Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 265
Hôm nay: 864
Lượt truy cập: 1,282,217
TÌNH HÌNH kINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 6 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
Cập nhật bản tin: 6/29/2024
            

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG 6 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

TỈNH QUẢNG TRỊ

Tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột quân sự giữa Nga- Ucrai-na diễn biến phức tạp và kéo dài, xung đột tại dải Gaza leo thang, các cuộc tấn công hoạt động vận tải tại Biển Đỏ đã ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa, dầu thô, lương thực toàn cầu và triển vọng tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ về an ninh năng lượng, an ninh lương thực gia tăng...Lạm phát mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn cao hơn mục tiêu; nhiều nền kinh tế lớn tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt, duy trì mức lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu phục hồi chậm. Các tổ chức quốc tế đưa ra nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2023 từ 0,2 đến 0,3 điểm phần trăm.

Trong nước, kinh tế vĩ mô của nước ta tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá; khách quốc tế đến nước ta tiếp tục xu hướng tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với mức tăng ổn định, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong nước và gia tăng xuất khẩu. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng lên; an sinh xã hội được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt; các biến động về kinh tế, chính trị, dịch bệnh, thiên tai khó lường.

Tại Quảng Trị, bước vào năm 2024 còn nhiều khó khăn, thách thức: doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dễ tổn thương trong điều kiện cạnh tranh khi nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới suy giảm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không giữ được vai trò dẫn dắt nền kinh tế; sức mua trên địa bàn tỉnh không cao; nhu cầu đầu tư cho phát triển là rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp; nhiều dự án trọng điểm của tỉnh chậm được triển khai làm chậm đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…Ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành động của UBND tỉnh theo Quyết định số 50/QĐ-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Kết luận số 497-KL/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 99/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024 tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

 Tổng sản phẩm trên địa bàn quý II/2024 ước tính tăng 4,84% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,31%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 3,95%; khu vực dịch vụ tăng 6,35%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,31%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 5,02% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 6,52% của 6 tháng đầu năm 2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,34%, đóng góp 0,73 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 4,55%, đóng góp 1,19 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,14%, đóng góp 2,94 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,97%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,54% của 6 tháng đầu năm 2023. Ngành lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất 8,16%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; sáu tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung tăng 32,72%; thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có những tín hiệu tích cực nên sản lượng gỗ khai thác tăng 3,93%. Ngành thuỷ sản tăng 4,52%, đóng góp 0,13 điểm phần trăm; sáu tháng đầu năm 2024, thời tiết ngư trường khá thuận lợi, các luồng cá xuất hiện nhiều hơn; ngư dân tích cực bám biển khai thác nên sản lượng thuỷ sản tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước. Ngành nông nghiệp tăng trưởng thấp nhất 1,81%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; trong 2 năm trở lại đây, vụ Đông Xuân được mùa liên tiếp nên sản lượng lương thực có hạt chỉ tăng 0,27%; ngành chăn nuôi phát triển ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp nhất của 6 tháng đầu năm trong 8 năm trở lại đây[1]. Ngành xây dựng tăng 5,10%, đóng góp 0,58 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; Sáu tháng đầu năm 2024, ngành xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi do lãi suất cho vay của ngân hàng giảm ở mức hợp lý, doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hơn, giá vật liệu xây dựng tương đối ổn định, thị trường bất động sản đã ấm dần lên…Ngành công nghiệp tăng 4,13%, đóng góp 0,62 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Trong ngành công nghiệp, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải rác thải quy mô nhỏ, mặc dù tăng 12,46%, nhưng chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Ngành khai khoáng do công tác quản lý về khai thác khoáng sản ngày càng chặt chẽ, nguồn quặng ngày càng hạn chế nên chỉ tăng 5,78%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,67%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm do chỉ có 01 dự án điện mới hoàn thành đi vào phát điện thương mại; các dự án điện trước đây hoạt động với công suất ổn định. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng thấp nhất 3,13%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong những năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng đã chững lại do thu hút đầu tư vào ngành này hạn chế, không có dự án lớn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; gặp khó khăn về đơn hàng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước…  

Khu vực dịch vụ tăng 6,14%, cao hơn mức tăng 5,37% của 6 tháng đầu năm 2023; nguyên ngân chủ yếu do tăng lương cơ sở từ 01/7/2023 nên sức mua có tăng, chi ngân sách cho các ngành dịch vụ phi thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước…Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung: bán buôn, bán lẽ tăng 10,43%, đóng góp 1,08 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7,13%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; vận tải kho bãi tăng 6,11%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,08%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,70%, đóng góp 0,13 điểm phần trăm…Các ngành dịch vụ phi thị trường như: hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 8,25%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; giáo dục và đào tạo tăng 4,75%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 5,01%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm…

Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,88%; khu vực dịch vụ chiếm 43,81%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,92% (cơ cấu tương ứng của 6 tháng đầu năm 2023 là: 22,81%; 25,81%; 47,17%; 4,21%).

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt kết quả khả quan. Vụ Đông xuân 2023-2024 diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, năng suất và sản lượng các loại cây hàng năm đạt khá. Chăn nuôi tiếp tục phục hồi và phát triển, dịch bệnh đang được kiểm soát, giá thịt lơn hơi có tăng khuyến khích người chăn nuôi tăng tổng đàn. Sản xuất lâm nghiệp chuyển biến theo chiều hướng tích cực, diện tích rừng trồng mới tập trung tăng cao, đơn hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ có tín hiệu tốt. Ngành thủy sản, thời tiết khá thuận lợi, ngư dân tích cực bám biển nên sản lượng thuỷ sản khai thác tăng khá; nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn do tôm nuôi bị nhiễm bệnh và chết.

2.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

a1. Cây hàng năm

* Tiến độ sản xuất nông nghiệp đến ngày 15/6/2024

Tính đến 15/6/2024, toàn tỉnh gieo cấy được 48.737,2 ha lúa, tăng 0,06% so với cùng kỳ năm trước; các giống chủ lực gồm: ĐD2, HN6, HC95, Dự Hương 8, Đài thơm 8, Khang dân 18, Hà Phát 3, VNR20, HG12...(lúa Đông Xuân 26.174,4 ha, tăng 0,05%; lúa Hè Thu 22.562,8 ha, tăng 0,07%); cây ngô gieo trồng 3.996,1 ha, giảm 3,29%; khoai lang 1.150,3 ha, tăng 1,85%; sắn 12.545,6 ha, tăng 0,77%; lạc 2.960,5 ha, giảm 1,02%; rau các loại 5.108 ha, tăng 0,32%; đậu các loại 1.225,5 ha, giảm 1,98%; cây ớt cay 401,2 ha, tăng 4,89%...Diện tích cây lúa có tăng do năm nay một số diện tích đủ nguồn nước tưới nên đưa vào sản xuất trở lại; diện tích ngô giảm do người dân không được hỗ trợ giống, diện tích ngô trồng xen sắn giảm xuống; diện tích lạc, đậu các loại giảm do người dân chuyển qua trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn…

* Kết quả sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân 2023-2024

Vụ Đông Xuân 2023-2024, thời tiết khá thuận lợi, các loại cây hàng năm sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất (bố trí khung thời vụ hợp lý, tránh được thời tiết bất thuận; tập trung sử dụng bộ giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất, chất lượng cao...); tình hình dịch bệnh trên cây trồng xảy ra cục bộ một số vùng nhưng đã được phòng trừ kịp thời; nguồn nước tưới đảm bảo…Vụ Đông Xuân năm nay cũng là năm được mùa, năng suất và sản lượng lúa cao nhất từ trước đến nay.

