Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 307
Hôm nay: 1,017
Lượt truy cập: 1,282,370
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 9 NĂM 2022
Cập nhật bản tin: 9/28/2022
            

 

Năm 2022, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021 - 2025) của tỉnh.

Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 9 tháng năm 2022 diễn ra trong bối cảnh các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng toàn cầu đạt thấp từ 2,4-3,2% do tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina; thương mại hàng hoá toàn cầu suy giảm trong nữa cuối năm 2022, giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, tạo áp lực lớn đến lạm phát; điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt…Trong nước, kinh tế - xã hội đạt được kết quả khá tích cực trên nhiều ngành, lĩnh vực; nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Tại Quảng Trị, những tháng đầu năm 2022 dịch COVID-19 với biến thể mới Omicron diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; thời tiết cực đoan, gây mưa lũ trái mùa làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân; giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao đã tác động tiêu cực đến hầu hết ngành kinh tế; dịch COVID-19 kéo dài một bộ phận dân cư gặp khó khăn, sức mua trên thị trưởng giảm sút…Quán triệt phương châm hành động của Chính phủ “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển” và Chủ đề của tỉnh là “Trách nhiệm, kỷ cương - Thích ứng an toàn - Thúc đẩy tăng trưởng”, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các Sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong trong Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ; Kết luận số 175-KL/TU ngày 06/12/2021 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 149/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Nhìn chung năm 2022, cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã nổ lực phấn đấu, hành động quyết liệt với quyết tâm thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2022 tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2022, vụ Đông Xuân thời tiết cực đoan gây mưa lũ trái mùa làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất cây hàng năm; vụ Hè Thu,  cây lúa được mùa nhưng không bù đắp được thiệt hại trong vụ Đông Xuân nên năng suất và sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm 9 tháng năm 2022 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Cây lâu năm ổn định, giá bán sản phẩm có tăng. Ngành chăn nuôi mặc dù giá thức ăn chăn nuôi có tăng nhưng giá con giống giảm, dịch bệnh ít xảy ra nên tiếp tục phục hồi và phát triển khá. Ngành thuỷ sản, một số tàu đánh bắt hải sản bị hạn chế vùng ngư trường do thực hiện khai thác IUU; giá xăng dầu tăng làm cho chi phí một chuyến biển tăng, thu nhập của ngư dân giảm nên nhiều tàu cá nằm bờ đã ảnh hưởng đến sản lượng thuỷ sản. Ngành lâm nghiệp, nhu cầu gỗ cho xuất khẩu và chế biến tăng, giá gỗ tăng nên sản lượng khai thác tăng; diện tích khai thác tăng nên diện tích rừng trồng mới tập trung tăng theo…

1.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

a1. Cây hàng năm

* Tiến độ sản xuất đến ngày 15/9/2022

Tính đến 15/9/2022, toàn tỉnh đã gieo trồng được 82.706,5 ha cây hàng năm, tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước. trong đó, cây lúa gieo cấy 50.504,8 ha, tăng 0,51% so với cùng kỳ năm trước (lúa Đông Xuân 26.051,2 ha, tăng 0,41%; lúa Hè Thu 22.798,9 ha, tăng 0,97%; lúa Mùa 1.654,7 ha, giảm 3,91%); cây ngô gieo trồng 4.505,5 ha, tăng 2,73%; khoai lang 1.434,7 ha, giảm 5,13%; sắn 12.779,5 ha, tăng 2,75%; lạc 3.142,3 ha, giảm 4,47%; rau các loại 5.417 ha, tăng 1,24%; đậu các loại 1.604,9 ha, giảm 1,17%; cây ớt cay 444,9 ha, giảm 0,69%...Diện tích khoai lang giảm do sản xuất kém hiệu quả nên chuyển sang trồng các loại cây khác, diện tích lạc giảm do vụ Đông Xuân mưa kéo dài không gieo trồng được; diện tích ngô tăng do vụ Hè Thu được khuyến khích trồng để bù đắp thiệt hại trong vụ Đông Xuân và nguồn giống được hổ trợ từ đầu năm, diện tích sắn tăng do giá bán tăng người dân chuyển một số cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng sắn…

Diện tích gieo trồng cây hàng năm chủ yếu 

 

Ước đến

 15/9/2022

 (Ha)

Ước đến 

15/9/2022 so với

cùng kỳ năm trước (%)

Diện tích gieo trồng cây hàng năm

82.706,5

100,71

- Lúa

50.504,8

100,51

+ Đông Xuân

26.051,2

100,41

+ Hè Thu

22.798,9

100,97

+ Mùa

1.654,7

96,09

- Ngô

4.505,5

102,73

- Khoai lang

1.434,7

94,87

- Sắn

12.779,5

102,75

- Lạc

3.142,3

95,53

- Rau các loại

5.417,0

101,24

- Đậu các loại

1.604,9

98,83

- Cây ớt cay

444,9

99,31

 

* Sơ bộ kết quả sản xuất cây hàng năm 9 tháng năm 2022

Về năng suất: Vụ Đông Xuân năm 2021-2022, thời tiết cực đoan gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất cây hàng năm, vụ Hè Thu cây lúa được mùa nhưng không bù đắp được cho vụ Đông Xuân. Năng suất hầu hết các loại cây hàng năm trong 9 tháng năm 2022 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa đạt 48,1 tạ/ha, giảm 7,1 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước (lúa Đông Xuân đạt 41,5 tạ/ha, giảm 19,5 tạ/ha; lúa Hè Thu đạt 55,6 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha); năng suất ngô 29,7 tạ/ha, giảm 4,8 tạ/ha; năng suất khoai lang 61,3 tạ/ha, giảm 19,8 tạ/ha; năng suất sắn 160,8 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; năng suất lạc 17,7 tạ/ha, giảm 5,9 tạ/ha; năng suất rau các loại 89,1 tạ/ha, giảm 17 tạ/ha; năng suất đậu các loại 9,1 tạ/ha, giảm 2,2 tạ/ha; năng suất cây ớt cay 39,2 tạ/ha, giảm 16,3 tạ/ha…

Về sản lượng: Do năng suất giảm nên sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm đều giảm. Tổng sản lượng lương thực có hạt 9 tháng năm 2022 đạt 250.105,4 tấn, giảm 15,26% (-45.054,7 tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó: sản lượng lúa 234.887,9 tấn, giảm 15,35%; sản lượng ngô 13.375,4 tấn, giảm 11,53%. Sản lượng khoai lang 8.799,6 tấn, giảm 28,26%; sản lượng lạc 5.552,1 tấn, giảm 28,40%; sản lượng rau các loại 48.276,1 tấn, giảm 14,96%; sản lượng đậu các loại 1.458,6 tấn, giảm 20,50%; sản lượng ớt cay 1.744 tấn, giảm 29,90%…

a2. Cây lâu năm

Diện tích và sản lượng cây lâu năm tương đối ổn định. Năm nay giá một số sản phẩm cây lâu năm chủ lực của tỉnh được giá như: cao su, hồ tiêu…

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 31.851,8 ha, tăng 0,61% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó: cây cà phê 4.029,9 ha, tăng 0,17%; cây cao su  18.803 ha, tăng 0,43%; cây hồ tiêu 2.178,7 ha, tăng 0,48%; cây chuối 4.107,7 ha, giảm 0,56%; cây dứa 255,3 ha, giảm 20,22%...Sản lượng thu hoạch 9 tháng năm 2022: cao su 18.457 tấn, tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước; hồ tiêu 2.433 tấn, tăng 70,82%; chuối 50.244 tấn, tăng 2,23%; dứa 1.647 tấn, giảm 12,49%...

b. Chăn nuôi

Ước tính đến 30/9/2022, đàn trâu có 20.730 con, giảm 0,15% so với cùng thời điểm năm 2021; đàn bò có 56.850 con, tăng 2,25%; đàn lợn thịt có 158.500 con, tăng 11,48%; đàn gia cầm có 3.797,2 nghìn con, tăng 5,50%, trong đó: đàn gà 3.100,7 nghìn con, tăng 8,90%. Đàn trâu bò ổn định, hiện nay ngành nông nghiệp đang nổ lực nâng cao chất lượng đàn bò, phát triển chăn nuôi bò theo hướng nuôi nhốt, vỗ béo. Chăn nuôi lợn tiếp tục đà phục hồi do giá lợn giống giảm, dịch bệnh được kiểm soát; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. 

