Tháng 8/2022, thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; giá xăng dầu điều chỉnh giảm làm giảm áp lực lạm phát, chi phí sản xuất kinh doanh, tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, nhất là hoạt động kinh doanh vận tải, đánh bắt thuỷ sản…
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 8/2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Lúa Hè Thu, vùng trũng huyện Hải Lăng đã thu hoạch xong, các huyện khác đang trong giai đoạn trổ bông. Các địa phương đang tiếp tục gieo trồng và chăm sóc các loại rau màu vụ Hè Thu. Chăn nuôi tiếp tục đà phục hồi, nhiều dự án chăn nuôi lớn được đầu tư trên địa bàn tỉnh. Sản xuất lâm nghiệp, hiện nay giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh nên sản lượng gỗ khai thác và diện tích trồng rừng mới tập trung tăng khá. Sản xuất thủy sản, mặc dù giá xăng dầu điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức cao; số tàu cá nằm bờ vẫn còn nhiều, sản lượng khai thác giảm nên sản lượng thuỷ sản trong tháng giảm so với cùng kỳ năm trước.
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Tiến độ sản xuất cây hàng năm
Đến ngày 15/8/2022, toàn tỉnh gieo trồng được 50.487,8 ha lúa, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: lúa Đông Xuân 26.051,2 ha, tăng 0,41%; lúa Hè Thu 22.781,6 ha, tăng 0,89%; lúa Mùa 1.655 ha, giảm 3,89%; cây ngô gieo trồng 4.506,1 ha, tăng 2,75%; khoai lang 1.434,7 ha, giảm 5,13%; sắn 12.429,5 ha, giảm 0,07%; lạc 3.142,8 ha, giảm 4,46%; rau các loại 5.415,5 ha, tăng 1,21%; đậu các loại 1.567,9 ha, giảm 1,40%...Nhằm khắc phục thiệt hại do mưa lụt trong vụ Đông Xuân, nhiều địa phương tận dụng tối đa diện tích để gieo trồng lúa, ngô nên diện tích lúa, ngô có tăng; cây khoai lang diện tích giảm do sản xuất kém hiệu quả nên chuyển sang trồng các loại cây khác; cây lạc diện tích giảm do trong vụ Đông Xuân mưa kéo dài không gieo trồng được...
Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu
|
Ước thực hiện đến ngày 15/8/2022
(Ha)
|
Ước thực hiện đến 15/8/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
- Lúa
|
50.487,8
|
100,48
|
+ Đông Xuân
|
26.051,2
|
100,41
|
+ Hè Thu
|
22.781,6
|
100,89
|
+ Mùa
|
1.655,0
|
96,11
|
- Ngô
|
4.506,1
|
102,75
|
- Khoai lang
|
1.434,7
|
94,87
|
- Sắn
|
12.429,5
|
99,93
|
- Lạc
|
3.142,8
|
95,54
|
- Rau các loại
|
5.415,5
|
101,21
|
- Đậu các loại
|
1.567,9
|
98,60
|
Tình hình sâu bệnh trên cây hàng năm vụ Hè Thu:
Trên cây lúa, chuột gây hại 835 ha, tỷ lệ hại phổ biến 5-10%, nơi cao 15-20%; rầy các loại, diện tích nhiễm 279 ha, mật độ phổ biến 700 -1.000 con/m2, nơi cao 1.500-2.500 con/m2; bệnh khô vằn, diện tích nhiễm 1.800 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 20-25%, nơi cao 40-50%, cục bộ có nơi >60%; nhện gié, diện tích nhiễm 213 ha, tỷ lệ hại phổ biến 15-30%, nơi cao 40-60%; bệnh lem lép hạt, diện tích nhiễm 85 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao 15-20%; bệnh đốm nâu, diện tích nhiễm 87ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 10-15%, nơi cao 40-50%. Ngoài ra, bệnh bạc lá, sâu đục thân, cuốn lá nhỏ gây hại rải rác…Trên cây sắn, bệnh khảm lá virus, diện tích nhiễm 85 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5 - 15%, nơi cao 50 - 70%; nhện đỏ, diện tích nhiễm 77 ha, tỷ lệ hại phổ biến 10-15%, nơi cao 20-30%.