Về năng suất: Vụ Đông Xuân năm 2023-2024, ước tính năng suất các loại cây trồng xấp xỉ vụ Đông Xuân năm trước. Năng suất lúa đạt 61,6 tạ/ha, tăng 0,13 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm trước; cây ngô năng suất đạt 37,7 tạ/ha, tăng 1,06 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 80,9 tạ/ha, giảm 1,81 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 22,2 tạ/ha, giảm 0,76 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 107,7 tạ/ha, tăng 0,65 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 11,4 tạ/ha, giảm 1,03 tạ/ha; cây ớt cay năng suất đạt 58,1 tạ/ha, tăng 3,08 tạ/ha…

Về sản lượng: Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân 2023-2024 ước tính đạt 173.006,3 tấn, tăng 0,27% (+467,30 tấn) so với vụ Đông Xuân năm trước; trong đó: sản lượng lúa 161.124 tấn, tăng 0,27% (+426,5 tấn); sản lượng ngô 11.877,2 tấn, tăng 0,34% (+40,8 tấn). Sản lượng khoai lang ước tính đạt 8.350 tấn, tăng 0,25% (+20,8 tấn); sản lượng lạc 6.384,5 tấn, giảm 4,30% (-286,9 tấn); sản lượng rau các loại 41.744,4 tấn, tăng 1,34% (+551,9 tấn); sản lượng đậu các loại 625,2 tấn, giảm 13,65% (-98,8 tấn); sản lượng ớt cay 2.330,3 tấn, tăng 10,77% (+226,5 tấn)…

a2. Cây lâu năm

Diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Sáu tháng đầu năm 2024, thời tiết khá thuận lợi nên năng suất thu hoạch đạt kết quả khá, sản lượng cao hơn năm trước.

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 30.741,2 ha, giảm 0,43% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó: cây cà phê 3.706,9 ha, giảm 5,99%; cây cao su  18.572,8 ha, giảm 1,04%; cây hồ tiêu 2.164,6 ha, giảm 0,51%; cây cam 252,9 ha, tăng 3,48%; cây chuối 3.605,9 ha, giảm 3,88%; cây dứa 180 ha, giảm 2,28%...Diện tích cây cà phê giảm do phá bỏ những diện tích già cổi; diện tích chuối, dứa giảm do giá bán giảm, khó tiêu thụ; sản xuất kém hiệu quả nên diện tích thu hẹp.

Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2024: cao su 9.088,6 tấn, tăng 0,23% so với cùng kỳ năm trước; hồ tiêu 2.327 tấn, tăng 1,13%; cam 514,1 tấn, tăng 7,10%; chuối 40.450 tấn, tăng 2,85%; dứa 1.265 tấn, giảm 0,31%...Cây cà phê 6 tháng đầu năm chưa thu hoạch.

b. Chăn nuôi

Ước tính đến 30/6/2024, đàn trâu có 21.398 con, tăng 0,71% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 62.680 con, tăng 6,16%; đàn lợn thịt có 210.250 con, tăng 1,28%; đàn gia cầm có 4.043,9 nghìn con, tăng 3,67%; trong đó: đàn gà 3.373,6 nghìn con, tăng 4,08%...Chăn nuôi phát triển ổn định; đàn trâu quy mô nhỏ, không có biến động lớn; đàn bò tăng khá do có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện; đàn lợn tăng trở lại sau dịch tả lợn Châu Phi. Công tác phòng, chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng, khuyến khích người chăn nuôi tăng tổng đàn; tuy nhiên, giá con giống, thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào đang ở mức cao; vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát các ổ dịch nguy hiểm trên gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến công tác tái đàn và tăng quy mô tổng đàn.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 6/2024 ước tính đạt 4.905 tấn, tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thịt trâu 61 tấn, tăng 5,17%; thịt bò 256 tấn, tăng 7,56%; thịt lợn 3.200 tấn, tăng 6,74%; thịt gia cầm 1.388 tấn, tăng 6,61%. Sản lượng trứng gia cầm 3.689,8 nghìn quả, tăng 9,72%. Tính cả quý II/2024, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 15.272,5 tấn, tăng 8,05% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 195 tấn, tăng 8,33%; thịt bò 807 tấn, tăng 9,90%; thịt lợn 9.828,2 tấn, tăng 8,89%; thịt gia cầm 4.336,6 tấn, tăng 6,01%. Sản lượng trứng gia cầm 13.167 nghìn quả, tăng 16,67%...Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 31.007,4 tấn, tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 430 tấn, tăng 7,50%; thịt bò 1.680 tấn, tăng 6,24%; thịt lợn 19.616,2 tấn, tăng 3,91%; thịt gia cầm 9.073,5 tấn, tăng 7,72%. Sản lượng trứng gia cầm 25.380,6 nghìn quả, tăng 9,86%.   

2.2. Lâm  nghiệp

Sáu tháng đầu năm 2024, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các tổ chức, cá nhân tổ chức trồng rừng theo kế hoạch, tập trung chăm sóc rừng trồng, tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Thìn và Tiếp tục thực hiện Đề án trồng 1 tỉ cây xanh giai đoạn 2021- 2025 của Chính phủ; khai thác gỗ phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong những tháng trở lại đây, đơn hàng xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có tín hiệu tích cực nên sản lượng gỗ khai thác tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 6/2024 ước tính đạt 1.742,1 ha, tăng 334,56% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 375 nghìn cây, tăng 228,95%; sản lượng gỗ khai thác 128.947 m3, giảm 22,04%; sản lượng củi khai thác 43.500 ster, tăng 3,96%...Tính cả quý II/2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 2.837,4 ha, tăng 78,52% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 379.585 m3, tăng 7,69%; sản lượng củi khai thác 113.100 ster, tăng 1,54%...Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 4.157,4 ha, tăng 32,72% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 590.291 m3, tăng 3,93%; củi khai thác 142.220 ster, tăng 1,59%.

Tình hình cháy rừng: Trong tháng không xảy ra cháy rừng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, xảy ra 05 vụ cháy rừng trồng, diện tích rừng bị cháy 26,1 ha; các vụ cháy rừng được phát hiện, huy động lực lượng phương tiện dập tắt lửa kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Tình hình vi phạm lâm luật: Trong tháng, đã phát hiện và lập biên bản 09 vụ vi phạm, xử lý vi phạm hành chính 07 vụ, phạt tiền 109 triệu đồng, tịch thu 7,191 m3 gỗ quy tròn các loại. Tính chung từ đầu năm đến nay, lập biên bản 33 vụ vi phạm, xử lý vi phạm hành chính 42 vụ, phạt tiền 431,75 triệu đồng, tịch thu 56,996 m3 gỗ quy tròn các loại.