Sản phẩm chăn nuôi 

 

Ước

Quý  III/2022

 

Ước 9 tháng

năm 2022

 

So với cùng kỳ năm 2021 (%)

Quý III/2022

9 tháng năm 2022

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)

14.038,0

41.946,7

116,44

117,84

- Thịt trâu

309,2

769,2

131,57

99,75

- Thịt bò

940,5

2.533,9

127,79

102,39

- Thịt lợn

8.422,4

25.393,0

117,82

127,59

- Thịt gia cầm

4.275,3

12.960,0

111,35

109,96

Sản lượng trứng gia cầm (1000 quả)

9.488,5

33.839,0

101,81

99,86

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 9/2022 ước tính đạt 4.755 tấn, tăng 12,05% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 77 tấn, giảm 1,91%; thịt bò 250 tấn, tăng 1,63%; thịt lợn 3.030 tấn, tăng 17,81%; thịt gia cầm 1.398 tấn, tăng 3,79%. Sản lượng trứng gia cầm 3.850 nghìn quả, giảm 0,26%...Tính cả quý III/2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 14.038 tấn, tăng 16,44% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 309,2 tấn, tăng 31,57%; thịt bò 940,5 tấn, tăng 27,79%; thịt lợn 8.422,4 tấn, tăng 17,82%; thịt gia cầm 4.275,3 tấn, tăng 11,35%. Sản lượng trứng gia cầm 9.488,5 nghìn quả, tăng 1,81%... Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 41.946,7 tấn, tăng 17,84% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 769,2 tấn, tăng 10,36%; thịt bò 2.533,9 tấn, tăng 12,82%; thịt lợn 25.393 tấn, tăng 24,01%; thịt gia cầm 12.960 tấn, tăng 9,02%. Sản lượng trứng gia cầm 33.839 nghìn quả, giảm 0,14%...

Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 225 hộ, 51 thôn, 29 xã, thị trấn của 05 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Hướng Hóa) với tổng số 822 con (239 nái, 332 lợn thịt và 251 lợn sữa) bị bệnh, chết buộc chôn hủy, trọng lượng tiêu hủy 48.146 kg. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh dịch tả lợn Châu Phi đã được kiểm soát.

1.2. Lâm  nghiệp

Chín tháng năm 2022, nhu cầu gỗ cho xuất khẩu và chế biến tăng, giá gỗ nguyên liệu tăng nên sản lượng gỗ khai thác tăng khá; diện tích khai thác tăng,  thời tiết khá thuận lợi nên diện tích rừng trồng mới tập trung đạt khá.

Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 9/2022 ước tính đạt 1.616 ha, giảm 5,33% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 92.560 m3, tăng 22,24%; sản lượng củi khai thác 12.350 ster, tăng 22,46%...Tính cả quý III/2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 4.219 ha, tăng 27,15% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 304.356 m3, tăng 12,89%; sản lượng củi 34.817 ster, giảm 8,02%...Tính chung 9 tháng năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 6.819 ha, tăng 20,50% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 929.356 m3, tăng 13,09%; sản lượng củi khai thác 150.317 ster, tăng 7,10%...

Trồng rừng và khai thác lâm sản 

 

Ước  quý III/2022

 

Ước 9 tháng năm 2022

 

So với cùng kỳ năm 2021 (%)

Quý III/2022

9 tháng năm 2022

1. Trồng rừng tập trung (Ha)

4.219

6.819

127,15

120,50

2. Sản lượng gỗ khai thác (M3)

304.356

929.356

112,89

113,09

3. Sản lượng củi khai thác (Ster)

34.817

150.317

91,98

107,10

 

Trong 9 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Phát hiện 100 vụ vi phạm lâm luật, xử lý vi phạm 86 vụ, tịch thu 70,5 m3 gỗ các loại. Nhìn chung, các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định.

1.3. Thủy sản

Chín tháng năm 2022, ngành thuỷ sản gặp một số khó khăn, một số tàu đánh bắt hải sản bị hạn chế vùng ngư trường do thực hiện khai thác IUU; thời tiết không thuận lợi, giá xăng dầu liên tục tăng cao khiến ngư dân thua lỗ, nhiều tàu cá nằm bờ do vươn khơi không đủ bù đắp chi phí đã ảnh hưởng đến sản lượng thuỷ sản.

Sản lượng thủy sản tháng 9/2022 ước tính đạt 3.690 tấn, tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 2.350 tấn, tăng 6,05%; tôm 662 tấn, tăng 6,43%; thủy sản khác 678 tấn, giảm 17,92%. Tính cả quý III/2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 12.617,6 tấn, tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 8.951 tấn, tăng 6,42%; tôm 1.902,3 tấn, tăng 25,42%; thủy sản khác 1.764,3 tấn, giảm 21,19%. Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 29.240 tấn, giảm 3,56% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 21.911,4 tấn, tăng 7,96%; tôm 3.789 tấn, tăng 2,74%; thủy sản khác 3.539,6 tấn, giảm 44,15%.  Cụ thể:  

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 9/2022 ước tính đạt 970 tấn, tăng 7,78% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 328 tấn, tăng 9,33%; tôm 642 tấn, tăng 7%. Tính cả quý III/2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 2.915,8 tấn, tăng 14,41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.035,4 tấn, giảm 7,16%; tôm 1.862 tấn, tăng 31,31%. Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 6.440,4 tấn, tăng 3,64% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.804,7 tấn, tăng 2,14%; tôm 3.605 tấn, tăng 4,86%.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 9/2022 ước tính đạt 2.720 tấn, giảm 1,59% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.022 tấn, tăng 5,53%; thủy sản khác 678 tấn, giảm 17,92%. Tính cả quý III/2022, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 9.701,8 tấn, tăng 0,87% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 7.911,9 tấn, tăng 2,62%; thủy sản khác 1.749,6 tấn, giảm 3,31%. Tính chung 9 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 22.799,6 tấn, giảm 5,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 19.103 tấn, tăng 6,35%; thủy sản khác 3.512,6 tấn, giảm 40,39%.

Sản lượng thủy sản 

 

Ước quý III/2022

(Tấn)

Ước

9 tháng năm 2022

(Tấn)

So với cùng kỳ năm 2021 (%)

Quý III/2022

9 tháng năm 2022

Tổng sản lượng thủy sản

12.617,6

29.240,0

103,71

96,44

1. Chia theo loại thủy sản

 

 

 

 

- Cá

8.951,0

21.911,4

106,42

107,96

- Tôm

1.902,3

3.789,0

125,42

102,74

- Thủy sản khác

1.764,3

3.539,6

78,81

55,85

2. Chia theo nuôi trồng, khai thác

 

 

 

 

- Nuôi trồng

2.915,8

6.440,4

114,41

103,64

- Khai thác

9.701,8

22.799,6

100,87

94,58

2. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2022 tăng 14,06% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 5 năm trở lại đây[1]. Động lực tăng trưởng trong 9 tháng năm 2022 là ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng cao nhất 61,52% do cuối năm 2021 có 17 dự án điện gió hoàn thành đi vào vận hành thương mại; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 3,03% do thu hút đầu tư vào ngành này trong những năm qua hạn chế; trong thời gian qua giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao làm cho giá thành sản xuất tăng, sản phẩm khó tiêu thụ; một số doanh nghiệp thiếu nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định…

 Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2022 ước tính tăng 1,90% so với tháng trước và tăng 30,93% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng giảm 6,55% và tăng 5,29%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,18% và tăng 11,42%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,17% và tăng 123,62%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,05% và tăng 7,61%.