b. Chăn nuôi
Ước tính đến 31/8/2022, đàn trâu có 20.730 con, giảm 4,71% so với cùng thời điểm năm 2021; đàn bò có 56.850 con, tăng 1,88%; đàn lợn thịt có 157.600 con, tăng 17,85%; đàn gia cầm có 3.826 nghìn con, tăng 4,14%, trong đó: đàn gà 3.190 nghìn con, tăng 8,50%. Đàn trâu bò quy mô không lớn và tương đối ổn định, hiện nay do diện tích chăn thả bị thu hẹp nên người chăn nuôi có xu hướng nuôi bò nhốt, vỗ béo. Đàn lợn thịt phục hồi nhanh, hiện nay đang có nhiều dự án chăn nuôi lợn được đầu tư trên địa bàn tỉnh, những dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển ngành chăn nuôi; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt…
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 8/2022 ước tính đạt 4.755 tấn, tăng 12,05% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 77 tấn, giảm 1,91%; thịt bò 250 tấn, tăng 1,63%; thịt lợn 3.030 tấn, tăng 17,81%; thịt gia cầm 1.398 tấn, tăng 3,79%. Sản lượng trứng gia cầm 3.850 nghìn quả, giảm 0,26%. Tính chung 8 tháng năm 2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 36.748 tấn, tăng 15,58% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 614 tấn, giảm 0,70%; thịt bò 2.090 tấn, tăng 4,50%; thịt lợn 22.511 tấn, tăng 22,10%; thịt gia cầm 11.533 tấn, tăng 7,38%. Sản lượng trứng gia cầm 31.724 nghìn quả, giảm 1,71%.
Sản phẩm chăn nuôi
|
Ước
tháng 8/2022
|
Ước
8 tháng năm 2022
|
So với cùng kỳ năm 2021 (%)
|
Tháng 8/2022
|
8 tháng năm 2022
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)
|
7.755
|
36.748
|
112,05
|
115,58
|
- Thịt trâu
|
77
|
614
|
98,09
|
99,30
|
- Thịt bò
|
250
|
2.090
|
101,63
|
104,50
|
- Thịt lợn
|
3.030
|
22.511
|
117,81
|
122,10
|
- Thịt gia cầm
|
1.398
|
11.533
|
103,79
|
107,38
|
Sản lượng trứng gia cầm (Nghìn quả)
|
3.850
|
31.724
|
99,74
|
98,29
|
Tình hình dịch bệnh: Trong tháng, dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra tại 2 hộ ở huyện Triệu Phong; tiêu hủy 02 lợn nái với trọng lượng tiêu hủy 291 kg. Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 224 hộ (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Hướng Hóa) với tổng số 766 con bị bệnh, chết buộc chôn hủy, trọng lượng tiêu hủy 47.057 kg. Đến nay, trên địa bàn tỉnh còn xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, có bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày.
1.2. Lâm nghiệp
Trong tháng, các đơn vị, địa phương tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Hiện nay, kỷ thuật nhân giống keo lai được thực hiện bằng phương pháp dâm hom nên hoạt động trồng rừng thực hiện được quanh năm; giá gỗ nguyên liệu tăng nên sản lượng gỗ khai thác tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 8/2022 ước tính đạt 1.973 ha, tăng 83,19% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 134 nghìn cây, giảm 46,40%; sản lượng gỗ khai thác 89.650 m3, tăng 14,67%; sản lượng củi khai thác 19.980 ster, tăng 7,50%. Tính chung 8 tháng năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 5.707 ha, tăng 44,41% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 1.872 nghìn cây, tăng 8,84%; sản lượng gỗ khai thác 819.351 m3, tăng 9,82%; sản lượng củi 141.967 ster, tăng 8,98%...
Trồng rừng và khai thác lâm sản
|
Ước tháng 8/2022
|
Ước 8 tháng năm 2022
|
So với cùng kỳ năm 2021 (%)
|
Tháng 8/2022
|
8 tháng năm 2022
|
1. Trồng rừng tập trung (Ha)
|
1.973
|
5.707
|
183,19
|
144,41
|
2. Số cây LN trồng phân tán (1000 cây)
|
134
|
1.872
|
53,60
|
108,84
|
3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)
|
89.650
|
819.351
|
114,67
|
109,98
|
4. Sản lượng củi khai thác (Ster)
|
19.980
|
141.967
|
107,50
|
108,98
|
Tình hình cháy rừng và vi phạm lâm luật: Trong 8 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Đã phát hiện 88 vụ vi phạm lâm luật; xử lý vi phạm 78 vụ; tịch thu 63,8 m3 gỗ các loại. Nhìn chung, các hành vi vi phạm lâm luật trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định.
