay của ngân hàng giảm ở mức hợp lý, doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn, giá vật liệu xây dựng tương đối ổn định, thị trường bất động sản đã ấm dần lên…; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao 168,8% từ các dự án sản xuất linh kiện điện tử, may mặc…nhưng quy mô nhỏ.

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn quý III/2024 (giá hiện hành) ước tính đạt 7.388,67 tỷ đồng, tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn khu vực nhà nước 1.399,93 tỷ đồng, giảm 19,13%; vốn của dân cư và tư nhân 5.842,82 tỷ đồng, tăng 6,38%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 145,92 tỷ đồng, tăng 218,30%.

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn (giá hiện hành) ước tính đạt 16.684,46 tỷ đồng, tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn khu vực nhà nước 3.238,86 tỷ đồng, chiếm 19,41% tổng vốn và giảm 13,35% so với cùng kỳ năm trước; vốn của dân cư và tư nhân 13.161,11 tỷ đồng, chiếm 78,88% và tăng 5,70%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 284,49 tỷ đồng, chiếm 1,71% và tăng 168,76%.

Trong vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 14.266,24 tỷ đồng, tăng 3,64% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản 1.144,11 tỷ đồng, giảm 8,42%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ 1.196,01 tỷ đồng, giảm 2,10%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 78,10 tỷ đồng, tăng 35,14%.

Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 1.867,81 tỷ đồng, bằng 58,94% kế hoạch năm 2024 và giảm 11,72% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.296,72 tỷ đồng, bằng 56,03% kế hoạch và giảm 16,51%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 520,19 tỷ đồng, bằng 66,13% kế hoạch và tăng 1,74%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 50,90 tỷ đồng, bằng 74,94% kế hoạch và giảm 0,68%. Tình hình thực hiện vốn đầu tư  thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 9 tháng  năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước do kế hoạch vốn phân bổ năm 2024 giảm so với kế hoạch vốn năm 2023, nguồn thu từ các quỹ đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng nộp vào ngân sách nhậm nên chưa có vốn triển khai…

Tình hình thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước: Từ đầu năm đến 15/9/2024, trên địa bàn tỉnh có 34 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư/GCN đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 8.773,3 tỷ đồng; trong đó có 01 dự án trong Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp có tổng vốn đăng ký 35 tỷ đồng.

Vốn FDI: Trong 9 tháng năm 2024, không có dự án FDI đăng ký đầu tư mới. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 21 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 2.536,87 triệu USD.

Về tiến độ giải ngân vốn: Tính đến 15/9/2024, Kho bạc Nhà nước tỉnh giải ngân 1.143,2 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý,  đạt 48,58% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024.

4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 4,10% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 3,50%). Nguyên nhân chủ yếu là do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế; giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng do giá lương thực tăng cao khi các doanh nghiệp tăng cường thu mua xuất khẩu; giá dịch vụ giáo dục tăng khi các trường Đại học, Cao đẵng tăng học phí theo lộ trình của Nghị định 81/2021/NĐ-CP; giá nhiên liệu điều chỉnh tăng theo giá thị trường thế giới; giá đồ uống và thuốc lá, nhà ở và vật liệu xây dựng, văn hoá, giải trí và du lịch tăng do nhu cầu tăng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2024 tăng 0,37% so với tháng trước, tăng 3,76% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,73% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III/2024 tăng 4,21% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 4,10% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 4,10% của chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước có 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,27%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 6,92%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,56% (lương thực tăng 22,51%, thực phẩm tăng 2,98%, ăn uống ngoài gia đình tăng 4,63%); đồ uống và thuốc lá tăng 4,77%; giáo dục tăng 4,22%;     văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,28%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,86%; giao thông tăng 2,76%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,91%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,23%. Chỉ ó nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,28%.

Chỉ số giá vàng tháng 9/2024 tăng 1,46% so với tháng trước, tăng 9,62% so với tháng 12 năm trước và tăng 18,06% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân quý III/2024 tăng 17,29% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 18,78% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 0,78%).

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2024 giảm 1,77% so với tháng trước, tăng 1,61% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,19% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân quý III/2023 tăng 4,95% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 2,54%).

III.  CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh 9 tháng năm 2024 ước tính là 337.127 người, tăng 0,38% (+1.278 người) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: nam 174.682 người, chiếm 51,81% và tăng 0,16%; nữ 162.445 người, chiếm 48,19% và tăng 0,62%; khu vực thành thị là 111.867 người, chiếm 33,18% và tăng 0,38%; khu vực nông thôn 225.260 người, chiếm 66,82% và tăng 0,38%.