Tính cả quý III/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 22,99% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng giảm 5,36%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,30%; sản xuất và phân phối điện tăng 82,58%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,81%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Chín và quý III/2022 tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước do năm nay có thêm 17 dự án điện gió đi vào vận hành thương mại; hoạt động sản xuất công nghiệp trở lại bình thường, chuổi cung ứng thuận lợi hơn…

Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 14,06% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 3,33%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,03%; sản xuất và phân phối điện tăng 61,52%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,03%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 

   

So với cùng kỳ năm trước

(%)

 

Tháng 9/2022

Quý III/2022

9 tháng năm 2022

Toàn ngành công nghiệp

130,93

122,99

114,06

- Khai khoáng

105,29

105,36

103,33

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

111,42

108,30

103,03

- Sản xuất và phân phối điện

223,62

182,58

161,52

- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

107,61

103,81

103,03

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất và phân phối điện tăng 61,52%; khai thác quặng kim loại tăng 17,34%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 14,81%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm: dệt giảm 1,69%; sản xuất đồ uống giảm 1,97%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 2,29%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 3,73%; sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 3,81%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 13,80%; khai khoáng khác giảm 20,03%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 24,03%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 31,63%.   

Một số sản phẩm chủ yếu trong 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: điện sản xuất tăng 110,46%; dăm gỗ tăng 46,61%; gỗ cưa hoặc xẻ tăng 26,26%; săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 22,42%; điện thương phẩm tăng 16,81%...Một số sản phẩm tăng thấp: bia lon tăng 10,56%; bộ com lê, quần áo tăng 10,38%; tinh bột sắn tăng 6,73%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 5,01%; nước hoa quả, tăng lực tăng 4,66%; nước máy tăng 4,04%; ván ép tăng 1,81%...Một số sản phẩm giảm: dầu nhựa thông giảm 5,50%; gạch khối bằng bê tông giảm 6,60%; xi măng giảm 9,07%; đá xây dựng giảm 23,78%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 27,78%; phân hóa học giảm 30,44%; tấm lợp proximăng giảm 39,39%; thủy hải sản chế biến giảm 45,69%...

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2022 ước tính giảm 9,16% so với tháng trước và tăng 19,60% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022 chỉ số tiêu thụ ngành này tăng 18,97% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng: sản xuất trang phục tăng 76,13%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 49,67%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 41,95%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 28,91%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 26,93%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 24,49%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn tăng 15,74%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 10,95%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: sản xuất đồ uống giảm 1,44%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,05%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 8,82%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 19,76%. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp 9 tháng năm 2022 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước là do dịch COVID-19 được đẩy lùi, lưu thông hàng hoá thuận lợi hơn, cầu tiêu dùng tăng trở lại…

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 30/9/2022 ước tính tăng 7,56% so với cuối tháng trước và giảm 44,24% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước các ngành có chỉ số tồn kho giảm:      sản xuất trang phục giảm 94,31%; sản xuất đồ uống giảm 92,27%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic giảm 91,42%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 90%; sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 60,11%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 50%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 49,18%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 48,55%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 25,26%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 16,16%. Các ngành có chỉ số tồn kho tăng: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 31,25%. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp giảm mạnh nhờ dịch COVID-19 được đẩy lùi nên số đơn hàng của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. 

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2022 giảm 0,20% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 10,08% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó: lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước bằng và giảm 51,42%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,18% và tăng 69,17%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,35% và tăng 19,76%. Xét theo ngành hoạt động, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng bằng thời điểm tháng trước và giảm 27,82% so với cùng thời điểm năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,25% và tăng 13,41%; sản xuất và phân phối điện bằng và tăng 23,27%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải bằng và giảm 2,93%. Nguyên nhân số lao động đang làm việc tăng khá so với cùng thời điểm năm trước là do ngành sản xuất và phân phối điện thêm 17 dự án đi vào vận hành thương mại, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có thêm đơn hàng nên tăng thêm lao động.

3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Chín tháng năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 23,65% và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 11,67% so với cùng kỳ năm trước cho thấy Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường.  

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý III/2022 khả quan hơn quý trước.

3.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Từ đầu năm đến 15/9/2022, toàn tỉnh có 366 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 23,65% (+70 DN) so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 3.609,5 tỷ đồng, giảm 20,55%; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9,86 tỷ đồng, giảm 35,75%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 219 doanh nghiệp, tăng 35,19% (+57 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp giải thể là 39 doanh nghiệp, tăng 14,71% (+5 DN); số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 134 doanh nghiệp, tăng 18,48% (+14 DN). Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ thuộc các ngành xây dựng, thương mại gặp khó khăn về vốn, khả năng cạnh tranh thấp, kinh doanh kém hiệu quả…

Trong số doanh nghiệp thành lập mới 9 tháng năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 11 doanh nghiệp, chiếm 3% và giảm 15,38% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng có 110 doanh nghiệp, chiếm 30,05% và giảm 11,29%; khu vực dịch vụ có 245 doanh nghiệp, chiếm 66,95% và tăng 54,08%.

3.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 cho thấy: có 47,92% số doanh nghiệp đánh giá tốt lên so với quý II/2022; 12,50% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 39,58% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự báo quý IV so với quý III/2022, có 54,17% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 18,75% số doanh nghiệp dự báo gặp khó khăn và 27,08% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý III/2022, có 56,25% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 72,92% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước; 35,42% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính;      41,67% số doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên liệu sản xuất và có 35,42% số doanh nghiệp cho rằng ảnh hưởng về dịch bệnh và thời tiết không thuận lợi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Về khối lượng sản xuất: có 52,08% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý III/2022 tăng so với quý II/2022; 14,58% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và 33,34% số doanh nghiệp cho rằng ổn định. Dự báo xu hướng quý IV so với quý III/2022, có 50% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất của doanh nghiệp tăng lên; 16,67% số doanh nghiệp dự báo giảm và 33,33% số doanh nghiệp dự báo ổn định.

Về đơn đặt hàng: có 45,45% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng quý III/2022 cao hơn quý II/2022; 20,45% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng giảm và 34,09% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định. Dự báo xu hướng quý IV so với quý III/2022, có 53,49% số doanh nghiệp dự kiến có số đơn đặt hàng tăng lên; 16,28% số doanh nghiệp dự kiến có số đơn đặt hàng giảm và 30,23% số doanh nghiệp dự kiến có số đơn đặt hàng ổn định.

Về chi phí sản xuất: có 37,50% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm trong quý III/2022 tăng so với quý II/2022; 8,33% số doanh nghiệp cho rằng chi phí giảm và 54,17% số doanh nghiệp đánh giá chi phí ổn định. Dự báo xu hướng quý IV so với quý III/2022, có 25% số doanh nghiệp dự kiến chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng; có 10,42% số doanh nghiệp cho rằng chi phí giảm và 64,58% số doanh nghiệp dự kiến chi phí ổn định.

Về giá bán sản phẩm: có 18,75% số doanh nghiệp cho biết có giá bán sản phẩm quý III/2022 tăng so với quý II/2022; 12,50% số doanh nghiệp có giá bán thấp hơn và 68,75% số doanh nghiệp có giá bán sản phẩm ổn định. Dự báo xu hướng quý IV so với quý III/2022, có 22,92% số doanh nghiệp cho biết giá bán sản phẩm sẽ tăng, 10,42% số doanh nghiệp có giá bán giảm đi và 66,66% số doanh nghiệp có giá bán sản phẩm ổn định.

4. Hoạt động dịch vụ

4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Chín tháng năm 2022, hoạt động thương mại và dịch vụ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, nhất là hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2022 ước tính tăng 14,88% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2021 tăng 8,09%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2022 ước tính đạt 2.317,06 tỷ đồng, tăng 1,42% so với tháng trước và tăng 29,20% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 1.815,75 tỷ đồng, tăng 1,21% và tăng 22,35%; doanh thu lưu trú và ăn uống 361,98 tỷ đồng, tăng 1,88% và tăng 64,14%; doanh thu du lịch lữ hành 0,22 tỷ đồng, giảm 38,72% so với tháng trước; doanh thu dịch vụ khác 139,11 tỷ đồng, tăng 3,16% và tăng 43,80%.

