Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 766
Hôm nay: 2,964
Lượt truy cập: 1,415,752
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
Cập nhật bản tin: 8/2/2022
            

 

Năm 2022, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tạo tiền đề vững chắc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021 - 2025) của tỉnh. Đây cũng là năm tỉnh Quảng Trị tổ chức chuỗi sự kiện các ngày lễ lớn năm 2022: Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 - 07/4/2022), 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2022) và 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị…Chủ đề của tỉnh trong năm 2022 là “Trách nhiệm, kỷ cương - Thích ứng an toàn - Thúc đẩy tăng trưởng”.

Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu dần được khơi thông. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ucraina đã ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu. Trong nước,   Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của nước ta đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Tại Quảng Trị, toàn tỉnh đã nỗ lực thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Theo đó, nhiệm vụ phòng chống dịch được tiếp tục quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế - xã hội dần được phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2022 dịch COVID-19 với biến thể mới Omicron diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; thời tiết mưa lũ bất thường gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất vụ cây hàng năm Đông Xuân; giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao đã tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế…Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong trong Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ; Kết luận số 175-KL/TU ngày 06/12/2021 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 149/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022…

Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II/2022 ước tính tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 7,76%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,39%; khu vực dịch vụ tăng 7,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,59.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính tăng 3,50% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng đầu năm từ trước đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 4,38%, làm giảm 1,02 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,59%, đóng góp 1,63 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,50%, đóng góp 2,64 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,11%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,38% so với cùng kỳ năm trước, đây là lần đầu tiên khu vực này trong 6 tháng đầu năm có mức tăng trưởng âm. Ngành lâm nghiệp diện tích rừng trồng mới tập trung tăng 46,86%, sản lượng gỗ khai thác tăng 9,56%...nên tăng trưởng cao nhất 7,43%, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Ngành thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản giảm 5,82% nên giá trị tăng thêm giảm 2,11% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,07 điểm phần trăm. Ngành nông nghiệp, cây hàng năm vụ Đông Xuân mất mùa nặng; năng suất và sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều giảm so với vụ Đông Xuân năm trước, trong đó, sản lượng lương thực có hạt giảm 29,50%...đã làm cho giá trị tăng thêm giảm 8,34% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 1,29 điểm phần trăm.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,59% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 10,24%, đóng góp 1,30 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành xây dựng tăng 2,72%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm. Trong ngành công nghiệp, từ trước đến nay công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò dẫn dắt ngành công nghiệp tỉnh nhà phát triển nhưng 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 4,03%, đây là mức tăng thấp nhất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ trước đến nay đã làm cho tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chững lại. Ngành xây dựng, 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 2,72%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 9,30% của 6 tháng đầu năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu là do, tình hình dịch COVID-19 kéo dài một bộ phận dân cư gặp khó khăn; ngân hàng siết chặt tín dụng bất động sản, lãi suất cho vay tăng; hơn nữa, giá vật liệu xây dựng tăng cao, nguồn vật liệu xây dựng khan hiếm làm cho tăng trưởng của ngành xây dựng tăng chậm lại.  

Khu vực dịch vụ tăng 5,50%, cao hơn mức tăng của 6 tháng năm 2020 và năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng của các năm trước đó. Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 đang phục hồi mạnh mẽ. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: bán buôn, bán lẽ tăng 5,72%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; thông tin và truyền thông tăng 5,01%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,17%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm…Riêng ngành vận tải kho bãi tăng trưởng chậm chỉ tăng 1,53%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, những tháng đầu năm dịch COVID-19 với biến thể mới Omicron diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động vận tải…Các ngành dịch vụ phi thị trường chỉ ổn định do giảm biên chế, chưa tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức…

Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 26,47%; khu vực dịch vụ chiếm 46,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,14% (cơ cấu tương ứng của 6 tháng đầu năm 2021 là: 24,76%; 24,50%; 46,74%; 4%).

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết bất lợi, vụ Đông Xuân xảy ra các đợt mưa lớn bất thường, trái quy luật làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất cây hàng năm. Năng suất và sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm vụ Đông Xuân đều giảm so với vụ Đông Xuân năm trước, trong đó, sản lượng lương thực có hạt giảm 29,50%. Sản xuất cây lâu năm tương đối ổn định. Ngành chăn nuôi mặc dù giá thức ăn có tăng nhưng dịch bệnh ít xảy ra nên tiếp tục phục hồi và phát triển khá. Ngành thuỷ sản, thời tiết biển và ngư trường không được thuận lợi; thiếu lực lượng lao động đi biển; một số tàu đánh bắt hải sản bị hạn chế vùng ngư trường do thực hiện khai thác IUU; các luồng cá nục, cá cơm xuất hiện muộn hơn; giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí một chuyến biển tăng, trong khi giá bán hải sản không tăng…đã ảnh hưởng đến sản lượng thuỷ sản. Ngành lâm nghiệp thời tiết mưa nhiều thuận lợi cho trồng rừng; dịch COVID-19 được kiểm soát, xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến thuận lợi hơn, giá gỗ tăng khá nên khai thác gỗ đạt kết quả khả quan…    

2.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

a1. Cây hàng năm

* Sơ bộ kết quả sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021-2022

Về diện tích: Vụ Đông Xuân năm 2021-2022, toàn tỉnh gieo trồng được  40.054,3 ha, giảm 0,45% so với vụ Đông Xuân năm trước; trong đó: cây lúa gieo cấy 26.051,2 ha, tăng 0,41%; cây ngô gieo trồng 3.237,7 ha, giảm 2,57%; khoai lang 1.124,3 ha, giảm 4,76%; lạc 2.858,4 ha, giảm 5,03%; rau các loại 3.875,5 ha, giảm 0,38%; đậu các loại 577,6 ha, tăng 1,80%; cây ớt cay 401,5 ha, giảm 1,41%...Cây ngô, khoai lang diện tích giảm do sản xuất kém hiệu quả nên chuyển sang trồng các loại cây khác; cây lạc diện tích giảm do mưa kéo dài đất ướt không gieo trồng được.