1.3. Thủy sản

Trong 6 tháng đầu năm 2024, thời tiết khá thuận lợi, các luồng cá xuất hiện nhiều hơn; bà con ngư dân tích cực vươn khơi bám biển nên sản lượng thuỷ sản khai thác đạt kết quả khá. Riêng nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi tôm giảm, một số diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh và chết đã ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng, sản lượng tôm nuôi giảm mạnh.

Sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước tính đạt 3.522,4 tấn, tăng 1,80% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 2.763,7 tấn, tăng 12,44%; tôm 93 tấn, giảm 0,36%; thủy sản khác 665,7 tấn, giảm 26,73%. Tính cả quý II/2024, sản lượng thủy sản ước tính đạt 10.699 tấn, tăng 2,40% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 8.481,8 tấn, tăng 21,64%; tôm 328,8 tấn, giảm 2,73%; thủy sản khác 1.888,4 tấn, giảm 39,80%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản ước tính đạt 18.360,3 tấn, tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 13.170,8 tấn, tăng 15,92%; tôm 1.479,6 tấn, giảm 3,85%; thủy sản khác 3.709,9 tấn, giảm 21%. Cụ thể nuôi trồng và khai thác như sau:  

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 6/2024 ước tính đạt 635,3 tấn, tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 487,3 tấn, tăng 4,45%; tôm 77 tấn, tăng 0,65%. Tính cả quý II/2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 1.659,4 tấn, tăng 1,60% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.250,3 tấn, tăng 2,16%; tôm 261,1 tấn, giảm 2,39%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 3.515,9 tấn, giảm 0,69% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.954,8 tấn, tăng 1,27%; tôm 1.370,1 tấn, giảm 4,01%.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 6/2024 ước tính đạt 2.887,1 tấn, tăng 1,34% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.276,4 tấn, tăng 14,31%; thủy sản khác 594,7 tấn, giảm 29,25%. Tính cả quý II/2024, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 9.039,6 tấn, tăng 2,55% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 7.231,5 tấn, tăng 25,78%; thủy sản khác 1.740,5 tấn, giảm 41,89%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 14.844,4 tấn, tăng 5,60% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 11.216 tấn, tăng 18,92%; thủy sản khác 3.518,9 tấn, giảm 22,04%.

Tình hình dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản: Từ đầu năm đến nay, tôm nuôi bị bệnh và chết xảy ra tại địa bàn 03 xã (Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Hiền Thành) của huyện Vĩnh Linh và phường Đông Giang TP. Đông Hà với diện tích 30,55 ha; trong đó có 4,2 ha bị bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính, số diện tích còn lại các hộ đã tự xử lý và không phối hợp lấy mẫu nên không xác định được nguyên nhân, tuy nhiên dịch bệnh vẫn được kiểm soát.

3. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng thấp nhất từ trước đến nay; nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng rất thấp, đầu tư vào ngành này trong những năm trở lại đây rất hạn chế;  nhu cầu suy giảm của tình hình kinh tế thế giới và trong nước nên tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn; ngành điện 2 năm 2022-2023 là động lực tăng trưởng của ngành công nghiệp nhưng 6 tháng đầu năm nay chỉ có 01 dự án hoàn thành phát điện thương mại nhưng sản lượng không cao, các dự án trước đây hoạt động với công suất ổn định nên tăng trưởng thấp…Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng năm 2023 tăng 10,16%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2024 ước tính tăng 9,51% so với tháng trước và tăng 3,26% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 9,38% và giảm 9,85%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,37% và tăng 6,70%; sản xuất và phân phối điện tăng 23,53% và tăng 0,39%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,16% và tăng 6,18%. Nhìn chung, so với tháng trước ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có tín hiệu tích cực.

Tính cả quý II/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 5,01% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng giảm 6,52%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,53%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,61%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 13,29%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 0,72%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,68%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,15%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,65%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng thấp do trong khó khăn những tồn tại, hạn chế của ngành càng bộc lộ rỏ nét hơn.

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: in, sao chép bản ghi các loại tăng 37,81%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 24,62%; sản xuất trang phục tăng 18,38%; sản xuất đồ uống tăng 12,71%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 6,92%; khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 6,87%; khai thác quặng kim loại tăng 4,92%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 1,43%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 2,09%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 5,52%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 9,61%; khai khoáng khác giảm 9,77%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 9,88%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 11,07%; dệt giảm 12,87%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 22,09%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 34,50%.

Một số sản phẩm chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: thủy hải sản chế biến tăng 70,88%; com lê, quần áo tăng 20,50%; phân hóa học tăng 18,51%; bia lon tăng 14,67%; tinh bột sắn tăng 14,44%...         Một số sản phẩm tăng thấp: dăm gỗ tăng 8,96%; nước máy tăng 6,87%; ván ép tăng 5,89%; điện thương phẩm tăng 3,56%; săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 0,44%...Một số sản phẩm giảm: điện sản xuất giảm 0,67%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp giảm 1,89%; nước hoa quả, tăng lực giảm 3,26%; xi măng giảm 7,50%; tấm lợp pro xi măng giảm 12,23%; đá xây dựng giảm 15,33%; dầu nhựa thông giảm 27,34%; gỗ cưa hoặc xẻ giảm 30,49%; gạch khối bằng bê tông giảm 33,39%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 45,87%...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2024 tăng 0,12% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,56% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,06%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 2,24%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,17%. Xét theo ngành hoạt động, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,39% so với cùng thời điểm năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,51%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,51%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải  tăng 0,60%. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng   so với cùng thời điểm năm trước chủ yếu do doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử mới đi vào hoạt động nên tuyển dụng lao động; doanh nghiệp sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ cao su có đơn hàng nên tuyển dụng thêm lao động.

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại Quảng Trị chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp trong điều kiện nhu cầu thị trường trong nước và thế giới suy giảm nên hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2024 (tính đến 15/6/2024), số doanh nghiệp gia nhập thị trường là 277 DN, giảm 20,41%; số doanh nghiệp rời khỏi thị trường là 310 DN, tăng 21,09% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến 15/6/2024, toàn tỉnh có 172 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 30,92% (-77 DN) so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 1.481 tỷ đồng, giảm 34,60%; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 8,61 tỷ đồng, giảm 5,33%. Số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 105 doanh nghiệp, tăng 6,06% (+06 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 278 doanh nghiệp, tăng 25,79% (+57 DN); số doanh nghiệp giải thể là 32 doanh nghiệp, giảm 8,57% (-03 DN).

Trong số doanh nghiệp thành lập mới 6 tháng năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 04 DN, chiếm 2,33% và giảm 33,33% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp xây dựng có 68 doanh nghiệp, chiếm 39,53% và giảm 20%; khu vực dịch vụ có 100 doanh nghiệp, chiếm 58,14% và giảm 36,71%.