1.3. Thủy sản
Trong tháng, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; thu nhập từng chuyến biển thấp nên số tàu cá nằm bờ còn nhiều, sản lượng thuỷ sản khai thác biển giảm nên sản lượng thuỷ sản giảm so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tăng, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
Sản lượng thủy sản tháng 8/2022 ước tính đạt 4.600,4 tấn, giảm 2,31% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 3.680,4 tấn, giảm 3,45%; tôm 394,8 tấn, tăng 6,13%; thủy sản khác 525,2 tấn, bằng cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 24.971,7 tấn, giảm 6,41% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 18.917,4 tấn, tăng 2,67%; tôm 3.155,6 tấn, tăng 2,91%; thủy sản khác 2.898,7 tấn, giảm 44,15%. Cụ thể như sau:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 8/2022 ước tính đạt 780,4 tấn, tăng 3,47% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 410,4 tấn, tăng 0,84%; tôm 356,8 tấn, tăng 6,83%. Tính chung 8 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 5.420,7 tấn, tăng 3,33% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 2.426,4 tấn, tăng 2,05%; tôm 2.963,6 tấn, tăng 4,43%.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 8/2022 ước tính đạt 3.820 tấn, giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 3.270 tấn, giảm 3,96%; thủy sản khác 512 tấn, bằng cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 19.551 tấn, giảm 8,79% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 16.491 tấn, tăng 2,77%; thủy sản khác 2.868 tấn, giảm 44,42%.
Tình hình dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản: Trong tháng, dịch bệnh tôm nuôi đã xảy ra trên địa bàn 02 xã của huyện Vĩnh Linh và Triệu Phong với tổng diện tích nhiễm bệnh là 8,48 ha (Đốm trắng 0,6 ha, Hoại tử gan tụy cấp tính 10,23 ha). Từ đầu năm đến nay dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra tại 04 xã của 02 huyện Triệu Phong, Vĩnh Linh với tổng diện tích 45,88 ha. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã kịp thời cấp hóa chất hỗ trợ dập dịch góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Sản lượng thủy sản
|
Ước tháng 8/2022
(Tấn)
|
Ước 8 tháng năm 2022
(Tấn)
|
So với cùng kỳ năm 2021 (%)
|
Tháng 8/2022
|
8 tháng năm 2022
|
Tổng sản lượng thủy sản
|
4.600,4
|
24.971,7
|
97,69
|
93,59
|
1. Chia theo loại thủy sản
|
|
|
|
|
- Cá
|
3.680,4
|
18.917,4
|
96,55
|
102,67
|
- Tôm
|
394,8
|
3.155,6
|
106,13
|
102,91
|
- Thủy sản khác
|
525,2
|
2.898,7
|
100,00
|
55,85
|
2. Chia theo nuôi trồng, khai thác
|
|
|
|
|
- Nuôi trồng
|
780,4
|
5.420,7
|
103,47
|
103,33
|
- Khai thác
|
3.820,0
|
19.551,0
|
96,59
|
91,21
|
2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2022 ước tính tăng 2,94% so với tháng trước và tăng 24,10% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng chủ yếu vẫn là ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,47% so với tháng trước và tăng 96,80% so với cùng kỳ năm trước do năm nay có thêm 17 dự án điện gió mới đưa vào vận hành thương mại. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào, giá nhiên liệu tăng cao tạo áp lực lên giá thành, năng lực cạnh tranh; tình hình thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo đang gặp khó khăn nên chỉ tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 6,35% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 12,19% so với cùng kỳ năm trước (8 tháng năm 2021 tăng 9,89%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2022 ước tính tăng 2,94% so với tháng trước và tăng 24,10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng giảm 4,83% và giảm 1,70%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,15% và tăng 6,35%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,47% và tăng 96,80%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,45% và tăng 7,25%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2022 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng rất cao do có 17 dự án điện gió mới đi vào vận hành thương mại cuối năm 2021.
Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 12,19% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 3,45%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,54%; sản xuất và phân phối điện tăng 57,02%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,36%.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất và phân phối điện tăng 57,02%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 19,82%; khai thác quặng kim loại tăng 17,33%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 12,21%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm: dệt giảm 4,36%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 6,15%; sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 7,14%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 8,27%; sản xuất đồ uống giảm 9,05%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 13,33%; khai khoáng khác giảm 20,21%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 28,27%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 35,27%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong 8 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: điện sản xuất tăng 101,72%; dăm gỗ tăng 56,03%; săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 31,94%; gỗ cưa hoặc xẻ tăng 22,73%; điện thương phẩm tăng 18,18%...Một số sản phẩm tăng thấp: com lê, quần áo tăng 9,90%; bia lon tăng 6,30%; ván ép tăng 6,02%; tinh bột sắn tăng 4,39%; nước máy tăng 4,02%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 1,84%...Một số sản phẩm giảm: nước hoa quả, tăng lực giảm 2,29%; xi măng giảm 8,48%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 10,74%; dầu nhựa thông giảm 10,78%; đá xây dựng giảm 23,35%; phân hóa học giảm 27,82%; gạch khối bằng bê tông giảm 32,73%; tấm lợp proximăng giảm 41,45%; thủy hải sản chế biến giảm 49,01%...
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2022 giảm 0,01% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 8,75% so với cùng thời điểm năm trước. Số lao động đang làm việc giảm so với cùng thời điểm tháng trước chủ yếu do công tác quản lý khai thác khoáng sản ngày càng chặt chẽ hơn và tăng khá so với cùng thời điểm năm trước do công nghiệp sản xuất và phân phối điện có thêm 17 dự án điện gió đi vào vận hành cuối năm 2021 và ngành công nghiệp chế biến chế tạo đang phục hồi. So với cùng thời điểm năm trước, số lao động đang làm việc khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 51,59%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 68,46%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,41%. Xét theo ngành hoạt động, so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 26,68%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,84%; sản xuất và phân phối điện tăng 20,82%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,73%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
Tháng 8/2022 so với tháng 7/2022 (%)
|
Tháng 8/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
8 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Toàn ngành công nghiệp
|
102,94
|
124,10
|
112,19
|
- Khai khoáng
|
95,17
|
98,30
|
103,45
|
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
100,15
|
106,35
|
101,54
|
- Sản xuất và phân phối điện
|
110,47
|
196,80
|
157,02
|
- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải
|
100,45
|
107,25
|
102,36
|
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tám tháng năm 2022 (từ 01/01-15/8), số doanh nghiệp thành lập mới tăng 26,85%, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,45% so với cùng kỳ năm trước cho thấy Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, tạo sự yên tâm, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể cũng tăng khá cao cho thấy một bộ phận doanh nghiệp đang gặp khó khăn sau dịch COVID-19, trong điều kiện giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao.
Từ đầu năm đến 15/8/2022, toàn tỉnh có 326 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 26,85% (+69 DN) so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 3.428 tỷ đồng, giảm 15,34%; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp 10,52 tỷ đồng, giảm 33,21%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 214 doanh nghiệp, tăng 37,18% (+58 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp giải thể là 35 doanh nghiệp, tăng 16,66% (+05 DN); số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 127 doanh nghiệp, tăng 15,45% (+17 DN). Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thuộc các ngành thương mại và dịch vụ gặp khó khăn về vốn, kinh doanh kém hiệu quả…
Trong tổng số doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến 15/8/2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 10 DN, chiếm 3,07%; khu vực công nghiệp - xây dựng có 98 DN, chiếm 30,06% và khu vực dịch vụ có 218 DN, chiếm 66,87%.
4. Đầu tư
Trong tháng, lãnh đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án…Tuy nhiên, tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý vẫn chưa đạt yêu cầu do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, đất san lấp, giá nguyên vật liệu tăng…Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 8/2022 tăng 17,59% so với tháng trước, tăng 4,15% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 8 tháng năm 2022 bằng 49,10% kế hoạch năm 2022 và tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 8/2022 ước tính đạt 324,24 tỷ đồng, tăng 17,59% so với tháng trước và tăng 4,15% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 255,58 tỷ đồng, tăng 21,61% và tăng 2,33%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 63,34 tỷ đồng, tăng 6,88% và tăng 19,43%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 5,32 tỷ đồng, giảm 15,66% và giảm 37,60%. Tính chung 8 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 1.881,47 tỷ đồng, bằng 49,10% kế hoạch năm 2022 và tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.479,25 tỷ đồng, bằng 47,24% kế hoạch và giảm 0,72%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 361,53 tỷ đồng, bằng 58,61% kế hoạch và tăng 17%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 40,69 tỷ đồng, bằng 48,47% kế hoạch và tăng 18,76%.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
|
Ước tính tháng 8/2022
(Tỷ đồng)
|
Ước tính 8 tháng năm 2022
(Tỷ đồng)
|
Tháng 8/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
8 tháng
năm 2022 so với kế hoạch năm 2022 (%)
|
8 tháng
năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng số
|
324,24
|
1.881,47
|
104,15
|
49,10
|
102,63
|
- Vốn ngân sách cấp tỉnh
|
255,58
|
1.479,25
|
102,33
|
47,24
|
99,28
|
- Vốn ngân sách cấp huyện
|
63,34
|
361,53
|
119,43
|
58,61
|
117,00
|
- Vốn ngân sách cấp xã
|
5,32
|
40,69
|
62,40
|
48,57
|
118,76
|
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công:
Kế hoạch đầu tư công do tỉnh quản lý năm 2022 là 3.458,93 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 480 tỷ đồng từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất. Đến nay, UBND tỉnh đã phân bổ chi tiết 3.410,634 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ và HĐND tỉnh giao.