Về năng suất: Vụ Đông Xuân năm 2021-2022, do ảnh hưởng của thời tiết mưa đầu vụ làm ngập úng 243 ha lúa mới gieo, có 117 ha lúa bị ngập sâu phải gieo lại; cuối tháng 3, đầu tháng 4, đã xảy ra đợt mưa lũ trái vụ, làm hơn 9.000 ha lúa bị thiệt hại hoàn toàn; 3.800 ha hoa màu bị ngập úng, đổ ngã, hư hại; cuối vụ, ảnh hưởng của đợt không khí lạnh gây mưa lớn làm hơn 3.000 ha lúa chuẩn bị thu hoạch bị ngập úng, đổ ngã…nên năng suất hầu hết các loại cây hàng năm đều giảm mạnh so với vụ Đông Xuân năm trước. Năng suất lúa đạt 42,4 tạ/ha, giảm 18,6 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm trước; năng suất ngô 30,5 tạ/ha, giảm 6,8 tạ/ha; năng suất  khoai lang 59,3 tạ/ha, giảm 23,9 tạ/ha; năng suất lạc 17,6 tạ/ha, giảm 6,4 tạ/ha; năng suất rau các loại 90,8 tạ/ha, giảm 18,8 tạ/ha; năng suất đậu các loại 6,8 tạ/ha, giảm 5,7 tạ/ha; năng suất cây ớt cay 37,7 tạ/ha, giảm 18,9 tạ/ha…

Về sản lượng: Do năng suất giảm mạnh nên sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm đều giảm mạnh. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt 120.254 tấn, giảm 29,50% (-50.315,9 tấn) so với vụ Đông Xuân năm trước; trong đó: sản lượng lúa 110.385,5 tấn, giảm 30,21% (-47.783,2 tấn); sản lượng ngô 9.865,5 tấn, giảm 20,43% (-2.533,2 tấn). Sản lượng khoai lang đạt 6.662,5 tấn, giảm 32,12% (-3.152,8 tấn); sản lượng lạc 5.026,5 tấn, giảm 30,41% (-2.196,8 tấn); sản lượng rau các loại 35.206,3 tấn, giảm 17,42% (-7.424,2 tấn); sản lượng đậu các loại 394,2 tấn, giảm 44,46% (-315,5 tấn); sản lượng ớt cay 1.513,6 tấn, giảm 34,37% (-792,8 tấn)…

a2. Cây lâu năm

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 31.851,8 ha, tăng 0,61% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó: cây cà phê 4.029,9 ha, tăng 0,17%; cây cao su  18.803 ha, tăng 0,43%; cây hồ tiêu 2.178,7 ha, tăng 0,48%; cây chuối 4.107,7 ha, giảm 0,54%; cây dứa 253,3 ha, giảm 20,84%...Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2022: cao su 8.680 tấn, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước; hồ tiêu 2.230 tấn, tăng 56,57%; chuối 39.950 tấn, tăng 0,04%; dứa 1.545,9 tấn, giảm 17,86%...

b. Chăn nuôi

Ước tính đến 30/6/2022, đàn trâu có 20.760 con, giảm 4,57% so với cùng thời điểm năm 2021; đàn bò có 56.850 con, tăng 2,25%; đàn lợn thịt có 148.500 con, tăng 11,88%; đàn gia cầm có 3.826 nghìn con, tăng 4,14%, trong đó: đàn gà 3.088 nghìn con, tăng 8,47%. Đàn trâu bò ổn định, hiện nay ngành nông nghiệp đang nổ lực nâng cao chất lượng đàn bò, tăng tỷ lệ bò lai có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò theo hướng bền vững. Chăn nuôi lợn tiếp tục đà phục hồi, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt; tuy nhiên, hiện nay giá thức ăn chăn nuôi tăng, trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi không tăng nên người chăn nuôi hạn chế tăng đàn, tái đàn. 

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 6/2022 ước tính đạt 4.354 tấn, tăng 6,77% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 80 tấn, giảm 2,44%; thịt bò 262 tấn, tăng 2,75%; thịt lợn 2.622 tấn, tăng 9,34%; thịt gia cầm 1.390 tấn, tăng 3,50%. Sản lượng trứng gia cầm 3.680 nghìn quả, giảm 3,59%...Tính cả quý II/2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 13.639,9 tấn, tăng 12,64% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 228 tấn, tăng 1,79%; thịt bò 765 tấn, tăng 4,08%; thịt lợn 8.102 tấn, tăng 19,93%; thịt gia cầm 4.440,3 tấn, tăng 3,28%. Sản lượng trứng gia cầm 11.798,6 nghìn quả, giảm 1,15%... Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 27.450,8 tấn, tăng 16,61% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 460 tấn, giảm 0,43%; thịt bò 1.560 tấn, tăng 3,31%; thịt lợn 16.492 tấn, tăng 23,74%; thịt gia cầm 8.737,7 tấn, tăng 8,56%. Sản lượng trứng gia cầm 23.994,5 nghìn quả, giảm 2,33%...

Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến 10/6/2022, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 219 hộ, 49 thôn, 28 xã, thị trấn của 05 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Hướng Hóa) với tổng số 758 con (234 nái, 273 lợn thịt và 251 lợn sữa) bị bệnh, chết buộc chôn hủy, trọng lượng tiêu hủy 46.168 kg. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong có dịch chưa qua 21 ngày.

2.2. Lâm  nghiệp

Sáu tháng đầu năm 2022, thời tiết mưa nhiều khá thuận lợi cho công tác trồng rừng nên diện tích rừng trồng mới tập trung đạt khá. Dịch COVID-19 được kiểm soát, xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến thuận lợi hơn, giá gỗ tăng nên khai thác gỗ đạt kết quả khả quan…

Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 6/2022 ước tính đạt 650 ha, tăng 269,32% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 132.013 m3, tăng 18,06%; sản lượng củi khai thác 27.500 ster, tăng 1,69%. Tính cả quý II/2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 1.965 ha, tăng 64,99% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 391.400 m3, tăng 13,88%; sản lượng củi khai thác 107.261 ster, tăng 37,06%...Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 3.438 ha, tăng 46,86% so với cùng kỳ năm trước;  sản lượng gỗ khai thác 605.000 m3, tăng 9,56%; sản lượng củi khai thác 135.500 ster, tăng 32,20%...

Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Phát hiện 65 vụ vi phạm lâm luật, xử lý vi phạm 61 vụ, tịch thu 47 m3 gỗ các loại. Nhìn chung, các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định.

2.3. Thủy sản

Sáu tháng đầu năm 2022, thời tiết biển và ngư trường không được thuận lợi như năm trước; thiếu lực lượng lao động đi biển; một số tàu đánh bắt hải sản bị hạn chế vùng ngư trường do thực hiện khai thác IUU; các luồng cá nục, cá cơm xuất hiện muộn hơn; giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí một chuyến biển tăng đã ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân nên số chuyến biển giảm đi. Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2022 ước tính giảm 5,92% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sản lượng thuỷ sản khai thác giảm mạnh 8,14%.