5. Hoạt động dịch vụ

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Hoạt động thương mại và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 chuyển biến theo chiều hướng tích cực, kết quả tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II có dấu hiệu khởi sắc hơn so với quý I; hàng hoá trên thị trường phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nhu cầu suy giảm của thị trường thế giới và trong nước, sức mua trên thị trường nội địa hạn chế, thói quen chi tiêu của người dân đã thay đổi theo hướng tiết kiệm hơn sau dịch COVID-19 nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2024 phục hồi chậm. Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 12,26% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,90% (6 tháng năm 2023 tăng 12,96%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2024 ước tính đạt 3.020,61 tỷ đồng, tăng 1,37% so với tháng trước và tăng 16,84% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.402,17 tỷ đồng, tăng 0,28% và tăng 17%; doanh thu lưu trú và ăn uống 477,06 tỷ đồng, tăng 6,15% và tăng 17,83%; doanh thu du lịch lữ hành 0,55 tỷ đồng, giảm 32,17% và tăng 41,45%; doanh thu dịch vụ khác 140,83 tỷ đồng, tăng 5% và tăng 10,97%.

Tính cả quý II/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 8.977,02 tỷ đồng, tăng 12,44% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 7.166,71 tỷ đồng, tăng 12,56%; doanh thu lưu trú và ăn uống 1.390,34 tỷ đồng, tăng 13,98%; doanh thu du lịch lữ hành 2,14 tỷ đồng, giảm 1,81%; doanh thu dịch vụ khác 417,83 tỷ đồng, tăng 5,88%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 17.288,10 tỷ đồng, tăng 12,26% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động:

Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 13.891,65 tỷ đồng, chiếm 80,35% tổng mức và tăng12,58% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: phương tiện đi lại (trừ ô tô các loại) tăng 18,49%; lương thực, thực phẩm tăng 16,93%; Ô tô các loại tăng 16,04%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 15,96%; hàng may mặc tăng 10,63%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 2.565,68 tỷ đồng, chiếm 14,84% tổng mức và tăng 12,93% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu dịch vụ lưu trú 163 tỷ đồng, tăng 31,25%; doanh thu dịch vụ ăn uống 2.402,68 tỷ đồng, tăng 11,87%. Doanh thu dịch vụ ăn uống tăng chậm có nguyên nhân do  tăng cường công tác kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông…

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 3,06 tỷ đồng, chiếm 0,02% tổng mức và tăng 28,70% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành tăng khá nhưng quy mô còn nhỏ bé, chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 827,71 tỷ đồng, chiếm 4,79% tổng mức và tăng 5,35% so với cùng kỳ năm trước.

*  Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Số lượt khách lưu trú tháng 6/2024 ước tính đạt 109.877 lượt, tăng 8,20% so với tháng trước và tăng 44,46% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 117.230 ngày khách, tăng 7,70% và tăng 35,34%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 525.350 lượt, tăng 20,67% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 529.198 ngày khách, tăng 19,32%.

Số lượt khách du lịch theo tour tháng 6/2024 ước tính đạt 157 lượt, giảm 25,24% so với tháng trước và tăng 10,56% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 227 ngày khách, giảm 21,18% và giảm 9,56%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 678 lượt, tăng 26,97% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 1.602 ngày khách, tăng 26,64%.

5.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Hoạt động vận tải 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng khá cả về vận tải hành khách và hàng hoá so với cùng kỳ năm trước do thời tiết khá thuận lợi, các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng có những chuyển biến tích cực, nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá tăng…Ước tính 6 tháng đầu năm 2024, hành khách vận chuyển tăng 5,86%, hành khách luân chuyển tăng 6,81%; hàng hoá vận chuyển tăng 6,11%, hàng hoá luân chuyển tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2023 tương ứng là +7,30%, +8,10%, +9,96%, +8,96%). 

Doanh thu vận tải tháng 6/2024 ước tính đạt 202,72 tỷ đồng, tăng 0,46% so với tháng trước và tăng 9,88% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 24,07 tỷ đồng, tăng 0,52% và tăng 10,44%; doanh thu vận tải hàng hóa 146,12 tỷ đồng, tăng 0,52% và tăng 10,04%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 32,53 tỷ đồng, tăng 0,16% và tăng 8,76%. Tính cả quý II/2024, doanh thu vận tải ước tính đạt 605,11 tỷ đồng, tăng 9,86% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 72,70 tỷ đồng, tăng 8,59%; doanh thu vận tải hàng hóa 434,63 tỷ đồng, tăng 10,33%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 97,78 tỷ đồng, tăng 8,78%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.203,06 tỷ đồng, tăng 9,58% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 146,04 tỷ đồng, tăng 9,26%; doanh thu vận tải hàng hóa 862,46 tỷ đồng, tăng 9,85%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 194,56 tỷ đồng, tăng 8,64%.

Số lượt hành khách vận chuyển tháng 6/2024 ước tính đạt 671,58 nghìn HK, tăng 0,61% so với tháng trước và tăng 5,01% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 58.393,78 nghìn HK.km, tăng 0,63% và tăng 6,41%. Tính cả quý II/2024, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 2.032,14 nghìn HK, tăng 4,80% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 176.227,08 nghìn HK.km, tăng 6,07%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 4.070,57 nghìn HK, tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 353.865,69 nghìn HK.km, tăng 6,81%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 6/2024 ước tính đạt 1.145,64 nghìn tấn, tăng 0,80% so với tháng trước và tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 79.708,09 nghìn tấn.km, tăng 0,79% và tăng 7,12%. Tính cả quý II/2024, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3.421,36 nghìn tấn, tăng 6,29% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 236.794,09 nghìn tấn.km, tăng 7,78%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 6.776,36 nghìn tấn, tăng 6,11% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 470.300,65 nghìn tấn.km, tăng 7,38%.

5.3. Hoạt động bưu chính, viễn thông

Hoạt động bưu chính, viễn thông phát triển ổn định. Các doanh nghiệp viễn thông đa dạng hóa các gói dịch vụ, nâng cấp băng thông cho thiết bị di động…phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Các doanh nghiệp bưu chính bảo đảm an toàn, an ninh trong chuyển phát, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng hệ thống bưu chính để chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng vi phạm pháp luật.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 213 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có 89 bưu cục cấp 1, 2, 3 và điểm phục vụ, khách hàng lớn; 114/125 xã, phường có điểm BĐ-VHX; 10 điểm phục vụ hình thức khác (7 kho Bưu chính; 3 thùng thư công cộng độc lập); 113/125 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị, thành phố có báo đến trong ngày (trừ huyện đảo Cồn Cỏ). Bán kính phục vụ bình quân 2,381 km/1 điểm phục vụ; số dân được phục vụ 3.018 người/1 điểm phục vụ.

Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.664 trạm (719 trạm 2G, 752 trạm 3G, 1.193 trạm 4G).

Ước tính đến 30/6/2024, toàn tỉnh có 675.055 thuê bao điện thoại, giảm 2,24% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 5.895 thuê bao cố định, giảm 11,79% và 669.160 thuê bao di động, giảm 2,15%. Số thuê bao Internet hiện có là 686.980 thuê bao, tăng 5,76% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 135.049 thuê bao cố định, tăng 7,99% và 551.931 thuê bao di động, tăng 5,23%.