Lực lượng lao động có việc làm 9 tháng năm 2024 ước tính là 330.175 người, chiếm 97,94% lực lượng lao động của tỉnh và tăng 0,59% so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động có việc làm của các khu vực kinh tế như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 134.362 người, chiếm 40,69% trong tổng số lao động đang làm việc và giảm 0,92% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng 66.825 người, chiếm 20,24% và tăng 2,21%; khu vực dịch vụ 128.988 người, chiếm 39,07% và tăng 1,37% (cơ cấu 9 tháng năm 2023 là: 41,32%, 19,92% và 38,76%). Như vậy, tỷ trọng lao động có việc làm tăng lên ở khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm xuống ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Lao động có việc làm 9 tháng năm 2024 ước tính là 330.175 người, chiếm 97,94% trong lực lượng lao động của tỉnh và tăng 0,59% so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm của các khu vực kinh tế như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 134.362 người, chiếm 40,69% trong tổng số lao động đang làm việc và giảm 0,92% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng 66.825 người, chiếm 20,24% và tăng 2,21%; khu vực dịch vụ 128.988 người, chiếm 39,07% và tăng 1,37% (cơ cấu 9 tháng đầu năm 2023 là: 41,32%, 19,92% và 38,76%). Như vậy, tỷ trọng lao động có việc làm tăng lên ở khu vực công nghiêp - xây dựng, khu vực dịch vụ và giảm xuống ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Tỷ lệ thất nghiệp chung của người lao động trong 9 tháng năm 2024 ước tính là 2,06%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của nam là 2,15% và của nữ là 1,97%; khu vực nông thôn là 2,21% và khu vực thành thị là 1,77%. Tỷ lệ thất nghiệp ở cả 2 khu vực thành thị và nông thôn, ở cả nam và nữ đều giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng mức giảm còn khiêm tốn  do tình hình sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn, nhu cầu thị trường thế giới và trong nước suy giảm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm là nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như: may mặc, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ cao su...Ngoài ra, năm 2024 có nhiều hoạt động lễ hội trong khuôn khổ Lễ hội Hòa Bình năm 2024, cũng đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Ước tính đến 15/9/2024, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo cho 7.027 học viên (trong đó: Cao đẳng 112 học viên, Trung cấp 635 học viên; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng 6.280 học viên).

Từ đầu năm đến 15/9/2024, ước tính toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 10.334 lượt lao động. Trong đó: Làm việc trong tỉnh 4.409 lượt lao động; làm việc ngoài tỉnh 3.956 lượt lao động và 1.969 lao động làm việc ở nước ngoài (làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1.943 lao động).

2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Chín tháng năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước tính đạt 5,62%; sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân và Hè Thu được mùa, được giá; giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng, người chăn nuôi có lãi; sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản đạt được kết quả tích cực. Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn. Tính đến 15/9/2024, toàn tỉnh có 75/101 xã (74,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 03 huyện (Cam Lộ, Vĩnh Linh, Triệu Phong) đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống người dân khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. Nhìn chung 9 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh không có tình trạng thiếu đói xảy ra.

Bước vào năm 2024, tỉ lệ nghèo đa chiều của tỉnh là 13,16% (23.967 hộ nghèo, hộ cận nghèo), trong đó: Tỉ lệ hộ nghèo 7,71% (14.040 hộ); tỉ lệ hộ cận nghèo 5,45% (9.927 hộ).

Đến 15/9/2024, toàn tỉnh có 47.725 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng, với tổng số kinh phí chi trả 35.290 triệu đồng/tháng; 16.480 đối tượng người có công và thân nhân người có công đang hưởng chế độ ưu đãi trợ cấp hằng tháng, với tổng số tiền chi trả 48.400 triệu đồng/tháng.

Trong 9 tháng năm 2024, thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 08/12/2023 của Tỉnh uỷ về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 30/12/2023 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành, địa phương tổ chức chăm lo Tết cho nhân dân, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều được vui Xuân, đón Tết; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện nên đời sống người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 ổn định, không có tình trạng thiếu đói xảy ra.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, tỉnh Quảng Trị trao tặng 150.307 suất quà cho người có công, gia đình chính sách, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người lao động và các đối tượng khác, tổng kinh phí 73.160,343 triệu đồng, trong đó:

+ Quà Chủ tịch nước: 25.963 suất quà để tặng cho người có công và gia đình chính sách người có công, kinh phí quà tặng 7.906,8 triệu đồng.