Sản lượng thủy sản tháng 6/2022 ước tính đạt 3.349 tấn, giảm 0,86% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 2.413 tấn, giảm 1,15%; tôm 506,5 tấn, tăng 8,69%; thủy sản khác 429,5 tấn, giảm 8,81%. Tính cả quý II/2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 9.877,1 tấn, giảm 3,39% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 7.577,6 tấn, tăng 11,63%; tôm 1.312,5 tấn, tăng 3,12%; thủy sản khác 987 tấn, giảm 54,36%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 17.098,1 tấn, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 12.545,5 tấn, tăng 5,57%; tôm 2.251,5 tấn, tăng 3,69%; thủy sản khác 2.301,1 tấn, giảm 43,86%.  Cụ thể:  

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 6/2022 ước tính đạt 681 tấn, tăng 10,19% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 201 tấn, tăng 10,44%; tôm 480 tấn, tăng 10,09%. Tính cả quý II/2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 1.736,1 tấn, tăng 6,25% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 474,5 tấn, tăng 8,16%; tôm 1.254 tấn, tăng 5,56%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 3.790,1 tấn, tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.674,5 tấn, tăng 2,69%; tôm 2.100 tấn, tăng 3,96%.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 6/2022 ước tính đạt 2.668 tấn, giảm 3,33% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.212 tấn, giảm 2,08%; thủy sản khác 429,5 tấn, giảm 8,81%. Tính cả quý II/2022, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 8.141 tấn, giảm 5,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 7.103,1 tấn, tăng 11,87%; thủy sản khác 979,4 tấn, giảm 54,56%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 13.308 tấn, giảm 8,14% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 10.871 tấn, tăng 6,03%; thủy sản khác 2.285,5 tấn, giảm 44,03%.

3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 8,87% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất của 6 tháng đầu năm các năm từ 2018 đến nay. Động lực tăng trưởng của ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 là ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng cao nhất 45,49% do những tháng cuối năm 2021 có nhiều dự án điện gió hoàn thành đi vào vận hành thương mại; ngành khai khoáng quy mô nhỏ, chỉ số sản xuất tăng 6,02% chủ yếu khai thác đá, cát, sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 0,31% do tình hình thu hút đầu tư vào ngành này trong những năm qua hạn chế; hàng năm có rất ít dự án đầu tư vào ngành này và thường là quy mô nhỏ; không có dự án có quy mô lớn, tạo động lực cho ngành công nghiệp phát triển; một số doanh nghiệp quy mô lớn hiện nay đang hoạt động có khó khăn do giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định…nên chỉ số sản xuất tốc độ tăng đã chững lại

 Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2022 ước tính tăng 8,90% so với tháng trước và tăng 10,07% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng giảm 4,31% và giảm 4,44%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,29% và tăng 0,94%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,43% và tăng 50,69%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,88% và giảm 3,78%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2022 tăng khá so với tháng trước và cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 đã được đẩy lùi, chuổi cung ứng thuận lợi hơn, hoạt động sản xuất công nghiệp đã trở lại bình thường như trước khi có dịch.

Tính cả quý II/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 9,80% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng giảm 1,82%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,69%; sản xuất và phân phối điện tăng 50,36%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,70%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 8,87% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 6,02%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,31%; sản xuất và phân phối điện tăng 45,49%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,08%.

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất và phân phối điện tăng 45,49%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 25,41%; khai thác quặng kim loại tăng 21,14%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 15,09%;      sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 14%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 5,03%; sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 8,87%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 9,25%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 10,10%; sản xuất đồ uống giảm 14,19%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 18,15%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 18,83%; khai khoáng khác giảm 20%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 28,41%.  

Một số sản phẩm chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: điện sản xuất tăng 67,16%; săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 65,05%; dăm gỗ tăng 54,49%; điện thương phẩm tăng 22,10%; gỗ cưa hoặc xẻ tăng 19,07%...Một số sản phẩm tăng thấp: bộ com lê, quần áo tăng 9,90%; ván ép tăng 8,52%; tinh bột sắn tăng 6,55%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 2,55%; nước máy tăng 2,03%; nước hoa quả, tăng lực tăng 0,94%...Một số sản phẩm giảm:      bia lon giảm 3,02%; dầu nhựa thông giảm 7,46%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 11,23%; xi măng giảm 11,68%; đá xây dựng giảm 21,90%; gạch khối bằng bê tông giảm 26,08%; phân hóa học giảm 26,61%; tấm lợp proximăng giảm 36,66%; thủy hải sản chế biến giảm 63,47%...

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Sáu tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 26,77% và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 18,48% so với cùng kỳ năm trước cho thấy Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã góp phần quan trọng khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 43,94% và số doanh nghiệp giải thể tăng 14,28%, đây phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động của thị trường.

Từ đầu năm đến 15/6/2022, toàn tỉnh có 251 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 26,77% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 2.747 tỷ đồng, tăng 70,30%; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,94 tỷ đồng, tăng 34,23%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 190 doanh nghiệp, tăng 43,94% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp giải thể là 24 doanh nghiệp, tăng 14,28%; số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 109 doanh nghiệp, tăng 18,48%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ thuộc các ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ gặp khó khăn về vốn, để bị tổn thương do tác động từ bên ngoài, kinh doanh kém hiệu quả…

Trong số doanh nghiệp thành lập mới 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 10 doanh nghiệp, chiếm 3,98% và tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng có 74 doanh nghiệp, chiếm 29,48% và giảm 7,50%; khu vực dịch vụ có 167 doanh nghiệp, chiếm 66,54% và tăng 51,97%.

5. Hoạt động dịch vụ

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Sáu tháng đầu năm 2022, dịch COVID-19 từng bước được kiểm soát; các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân trở lại bình thường như trước khi có dịch, cầu tiêu dùng tăng trở lại. Hoạt động thương mại và dịch vụ tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, trên thị trường giá một số hàng hoá nguyên, nhiên vật liệu tăng theo giá thị trường thế giới làm cho giá các hàng hoá khác tăng theo gây khó khăn cho người tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 tăng 11,16% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2021 tăng 9,68%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2022 ước tính đạt 2.343,54 tỷ đồng, tăng 1,72% so với tháng trước và tăng 19,60% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 1.912,37 tỷ đồng, tăng 1,55% và tăng 19,34%; doanh thu lưu trú và ăn uống 300,30 tỷ đồng, tăng 2,62% và tăng 18,93%; doanh thu du lịch lữ hành 0,20 tỷ đồng, giảm 72,87% so với tháng trước; doanh thu dịch vụ khác 130,67 tỷ đồng, tăng 2,48% và tăng 25,06%.