Mật độ thuê bao điện thoại/100 dân là 109,2 thuê bao, Mật độ thuê bao Internet/100 dân là 20,3 thuê bao.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng

Sáu tháng đầu năm 2024, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức thấp, lãi suất cho vay giảm so với cuối năm 2023. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, thị trường bất động sản trầm lắng…nhưng các tổ chức tín dụng triển khai nhiều chính sách, giải pháp hiệu quả nên hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đã có những tín hiệu tích cực. Đến 31/5/2024, huy động vốn trên địa bàn tăng 5,76%, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tăng 1,54% so với cuối năm 2023.

Huy động vốn trên địa bàn đến 31/5/2024 đạt 38.537 tỷ đồng, tăng 5,76% (+2.100 tỷ đồng) so với cuối năm 2023; bao gồm: tiền gửi tiết kiệm 26.940 tỷ đồng, tăng 6,35% (+1.608 tỷ đồng); tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT 3.375 tỷ đồng, giảm 6,36% (-229 tỷ đồng); tiền gửi thanh toán 7.701 tỷ đồng, tăng 10,66% (+742 tỷ đồng); huy động khác 254 tỷ đồng, giảm 7,28% (-20 tỷ đồng); phát hành giấy tờ có giá 267 tỷ đồng, giảm 0,21% (-01 tỷ đồng). Ước tính đến 30/6/2024, huy động vốn trên địa bàn ước tính đạt 38.624 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. 

Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 31/5/2024 đạt 52.405 tỷ đồng, tăng 1,54% (+797 tỷ đồng) so với cuối năm 2023; bao gồm: dư nợ cho vay ngắn hạn 27.154 tỷ đồng, chiếm 51,82% tổng dư nợ, tăng 6,34% (+1.620 tỷ đồng); dư nợ cho vay trung và dài hạn 25.251 tỷ đồng, chiếm 48,18%, giảm 3,16% (-823 tỷ đồng). Ước tính đến 30/6/2024, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 52.642 tỷ đồng, tăng 2% so với cuối năm 2023.

Nợ xấu đến 31/5/2024 là 622 tỷ đồng, chiếm 1,19% tổng dư nợ, tăng 44,77% so với cuối năm 2023.

2. Thu, chi ngân sách nhà nước

Sáu tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, so với cùng kỳ năm trước tăng khá cao. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, bám sát dự toán; đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quản lý nhà nước…Thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến 15/6/2024 bằng 51,63% dự toán địa phương và tăng 27,67% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách nhà nước địa phương bằng 52% dự toán địa phương và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 15/6/2024 đạt 2.014,27 tỷ đồng, bằng 51,63% dự toán địa phương và tăng 27,67% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 1.451,97 tỷ đồng, bằng 49,20% dự toán và tăng 34,41%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 498,34 tỷ đồng, bằng 52,46% dự toán và tăng 1,17%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu ngoài quốc doanh 581,71 tỷ đồng, tăng 29,65% so với cùng kỳ năm trước; thu về nhà đất  335,76 tỷ đồng, tăng 192,49%; thu phí và lệ phí 133,65 tỷ đồng, tăng 20,50%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 97,58 tỷ đồng, tăng 1,90%; thuế bảo vệ môi trường 84,10 tỷ đồng, giảm 0,83%; thuế thu nhập cá nhân 80,13 tỷ đồng, tăng 0,31%...

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/6/2024 đạt 4.919,01 tỷ đồng, bằng 52% dự toán địa phương và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 347,88 tỷ đồng, bằng 25% dự toán và tăng 19%; chi thường xuyên 2.649,98 tỷ đồng, bằng 44% dự toán và tăng 15,04%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.344,65 tỷ đồng, tăng 23,26% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 628,48 tỷ đồng, tăng 14,50%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 194,59 tỷ đồng, tăng 7,18%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 185,77 tỷ đồng, tăng 8,62%; chi sự nghiệp kinh tế 149,58 tỷ đồng, giảm 1,28%...

3. Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024 (giá hiện hành) ước tính chỉ tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng năm 2023 giảm 27,62%), trong đó: vốn khu vực nhà nước giảm 9,23% do kế hoạch giao vốn năm 2024 thấp hơn năm 2023, nguồn thu các quỹ đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng nộp vào ngân sách nhậm nên chưa có vốn triển khai…Vốn đầu tư khu vực dân cư và tư nhân tăng khá 6,28% do lãi suất cho vay của ngân hàng giảm ở mức hợp lý, doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hơn, giá vật liệu xây dựng tương đối ổn định, thị trường bất động sản đã ấm dần lên…; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao 117,35% từ các dự án sản xuất linh kiện điện tử, may mặc…nhưng quy mô nhỏ.

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn quý II/2024 (giá hiện hành) ước tính đạt 5.101,11 tỷ đồng, tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn khu vực nhà nước 1.166,02 tỷ đồng, giảm 8,83%; vốn của dân cư và tư nhân 3.884,59 tỷ đồng, tăng 8,04%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 50,50 tỷ đồng, tăng 90,01%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn (giá hiện hành) ước tính đạt 9.347,11 tỷ đồng, tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn khu vực nhà nước 1.821,42 tỷ đồng, chiếm 19,49% tổng vốn và giảm 9,23% so với cùng kỳ năm trước; vốn của dân cư và tư nhân 7.395,25 tỷ đồng, chiếm 79,12% và tăng 6,28%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 130,44 tỷ đồng, chiếm 1,39% và tăng 117,35%.

Trong vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 7.881,30 tỷ đồng, tăng 7,16% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản 682,62 tỷ đồng, giảm 22,73%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ 749,73 tỷ đồng, tăng 2,47%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 33,46 tỷ đồng, giảm 39,47%.

Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 638,93 tỷ đồng, bằng 29,63% kế hoạch năm 2024 và giảm 16,83% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 622,55 tỷ đồng, bằng 26,90% kế hoạch và giảm 26,58%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 288,93 tỷ đồng, bằng 36,73% kế hoạch và tăng 13,50%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 27,45 tỷ đồng, bằng 40,41% kế hoạch và tăng 3,75%. Tình hình thực hiện vốn đầu tư  thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm 2024 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước do kế hoạch vốn phân bổ năm 2024 giảm so với kế hoạch vốn năm 2023, nguồn thu từ các quỹ đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng nộp vào ngân sách nhậm nên chưa có vốn triển khai…

Tình hình thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước: Từ đầu năm đến 15/6/2024, trên địa bàn tỉnh có 15 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư/GCN đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2.263,86 tỷ đồng.

Vốn FDI: Trong 6 tháng đầu năm 2024, không có dự án FDI đăng ký đầu tư mới. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 21 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 2.536,87 triệu USD.  

Về tiến độ giải ngân vốn: Tính đến 31/5/2024, Kho bạc Nhà nước tỉnh giải ngân 452,7 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý,  đạt 19,2% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024.