Tính cả quý III/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 6.955,68 tỷ đồng, tăng 24,06% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 5.458,83 tỷ đồng, tăng 18,43%; doanh thu lưu trú và ăn uống 1.084,32 tỷ đồng, tăng 57,56%; doanh thu du lịch lữ hành 0,81 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ khác 411,72 tỷ đồng, tăng 33,32%. Tháng Chín và quý III/2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực, cầu tiêu dùng tăng nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh.

Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 20.006,81 tỷ đồng, tăng 14,88% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,79%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 16.122,95 tỷ đồng, chiếm 80,58% tổng mức và tăng 12,64% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: ô tô con tăng 26,04%; hàng may mặc tăng 19,52%; xăng dầu các loại tăng 16,49%; phương tiện đi lại (trừ ô tô con) tăng 14,69%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 13,97%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 2.738,12 tỷ đồng, chiếm 13,68% tổng mức và tăng 26,28% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu dịch vụ lưu trú 98,50 tỷ đồng, tăng 71,11%; doanh thu dịch vụ ăn uống 2.639,62 tỷ đồng, tăng 25,06%. Trong 9 tháng năm 2022, du lịch nội địa tăng mạnh nên hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống tăng trưởng nhanh. 

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 2,64 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức và tăng 74,15% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 1.143,10 tỷ đồng, chiếm 5,73% tổng mức và tăng 22,63% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 

 

Ước quý III/2022

( Tỷ đồng)

Ước 9 tháng năm 2022

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng mức

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Quý III/2022

9 tháng năm 2022

Tổng số

6.955,68

20.006,81

100,00

124,06

114,88

- Bán lẻ hàng hóa

5.458,83

16.122,95

80,58

118,42

112,64

- Lưu trú và ăn uống

1.084,32

2.738,12

13,68

157,56

126,28

- Du lịch lữ hành

0,81

2,64

0,01

-

174,15

- Dịch vụ khác

411,72

1.143,10

5,73

133,32

122,63

4.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Chín tháng năm 2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ; nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng nên hoạt động kinh doanh vận tải cũng khôi phục trở lại. Ước tính 9 tháng năm 2022, hành khách vận chuyển tăng 8,70% so với cùng kỳ năm trước, hành khách luân chuyển tăng 7,24%; hàng hoá vận chuyển tăng 5,17%, hàng hoá luân chuyển tăng 5,73% (9 tháng năm 2021 là 6,38%, 6,47%, 1,80%, 3,15%).

Doanh thu vận tải tháng 9/2022 ước tính đạt 174,11 tỷ đồng, tăng 0,82% so với tháng trước và tăng 22,50% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 28,79 tỷ đồng, giảm 0,71% và tăng 41,93%; doanh thu vận tải hàng hóa 125,92 tỷ đồng, tăng 1,24% và tăng 20,85%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 19,40 tỷ đồng, tăng 0,37% và tăng 9,91%. Tính cả quý III/2022, doanh thu vận tải ước tính đạt 518,10 tỷ đồng, tăng 18,32% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 87,32 tỷ đồng, tăng 36,34%; doanh thu vận tải hàng hóa 372,80 tỷ đồng, tăng 15,97%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 57,98 tỷ đồng, tăng 10,70%. Tính chung 9 tháng năm 2022, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.528,54 tỷ đồng, tăng 9,58% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 262,81 tỷ đồng, tăng 12,89%; doanh thu vận tải hàng hóa 1.085,32 tỷ đồng, tăng 9,15%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 180,41 tỷ đồng, tăng 7,55%

Số lượt hành khách vận chuyển tháng 9/2022 ước tính đạt 587,1 nghìn HK, giảm 1,34% so với tháng trước và tăng 54,43% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 50.712,2 nghìn HK.km, giảm 0,63% và tăng 46,67%. Tính cả quý III/2022, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 1.755,4 nghìn HK, tăng 24,27% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 152.918,7 nghìn HK.km, tăng 25,36%. Tính chung 9 tháng năm 2022, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 5.425,6 nghìn HK, tăng 8,70% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 461.932,5 nghìn HK.km, tăng 7,24%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 9/2022 ước tính đạt 1.073,2 nghìn tấn, tăng 0,85% so với tháng trước và tăng 14,55% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 77.795,8 nghìn tấn.km, tăng 0,68% và tăng 19,71%. Tính cả quý III/2022, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3.258 nghìn tấn, tăng 6,45% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 234.304,5 nghìn tấn.km, tăng 8,17%. Tính chung 9 tháng năm 2022, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 9.063,6 nghìn tấn, tăng 5,17% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 657.118 nghìn tấn.km, tăng 5,73%.

Vận tải hành khách và hàng hóa 

 

 

Ước quý III/2022

 

Ước 9 tháng 2022

 

So với cùng kỳ năm trước (%)

Quý III/2022

9 tháng năm 2022

1. Vận tải hành khách

 

 

 

 

- Vận chuyển (Nghìn HK)

1.755,4

5.425,6

124,27

108,70

- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)

152.918,7

461.932,5

125,36

107,24

2. Vận tải hàng hóa

 

 

 

 

- Vận chuyển (Nghìn tấn)

3.258,0

9.063,6

106,45

105,17

- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)

134.304,5

657.118,0

108,17

105,73

4.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Sau hai năm gặp khó khăn do dịch COVID-19, năm 2022 tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp phục hồi hoạt động du lịch nhằm thu hút khách lưu trú và du lịch lữ hành. Tỉnh đã tổ chức thành công nhiều lễ hội, nhiều sản phẩm du lịch bước đầu hình thành đã tạo nên sự đa dạng cho du lịch Quảng Trị. Hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành 9 tháng năm 2022 đã có những tín hiệu hết sức tích cực. Ước tính số lượt khách lưu trú tăng 66,12% so với cùng kỳ năm trước, số ngày khách lưu trú tăng 143,62%; số lượt khách du lịch theo tour tăng 60,23%, số ngày khách du lịch theo tour tăng 66,28%.

Số lượt khách lưu trú tháng 9/2022 ước tính đạt 52.890 lượt, tăng 2,43% so với tháng trước và tăng 104,51% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 36.023 ngày khách, giảm 3,60% và tăng 163,10%. Tính chung 9 tháng năm 2022, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 399.971 lượt, tăng 66,12% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 297.915 ngày khách, tăng 143,62%.

Số lượt khách du lịch theo tour tháng 9/2022 ước tính đạt 141 lượt, giảm 16,07% so với tháng trước, cùng kỳ năm trước không phát sinh; số ngày khách du lịch theo tour 285 ngày khách, giảm 12,58% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 851 lượt, tăng 60,23% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 1.617 ngày khách, tăng 66,28%.

4.4. Hoạt động bưu chính, viễn thông

Hoạt động bưu chính thực hiện tốt việc cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát, đảm bảo an toàn mạng lưới. Hoạt động viễn thông tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, bảo đảm cho chuyển đổi số, đa dạng hóa các gói dịch vụ…phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 215 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có: 86 bưu cục cấp 2, cấp 3 và điểm phục vụ; 01 bưu cục hệ 1; có 114/125 xã, phường có điểm bưu điện văn hóa xã; 08 chi nhánh chuyển phát và kho bưu chính; 03 văn phòng đại diện; 03 thùng thư công cộng độc lập. Có 101/125 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày (huyện đảo Cồn Cỏ chưa có). Bán kính phục vụ bình quân 2,381 km/1 điểm phục vụ; số dân được phục vụ 3.020 người/1 điểm phục vụ.

Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.644 trạm (820 trạm 2G, 756 trạm 3G, 1.068 trạm 4G).

Ước tính đến 30/9/2022, toàn tỉnh có 680.136 thuê bao điện thoại, tăng 1,82% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 7.374 thuê bao cố định, giảm 11,12% và 672.762 thuê bao di động, tăng 1,99%. Số thuê bao Internet hiện có là 116.335 thuê bao, tăng 9,33% so với cùng thời điểm năm trước.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng

Chín tháng năm 2022, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi mạnh mẽ. Thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế cuối tháng 8/2022 tăng 13,55% so với cuối năm 2021; do lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp hơn so với các canh đầu tư khác nên huy động vốn trên địa bàn giảm 1,64% so với cuối năm 2021.