Tính cả quý II/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 6.911,16 tỷ đồng, tăng 18,34% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 5.635,28 tỷ đồng, tăng 17,84%; doanh thu lưu trú và ăn uống 887,57 tỷ đồng, tăng 18,65%; doanh thu du lịch lữ hành 1,82 tỷ đồng, tăng 19,64%; doanh thu dịch vụ khác 386,49 tỷ đồng, tăng 25,36%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước cho thấy hoạt động thương mại và dịch vụ phục hồi nhanh.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 13.126,26 tỷ đồng, tăng 11,16% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,81%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 10.726,95 tỷ đồng, chiếm 81,72% tổng mức và tăng 10,55% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng khá như: ô tô các loại tăng 25,87%; hàng may mặc tăng 14,36%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,77%; phương tiện đi lại tăng 11,21%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 1.662,31 tỷ đồng, chiếm 12,66% tổng mức và tăng 12,32% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu dịch vụ lưu trú 50,95 tỷ đồng, tăng 33,94%; doanh thu dịch vụ ăn uống 1.611,36 tỷ đồng, tăng 11,75%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, du lịch nội địa tăng trở lại nên hoạt động kinh doanh lưu trú có dấu hiệu khới sắc. 

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 1,82 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức và tăng 19,64% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 735,18 tỷ đồng, chiếm 5,61% tổng mức và tăng 17,95% so với cùng kỳ năm trước.

4.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Sáu tháng đầu năm 2022, dịch COVID-19 dần được kiểm soát; các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân trở lại bình thường như trước khi có dịch nên hoạt động kinh doanh vận tải cũng sôi động trở lại. Tuy nhiên, do giá nhiên liệu tăng cao đã tác động tiêu cực làm cho hoạt động vận tải phục hồi chậm. Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, hành khách vận chuyển tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước, hành khách luân chuyển tăng 3,06%; hàng hoá vận chuyển tăng 4,14%, hàng hoá luân chuyển tăng 4,33% (6 tháng đầu năm 2021 là 17,36%, 15,26%, 5,32%, 8,40%).

Doanh thu vận tải tháng 6/2022 ước tính đạt 175,01 tỷ đồng, tăng 1,68% so với tháng trước và tăng 12,31% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 30,04 tỷ đồng, tăng 0,58% và tăng 26,89%; doanh thu vận tải hàng hóa 124,38 tỷ đồng, tăng 1,92% và tăng 10,24%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 20,59 tỷ đồng, tăng 1,87% và tăng 6,58%. Tính cả quý II/2022, doanh thu vận tải ước tính đạt 521,85 tỷ đồng, tăng 10,22% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 91,10 tỷ đồng, tăng 12,96%; doanh thu vận tải hàng hóa 369,61 tỷ đồng, tăng 9,95%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 61,14 tỷ đồng, tăng 7,97%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.014,54 tỷ đồng, tăng 6,01% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 176,05 tỷ đồng, tăng 4,33%; doanh thu vận tải hàng hóa 715,10 tỷ đồng, tăng 6,27%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 123,39 tỷ đồng, tăng 6,95%

Số lượt hành khách vận chuyển tháng 6/2022 ước tính đạt 599,3 nghìn HK, tăng 1,28% so với tháng trước và tăng 16,46% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 56.397,5 nghìn HK.km, tăng 1,72% và tăng 14,35%. Tính cả quý II/2022, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 1.786 nghìn HK, tăng 11,53% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 163.247,2 nghìn HK.km, tăng 9,86%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 3.699,2 nghìn HK, tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 318.233,6 nghìn HK.km, tăng 3,06%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 6/2022 ước tính đạt 1.069,5 nghìn tấn, tăng 2,50% so với tháng trước và tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 78.916,4 nghìn tấn.km, tăng 2,58% và tăng 9%. Tính cả quý II/2022, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3.045,8 nghìn tấn, tăng 7,60% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 228.539,6 nghìn tấn.km, tăng 7,51%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 5.787,9 nghìn tấn, tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 422.424,5 nghìn tấn.km, tăng 4,33%.

4.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Sáu tháng đầu năm 2022, dịch COVID-19 dần được đẩy lùi; tỉnh Quảng Trị đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện quan trọng: Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, Lễ Thượng cờ thống nhất non sông…; nhiều sản phẩm du lịch mới bước đầu hình thành như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…đã tạo nên sự đa dạng cho du lịch Quảng Trị. Hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2022 đã có những tín hiệu tích cực. Ước tính số lượt khách lưu trú tăng 42,42% so với cùng kỳ năm trước, số ngày khách lưu trú tăng 92,92%; số lượt khách du lịch theo tour tăng 16,70%, số ngày khách du lịch theo tour tăng 18,50%.

Số lượt khách lưu trú tháng 6/2022 ước tính đạt 46.431 lượt, tăng 5,05% so với tháng trước và tăng 47,64% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 31.926 ngày khách, tăng 3,05% và tăng 50,55%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 245.009 lượt, tăng 42,42% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 183.117 ngày khách, tăng 92,92%.

Số lượt khách du lịch theo tour tháng 6/2022 ước tính đạt 55 lượt, giảm 72,08% so với tháng trước, cùng kỳ năm trước không phát sinh; số ngày khách du lịch theo tour 85 ngày khách, giảm 71,48% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, số lượt khách du lịch theo tour ước tính đạt 486 lượt, tăng 16,70% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 838 ngày khách, tăng 18,50%.

4.4. Hoạt động bưu chính, viễn thông

Hoạt động bưu chính, viễn thông phát triển ổn định. Các công ty bưu chính, viễn thông đa dạng hóa các gói dịch vụ, nâng cấp băng thông cho thiết bị di động…phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 215 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có: 86 bưu cục cấp 2, cấp 3 và điểm phục vụ; 01 bưu cục hệ 1; có 114/125 xã, phường có điểm bưu điện văn hóa xã; 08 chi nhánh chuyển phát và kho bưu chính; 03 văn phòng đại diện; 03 thùng thư công cộng độc lập. Có 101/125 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày (huyện đảo Cồn Cỏ chưa có). Bán kính phục vụ bình quân 2,381 km/1 điểm phục vụ; số dân được phục vụ 3.020 người/1 điểm phục vụ.

Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.982 trạm (819 trạm 2G, 1.108 trạm 3G, 1.055 trạm 4G). Tỷ lệ hạ tầng phủ sóng di động theo thôn, bản, khu phố (2G,3G,4G) đạt 97,6%, trong đó: 3G và 4G đạt 97%

Ước tính đến 30/6/2022, toàn tỉnh có 670.450 thuê bao điện thoại, tăng 0,72% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 7.637 thuê bao cố định, giảm 12,11% và 662.813 thuê bao di động, tăng 0,89%. Số thuê bao Internet hiện có là 114.156 thuê bao, tăng 10,56% so với cùng thời điểm năm trước.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng

Sáu tháng đầu năm 2022, dịch COVID-19 từng bước được đẩy lùi; các  hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường. Thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ  nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế cuối tháng 5/2022 tăng 12,66% so với cuối năm 2021; do lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp hơn so với các canh đầu tư khác nên huy động vốn trên địa bàn giảm 0,86% so với cuối năm 2021.