4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng năm 2023 tăng 3,95%). Nguyên nhân chủ yếu là do giá dịch vụ y tế tăng khi các cơ sở khám chữa bệnh áp dụng mức giá mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế; giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng do giá lương thực tăng cao khi các doanh nghiệp tăng cường thu mua xuất khẩu; giá nhiên liệu điều chỉnh tăng theo giá thị trường thế giới; giá đồ uống và thuốc lá, nhà ở và vật liệu xây dựng, văn hoá, giải trí và du lịch tăng do nhu cầu tăng; giá nước sinh hoạt tăng theo Quyết định số 36/2023/QĐ-UBND ngày 21/12/2023 của UBND tỉnh

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2024 tăng 0,10% so với tháng trước, tăng 2,70% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,62% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý II/2024 tăng 4,72% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 4,04% của chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước có 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,27%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 6,47%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,37% (lương thực tăng 25,02%, thực phẩm tăng 2,50%, ăn uống ngoài gia đình tăng 4,06%); đồ uống và thuốc lá tăng 4,88%;     văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,47%; giao thông tăng 3,43%; giáo dục tăng 3,19%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,78%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,65%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,22%. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Chỉ số giá vàng tháng 6/2024 giảm 11,09% so với tháng trước, tăng 5,51% so với tháng 12 năm trước và tăng 16,01% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân quý II/2024 tăng 22,70% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 19,53% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2023 tăng 0,83%).

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2024 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,24% so với tháng 12 năm trước và tăng 7,61% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân quý II/2023 tăng 7,21% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2023 tăng 2,87%).

III.  CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 ước tính là 336.650 người, tăng 0,21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: nam 174.343 người, chiếm 51,79% và tăng 0,18%; nữ 162.307 người, chiếm 48,21% và tăng 0,24%; khu vực thành thị là 111.690 người, chiếm 33,18% và tăng 0,22%; khu vực nông thôn 224.960 người, chiếm 66,82% và tăng 0,20%.

Lực lượng lao động có việc làm 6 tháng đầu năm 2024 ước tính là 329.620 người, chiếm 97,91% lực lượng lao động của tỉnh và tăng 0,32% so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động có việc làm của các khu vực kinh tế như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 134.553 người, chiếm 40,82% trong tổng số lao động đang làm việc và giảm 0,70% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng 66.263 người, chiếm 20,10% và tăng 0,45%; khu vực dịch vụ 128.804 người, chiếm 39,08% và tăng 1,34% (cơ cấu 6 tháng đầu năm 2023 là: 41,24%, 20,08% và 38,68%). Như vậy, tỷ trọng lao động có việc làm tăng lên ở khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm xuống ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Tỷ lệ thất nghiệp chung của người lao động trong 6 tháng đầu năm 2024 ước tính là 2,09%, giảm 0,11 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của nam là 2,18% và của nữ là 1,99%; khu vực nông thôn là 2,24% và khu vực thành thị là 1,78%. Tỷ lệ thất nghiệp ở cả 2 khu vực thành thị và nông thôn, ở cả nam và nữ đều giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng mức giảm còn khiêm tốn  do tình hình sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn, khi nhu cầu thị trường thế gới và trong nước suy giảm.

Ước tính đến 30/6/2024, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo cho 3.666 học viên (trong đó: Cao đẳng 33 học viên, Trung cấp 638 học viên; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng 2.995 học viên).

Từ đầu năm đến 30/6/2024, ước tính toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 6.578 lượt lao động. Trong đó: Làm việc trong tỉnh: 2.432 lượt lao động; làm việc ngoài tỉnh: 2.878 lượt lao động và 1.268 lao động làm việc ở nước ngoài (làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1.266 lao động).

Ước tính đến 30/6/2024, tiếp nhận 2.428 người nộp hồ sơ hưởng BHTN, trong đó có 1.802 hồ sơ trên cổng Dịch vụ công Quốc gia; thẩm định, ban hành 2.162 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng kinh phí chi trả khoảng 39,1 tỷ đồng.

2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Sáu tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước tính đạt 5,02%; sản xuất cây hàng năm được mùa, được giá; giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng khá, người chăn nuôi có lãi. Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn. Tính đến 30/5/2024, có 75/101 xã (74,3%) và 01 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống người dân khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh không có tình trạng thiếu đói xảy ra.

Bước vào năm 2024, tỉ lệ nghèo đa chiều của tỉnh là 13,16% (23.967 hộ nghèo, hộ cận nghèo), trong đó: Tỉ lệ hộ nghèo 7,71% (14.040 hộ); tỉ lệ hộ cận nghèo 5,45% (9.927 hộ). Sáu tháng đầu năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm 0,07% (-110 hộ nghèo và cận nghèo), theo đó toàn tình còn 14.004 hộ nghèo chiếm 7,69% và 9.843 hộ cận nghèo chiếm 5,40%.

Đến 10/6/2024, toàn tỉnh có 47.215 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng, với tổng số kinh phí chi trả 25.476 triệu đồng/tháng; 16.581 đối tượng người có công và thân nhân người có công đang hưởng chế độ ưu đãi trợ cấp hằng tháng, với tổng số tiền chi trả 35.978 triệu đồng/tháng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 08/12/2023 của Tỉnh uỷ về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 30/12/2023 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành, địa phương tổ chức chăm lo Tết cho nhân dân, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều được vui Xuân, đón Tết; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện nên đời sống người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 ổn định, không có tình trạng thiếu đói xảy ra.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, tỉnh Quảng Trị trao tặng 150.307 suất quà cho người có công, gia đình chính sách, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người lao động và các đối tượng khác, tổng kinh phí 73.160,343 triệu đồng, trong đó:

+ Quà Chủ tịch nước: 25.963 suất quà để tặng cho người có công và gia đình chính sách người có công, kinh phí quà tặng 7.906,8 triệu đồng.

+ Quà từ ngân sách địa phương (tỉnh/huyện/xã): 18.064 suất quà cho gia đình chính sách người có công; hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn và đối tượng khác, tổng kinh phí 6.409,225 triệu đồng.

+ Quà từ nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác: 26.021 suất quà cho người lao động, người có công, Cựu TNXP, CBB có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo...trên địa bàn tỉnh, tổng kinh phí 11.474,728 triệu đồng.

+ Chương trình “Nối vòng tay nhân ái” và các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, UBMTTQVN các cấp, Ban Tổ chức chương trình “Nối vòng tay nhân ái” và các cơ quan, đơn vị, tổ chức thành viên đã vận động nguồn lực 80.259 suất quà Tết, hỗ trợ xây dựng 134 căn nhà Đại đoàn kết, 01 căn nhà nhân ái, 65 bình chữa cháy, 03 nồi cháo cho các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật và trẻ mồ côi, gia đình bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh với trị giá 47.369,59 triệu đồng.

Ngoài ra, tỉnh đã bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh 603,9 triệu đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho các hộ gia đình Lào giáp biên giới với tỉnh Quảng Trị có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu đói, đứt bữa trong dịp Tết Cổ truyền Việt Nam, mức hỗ trợ cho mỗi hộ là 200 nghìn đồng tiền mặt và 05 kg gạo; UBND huyện Vĩnh Linh phân bổ, hỗ trợ gạo cứu đói cho nhân dân 03 xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà với số lượng 7.290 kg gạo/140 hộ/486 khẩu thiếu đói (mức hỗ trợ 15kg/người/tháng).