Theo nguồn số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị tính từ đầu năm đến 15/8/2022: Nguồn vốn NSNN địa phương do tỉnh quản lý đã giải ngân 1.137,9 tỷ đồng, đạt 32,9 % kế hoạch vốn giao trong năm 2022.
5. Thương mại và dịch vụ
5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2022 trên địa bàn tỉnh tiếp tục khởi sắc do kinh tế phục hồi mạnh mẽ, sức mua tăng lên. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ tháng này có giảm so với tháng trước do tháng trước trên địa bàn tỉnh có nhiều hoạt động lễ hội thu hút một lượng khách lớn đến với Quảng Trị nên sức mua tăng; hơn nữa, tháng này giá xăng dầu điều chỉnh giảm…Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2022 ước tính giảm 3,46% so với tháng trước và tăng 22,87% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,16% so với cùng kỳ năm trước (8 tháng năm 2021 tăng 9,63%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2022 ước tính đạt 2.271,79 tỷ đồng, giảm 3,46% so với tháng trước và tăng 22,87% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 1.813,93 tỷ đồng, giảm 1,90% và tăng 17,92%; doanh thu lưu trú và ăn uống 319,25 tỷ đồng, giảm 13,02% và tăng 51,25%; doanh thu du lịch lữ hành 0,24 tỷ đồng, tăng 368% và tăng 2,56%; doanh thu dịch vụ khác 138,37 tỷ đồng, tăng 1,17% và tăng 39,11%. Nhìn chung tháng 8/2022, các hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 17.677,43 tỷ đồng, tăng 13,16% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,24%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 14.327,12 tỷ đồng, chiếm 81,05% tổng mức và tăng 11,67% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: ô tô con tăng 27,22%; hàng may mặc tăng 16,73%; phương tiện đi lại tăng 16,19%; xăng dầu các loại tăng 14,92%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,36%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 2.340,07 tỷ đồng, chiếm 13,24% tổng mức và tăng 19,73% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 75,91 tỷ đồng, tăng 46,98%; doanh thu dịch vụ ăn uống 2.264,16 tỷ đồng, tăng 18,99%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 2,30 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức và tăng 51,81% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 1.007,94 tỷ đồng, chiếm 5,70% tổng mức và tăng 20,65% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
|
Ước tháng 8/2022
( Tỷ đồng)
|
Ước 8 tháng
năm 2022
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng mức
(Tỷ đồng)
|
Cơ cấu
(%)
|
Tháng 8/2022
|
8 tháng năm 2022
|
Tổng số
|
2.271,79
|
17.677,43
|
100,00
|
122,87
|
113,16
|
- Bán lẻ hàng hóa
|
1.813,93
|
14.327,12
|
81,05
|
117,92
|
111,67
|
- Lưu trú và ăn uống
|
319,25
|
2.340,07
|
13,24
|
151,25
|
119,73
|
- Du lịch lữ hành
|
0,24
|
2,30
|
0,01
|
102,56
|
151,81
|
- Dịch vụ khác
|
138,37
|
1.007,94
|
5,70
|
139,11
|
120,65
|
5.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
Tháng 8/2022, thời tiết khá thuận lợi, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi mạnh mẽ; giá xăng dầu điều chỉnh giảm làm giảm áp lực chi phí cho ngành vận tải…Vận chuyển hành khách và hàng hoá tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, nhất là vận tải hành khách. Vận chuyển hành khách tháng 8/2022 tăng 25,33% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 16,61%, vận chuyển hàng hoá tăng 8,06%, luân chuyển hàng hoá tăng 9,43%. Tính chung 8 tháng năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 5,17% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 4,71%, vận chuyển hàng hoá tăng 4,92%, luân chuyển hàng hoá tăng 4,73% (8 tháng năm 2021 tương ứng tăng 14,39%, 12,12%, 5,26% và 7,95%).