Lãi suất cho vay trên địa bàn Quảng Trị trong quý III cơ bản ổn định so với quý II/2022, thị trường tiền tệ ổn định.

Huy động vốn trên địa bàn đến 31/8/2022 đạt 29.649 tỷ đồng, giảm 1,64%   (-494 tỷ đồng) so với cuối năm 2021; bao gồm: tiền gửi tiết kiệm 21.697 tỷ đồng,  tăng 1,45% (+311 tỷ đồng); tiền gửi có kỳ hạn của TCKT 1.794 tỷ đồng, tăng 6,99% (+117 tỷ đồng); tiền gửi thanh toán 5.514 tỷ đồng, giảm 10,83% (-670 tỷ đồng); huy động khác 199 tỷ đồng, tăng 13,07% (+23 tỷ đồng); phát hành giấy tờ có giá 445 tỷ đồng, giảm 38,19% (-275 tỷ đồng).

Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 31/8/2022 đạt 49.668 tỷ đồng, tăng 13,55% (+5.928 tỷ đồng) so với cuối năm 2021; bao gồm: dư nợ cho vay ngắn hạn 24.490 tỷ đồng, chiếm 49,31%, tăng 11,78% (+2.582 tỷ đồng); dư nợ cho vay trung và dài hạn 25.178 tỷ đồng, chiếm 50,69%, tăng 15,33% (+3.346 tỷ đồng).

Nợ xấu đến 31/8/2022 là 368 tỷ đồng, chiếm 0,74% tổng dư nợ.

2. Thu, chi ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2022 đạt 85,12% dự toán và giảm 11,08% so với cùng kỳ năm trước; khoản thu tiền sử dụng đất, cho thuê mặt đất mặt nước…đạt khá cao so với dự toán. Chi ngân sách nhà nước đạt 64% dự toán và tăng 0,79% so với cùng kỳ năm trước; đảm bảo nhu cầu quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính, giáo dục, y tế…

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 18/9/2022 đạt 3.532,47 tỷ đồng, bằng 85,12% dự toán địa phương và giảm 11,08% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 3.024,64 tỷ đồng, bằng 86,42% dự toán và tăng 11,76%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 467,99 tỷ đồng, bằng 72% dự toán và giảm 63,04%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất  1.157,50 tỷ đồng, tăng 23,49% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 623,19 tỷ đồng, tăng 0,36%; thuế bảo vệ môi trường 234,40 tỷ đồng, giảm 28,41%;  lệ phí trước bạ 196,55 tỷ đồng, tăng 16,60%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 185,66 tỷ đồng, tăng 14,71%; thuế thu nhập cá nhân 165,75 tỷ đồng, tăng 15,92%...

Chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/9/2022 đạt 6.019,38 tỷ đồng, bằng 64% dự toán địa phương và tăng 0,79% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 835,37 tỷ đồng, bằng 49% dự toán và tăng 45,75%; chi thường xuyên 3.588,39 tỷ đồng, bằng 67% dự toán và tăng 2,08%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.573,51 tỷ đồng, tăng 4,59% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 842,95 tỷ đồng, tăng 2,35%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 328,23 tỷ đồng, giảm 7,30%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 316,06 tỷ đồng, tăng 40,64%; chi sự nghiệp kinh tế 308,18 tỷ đồng, giảm 24,06%...

Thu, chi ngân sách nhà nước 

 

Thực hiện đến 18/9/2022

( Tỷ đồng)

Thực hiện đến 18/9/2022 so với dự toán ĐP 2022 (%)

Thực hiện đến 18/9/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)

1. Tổng thu NSNN trên địa bàn

3.532,47

85,12

88,92

TĐ: - Thu nội địa

3.024,64

86,42

111,76

       - Thu từ hoạt động XNK

467,99

72,00

36,96

2. Tổng chi NSNN địa phương

6.019,38

64,00

100,79

TĐ: - Chi đầu tư phát triển

835,37

49,00

145,75

       - Chi thường xuyên

3.588,39

67,00

102,08

3. Đầu tư và xây dựng

3.1. Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 9 tháng năm 2022 (giá hiện hành) ước tính giảm 8,44% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do vốn đầu tư thực hiện của khu vực tư nhân giảm (năm trước có 17 dự án điện gió được gấp rút hoàn thành đưa vào vận hành trước 01/11/2021 để được hưởng giá điện ưu đãi). Vốn đầu tư thực hiện khu vực nhà nước tăng 22,18%, tình hình giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, giá vật liệu xây dựng tăng cao, nguồn đất san lấp gặp khó khăn…

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn quý III/2022 (giá hiện hành) ước tính đạt 8.048,62 tỷ đồng, giảm 21,30% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn khu vực nhà nước 1.859,43 tỷ đồng, tăng 29,45%; vốn của dân cư và tư nhân 6.153,67 tỷ đồng, giảm 29,67%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 35,52 tỷ đồng, giảm 12,64%. Tính chung 9 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn (giá hiện hành) ước tính đạt 20.170,41 tỷ đồng, giảm 8,44% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn khu vực nhà nước 4.291,26 tỷ đồng, chiếm 21,27% và tăng 22,18%; vốn của dân cư và tư nhân 15.801,80 tỷ đồng, chiếm 78,34% và giảm 14,02%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 77,35 tỷ đồng, chiếm 0,39% và giảm 44,28%.

Trong vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 9 tháng năm 2022, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 17.383,93 tỷ đồng, giảm 11,96% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản 1.488,94 tỷ đồng, tăng 9,73%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ 1.273,64 tỷ đồng, tăng 41,19%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 23,35 tỷ đồng, tăng 102,21%; vốn đầu tư phát triển khác 0,55 tỷ đồng, giảm 96,43%.

Trong vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý quý III/2022 ước tính đạt 934,24 tỷ đồng, tăng 6,20% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 727,52 tỷ đồng, tăng 6,80%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 189,45 tỷ đồng, tăng 4,98%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 17,27 tỷ đồng, giảm 4,41%. Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 2.215,74 tỷ đồng, bằng 57,82% kế hoạch năm 2022 và tăng 4,73% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.741,04 tỷ đồng, bằng 55,6% kế hoạch và tăng 2,70%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 428,38 tỷ đồng, bằng 69,44% kế hoạch và tăng 13,23%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 46,32 tỷ đồng, bằng 55,31% kế hoạch và tăng 10,07%.

 Vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn 

 

 

Ước quý III/2022

(Tỷ đồng)

Ước 9 tháng 2022

(Tỷ đồng)

So với cùng kỳ năm trước (%)

Quý III/2022

9 tháng năm 2022

Tổng số

8.048,62

20.170,41

78,70

91,56

- Vốn khu vực nhà nước

1.859,43

4.291,26

129,45

122,18

- Vốn của dân cư và tư nhân

6.153,67

15.801,80

70,33

85,98

- Vốn đầu tư trực tiếp NN

35,52

77,35

87,36

55,72

Tình hình thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước: Trong 9 tháng năm 2022, có 25 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký 587,24 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án thuộc KKT, KCN với tổng vốn đăng ký 120,8 tỷ đồng.  

Vốn FDI: Tính đến 15/9/2022, không có dự án được cấp chủ trương đầu tư mới. Tổng số dự án FDI đã chấp thuận chủ trương đầu tư, có hiệu lực đến nay là 19 dự án với tổng vốn đăng ký là 2.484,52 triệu USD.

Về tiến độ giải ngân vốn: Tính đến 15/9/2022, Kho bạc Nhà nước tỉnh giải ngân 1.287,9 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý,  đạt 37,76% kế hoạch vốn năm 2022.