+ Quà từ ngân sách địa phương (tỉnh/huyện/xã): 18.064 suất quà cho gia đình chính sách người có công; hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn và đối tượng khác, tổng kinh phí 6.409,225 triệu đồng.

+ Quà từ nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác: 26.021 suất quà cho người lao động, người có công, Cựu TNXP, CBB có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo...trên địa bàn tỉnh, tổng kinh phí 11.474,728 triệu đồng.

+ Chương trình “Nối vòng tay nhân ái” và các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, UBMTTQVN các cấp, Ban Tổ chức chương trình “Nối vòng tay nhân ái” và các cơ quan, đơn vị, tổ chức thành viên đã vận động nguồn lực 80.259 suất quà Tết, hỗ trợ xây dựng 134 căn nhà Đại đoàn kết, 01 căn nhà nhân ái, 65 bình chữa cháy, 03 nồi cháo cho các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật và trẻ mồ côi, gia đình bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh với trị giá 47.369,59 triệu đồng.

Ngoài ra, tỉnh đã bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh 603,9 triệu đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho các hộ gia đình Lào giáp biên giới với tỉnh Quảng Trị có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu đói, đứt bữa trong dịp Tết Cổ truyền Việt Nam, mức hỗ trợ cho mỗi hộ là 200 nghìn đồng tiền mặt và 05 kg gạo; UBND huyện Vĩnh Linh phân bổ, hỗ trợ gạo cứu đói cho nhân dân 03 xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà với số lượng 7.290 kg gạo/140 hộ/486 khẩu thiếu đói (mức hỗ trợ 15kg/người/tháng).

Trong dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, trao tặng 23.841 suất quà của Chủ tịch nước đến người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, tổng kinh phí quà tặng là 7.244 triệu đồng. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, trao tặng 9.025 suất quà cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng, tổng trị giá quà tặng 5.148 triệu đồng. Toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 65 nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hỗ trợ 3.520 triệu đồng (trong đó: xây dựng mới 41 nhà tình nghĩa, với kinh phí 2.985 triệu đồng; hỗ trợ sữa chữa 23 nhà tình nghĩa, với kinh phí hỗ trợ 535 triệu đồng). Trao tặng 06 sổ tiết kiệm cho người có công với cách mạng, tổng trị giá 60 triệu đồng.

Công tác vận động Quỹ “Vì người nghèo” triển khai đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực. Từ ngày 01/01 - 31/8/2024, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh huy động được 21,61 tỷ đồng. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã hỗ trợ xây dựng mới 439 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, trị giá 21,9 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa 74 nhà, trị giá 1,24 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 194 người, trị giá 967,5 triệu đồng; hỗ trợ cho 944 em học sinh nghèo số tiền 448,5 triệu đồng; hỗ trợ khám chữa bệnh cho 738 người số tiền 386 triệu đồng; hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn với trị giá 6,54 tỷ đồng; hỗ trợ khác trị giá 5,39 tỷ đồng.

3. Giáo dục và Đào tạo

Trong 9 tháng năm 2024, các đơn vị, trường học hoàn thành chương trình và kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh, tổng kết năm học 2023-2024 theo đúng thời gian khung chương trình năm học của tỉnh. Tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tập trung triển khai các hoạt động để nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2024-2025. Ngoài ra:

+ Toàn ngành đã thực hiện tốt công tác thăm hỏi, động viên giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Công đoàn Giáo dục tỉnh phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên giới” và “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”, thăm và tặng quà cho cán bộ, giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024 tại các địa phương trong tỉnh với tổng số tiền gần 3.700 triệu đồng.

 + Triển khai có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ của giáo viên trong thực hiện Chương trình; tiếp tục rà soát chuẩn bị về đội ngũ, bố trí đủ giáo viên, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11 áp dụng năm học 2023 - 2024 và đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12 áp dụng năm học 2024 - 2025.

+ Tổ chức Hội thảo khoa học “Tư vấn giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX - Thực trạng và giải pháp”. Tham dự Hội thảo khoa học có gần 100 đại biểu đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường THPT, trung tâm GDNN GDTX trên địa bàn tỉnh. 