Doanh thu vận tải tháng 8/2022 ước tính đạt 173,11 tỷ đồng, tăng 1,06% so với tháng trước và tăng 22,43% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 30,20 tỷ đồng, tăng 2,25% và tăng 71,07%; doanh thu vận tải hàng hóa 123,57 tỷ đồng, tăng 0,87% và tăng 15,88%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 19,34 tỷ đồng, tăng 0,45% và tăng 13,05%. Tính chung 8 tháng năm 2022, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.354,83 tỷ đồng, tăng 8,15% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 235,22 tỷ đồng, tăng 10,69%; doanh thu vận tải hàng hóa 958,59 tỷ đồng, tăng 7,69%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 161,02 tỷ đồng, tăng 7,28%.
Vận tải hành khách và hàng hóa
|
Ước tháng 8/2022
|
Ước 8 tháng năm 2022
|
So với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 8/2022
|
8 tháng năm 2022
|
1. Vận tải hành khách
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn HK)
|
605,9
|
4.849,2
|
125,33
|
105,17
|
- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)
|
54.653,5
|
414.837,9
|
116,61
|
104,71
|
2. Vận tải hàng hóa
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn tấn)
|
1.132,6
|
8.058,9
|
108,06
|
104,92
|
- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)
|
80.782,2
|
582.834,1
|
109,43
|
104,73
|
Số lượt hành khách vận chuyển tháng 8/2022 ước tính đạt 605,9 nghìn HK, tăng 5,72% so với tháng trước và tăng 25,33% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 54.653,5 nghìn HK.km, tăng 6,81% và tăng 16,61%. Tính chung 8 tháng năm 2022, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 4.849,2 nghìn HK, tăng 5,17% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 414.837,9 nghìn HK.km, tăng 4,71%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 8/2022 ước tính đạt 1.132,6 nghìn tấn, tăng 1,06% so với tháng trước và tăng 8,06% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 80.782,2 nghìn tấn.km, tăng 1,95% và tăng 9,43%. Tính chung 8 tháng năm 2022, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 8.058,9 nghìn tấn, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 582.834,1 nghìn tấn.km, tăng 4,73%.
5.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Tháng 8/2022, thời tiết thuận lợi, dịch COVID-19 tiếp tục được kiểm soát, giá xăng dầu điều chỉnh giảm…là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, do tháng trước trên địa bàn tỉnh có nhiều hoạt động lễ hội nên thu hút lượng khách nhiều hơn nên khách lưu trú tháng này có giảm so với tháng trước.
Số lượt khách lưu trú tháng 8/2022 ước tính đạt 49.083 lượt khách, giảm2,48% so với tháng trước và tăng 112,34% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 33.950 ngày khách, giảm 10,46% và tăng 80,05%; số lượt khách du lịch theo tour 57 lượt khách, tăng 1,79% so với tháng trước; số ngày khách du lịch theo tour 128 ngày khách, tăng 0,79% (khách du lịch theo tour cùng kỳ năm trước không phát sinh).
Tính chung 8 tháng năm 2022, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 344.529 lượt, tăng 60,32% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 258.472 ngày khách, tăng 138,01%; số lượt khách du lịch theo tour 599 lượt khách, tăng 50,23%; số ngày khách du lịch theo tour 1.134 ngày khách, tăng 56,28% (8 tháng năm 2021 tương ứng là +5,25%, -6,92%, -59,82% và -66,92%).
6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Tháng 8/2022, giá nhiên liệu trong nước điều chỉnh giảm 04 đợt; giá một số hàng hoá giảm do chi phí giảm theo giá nhiên liệu…là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng Tám giảm so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 giảm 0,15% so với tháng trước, tăng 4,50% so với tháng 12 năm trước và tăng 5,02% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 3,58% so với cùng kỳ năm trước (8 tháng năm 2021 tăng 2,55%).