3.2. Xây dựng

Hoạt động xây dựng 9 tháng năm 2022 tăng trưởng chậm do tình hình thu hút đầu tư chững lại, tập trung chủ yếu là các công trình giao thông, điện gió, du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng khu đô thị, nhà ở dân cư…Giá trị sản xuất xây dựng 9 tháng năm 2022 (GSS2010) ước tính tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị sản xuất xây dựng 9 tháng năm 2022 (giá hiện hành) ước tính đạt 13.520,45 tỷ đồng, chủ yếu do các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở 5.121,08 tỷ đồng, chiếm 37,88%; công trình nhà không để ở 1.252,72 tỷ đồng, chiếm 9,27%; công trình kỹ thuật dân dụng 6.515,51 tỷ đồng, chiếm 48,19%; hoạt động xây dựng chuyên dụng 631,14 tỷ đồng, chiếm 4,66%.

Giá trị sản xuất xây dựng 9 tháng năm 2021 (GSS2010) ước tính đạt 7.764,31 tỷ đồng, tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở 2.939,35 tỷ đồng, tăng 8,24%; giá trị sản xuất xây dựng nhà không để ở 716,61 tỷ đồng, tăng 2,56%; giá trị sản xuất xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng 3.723,58 tỷ đồng, tăng 0,70%; giá trị sản xuất xây dựng công trình chuyên dụng 384,77 tỷ đồng, tăng 25,16%.

4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chín tháng năm 2022, giá nhiên liệu trong nước điều chỉnh tăng 39,27% so với cùng kỳ năm trước, giá ga tăng 18,13%, giá điện sinh hoạt tăng 4,22%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 10,96%, dịch COVID-19 được kiểm soát nên giá ăn uống ngoài gia đình tăng 4,68%...là các yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên, giá lương thực và một số loại thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào, giá nhóm hàng viễn thông giảm…đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2021 tăng 2,60%).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2022 giảm 0,23% so với tháng trước, tăng 4,25% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,59% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III/2022 tăng 4,88% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 3,69% của chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước, có 9/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: giao thông tăng 16,91%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,52%; đồ uống và thuốc lá tăng 5,42%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,41%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 1,97%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,72% (lương thực giảm 0,11%, thực phẩm tăng 1,03%, ăn uống ngoài gia đình tăng 4,68%); may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,01%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,88%; giáo dục tăng 0,65%. Có 1/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: bưu chính viễn thông giảm 0,11%;  Nhóm hàng hoá thuốc và dịch vụ y tế giá ổn định.

Chỉ số giá vàng tháng 9/2022 giảm 0,31% so với tháng trước, tăng 9,39% so với tháng 12 năm trước và tăng 16,73% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân quý III/2022 tăng 17,37% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 18,08% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2022 tăng 0,55% so với tháng trước, tăng 2,96% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân quý III/2022 tăng 2,40% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ 

 

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 9/2022

Quý III/2022

9 tháng năm 2022

1. Chỉ số giá tiêu dùng

104,59

104,88

103,69

2. Chỉ số giá vàng

116,73

117,37

118,08

3. Chỉ số giá đô la Mỹ

103,39

102,40

100,49

III.  CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Tình hình lao động, việc làm 9 tháng năm 2022 có bước khởi sắc khi dịch  COVID-19 được kiểm soát. Đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi mạnh mẽ; cầu tiêu dùng tăng sau thời gian dài chửng lại. Nhìn chung 9 tháng năm 2022, lao động có việc làm tăng lên; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm xuống.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (viết tắt là LLLĐ) toàn tỉnh quý III/2022 ước tính là 335.924 người, tăng 0,29% so với quý trước. Trong đó: LLLĐ nam 174.366 người, tăng 0,22%; LLLĐ nữ 161.558 người, tăng 0,37%; khu vực thành thị 112.038 người, tăng 0,59%; khu vực nông thôn 223.886 người, tăng 0,14%. Tính chung 9 tháng năm 2022, LLLĐ từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh ước tính là 334.784 người, tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: LLLĐ nam 173.826 người, chiếm 51,92% và tăng 0,66%; LLLĐ nữ 160.958 người, chiếm 48,08% và tăng 0,31%; khu vực thành thị 111.312 người, chiếm 33,24% và tăng 0,17%; khu vực nông thôn 223.472 người, chiếm 66,76% và tăng 0,66%.

Lao động có việc làm tỉnh Quảng Trị trong quý III/2022 ước tính là 329.190 người, tăng gần 3000 người so với quý trước. Trong đó: lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 135.625 người, chiếm 41,19% số lao động đang làm việc trong nền kinh tế và tăng 0,65% so quý trước; khu vực công nghiệp và xây dựng 66.518 người, chiếm 20,20% và tăng 1,31%; khu vực dịch vụ  127.047 người, chiếm 38,61% và tăng 0,95% (cơ cấu quý II/2022 là 41,46%; 20,10% và 38,55%). Tính chung 9 tháng năm 2022, lao động có việc làm trên toàn tỉnh ước tính là 326.327 người (cơ cấu lần lượt là 41,31%; 20,14% và 38,55%);  chiếm 97,47% trong lực lượng lao động toàn tỉnh và tăng 0,81 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong quý III/2022 tiếp tục giảm xuống ở cả thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm giảm xuống ở tất cả các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản…

Lao động có việc làm tăng lên làm cho tỷ lệ thất nghiệp chung trong quý III cũng như trong 9 tháng năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp chung trong quý III/2022 ước khoảng 1,97%, giảm 0,6 điểm phần trăm so quý trước và giảm 0,65 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp chung ước khoảng 2,53% giảm 0,81 điểm phần trăm so cùng kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn 9 tháng năm 2022 đều thấp hơn so cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn giảm mạnh hơn.

Công tác đào tạo nghề và giới thiếu việc làm luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành. Tính đến ngày 15/9/2022, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 7.215 người, trong đó: cao đẳng 111 người, trung cấp 178 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 6.926 người. Giải quyết việc làm mới cho 13.865 lao động, trong đó: 6.156 lượt lao động làm việc trong tỉnh, 5.985 lượt lao động làm việc ngoài tỉnh và 1.724 lao động làm việc ở nước ngoài (xuất khẩu lao động 1.696 lao động).

2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

2.1. Đời sống dân cư

Theo chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, tại thời điểm cuối năm 2021 tỉnh Quảng Trị có 10.431 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,82% và 10.367 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,78%.

Kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới đa chiều giai đoạn 2022-2025. Đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh có 18.904 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,55% và 10.133 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,65%.

Tính đến ngày 15/9/2022, toàn tỉnh có 44.352 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trong đó: có 166 trẻ em không nguồn nuôi dưỡng; 3.254 trẻ em dưới 03 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang sống tại vùng đặc biệt khó khăn; 20 người bị nhiễm HIV không có khả năng lao động; 814 người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, hộ nghèo; 207 người từ 75 đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang sống tại vùng đặc biệt khó khăn; 14.239 người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; 1.843 đối tượng đơn thân nuôi con nhỏ, hộ nghèo, hộ cận nghèo; 18.985 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 4.824 hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT ĐB nặng.

Đầu năm 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào nghèo. Bước vào năm 2022, dịch COVID-19 với biến thể mới Omicron diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; thời tiết cực đoan, gây mưa lũ trái mùa làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân; giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao đã tác động tiêu cực đến hầu hết ngành kinh tế; dịch COVID-19 kéo dài một bộ phận dân cư gặp khó khăn…Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch linh hoạt và đạt hiệu quả nhất định khi tỷ lệ bao phủ vắc xin gần như toàn diện đối với tất cả các đối tượng theo quy định nên các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra thông suốt, các ngành kinh tế phục hồi mạnh mẽ, công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện nên tình hình thiếu đói trong dân trong 9 tháng năm 2022 không xảy ra.