Lãi suất cho vay trên địa bàn Quảng Trị cơ bản ổn định so với cuối năm 2021, thị trường tiền tệ ổn định. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên tối đa 4,5%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn các đối tượng khác phổ biến từ 7-8%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn phổ biến 7-10/năm.

Huy động vốn trên địa bàn đến 31/5/2022 đạt 30.286 tỷ đồng, giảm 0,86%   (-262 tỷ đồng) so với cuối năm 2021; bao gồm: tiền gửi tiết kiệm 21.650 tỷ đồng,  tăng 1,23% (+264 tỷ đồng); tiền gửi có kỳ hạn của TCKT 1.844 tỷ đồng, tăng 9,96% (+167 tỷ đồng); tiền gửi thanh toán 6.076 tỷ đồng, giảm 1,75% (-108 tỷ đồng); huy động khác 203 tỷ đồng, giảm 65,06% (-378 tỷ đồng); phát hành giấy tờ có giá 513 tỷ đồng, giảm 28,75% (-207 tỷ đồng).

Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 31/5/2022 đạt 49.277 tỷ đồng, tăng 12,66% (+5.537 tỷ đồng) so với cuối năm 2021; bao gồm: dư nợ cho vay ngắn hạn 24.814 tỷ đồng, chiếm 50,36%, tăng 13,26% (+2.906 tỷ đồng); dư nợ cho vay trung và dài hạn 24.463 tỷ đồng, chiếm 49,64%, tăng 12,05% (+2.631 tỷ đồng).

Nợ xấu đến 31/5/2022 là 356,9 tỷ đồng, chiếm 0,72% tổng dư nợ.

2. Thu, chi ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2022 đạt 64,74% dự toán và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước; các khoản thu về nhà, đất đạt rất cao so với dự toán (98,22%). Chi ngân sách nhà nước đạt 42,47% dự toán; đảm bảo nhu cầu quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính, giáo dục, y tế…

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 18/6/2022 đạt 2.686,55 tỷ đồng, bằng 64,74% dự toán địa phương và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 2.368,77 tỷ đồng, bằng 67,68% dự toán và tăng 36,52%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 284,73 tỷ đồng, bằng 43,81% dự toán và giảm 63,63%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: các khoản thu về nhà, đất 1.142,77 tỷ đồng, tăng 76,19% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 431,08 tỷ đồng, tăng 11,19%; thu phí, lệ phí 174,53 tỷ đồng, tăng 17,57%;  thuế bảo vệ môi trường 167,70 tỷ đồng, giảm 22,3%; thuế thu nhập cá nhân 129,51 tỷ đồng, tăng 38,15%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 127,82 tỷ đồng, tăng 10,97%...

Chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/6/2022 đạt 4.010,23 tỷ đồng, bằng 42,47% dự toán địa phương và tăng 11,05% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 486,87 tỷ đồng, bằng 28,27% dự toán và tăng 57,86% so với cùng kỳ năm trước; chi thường xuyên 2.352,16 tỷ đồng, bằng 43,60% dự toán và tăng 8,75%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.038,39 tỷ đồng, tăng 3,47% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 551,03 tỷ đồng, tăng 1,93%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 223,59 tỷ đồng, tăng 71,23%; chi sự nghiệp kinh tế 179,92 tỷ đồng, tăng 4%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 201,57 tỷ đồng, tăng 10,49%...

3. Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2022 (giá hiện hành) ước tính giảm 5,12% so với cùng kỳ năm trước. Vốn khu vực nhà nước tăng 15,73% và đã có những tín hiệu tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, nhưng vẫn còn chậm do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, nguồn vật liệu san lấp…Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân giảm 8,75%, do năm trước là năm tỉnh Quảng Trị có những đột phá trong thu hút đầu tư điện gió trên địa bàn tỉnh (có đến 17 dự án điện gió hoàn thành trong năm nên 6 tháng đầu năm nay có sự sụt giảm.

Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn quý II/2022 (giá hiện hành) ước tính đạt 6.088,25 tỷ đồng, giảm 21,15% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn khu vực nhà nước 1.439,11 tỷ đồng, tăng 13,15%; vốn của dân cư và tư nhân 4.641,83 tỷ đồng, giảm 27,39%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 7,31 tỷ đồng, giảm 86,96%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn (giá hiện hành) ước tính đạt 11.199,04 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn khu vực nhà nước 2.402,41 tỷ đồng, chiếm 21,45% và tăng 15,73%; vốn của dân cư và tư nhân 8.786,22 tỷ đồng, chiếm 78,45% và giảm 8,75%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10,41 tỷ đồng, chiếm 0,10% và giảm 89,39%.

Trong vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9.651,11 tỷ đồng, giảm 4,07% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản 817,44 tỷ đồng, giảm 19,37%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ 717,64 tỷ đồng, tăng 1,71%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 12,85 tỷ đồng, tăng 56,29%.

Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước 6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 1.310,06 tỷ đồng, bằng 38,55% kế hoạch năm 2022 và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.039,54 tỷ đồng, bằng 38,53% kế hoạch và tăng 2,52%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 240,98 tỷ đồng, bằng 39,07% kế hoạch và tăng 21,78%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 29,54 tỷ đồng, bằng 35,27% kế hoạch và tăng 22,98%. Tình hình thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm 2022 đã có những chuyển biến tích cực, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành ở địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ.

Tình hình thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước: Trong 6 tháng đầu năm 2022, có 20 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 542,65 tỷ đồng.  

Vốn FDI: Trong 6 tháng đầu năm 2022, không có dự án được cấp chủ trương đầu tư mới. Tổng số dự án FDI đã chấp thuận chủ trương đầu tư, có hiệu lực đến nay là 19 dự án với tổng vốn đăng ký là 2.488 triệu USD.

Về tiến độ giải ngân vốn: Tính đến 31/5/2022, Kho bạc Nhà nước tỉnh giải ngân 539,88 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý,  đạt 15,6% kế hoạch vốn năm 2022.

4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Sáu tháng đầu năm 2022, giá nhiên liệu trong nước điều chỉnh tăng 49,18% so với cùng kỳ năm trước, giá ga tăng 23,88%, giá điện sinh hoạt tăng 6,58%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 12,95%, dịch COVID-19 được kiểm soát nên giá ăn uống ngoài gia đình tăng 2,18%...là các yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên, do giá lương thực, thực phẩm giảm đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,10% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2021 tăng 2,23%).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2022 tăng 0,77% so với tháng trước, tăng 3,66% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,33% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý II/2022 tăng 3,92% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,10% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng 3,10% của chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: giao thông tăng 19,05%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,84%; đồ uống và thuốc lá tăng 4,99%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,09%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 1,52%; giáo dục tăng 0,64%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,62%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,33%. Có 2/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: bưu chính viễn thông giảm 0,07%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,25% (lương thực giảm 0,43%, thực phẩm giảm 1,08%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,18%). Nhóm hàng hoá thuốc và dịch vụ y tế giá ổn định.

Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,01% so với tháng trước, tăng 13,47% so với tháng 12 năm trước và tăng 21,53% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân quý II/2022 tăng 24,01% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 18,44% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,82% so với tháng trước, tăng 1,59% so với tháng 12 năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân quý II/2022 tăng 0,12% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,45% so với cùng kỳ năm trước.

III.  CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Tình hình lao động, việc làm 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát. Đến nay, số ca nhiễm đã giảm xuống còn vài ca trên ngày; các hoạt động kinh tế đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi có dịch; các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ; cầu tiêu dùng đang được kích hoạt sau thời gian dài chửng lại. Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2022, lao động có việc làm tăng nên tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm xuống.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (viết tắt là LLLĐ) toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 ước tính là 334.214 người, tăng 0,75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: nam 173.556 người, chiếm 51,92% và tăng 0,70%; nữ 160.658 người, chiếm 48,08%, tăng 0,80%; khu vực thành thị 110.949 người, chiếm 33,19%, tăng 1,22%; khu vực nông thôn 223.265 người, chiếm 66,81%, tăng 0,52%. 

Lao động có việc làm toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính là 324.845 người, tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 134.440 người, chiếm 41,38% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế, tăng 0,70%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 65.322 người, chiếm 20,10%, tăng 0,83%; khu vực dịch vụ là 125.123 người, chiếm 38,52%, tăng 1,51% (cơ cấu 6 tháng đầu năm 2021 là: 41,51%; 20,15% và 38,34%).

Lao động có việc làm tăng lên làm cho tỷ lệ thất nghiệp chung 6 tháng đầu năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp chung 6 tháng đầu năm 2022 ước khoảng 2,8%, giảm 0,28 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao gẩn 1,5 lần so khu vực nông thôn (3,47% so với 2,47%); của nam cao hơn của nữ (2,99% so với 2,60%). Tỷ lệ thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn 6 tháng đầu năm 2022 đều thấp hơn so cùng kỳ năm trước.

Công tác đào tạo nghề và giới thiếu việc luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành. Tính đến ngày 15/6/2022, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 7.141 người (đạt 79,3% kế hoạch năm). Trong đó: Trình độ cao đẳng 25 người; trình độ trung cấp 318 người; trình độ sơ cấp 2.635 người và đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng 4.163 người. Giải quyết việc làm mới cho 10.756 lao động, đạt 89,63% kế hoạch năm, trong đó: 4.733 lượt lao động làm việc trong tỉnh, 5.129 lượt lao động làm việc ngoài tỉnh và 894 lao động làm việc ở nước ngoài (làm việc ở nước Lào 14 lao động, xuất khẩu lao động các nước 880 lao động).

2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

2.1. Đời sống dân cư

Theo chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, tại thời điểm cuối năm 2021 tỉnh Quảng Trị có 10.431 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,82% và 10.367 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,78%.

Kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới đa chiều giai đoạn 2022-2025. Đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh có 18.904 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,55% và 10.133 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,65%.

Các ngành, các cấp ở địa phương tiếp tục chỉ đạo và triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, dự án thuộc chương trình giảm nghèo bền vững. Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho 11.222 lượt hộ nghèo và hộ chính sách khác để phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng số tiền cho vay là 492.600 triệu đồng, nâng tổng số dư nợ vay vốn đến tháng 6/2022 là 3.214.000 triệu đồng. Thực hiện cấp 124.356 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, tổng kinh phí cấp thẻ là 56.400 triệu đồng. Thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ về chi phí học tập cho 33.664 lượt học sinh, tổng kinh phí miễn giảm và chi phí học tập là 19.350 triệu đồng. Hỗ trợ xây dựng 84 nhà ở mới cho hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ 5.284 triệu đồng và sửa chữa, nâng cấp cho 10 nhà ở hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ 155 triệu đồng.

 Tính đến ngày 15/5/2022, toàn tỉnh có 44.352 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trong đó có 166 trẻ em không nguồn nuôi dưỡng; 3.254 trẻ em dưới 03 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang sống tại vùng đặc biệt khó khăn; 20 người bị nhiễm HIV không có khả năng lao động; 814 người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, hộ nghèo; 207 người từ 75 đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang sống tại vùng đặc biệt khó khăn; 14.239 người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; 1.843 đối tượng đơn thân nuôi nhỏ, hộ nghèo, hộ cận nghèo; 18.985 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 4.824 hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT ĐB nặng.

Đầu năm 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào nghèo. Bước vào năm 2022, dịch COVID-19 với biến thể mới Omicron diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; tuy nhiên, công tác phòng chống dịch linh hoạt và đạt hiệu quả nhất định khi tỷ lệ bao phủ vắc xin gần như toàn diện đối với tất cả các đối tượng theo quy định nên các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra thông suốt. Mặc dù vụ Đông Xuân năm nay do ảnh hưởng thời tiết cực đoan và bất thường nên một số vùng bị ảnh hưởng đáng kể, năng suất và sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm đều giảm. Tuy nhiên, công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện nên tình hình thiếu đói trong dân trong 6 tháng đầu năm 2022 không xảy ra.

2.2. Bảo đảm an sinh xã hội

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, tỉnh Quảng Trị đã trao tặng tổng số 99.998 suất quà cho người có công, gia đình chính sách người có công, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng khác với tổng kinh phí là 50.296,7 triệu đồng. Trong đó: Quà của Chủ tịch nước là 8.183,7 triệu đồng để tặng 26.820 suất quà cho người có công và gia đình  chính sách người có công; Quà từ Ngân sách địa phương (tỉnh/huyện/xã) là 3.953 triệu đồng để tặng 7.906 suất quà cho gia đình người có công, gia đình chính sách có công với cách mạng, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng chính sách khác; Quà từ nguồn kinh phí xã hội hóa là 38.250 triệu đồng để trao tặng 65.272 suất quà cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra tỉnh đã phân bổ 2.150,28 tấn gạo (Chính phủ hỗ trợ) để cứu trợ cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó: đợt 1 hỗ trợ 1.065 tấn gạo để cứu trợ cho 14.907 hộ (70.982 nhân khẩu) trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; đợt 2 hỗ trợ 1.085,28 tấn gạo để hỗ trợ cho 15.111 hộ (72.352 nhân khẩu) trong thời gian giáp hạt đầu năm 2022.