3. Giáo dục và Đào tạo

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các đơn vị, trường học hoàn thành chương trình và kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh, tổng kết năm học 2023-2024 theo đúng thời gian khung chương trình năm học của tỉnh; tổ chức thi tuyển vào trường chuyên Lê Quý Đôn năm học 2024-2025; thực hiện việc xét tuyển vào THPT năm học 2024-2025; đang hoàn tất xây dựng phương án và chuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra cuối tháng 6 đảm bảo quy định và hiệu quả. Ngoài ra:

+ Toàn ngành đã thực hiện tốt công tác thăm hỏi, động viên giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Công đoàn Giáo dục tỉnh phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên giới” và “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”, thăm và tặng quà cho cán bộ, giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024 tại các địa phương trong tỉnh với tổng số tiền gần 3.700 triệu đồng.

 + Triển khai có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ của giáo viên trong thực hiện Chương trình; tiếp tục rà soát chuẩn bị về đội ngũ, bố trí đủ giáo viên, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11 áp dụng năm học 2023 - 2024 và đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12 áp dụng năm học 2024 - 2025.

+ Tổ chức Hội thảo khoa học “Tư vấn giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX - Thực trạng và giải pháp”. Tham dự Hội thảo khoa học có gần 100 đại biểu đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường THPT, trung tâm GDNN GDTX trên địa bàn tỉnh. 

+ Tổ chức thành công Cuộc thi KHKT học sinh trung học năm học 2023 - 2024. Cuộc thi đã chọn ra được 65 dự án đạt giải ở các lĩnh vực, chiếm tỷ lệ 60,7%. Chọn 02 dự án tham dự Cuộc thi KHKT Quốc gia. Kết quả đã có 01 dự án tham dự Cuộc thi KHKT cấp quốc tế được tổ chức tại Hoa Kỳ với dự án “Găng tay chuyển đổi ngôn ngữ kí hiệu thành ngôn ngữ tự nhiên dành cho người câm điếc” thuộc Lĩnh vực Rô bốt và máy thông minh của học sinh Trần Ngọc Long - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

+ Dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023 - 2024, Quảng Trị có 72 học sinh dự thi với 9 môn học, tăng 18 học sinh so với năm học 2022 - 2023. Kết quả đạt 44 giải (01 giải Nhất, 05 giải Nhì, 21 giải Ba và 17 giải Khuyến khích).

+ Tham gia Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI tại thành phố Cần Thơ. Kết quả Dự án "AUXIN - Kích thích rễ cây trồng" của nhóm học sinh Lê Minh Hiếu, Bùi Hoàng Đan, Lê Nữ Đan Vy Trường THPT Thị Xã Quảng Trị đạt giải Ba trong tổng số 707 dự án của các tác giả, nhóm tác giả tham gia tại Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" cấp Quốc gia năm 2024.

+ Thực hiện Kế hoạch số 898/KH-SGDĐT ngày 17/4/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thí điểm Học bạ số các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đã tổ chức hội nghị triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình, quy trình quản lí, sử dụng Học bạ số làm cơ sở để triển khai Học bạ số thống nhất ở các trường phổ thông trên địa bàn toàn toàn tỉnh. Việc thí điểm học bạ số được áp dụng với các khối lớp 1, 2, 3 và 4 năm học 2023-2024 tại trên 50% các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh; mỗi đơn vị tham gia thí điểm thực hiện 100% các khối lớp 1, 2, 3, 4 của năm học 2023-2024. Theo kế hoạch, đến năm học 2024-2025 sẽ triển khai đại trà đến 100% các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 395 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (trong đó có 374 cơ sở giáo dục công lập, 21 đơn vị tư thục). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 47 trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, 15 tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và 14 đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Tổng số giáo viên biên chế toàn tỉnh là 10.487 người (Mầm non: 2.795 người, Tiểu học: 3.646 người, THCS: 2.512 người, THPT: 1.534 người). Có 178.972 học sinh (Mầm non: 40.867 cháu; Tiểu học: 64.917 học sinh; THCS: 46.741 HS, GDTX: 1.508 HS và THPT: 24.939 HS), tăng gần 1.000 học sinh so với năm học trước.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục, phấn đấu tỷ lệ trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt 62%. Tính đến ngày 15/6/2024, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 199/366 (chỉ tính khối các trường công lập), đạt tỷ lệ 54,37%, trong đó: Mầm non có 94/147 trường, đạt tỷ lệ 63,95%; Tiểu học có 30/66 trường (giảm 01 trường: TH Cam Thành, huyện Cam Lộ), đạt tỷ lệ 45,45%; THCS có 20/42 trường, đạt tỷ lệ 47,62%; Phổ thông có nhiều cấp học 40/87 trường, đạt tỷ lệ 45,97%; THPT có 15/24 trường, đạt tỷ lệ 62,50%.

Công tác kiểm tra, công nhận, quản lý PCGD, XMC được chú trọng, đã phát huy tác dụng. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS, trong đó: 02/125 xã Mức độ 1 (xã Đakrông và xã Avao huyện Đakrông); 27 xã Mức độ 2; 96 xã Mức độ 3; 01 huyện đạt Mức độ 1 (huyện Đakrông); 03 huyện đạt Mức độ 2; 06 huyện đạt Mức độ 3. Tỉnh Quảng Trị đạt Mức độ 1 về Phổ cập giáo dục THCS.

Tính đến ngày 10/5, toàn tỉnh có 8.400 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi là kỳ thi), trong đó thí sinh THPT là 8.091, thí sinh giáo dục thường xuyên là 309. Kỳ thi năm nay dự kiến điều động 1.400 giáo viên làm nhiệm vụ coi thi. Ngoài ra, cán bộ phục vụ hơn 220 người, lực lượng công an bảo vệ khoảng 200 người, lực lượng y tế 60 người. Bố trí dự phòng 200 giáo viên khối Phòng Giáo dục và Đào tạo để điều động tăng cường. Toàn tỉnh có 26 điểm thi, trong đó có 19 điểm thi liên trường và 7 điểm thi độc lập.

4. Y tế

4.1. Hoạt động khám, chữa bệnh

Đến nay toàn tỉnh có 146 cơ sở y tế có chức năng khám chữa bệnh (10 Trung tâm y tế; 08 Bệnh viện và Phòng khám đa khoa khu vực; 125 Trạm y tế xã, phường, thị trấn; 03 Cơ sở y tế khác); có 2.315 giường bệnh (không kể trạm xá), tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.

Đội ngũ cán bộ y tế có 3.144 cán bộ ngành y, giảm 1,38% so với cùng kỳ năm trước (trong đó có 702 bác sĩ trở lên, tăng 2,63%); có 271 cán bộ ngành dược, tăng 10,16%.

Ước tính 6 tháng đầu năm 2024, số lượt người khám bệnh là 468.697 lượt, tăng 24,68% so cùng kỳ năm trước; số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 60.452 lượt, tăng 0,52%.