+ Tổ chức thành công Cuộc thi KHKT học sinh trung học năm học 2023 - 2024. Cuộc thi đã chọn ra được 65 dự án đạt giải ở các lĩnh vực, chiếm tỷ lệ 60,7%. Chọn 02 dự án tham dự Cuộc thi KHKT Quốc gia. Kết quả đã có 01 dự án tham dự Cuộc thi KHKT cấp quốc tế được tổ chức tại Hoa Kỳ với dự án “Găng tay chuyển đổi ngôn ngữ kí hiệu thành ngôn ngữ tự nhiên dành cho người câm điếc” thuộc Lĩnh vực Rô bốt và máy thông minh của học sinh Trần Ngọc Long - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

+ Dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023 - 2024, Quảng Trị có 72 học sinh dự thi với 9 môn học, tăng 18 học sinh so với năm học 2022 - 2023. Kết quả đạt 44 giải (01 giải Nhất, 05 giải Nhì, 21 giải Ba và 17 giải Khuyến khích).

+ Tham gia Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI tại thành phố Cần Thơ. Kết quả Dự án "AUXIN - Kích thích rễ cây trồng" của nhóm học sinh Lê Minh Hiếu, Bùi Hoàng Đan, Lê Nữ Đan Vy Trường THPT Thị Xã Quảng Trị đạt giải Ba trong tổng số 707 dự án của các tác giả, nhóm tác giả tham gia tại Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" cấp Quốc gia năm 2024.

+ Thực hiện Kế hoạch số 898/KH-SGDĐT ngày 17/4/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thí điểm Học bạ số các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đã tổ chức hội nghị triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình, quy trình quản lí, sử dụng Học bạ số làm cơ sở để triển khai Học bạ số thống nhất ở các trường phổ thông trên địa bàn toàn toàn tỉnh. Việc thí điểm học bạ số được áp dụng với các khối lớp 1, 2, 3 và 4 năm học 2023-2024 tại trên 50% các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh; mỗi đơn vị tham gia thí điểm thực hiện 100% các khối lớp 1, 2, 3, 4 của năm học 2023-2024. Theo kế hoạch, đến năm học 2024-2025 sẽ triển khai đại trà đến 100% các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh.

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024, với hơn 8.200 thí sinh dự thi; huy động 1.400 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ coi thi; 220 cán bộ phục vụ Kỳ thi; 200 cán bộ công an, bảo vệ; 60 cán bộ y tế và bố trí dự phòng thêm 200 giáo viên khối các phòng GDĐT để điều động tăng cường. Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc; không ghi nhận trường hợp thí sinh, cán bộ coi thi nào vi phạm quy chế thi bị xử lý. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2023 - 2024 đạt 97,36% (Tỷ lệ tốt nghiệp năm 2023 là 96,44%).

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục; tính đến nay, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 200/366 (chỉ tính khối các trường công lập), đạt tỷ lệ 54,64%, trong đó: Mầm non có 94/147 trường, đạt tỷ lệ 63,95%; Tiểu học có 31/66 trường, đạt tỷ lệ 46,97%; THCS có 20/42 trường, đạt tỷ lệ 47,62%; Phổ thông có nhiều cấp học 40/87 trường, đạt tỷ lệ 45,97%; THPT có 15/24 trường, đạt tỷ lệ 62,50%.

Công tác kiểm tra, công nhận, quản lý PCGD, XMC được chú trọng, đã phát huy tác dụng. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS, trong đó: 02/125 xã Mức độ 1 (xã Đakrông và xã Avao huyện Đakrông); 27 xã Mức độ 2; 96 xã Mức độ 3; 01 huyện đạt Mức độ 1 (huyện Đakrông); 03 huyện đạt Mức độ 2; 06 huyện đạt Mức độ 3. Tỉnh Quảng Trị đạt Mức độ 1 về Phổ cập giáo dục THCS.

Năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh có 396 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, khuyết tật và giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (gồm có 376 cơ sở giáo dục công lập và 20 đơn vị tư thục). Trong đó có 164 trưởng mầm non; 67 trường tiểu học; 81 trường TH&THCS; 42 trường THCS; 06 trường THCS&THPT; 24 trường THPT; 02 trường phổ thông nhiều cấp học; 10 trung tâm GDNN-GDTX và trung tâm GDTX-TH.

4. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực  phẩm

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, tháng 8/2024 trên địa bàn tỉnh có 327 ca mắc bệnh cúm; 01 ca mắc bệnh lỵ Amip; 13 ca mắc bệnh lỵ trực trùng; 02 ca mắc thuỷ đậu; 132 ca mắc bệnh tiêu chảy; 07 ca viêm gan vi rút; 229 ca mắc bệnh sốt xuất huyết; 02 ca tay chân miệng. Không có trường hợp tử vong. Tính chung 8 tháng năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 3.018 ca mắc bệnh cúm, tăng 0,60% (+18 ca) so với cùng kỳ năm trước; 13 ca mắc bệnh lỵ Amip, giảm 56,67% (-17 ca); 105 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 9,48% (-11 ca); 32 ca mắc bệnh quai bị, tăng 33,33% (+08 ca); 191 ca mắc thuỷ đậu, tăng 61,86% (+73 ca); 1.083 ca mắc bệnh tiêu chảy, tăng 13,52% (+129 ca); 54 ca viêm gan vi rút, giảm 23,94% (-17 ca); 09 ca sốt rét (+ 08 ca); 713 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 45,81% (+224 ca); 32 ca tay chân miệng, giảm 65,96% (-62 ca). Không có trường hợp tử vong.

Từ đầu năm đến 30/8/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện mới 02 trường hợp nhiễm HIV, không có trường hợp bệnh nhân AIDS tử vong. Số người nhiễm HIV còn sống đến 30/8/2024 là 221 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 12 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 45 bà mẹ); tích luỹ số bệnh nhân tử vong do AIDS đến 30/8/2024 là 112 người.

Trong tháng Chín (15/8-14/9), trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm làm 06 người bị ngộ độc, không có trường hợp tử vong. Tính chung 9 tháng  năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 29 người bị ngộ độc, không có trường hợp tử vong.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

5.1. Hoạt động văn hoá

Trong 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh tập trung trang trí khánh tiết, tổ chức tuyên truyền, chào mừng các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện lớn năm 2024, tiêu biểu như: Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930-03/2/2024), mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024. Lễ hội Thống nhất non sông - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972-01/5/2024). Tổ chức Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024); Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024); Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9...

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa văn nghệ tiêu biểu như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Quảng Trị” chào đón giao thừa Xuân Giáp Thìn 2024; tổ chức phục vụ nghệ thuật Bài chòi Xuân Giáp Thìn 2024; Đoàn nghệ thuật Quảng Trị tổ chức 08 buổi văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân; tổ chức 36 buổi chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa tại huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh; tổ chức trưng bày, triển lãm Báo xuân Giáp Thìn 2024...

Tổ chức thành công Lễ hội Thống nhất non sông - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-01/5/2024).

Tổ chức thành công nhiều chương trình trong khuôn khổ hoạt động Lễ hội Vì Hoà bình năm 2024: Ngày hội “Đạp xe vì hoà bình”; Chương trình nghệ thuật đặc biệt Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải; Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình”; Lễ hội Văn hóa - ẩm thực ‘Hương vị miền hoa nắng’ tại Khu du lịch biển Cửa Việt; chương trình “Ước nguyện Hoà bình”. Báo Nhân dân tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng Hoà bình” hướng đến Lễ hội vì Hòa Bình năm 2024.

5.2. Hoạt động thể thao

Thể thao quần chúng phát triển sâu rộng trong mọi đối tượng với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Tổ chức Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị năm 2024; Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Trị lần thứ VII năm 2024; Hội thao Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh năm 2024; Giải Bóng đá ngành Y tế tỉnh Quảng Trị năm 2024; Giải Bóng đá nam, nữ thanh niên năm 2024...

Trong 9 tháng năm 2024: Tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên đạt 37,7% dân số; Tỷ lệ gia đình tập luyện TDTT đạt 28,4% tổng số hộ dân; có 856 câu lạc bộ và điểm tập TDTT; có 04 liên đoàn và hội thể thao... 

Thể thao thành tích cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tổ chức thành công Giải Đua thuyền truyền thống "Lễ hội Thống nhất non sông" tỉnh Quảng Trị mở rộng năm 2024 - Cup HUDA. Phối hợp với Cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Giải vô địch trẻ quốc gia môn Bóng chuyền trong nhà năm 2024; Phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thành công Giải Marathon tỉnh Quảng Trị năm 2024 “Hành trình về đất lửa”, được các vận động viên trên khắp cả nước đánh giá cao từ công tác chuẩn bị các điều kiện và tổ chức giải; Tổ chức thành công Ngày hội “Đạp xe vì hoà bình” và Giải đua xe đạp vòng quanh Thành Cổ Quảng Trị trong khuôn khổ Lễ hội Vì hòa bình năm 2024. Phối hợp với Cục Thể dục Thể thao và Liên đoàn Cầu lông Việt Nam tổ chức thành công Giải Cầu lông vô địch cá nhân quốc gia năm 2024. Tổ chức thành công Giải vô địch môn Bóng chuyền tỉnh Quảng Trị năm 2024, chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống huyện Vĩnh Linh (25/8/1654 – 25/8/2024).