Tính từ đầu năm đến 01/6/2022, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh huy động được hơn 23.020 triệu đồng. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã hỗ trợ xây dựng mới 78 nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, trị giá 4.870 triệu đồng; hỗ trợ sữa chữa 68 nhà, trị giá 1.380 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 330 người, trị giá 1.740 triệu đồng; hỗ trợ khó khăn 6.114 suất quà trị giá 3.400 triệu đồng…

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Kết quả đến ngày 30/5/2022, tổng kinh phí đã hỗ trợ 78.512 triệu đồng; trong đó: số người lao động được hỗ trợ là 43.903 người với số tiền là 30.107 triệu đồng; số đơn vị sử dụng lao động được hỗ trợ là 11.510 đơn vị với số tiền 32.738 triệu đồng; số người dân được hỗ trợ là 12.113 người với số tiền là 15.667 triệu đồng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, số tiền đã hỗ trợ là 59.755,5 triệu đồng (18.862 lao động, 8.575 đơn vị sử dụng lao động và 11.130 người dân).

Triển khai Nghị Quyết 116/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Kết quả đến ngày 15/06/2022, đã có 38.541 lao động đề nghị hỗ trợ, cơ quan BHXH đã giải quyết chi trả cho 35.867 lao động đủ điều kiện hưởng với số tiền 88.200 triệu đồng; số đơn vị được Thông báo giảm đóng BHTN là 1.467 đơn vị với 30.208 lao động, số tiền dự kiến giảm mức đóng BHTN là 17.600 triệu đồng. Số thực tế đã thực hiện giảm đóng BHTN đến 15/6/2022 là 1.466 đơn vị tương ứng với 31.971 lao động với số tiền giảm đóng là gần 14.000 triệu đồng.

3. Giáo dục và Đào tạo

Đầu năm 2022, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, ngành Giáo dục bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh để chỉ đạo các đơn vị, trường học mở cửa trường học trở lại an toàn, ổn định tình hình dạy học bình thường, tập trung vào các hoạt động chuyên môn, rà soát phân loại học sinh để có biện pháp hỗ trợ, phụ đạo kịp thời, kiên trì mục tiêu chất lượng. 

Bước vào năm học 2021 - 2022, quy mô, mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được tổ chức, sắp xếp lại từng bước hợp lý, đúng với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tính đến tháng 6/2022, toàn tỉnh có 399 cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (378 trường công lập và 21 trường tư thục). Cụ thể: Mầm non có 166 đơn vị, tiểu học có 68 đơn vị, TH&THCS có 80 đơn vị, THCS có 42 đơn vị, THCS&THPT có 07 đơn vị, THPT có 24 đơn vị; 02 trường phổ thông 3 cấp TH, THCS và THPT, 01 trường liên cấp mầm non và phổ thông; 01 trường Trẻ em khuyết tật tỉnh; 09 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, 01 Trung tâm GDTX - Tin học, Ngoại ngữ tỉnh…

Toàn ngành có 176.054 học sinh, tăng 2.340 học sinh so với năm học trước. Trong đó: Cấp MN có 41.437 cháu, TH có 65.647 học sinh, THCS có 43.754 học sinh, THPT có 24.121 học sinh, GDTX cấp THPT có 1.017 học viên.

Công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Đến 31/5/2022, về phổ cập giáo dục THCS toàn tỉnh có 06 xã đạt Mức độ 1; 22 xã đạt Mức độ 2; 97 xã đạt Mức độ 3; 03 huyện đạt Mức độ 1; 03 huyện đạt Mức độ 2; 04 huyện đạt Mức độ 3. Tỉnh Quảng Trị đạt Mức độ 1.

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được quan tâm thực hiện. Đến 31/5/2022, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 177/367 (chỉ tính khối các trường công lập), đạt tỷ lệ 48,23%, trong đó: Mầm Non có 87/147 trường, đạt tỷ lệ 59,18%; Tiểu học có 32/67 trường đạt tỷ lệ 47,76%; TH&THCS có 32/80 trường, đạt tỷ lệ 40%; THCS có 19/42 trường, đạt tỷ lệ 45,24%; THPT có 7/24 trường, đạt tỷ lệ 29,17%; THCS&THPT có 0/7 trường.

Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hoá quốc gia lớp 12 THPT tại tỉnh Quảng Trị, có 54 thí sinh dự thi, 21 học sinh đạt giải, chiếm tỷ lệ 52,8% (gồm 02 giải nhì, 10 giải ba và 09 giải khuyến khích); có 02 học sinh tham dự kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế.

Tổ chức thành công Cuộc thi khoa học kỹ thuật khối học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2021 - 2022. Cuộc thi có 98 đề tài dự thi ở các trường có cấp THPT và phòng GDĐT các huyện  thị xã, thành phố. Kết quả có 61 đề tài đạt giải, (3 giải Nhất, 8 giải Nhì, 23 giải Ba và 27 giải Tư). Cuộc thi KHKT cấp quốc gia có 2 dự án tham gia dự thi, trong đó Dự án “Robot lấy mẫu xét nghiệm COVID-19” của các em Trần Quốc Hùng và Thái Việt Ý, học sinh lớp 11 chuyên Tin Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đạt giải Ba.

Tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp THPT cấp tỉnh, Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh, Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp GDTX năm học 2021 - 2022 .

 Ban hành Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 về Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Tính đến ngày 15/6/2021, công tác dạy và học năm học 2021-2022 các cấp đã kết thúc; kết thúc thi tuyển vào trường chuyên Lê Quý Đôn năm học 2022-2023. Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xét tuyển cho cấp THPT; Xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Triển khai công tác tuyển sinh năm học 2022 – 2023.

4. Y tế

4.1. Hoạt động khám, chữa bệnh

Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác y tế. Đến nay toàn tỉnh có 146 cơ sở y tế có chức năng khám chữa bệnh (20 Bệnh viện và Phòng khám đa khoa khu vực; 125 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 01 trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh); có 2.200 giường bệnh (không kể trạm xá), tăng 2,33% so với cùng kỳ năm trước.

Đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng chuyên môn; có 3.120 cán bộ ngành y, tăng 0,22% so với cùng kỳ năm trước (trong đó có 696 bác sĩ trở lên, tăng 6,26%); có 251 cán bộ ngành dược, tăng 2,87%.

Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, số lượt người khám bệnh là 361.287 lượt, tăng 4,51% so cùng kỳ năm trước; số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 51.532 lượt, giảm 14,85%.

4.2. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực  phẩm

Kể từ khi có dịch bệnh COVID-19 xảy ra (Năm 2020) cho đến 13/6/2022, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 81.866 ca bệnh; đã có 53 ca tử vong (Năm 2020 có 07 ca mắc, 01 ca tử vong; năm 2021 có 2.237 ca mắc, 03 ca tử vong; năm 2022 có 79.622 ca mắc, 49 ca tử vong). Riêng trong tháng 6/2022 (từ 17/5-13/6) đã phát hiện 398 ca, không có ca tử vong. Hiện còn 15 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế và 145 ca bệnh đang cách ly, điều trị tại nhà, tại nơi lưu trú.