2.2. Bảo đảm an sinh xã hội

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, tỉnh Quảng Trị đã trao tặng 99.998 suất quà cho người có công, gia đình chính sách người có công, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng khác với tổng kinh phí là 50.296,7 triệu đồng. Trong đó: Quà của Chủ tịch nước là 8.183,7 triệu đồng để tặng 26.820 suất quà cho người có công và gia đình  chính sách người có công; Quà từ Ngân sách địa phương (tỉnh/huyện/xã) là 3.953 triệu đồng để tặng 7.906 suất quà cho gia đình người có công, gia đình chính sách có công với cách mạng, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng chính sách khác; Quà từ nguồn kinh phí xã hội hóa là 38.250 triệu đồng để trao tặng 65.272 suất quà cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra tỉnh đã phân bổ 2.150,28 tấn gạo (Chính phủ hỗ trợ) để cứu trợ cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó: đợt 1 hỗ trợ 1.065 tấn gạo để cứu trợ cho 14.907 hộ (70.982 nhân khẩu) trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; đợt 2 hỗ trợ 1.085,28 tấn gạo để hỗ trợ cho 15.111 hộ (72.352 nhân khẩu) trong thời gian giáp hạt đầu năm 2022.

Nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2022), tỉnh đã tổ chức trao tặng 24.533 suất quà của Chủ tịch nước cho người có công với cách mạng với tổng kinh phí 7.461,9 triệu đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã trao tặng 20.143 suất quà cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng với tổng trị giá 15.902 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 522 nhà tình nghĩa đối với người có công với cách mạng với tổng kinh phí 33.246 triệu đồng; trao tặng 48 sổ tiết kiệm cho người có công với cách mạng với tổng trị giá 480 triệu đồng (10 triệu đồng/sổ).

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Kết quả đến ngày 30/5/2022 kết thúc, tổng kinh phí đã hỗ trợ 78.512 triệu đồng; trong đó: số người lao động được hỗ trợ là 43.903 người với số tiền là 30.107 triệu đồng; số đơn vị sử dụng lao động được hỗ trợ là 11.510 đơn vị với số tiền 32.738 triệu đồng; số người dân được hỗ trợ là 12.113 người với số tiền là 15.667 triệu đồng. Riêng trong năm 2022, số tiền đã hỗ trợ là 59.755,5 triệu đồng (18.862 lao động, 8.575 đơn vị sử dụng lao động và 11.130 người dân).

Triển khai Nghị Quyết 116/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Kết quả đến ngày 10/9/2022, đã giải quyết chi trả cho 37.041 lao động đủ điều kiện hưởng với số tiền 91.425,85 triệu đồng (9 tháng năm 2022 đã chi trả cho 5.640 người với số tiền 16.172 triệu đồng); số đơn vị được Thông báo giảm đóng BHTN là 1.478 đơn vị với 33.280 lao động, số tiền giảm đóng BHTN là 19.417 triệu đồng (9 tháng năm 2022 số tiền giảm đóng là 14.766 triệu đồng).

Thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 89/KH-UBND của UBND tỉnh về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Tính đến ngày 30/8/2022, đã phê duyệt hỗ trợ tiền thuê nhà cho 389 lao động/24 đơn vị với số tiền là 389 triệu đồng.

3. Giáo dục và Đào tạo

Đầu năm 2022, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, ngành Giáo dục bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh để chỉ đạo các đơn vị, trường học mở cửa trường học trở lại an toàn, ổn định tình hình dạy học bình thường, tập trung vào các hoạt động chuyên môn, rà soát phân loại học sinh để có biện pháp hỗ trợ, phụ đạo kịp thời, kiên trì mục tiêu chất lượng. 

 

Trong năm 2022, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm. Tính đến 15/9/2022, số trường đạt chuẩn quốc gia là 172/367 (chỉ tính khối các trường công lập), đạt tỷ lệ 46,87%, trong đó: Mầm non 87/147 trường, đạt  59,18%; Tiểu học 31/67 trường, đạt 46,27%; TH&THCS 31/80 trường, đạt 38,75%; THCS 16/42 trường, đạt 38,10%; THPT 7/24 trường, đạt 29,17%; THCS&THPT 0/7 trường.

 

Công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Đến tháng 9/2022, tỉnh Quảng Trị duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt Mức độ 3 về phổ cập giáo dục tiểu học, đạt Mức độ 1 về phổ cập giáo dục THCS, đạt Mức độ 1 về xóa mù chữ.

Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hoá quốc gia lớp 12 THPT tại tỉnh Quảng Trị, có 54 thí sinh dự thi, 21 học sinh đạt giải, chiếm tỷ lệ 52,8% (gồm 02 giải nhì, 10 giải ba và 09 giải khuyến khích); có 02 học sinh tham dự kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế.

Tổ chức thành công Cuộc thi khoa học kỹ thuật khối học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2021 - 2022. Cuộc thi có 98 đề tài dự thi ở các trường có cấp THPT và phòng GDĐT các huyện  thị xã, thành phố. Kết quả có 61 đề tài đạt giải, (3 giải Nhất, 8 giải Nhì, 23 giải Ba và 27 giải Tư). Cuộc thi KHKT cấp quốc gia có 2 dự án tham gia dự thi, trong đó Dự án “Robot lấy mẫu xét nghiệm COVID-19” của các em Trần Quốc Hùng và Thái Việt Ý, học sinh lớp 11 chuyên Tin Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đạt giải Ba.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra an toàn, nghiêm túc; không có cán bộ làm nhiệm vụ thi và thí sinh vi phạm quy chế thi. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2022 tỉnh Quảng Trị đạt 94,43% (năm 2021 đạt 94,25%).

Bước vào năm học 2022 -2023, quy mô, mạng lưới trường, lớp đã được tổ chức, sắp xếp lại từng bước hợp lý; cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em trong tỉnh. Tính đến 5/9/2022, toàn tỉnh có 399 cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Số học sinh đầu năm học 2022-2023 có 170.039 HS. Trong đó: Mầm non có 37.984 cháu, Tiểu học có 63.616 học sinh, THCS có 42.274 học sinh, THPT có 26.165 học sinh, GDTX cấp THPT có 1.017 học viên. Ban hành Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 về Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

4. Y tế

4.1. Hoạt động khám, chữa bệnh

Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật. Hiện nay, toàn tỉnh có 146 cơ sở y tế có chức năng khám chữa bệnh, bằng cùng thời điểm năm trước (20 Bệnh viện và Phòng khám đa khoa khu vực; 125 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 01 trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh); có 2.200 giường bệnh (không kể trạm xá), tăng 2,33% so với cùng thời điểm năm trước.

Ước tính 9 tháng năm 2022, có 597.021 lượt người khám bệnh, tăng 25,97% so cùng kỳ năm trước; số bệnh nhân điều trị nội trú là 88.579 lượt, tăng 17,72%.

4.2. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực  phẩm

Kể từ khi có dịch bệnh COVID-19 xảy ra (Năm 2020) cho đến 14/9/2022, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 85.482 ca bệnh; đã có 54 ca tử vong (Năm 2020 có 07 ca mắc, 01 ca tử vong; năm 2021 có 2.237 ca mắc, 03 ca tử vong; năm 2022 có 83.238 ca mắc, 50 ca tử vong). Hiện còn 24 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế và 172 ca bệnh đang cách ly, điều trị tại nhà, tại nơi lưu trú.

Công tác tiêm chủng phòng COVID-19 (đến 15/9/2022): Số người từ 18 tuổi trở lên đã hoàn thành liều cơ bản là 435.535 người, đạt 98,77%; tiêm mũi nhắc lại lần 1 là 337.050 người, đạt 76,44%; tiêm mũi bổ sung là 46.440 người, đạt 11,2%; tiêm mũi nhắc lại lần 2 là 59.043 người, đạt 61,99%. Số người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã hoàn thành mũi cơ bản là 61.046 người, đạt 98,06%; tiêm mũi nhắc lại lần 1 là 25.756 người, đạt 41,37%. Số người từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm mũi 1 là 52.201 người, đạt 65,44%; tiêm 02 mũi là 36.379 người, đạt 45,61%.