4.2. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực  phẩm

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh có 353 ca mắc bệnh cúm; 03 ca mắc bệnh lỵ Amip; 12 ca mắc bệnh lỵ trực trùng; 04 ca mắc thuỷ đậu; 152 ca mắc bệnh tiêu chảy; 05 ca viêm gan vi rút; 01 ca sốt rét; 37 ca mắc bệnh sốt xuất huyết; 06 ca tay chân miệng. Không có trường hợp nào tử vong. Tính chung, từ đầu năm đến 31/5/2024, trên địa bàn tỉnh có 1.893 ca mắc bệnh cúm, giảm 2,27% (-44 ca) so với cùng kỳ năm trước; 09 ca mắc bệnh lỵ Amip, giảm 50,0% (-09 ca); 77 ca mắc bệnh lỵ trực trùng, tăng 2,67% (+02 ca); 18 ca mắc bệnh quai bị, giảm 18,18% (-04 ca); 166 ca mắc thuỷ đậu, tăng 61,17% (+63 ca); 673 ca mắc bệnh tiêu chảy, tăng 12,35% (+74 ca); 33 ca viêm gan vi rút, giảm 35,29% (-18 ca); 05 ca sốt rét, tăng 400% (+04 ca); 170 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 42,37% (-125 ca); 25 ca tay chân miệng, tăng 212,5% (+17 ca). Không có trường hợp nào tử vong.

Từ đầu năm 15/6/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện mới 10 trường hợp nhiễm HIV và 01 bệnh nhân tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV còn sống đến 15/6/2024 là 322 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 12 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 45 bà mẹ); số bệnh nhân tử vong do AIDS là 112 người.

Trong tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 23 học sinh bị ngộ độc, không tìm ra nguyên nhân, không có trường hợp tử vong.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

5.1. Hoạt động văn hoá

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao…chào mừng 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930-03/2/2024), mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024. Tổ chức thành công Lễ hội Thống nhất non sông - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972-01/5/2024). Tổ chức Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024). Hiện nay, đang chuẩn bị các phương án, điều kiện tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 10/5/2024 của UBND tỉnh.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa văn nghệ tiêu biểu như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Quảng Trị” chào đón giao thừa Xuân Giáp Thìn 2024; tổ chức phục vụ nghệ thuật Bài chòi Xuân Giáp Thìn 2024; Đoàn nghệ thuật Quảng Trị tổ chức 08 buổi văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân; tổ chức 36 buổi chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa tại huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh; tổ chức trưng bày, triển lãm Báo xuân Giáp Thìn 2024...

Đến nay, tỉnh Quảng Trị có 95% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 96,8% làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa; 98/125 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 78,4%; 772/800 làng, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao, đạt tỷ lệ 96,5%; trong đó, 454/772 thôn, làng, bản, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 58,8%.

5.2. Hoạt động thể thao

Thể thao quần chúng phát triển sâu rộng trong mọi đối tượng với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Tổ chức Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị năm 2024; Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Trị lần thứ VII năm 2024; Hội thao Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh năm 2024; Giải Bóng đá ngành Y tế tỉnh Quảng Trị năm 2024; Giải Bóng đá nam, nữ thanh niên năm 2024...

Trong 6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ người dân tập luyện TDTT thường xuyên đạt 37,7% dân số; Tỷ lệ gia đình tập luyện TDTT đạt 28,4% tổng số hộ dân; Có 856 câu lạc bộ và điểm tập TDTT; 04 liên đoàn và hội thể thao...           

Thể thao thành tích cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tổ chức thành công Giải Đua thuyền truyền thống "Lễ hội Thống nhất non sông" tỉnh Quảng Trị mở rộng năm 2024 - Cup HUDA. Phối hợp với Cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Giải vô địch trẻ quốc gia môn Bóng chuyền trong nhà năm 2024; Phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thành công Giải Marathon tỉnh Quảng Trị năm 2024 “Hành trình về đất lửa”, được các vận động viên trên khắp cả nước đánh giá cao từ công tác chuẩn bị các điều kiện và tổ chức giải; Phối hợp với Báo Thanh niên chuẩn bị tổ chức Ngày hội “Đạp xe vì hoà bình” và Giải đua xe đạp vòng quanh Thành Cổ Quảng Trị trong khuôn khổ Lễ hội Vì hòa bình năm 2024.

Tiếp tục quan tâm công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng vận động viên; tập trung các môn thể thao thành tích cao có thế mạnh của tỉnh. Thành lập các Đoàn vận động viên tham gia thi đấu các giải quốc gia đạt những kết quả đáng khích lệ. Tính đến ngày 15/6/ 2024, các đoàn thể thao đã tham gia thi đấu 7 giải thể thao quốc gia đạt 51 huy chương các loại gồm: 11 HCV, 11 HCB, 29 HCĐ (trong đó thể thao thành tích cao đạt 04 HCV, 04 HCB, 17  HCĐ; thể dục thể thao quần chúng đạt 7 HCV, 7 HCB, 12 HCĐ).

6. Tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, tháng 6/2024 (15/5-14/6), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông, tăng 5,88% (+01 vụ) so với tháng trước và tăng 38,46% (+05 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 08 người, tăng 14,29% (+01 người) và tăng 60% (+03 người); bị thương 17 người, tăng 21,43% (+03 người) và tăng 88,89% (+08 người). Tất cả các vụ tai nạn giao thông trong tháng 6/2024 đều xảy ra trên đường bộ.

Tính cả quý II/2024 (Từ 15/3/2024 đến 14/6/2024) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, tăng 36,59% (+15 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 21 người, tăng 31,25% (+05 người); bị thương 52 người, tăng 62,50% (+20 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông trong quý, đường bộ xảy ra 54 vụ, làm chết 20 người, bị thương 51 người; đường sắt xảy ra 02 vụ, làm chết 01 người, bị thương 01 người.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 (Từ 15/12/2023 đến 14/6/2024) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 113 vụ tai nạn giao thông, tăng 21,51% (+20 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 48 người, tăng 29,73% (+11 người); bị thương 99 người, tăng 30,26% (+23 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2024, đường bộ xảy ra 110 vụ, làm chết 46 người, bị thương 98 người; đường sắt xảy ra 03 vụ, làm chết 02 người, bị thương 01 người.

7. Thiệt hại thiên tai, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

Trong tháng Sáu, trên địa bản tỉnh không xảy ra thiên tai. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 05 vụ mưa dông, kèm theo gió giật mạnh, lốc xoáy, mưa đá đã gây thiệt hại. Có 01 người bị thương; 42 nhà bị hư hỏng nặng và 380 nhà bị tốc mái; 561,6 ha lúa, 160,6 ha hoa màu bị hư hại; 03 con gia súc bị chết, cuốn trôi; 23 con gia cầm bị chết. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 9.493 triệu đồng.

Trong tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 06 vụ cháy, bằng tháng trước và giảm 40% (-04 vụ) so với cùng kỳ năm trước. Không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước tính 63,58 triệu đồng, giảm 93,74% và giảm 78,81%. Tính chung, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 31 vụ cháy, giảm 11,43% (-04 vụ) so với cùng kỳ năm trước; không có thiệt hại về người; thiệt hại về tài sản ước tính 1.735,07 triệu đồng, tăng 48,86%.

Trong tháng, phát hiện và xử lý 31 vụ vi phạm môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh, tăng 210% (+21 vụ) so với tháng trước và tăng 244,44% (+22 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 757,46 triệu đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, phát hiện và xử lý 133 vụ vi phạm môi trường, tăng 44,56% (+41 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 1.615 triệu đồng, tăng 98,61%.

 


 

 

CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG TR

 

Số liệu KT-XH 6 tháng đầu năm 2024


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013