Công tác tiêm chủng phòng COVID-19 (đến 13/6/2022): Số người từ 18 tuổi trở lên đã hoàn thành liều cơ bản là 431.028 người, đạt 95,3%; số người tiêm mũi bổ sung nhắc lại là 340.491 người, đạt 75,3%. Số người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã hoàn thành mũi cơ bản là 62.046 người, đạt 94,0%. Số người từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm mũi 1 là 29.762 người, đạt 36,5%, mũi 2 đạt 2,06%.

Trong tháng trên địa bàn tỉnh có 314 trường hợp mắc bệnh cúm; 05 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip; 11 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng; 23 trường hợp mắc thuỷ đậu; 95 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 03 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut; 41 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 44 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.... Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 2.072 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước; 17 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 74%; 63 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 52,99%; 04 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 42,86%; 62 trường hợp mắc thuỷ đậu, giảm 67,02%; 463 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 39,08%; 16 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 72,41%; 45 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 15,38%; 47 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 27,03%....Trong 6 tháng đầu năm 2022,  các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm so cùng kỳ năm trước; chỉ có sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng lên. Không có trường hợp tử vong.

Trong tháng phát hiện thêm 02 trường hợp nhiễm HIV. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 275 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 40 bà mẹ); số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 101 người.

Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh không có ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt công tác trang trí, khánh tiết, tuyên truyền cổ động trực quan chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng trong năm 2022.  Tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022 (GĐ1) tiêu biểu như: Lễ Kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn; Lễ Kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị; Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông và diễu binh diễu hành nhân Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước…

Trong dịp Tết Nguyến đán Nhâm Dần 2022, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh đã tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình:

Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh xây dựng và biểu diễn chương trình Nghệ thuật “Ấm nồng tình Xuân” mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần – 2022. Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Trị tổ chức ghi hình và phát sóng Chương trình nghệ thuật “Ấm nồng tình Xuân” trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và trên các kênh thông tin, mạng xã hội để phục vụ nhân dân dịp Tết.

Thư viện tỉnh tổ chức Khai mạc Hội Báo Xuân Nhâm Dần năm 2022 với các hoạt động: trưng bày mô hình sách chuyên đề chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; sách chuyên đề phong tục lễ Tết và chào Xuân Nhâm Dần 2022 (với hơn 100 tờ báo, tạp chí Trung ương và 63 tờ báo của các địa phương).

Sáu tháng đầu năm 2022, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh tổ chức 76 buổi chiếu phim, thu hút 21.000 lượt người xem.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao quần chúng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; triển khai chương trình bơi an toàn phòng chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030. Tính đến nay, số người tập TDTT thường xuyên đạt 36%; số gia đình thể thao đạt 27,03% tổng số hộ dân; có 820 câu lạc bộ và điểm tập TDTT, có 02 liên đoàn và hiệp hội thể thao.

Tiếp tục quan tâm công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng vận động viên; tập trung các môn thể thao thành tích cao có thế mạnh của tỉnh. Tham gia thi đấu Giải Billiards & Snooker vô địch Cúp quốc gia; Giải vô địch các câu lạc bộ vật cổ điển, vật tự do quốc gia năm 2022; Giải vô địch Cử Tạ thanh thiếu niên quốc gia, Giải Cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên…Các đội tuyển thể thao thành tích cao thi đấu đạt 05 HCB và 06 HCĐ.  

Tổ chức thi đấu các giải thể thao trong chương trình Đại hội Thể dục, thể thao tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII năm 2022. Đến ngày 10/6/2022, toàn tỉnh có 9/9 huyện đã chỉ đạo Đại hội điểm cấp cơ sở; có 100/125 xã, thị trấn đã tổ chức hoàn thành Đại hội TDTT cấp cơ sở. Tổ chức 10/15 môn (phân môn) trong khuôn khổ chương trình Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII.

Tổ chức giải đua thuyền trong khuôn khổ Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh nhân dịp Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị. Tổ chức giải Võ thuật cổ truyền, giải Đẩy gậy trong khuôn khổ Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh. Thành lập đoàn thể thao của tỉnh tham gia các giải thi đấu thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

6. Tai nạn giao thông

Trong tháng 6/2022 (từ 15/5/2022 đến 14/6/2022), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, tăng 60% so với tháng trước và tăng 166,67% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 10 người, tăng 42,86% và tăng 42,86%; bị thương 16 người, bằng và tăng 433,33%. Tất cả các vụ tai nạn giao thông trong tháng 6/2022 đều xảy ra trên đường bộ.

Tính cả quý II/2022 (Từ 15/3/2022 đến 14/6/2022) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 57 vụ tai nạn giao thông, tăng 9,62% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 29 người, giảm 3,33%; bị thương 51 người, tăng 41,67%. Tất cả các vụ tai nạn giao thông quý II/2022 đều xảy ra trên đường bộ.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 (Từ 15/12/2021 đến 14/6/2022) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 90 vụ tai nạn giao thông, giảm 15,09% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 50 người, giảm 21,87%; bị thương 73 người, giảm 12,05%. Tất cả các vụ tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2022 đều xảy ra trên đường bộ.

7. Thiệt hại thiên tai, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 05 đợt thiên tai làm 03 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính gần 800 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 01 lớp tuyên truyền an toàn PCCC cho 01 cơ sở với 41 người tham gia; 21 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở với 1.012 người tham gia; 04 lớp huấn luyện nghiệp vụ CNCH với 110 người tham gia…Đã hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC 401 cơ sở trên địa bàn, lập 401 biên bản kiểm tra, kiến nghị khắc phục 1.574 thiếu sót.

Trong tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 05 vụ cháy, bằng tháng trước và giảm 68,75% so với cùng kỳ năm trước; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 1.702 triệu đồng, tăng 69,81% và tăng 154,72%. Tính cả quý II/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ cháy, giảm 33,33% so với cùng kỳ năm trước; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 5.338 triệu đồng, tăng 14,23%. Tính chùng 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 31 vụ cháy, giảm 6,06% so với cùng kỳ năm trước; làm 01 người chết, 01 người bị thương; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 5.339 triệu đồng, tăng 16,41%.

Trong tháng 6/2022, phát hiện và xử lý 15 vụ vi phạm môi trường; số tiền xử phạt 142,35 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, phát hiện và xử lý 143 vụ vi phạm môi trường, tăng 3,62% so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt là 917,81 triệu đồng.

► Số liệu KT-XH 6 tháng năm 2022  

 

   CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 05/11/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2024 - 05/11/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê Quảng Trị - 28/10/2024
Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 28/10/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 Cục Thống kê Quảng Trị - 18/10/2024
Quyết định về việc công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 11/10/2024
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013