Trong tháng trên địa bàn tỉnh có 407 trường hợp mắc bệnh cúm; 08 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip; 22 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng; 06 trường hợp mắc thuỷ đậu; 81 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 12 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut; 06 trường hợp mắc bệnh sốt rét; 281 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 01 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.... Tính chung 9 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 3.191 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 24,93% so với cùng kỳ năm trước; 34 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 70,78%; 119 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 50,70%; 05 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 64,29%; 94 trường hợp mắc thuỷ đậu, giảm 54,81%; 720 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 28,57%; 37 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 63,73%; 612 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, bằng 8,5 lần; 98 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, bằng 2,5 lần....Trong 9 tháng năm 2022,  các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm so cùng kỳ năm trước; chỉ có sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng cao. Không có trường hợp tử vong.

Trong tháng phát hiện thêm 01 trường hợp nhiễm HIV. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 281 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 42 bà mẹ); số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 102 người.

Trong tháng 9/2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tính chung 9 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Đakrông làm chết 02 người.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Trong 9 tháng năm 2022, toàn tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt công tác trang trí, khánh tiết, tuyên truyền cổ động trực quan chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng trong năm 2022 tiêu biểu như: Kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn; Kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị; Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông và diễu binh diễu hành nhân Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ; Kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam....

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh đã tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình.

Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh xây dựng và biểu diễn chương trình Nghệ thuật “Ấm nồng tình Xuân” mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần – 2022. Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Trị tổ chức ghi hình và phát sóng Chương trình nghệ thuật “Ấm nồng tình Xuân” trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và trên các kênh thông tin, mạng xã hội để phục vụ nhân dân dịp Tết.

Thư viện tỉnh tổ chức Khai mạc Hội Báo Xuân Nhâm Dần năm 2022 với các hoạt động: trưng bày mô hình sách chuyên đề chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; sách chuyên đề phong tục lễ Tết và chào Xuân Nhâm Dần 2022 (với hơn 100 tờ báo, tạp chí Trung ương và 63 tờ báo của các địa phương).

Tổ chức thành công Chương trình nghệ thuật “Khát vọng Hòa bình”, Chương trình nghệ thuật “Màu Hoa đỏ” lần thứ 15 năm 2022; tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam…

Chuẩn bị các điều kiện cho Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam năm 2022, dự kiến sẽ diễn ra tại Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt trong thời gian tới. Với chủ đề "Hành trình tinh hoa" và khoảng 100 gian hàng giới thiệu ẩm thực đặc sản 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao quần chúng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; triển khai chương trình bơi an toàn phòng chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030. Tính đến nay, số người tập TDTT thường xuyên đạt 36,2%; số gia đình thể thao đạt 27,3% tổng số hộ dân; có 820 câu lạc bộ và điểm tập TDTT, có 02 liên đoàn và hiệp hội thể thao.

Trong khuôn khổ Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh đã tổ chức giải đua thuyền nhân dịp Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm Ngày giải phóng Quảng Trị; tổ chức giải Võ thuật cổ truyền, giải Đẩy gậy…

Các đội tuyển thể thao thành tích cao tiếp tục duy trì tập luyện thường xuyên theo kế hoạch. Đến nay, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh đã đào tạo được 101 vận động viên với 08 môn thể thao: Điền kinh, Cầu lông, Bơi lội, Karatedo, Rowing, Canoeing, Cử tạ và Vật. Trong đó có 24 VĐV đội tuyển tỉnh, 17 VĐV đội tuyển trẻ và 60 VĐV năng khiếu. Tham gia thi đấu 21 giải thể thao quốc gia, đạt 55 huy chương các loại (12HCV, 16HCB, 27HCĐ). Đặc biệt phối hợp với Tổng cục TDTT và các Liên đoàn thể thao quốc gia tổ chức thành công Giải vô địch Bóng chuyền bãi biển 2x2 quốc gia và Giải Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2022.

6. Tai nạn giao thông

Tháng 9/2022 (từ 15/8/2022 đến 14/9/2022), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông, giảm 13,33% so với tháng trước và giảm 23,53% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 08 người, bằng tháng trước và bằng cùng kỳ năm trước; bị thương 11 người, giảm 21,43% và giảm 21,43%. Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông tháng 9/2022, đường bộ xảy ra 12 vụ, làm chết 08 người, bị thương 10 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, bị thương 01 người.

Tính cả quý III/2022 (Từ 15/6/2022 đến 14/9/2022) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 44 vụ tai nạn giao thông, tăng 12,82% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 26 người, tăng 73,33%; bị thương 37 người, tăng 23,33%. Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông quý III/2022, đường bộ xảy ra 42 vụ, làm chết 26 người, bị thương 36 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, bị thương 01 người.

Tính chung 9 tháng năm 2022 (Từ 15/12/2021 đến 14/9/2022) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 134 vụ tai nạn giao thông, giảm 7,59% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 76 người, giảm 3,80%; bị thương 110 người, giảm 2,65%. Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông 9 tháng năm 2022, đường bộ xảy ra 132 vụ, làm chết 75 người, bị thương 109 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, bị thương 01 người.

7. Thiệt hại thiên tai, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

Trong tháng Chín, trên địa bản tỉnh không xảy ra thiên tai. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 05 đợt thiên tai (01 đợt mưa to gây lụt cục bộ; 01 đợt ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa to và gió giật mạnh; 03 đợt mưa to kèm theo sét), làm 03 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính gần 792 tỷ đồng.   

Tháng 9/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ cháy, giảm 70% so với tháng trước và giảm 76,92% so với cùng kỳ năm trước; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 800 triệu đồng, tăng 321,05% và giảm 86,50%. Tính cả quý III/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ cháy, giảm 64,71% so với cùng kỳ năm trước; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 1.509 triệu đồng, giảm 91,40%. Tính chung 9 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 49 vụ cháy, giảm 41,67% so với cùng kỳ năm trước; làm 01 người chết, 01 người bị thương; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 7.047,5 triệu đồng, giảm 68,39%.

Trong tháng Chín, phát hiện và xử lý 25 vụ vi phạm môi trường; số tiền xử phạt 76,75 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, phát hiện và xử lý 213 vụ vi phạm môi trường, tăng 19,66% so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt là 1.334,86 triệu đồng, tăng 1,35%.

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Chín tháng năm 2022, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới đạt thấp; kinh tế cả nước đạt được tốc độ tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỉnh Quảng Trị, đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp…kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những kết quả tích cực: thu ngân sách trên địa bàn tiếp tục đạt kết quả khá ấn tượng; các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định…

Những tháng còn lại của năm 2022, còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; trong thời gian tới các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kết luận số 230-KL/TU ngày 12/7/2022 của Hội nghị lần thứ tám BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVII về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2022 và Nghị quyết số 31/2022/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm  2022; trong đó, tập trung vào những nội dung trọng tâm sau đây:

Một là, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là phòng chống dịch bệnh COVID-19, quyết tâm không để tái diễn dịch bệnh xảy ra trên diện rộng để phục hồi và phát triển kinh tế.

Hai là, tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và các kế hoạch khôi phục sản xuất sau thiên tai trong vụ Đông Xuân. Kích hoạt các nguồn lực, dư địa để phục hồi và phát triển kinh tế.

Ba là, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và đúng chế độ, chính sách quy định.

Bốn là, đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2022.  

Năm là, tập trung tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp vụ Đông và vụ Đông Xuân 2022-2023. Chủ động phương án phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sáu là, tích cực hổ trợ các nhà đầu tư các dự án năng lượng tái tạo đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào vận hành thương mại. Hổ trợ các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm công nghiệp bị sụt giảm trong 9 tháng năm 2022.

Bảy là, Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, xuất khẩu hàng hóa; thực hiện liên kết, hợp tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Tám là, Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chính sách đặc thù hổ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chín là, thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, chăm lo nhiều hơn và tốt hơn nữa cho những người yếu thế, bảo đảm người dân khi gặp khó khăn được hổ trợ kịp thời ổn định cuộc sống với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.

► Số liệu KT-XH tháng 9 năm 2022  

  

   CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ


[1] Chín tháng năm 2018 tăng 9,16%, năm 2019 tăng 9,47%, năm 2020 tăng 4,57% và năm 2021 tăng 9,51%.


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013