Tiếp tục quan tâm công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng vận động viên; tập trung các môn thể thao thành tích cao có thế mạnh của tỉnh. Thành lập các Đoàn vận động viên tham gia thi đấu các giải quốc gia đạt những kết quả đáng khích lệ. Tính đến 15/9/2024, các đội tuyển thể thao của tỉnh tham gia thi đấu 24 giải thể thao thành tích cao quốc gia đạt 81 huy chương (23HCV, 26HCB, 32HCĐ; tham gia 02 giải thể thao quần chúng quốc gia đạt được 26 huy chương (07HCV, 07HCB, 12HCĐ) và tham gia 03 giải thể thao quốc tế đạt được 09 huy chương (03HCV, 04HCB, 02HCĐ). Tổng cộng tham gia các giải quốc gia và quốc tế đạt 116 huy chương các loại gồm: 33HCV, 37HCB, 46HCĐ.

6. Tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, tháng 9/2024 (15/8-14/9), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông, tăng 33,33% (+05 vụ) so với tháng trước và tăng 25% (+04 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 13 người, tăng 62,50% (+05 người) và tăng 62,50% (+05 người); bị thương 11 người, tăng 83,33% (+05 người) và tăng 22,22% (+02 người). Tất cả các vụ tai nạn giao thông trong tháng 9/2024 đều xảy ra trên đường bộ.

Tính cả quý III/2024 (Từ 15/6/2024 đến 14/9/2024) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, tăng 10,41% (+05 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 31 người, tăng 34,78% (+08 người); bị thương 32 người, giảm 21,96% (-09 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông trong quý III/2024, đường bộ xảy ra 52 vụ, làm chết 30 người, bị thương 32 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người.

Tính chung 9 tháng năm 2024 (Từ 15/12/2023 đến 14/9/2024) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 166 vụ tai nạn giao thông, tăng 15,28% (+22 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 79 người, tăng 27,42% (+17 người); bị thương 131 người, tăng 13,91% (+16 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông trong 9 tháng năm 2024, đường bộ xảy ra 162 vụ, làm chết 76 người, bị thương 130 người; đường sắt xảy ra 04 vụ, làm chết 03 người, bị thương 01 người.

7. Thiệt hại thiên tai, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

Trong tháng Chín, do ảnh hưởng của bão số 4 trên địa bàn tỉnh có mưa to gây ngập lụt cục bộ ở một số địa phương miển núi, chia cắt các ngầm tràn trên tuyến đường quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương và 01 một đợt lốc xoáy nhẹ; giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 40 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra 06 vụ mưa dông, kèm theo gió giật mạnh, lốc xoáy, mưa đá đã gây thiệt hại và 02 vụ mưa lớn gây ngập lụt; đã có 01 người bị thương; 42 nhà bị hư hỏng nặng và 380 nhà bị tốc mái; 624,46 ha lúa, 202,2 ha rau màu bị hư hại; 03 con gia súc bị chết, cuốn trôi; 23 con gia cầm bị chết. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 17.356 triệu đồng.

Trong tháng 9/2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 06 vụ cháy, tăng 20% (+01 vụ) so với tháng trước và giảm 77,78% (-21 vụ) so với cùng kỳ năm trước. Không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước tính 30 triệu đồng và 0,7 ha rừng trồng. Tính chung, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 51 vụ cháy, giảm 32,89% (-25 vụ) so với cùng kỳ năm trước; không có thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản ước tính 2.466 triệu đồng và 29,58 ha rừng trồng.

Trong tháng, phát hiện và xử lý 05 vụ vi phạm môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh, giảm 28,57% (-02 vụ) so với tháng trước và giảm 64,28% (-09 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 40 triệu đồng. Tính chung 9 tháng năm 2024, phát hiện và xử lý 152 vụ vi phạm môi trường, tăng 15,15% (+20 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 1.910,55 triệu đồng, tăng 86,42%.

 

CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ

 

Số liệu KT&XH  9 tháng năm 2024

 


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 05/11/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2024 - 05/11/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê Quảng Trị - 28/10/2024
Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 28/10/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 Cục Thống kê Quảng Trị - 18/10/2024
Quyết định về việc công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 11/10/2024
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013