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 giảm 0,15% so với tháng trước, tăng 4,50% so với tháng 12 năm trước và tăng 5,02% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức giảm 0,15% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 so với tháng trước, có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: giao thông giảm 5,98%; đồ dùng và dịch vụ khác giảm 0,40%; bưu chính, viễn thông giảm 0,05%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,04%. Có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ giá tăng là: may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,10%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,11%; giáo dục tăng 0,14%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,45%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,59% (lương thực tăng 0,05%, thực phẩm tăng 0,85%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,09%. Các nhóm hàng hoá còn lại có giá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 3,58% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng năm 2022 tăng là do giá xăng dầu điều chỉnh tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng…
Chỉ số giá vàng tháng 8/2022 giảm 1,05% so với tháng trước, tăng 9,74% so với tháng 12 năm trước và tăng 17,12% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 18,25% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2022 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,39% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,23% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 8 tháng năm 2022 giảm 0,13% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ
|
Tháng 8 năm 2022 so với
|
BQ 8 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tháng 8/2021
(%)
|
Tháng 12/2021
(%)
|
Tháng 7/2022
(%)
|
1. Chỉ số giá tiêu dùng
|
105,02
|
104,50
|
99,85
|
103,58
|
2. Chỉ số giá vàng
|
117,12
|
109,74
|
98,95
|
118,25
|
3. Chỉ số giá đô la Mỹ
|
102,23
|
102,39
|
100,21
|
100,13
|
7. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách trên địa bàn 8 tháng năm 2022 đạt khá so với dự toán, nhất là thu nội địa; tuy nhiên, một số khoản thu quan trọng như: thu ngoài quốc doanh, thuế bảo vệ môi trường…không đạt tiến độ dự toán. Chi ngân sách địa phương đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ cấp bách, đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến 18/8/2022 bằng 79,68% dự toán địa phương và giảm 2,95% so vưới cùng kỳ năm trước, chi ngân sách địa phương bằng 57% dự toán địa phương và tăng 1,34% so với cùng kỳ năm trước.
Thu, chi ngân sách nhà nước
|
Thực hiện đến 18/8/2022
( Tỷ đồng)
|
Thực hiện đến 18/8/2022 so với dự toán ĐP 2022 (%)
|
Thực hiện đến 18/8/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
1. Tổng thu NSNN trên địa bàn
|
3.306,67
|
79,68
|
97,05
|
TĐ: - Thu nội địa
|
2.863,82
|
81,82
|
121,15
|
- Thu từ hoạt động XNK
|
406,86
|
62,59
|
39,28
|
2. Tổng chi NSNN địa phương
|
5.389,54
|
57,00
|
101,34
|
TĐ: - Chi đầu tư phát triển
|
713,30
|
41,00
|
151,10
|
- Chi thường xuyên
|
3.189,40
|
59,00
|
103,94
|
Tổng thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/8/2022 đạt 3.306,67 tỷ đồng, bằng 79,68% dự toán địa phương và giảm 2,95% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 2.863,82 tỷ đồng, bằng 81,82% dự toán và tăng 21,15%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 406,86 tỷ đồng, bằng 62,59% dự toán và giảm 60,72%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất 1.115 tỷ đồng, bằng 98,67% dự toán và tăng 34,49% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 579,63 tỷ đồng, bằng 58,55% dự toán và tăng 6,69%; thuế bảo vệ môi trường 224,20 tỷ đồng, bằng 41,18% dự toán và giảm 25,27%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 174,59 tỷ đồng, bằng 74,29% dự toán và tăng 18,61%; lệ phí trước bạ 173,88 tỷ đồng, bằng 96,60% dự toán và tăng 11,38%...
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/8/2022 đạt 5.389,54 tỷ đồng, bằng 57% dự toán địa phương và tăng 1,34% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 713,30 tỷ đồng, bằng 41% dự toán và tăng 51,10%; chi thường xuyên 3.189,40 tỷ đồng, bằng 59% dự toán và tăng 3,94%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.385,96 tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 756,82 tỷ đồng, tăng 2,53%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 307,10 tỷ đồng, giảm 2,89%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 286,13 tỷ đồng, tăng 58,35%; chi sự nghiệp kinh tế 266,63 tỷ đồng, giảm 22,42%...
8. Một số tình hình xã hội
8.1. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
Trong tháng, thời tiết khá thuận lợi, các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, nhất là nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022) nên tình trạng thiếu đói của dân cư nói chung và người dân khu vực nông thôn không xảy ra.
Nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022), lãnh đạo các cấp đã thăm hỏi, trao tặng 24.533 suất quà của Chủ tịch nước cho người có công với cách mạng, tổng kinh phí quà tặng là 7.461,9 triệu đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, trao tặng 20.143 suất quà cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng, tổng trị giá quà tặng 15.902 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 522 nhà tình nghĩa đối với người có công với cách mạng với tổng kinh phí hỗ trợ 33.246 triệu đồng; trao tặng 48 sổ tiết kiệm cho người có công với cách mạng với tổng trị giá 480 triệu đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; kết quả đến ngày 15/8/2022, kinh phí đã hỗ trợ 78.512 triệu đồng, trong đó: Số người lao động được hỗ trợ là 43.903 người với số tiền là 30.107 triệu đồng; số đơn vị sử dụng lao động được hỗ trợ 11.510 đơn vị với số tiền 32.738 triệu đồng; số người dân được hỗ trợ 12.113 người với số tiền là 15.667 triệu đồng. Riêng trong 8 tháng năm 2022, số tiền đã hỗ trợ là 59.755,5 triệu đồng cho 18.862 lao động, 8.575 đơn vị sử dụng lao động và 11.130 người dân.
Thực hiện Nghị Quyết 116/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Kết quả tính đến ngày 15/8/2022, cơ quan BHXH đã chi trả cho 35.867 lao động với số tiền 88.200 triệu đồng; số đơn vị được thông báo giảm đóng BHTN là 1.465 đơn vị với 31.907 lao động, số tiền giảm đóng BHTN là 15.960 triệu đồng.
Thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 89/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Tính đến ngày 15/8/2022 đã phê duyệt hỗ trợ tiền thuê nhà cho 122 lao động/14 đơn vị với số tiền là 181 triệu đồng; các địa phương đã trình UBND tỉnh phê duyệt 239 lao động với số tiền 359,5 triệu đồng; số hồ sơ cấp huyện đang thẩm định 21 lao động với số tiền 94,5 triệu đồng.
8.2. Giáo dục và Đào tạo
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên địa bàn tỉnh diễn ra an toàn, nghiêm túc; không có cán bộ làm nhiệm vụ thi và thí sinh vi phạm quy chế thi. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 94,43% (không kể thí sinh tự do).
Tháng 8/2022, ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã tổ chức thành công hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 -2023. Ngành đang tích cực chỉ đạo các đơn vị, trường học chuẩn bị chu đáo công tác khai giảng năm học mới 2022 -2023 và các hoạt động đầu năm học.
Tỉnh đã ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ngày 29/8/2022 sẽ là ngày tựu trường của các cấp học (riêng đối với lớp 1 sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 22/8/2022), lễ Khai giảng năm học 2022 - 2023 và ngày bắt đầu thực hiện kế hoạch dạy học sẽ được tiến hành đồng loạt ở tất cả các cấp học vào ngày 5/9/2022. Chủ đề năm học 2022-2023 là: “Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục”.
Các đơn vị, trường học triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm huy động học sinh trong độ tuổi đến trường; không để học sinh nào phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn, nhất là học sinh tại các huyện miền núi.
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương, thiết bị dạy học và xây dựng các kế hoạch để triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023.
Tham gia Giải bóng đá học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở toàn quốc Cúp Milo năm 2022- Khu vực I tại tỉnh Phú Thọ. Tham gia giải có 14 đội bóng (10 đội tiểu học và 4 đội THCS) đến từ 10 tỉnh. Kết thúc Giải, Đoàn Bóng đá Quảng Trị đạt Giải 3 cấp tiểu học.
8.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Từ khi dịch COVID-19 xảy ra (Năm 2020) đến 14/8/2022, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 84.624 ca bệnh; có 53 ca tử vong (Năm 2020 có 07 ca mắc, 01 ca tử vong; năm 2021 có 2.237 ca mắc, 03 ca tử vong; năm 2022 có 82.380 ca mắc, 49 ca tử vong). Hiện còn 46 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế và 344 ca bệnh đang cách ly, điều trị tại nhà, tại nơi lưu trú.
Kết quả tiêm chủng đến ngày 17/8/2022: Số người từ 18 tuổi trở lên đã hoàn thành liều cơ bản là 438.240 người, đạt 98,56%; tiêm mũi nhắc lại lần 1 là 330.083 người, đạt 74,23%; tiêm mũi bổ sung là 49.673 người, đạt 11,1%; tiêm mũi nhắc lại lần 2 là 39.700 người, đạt 43,9%. Số người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã hoàn thành mũi cơ bản là 60.904 người, đạt 97,34%; tiêm mũi nhắc lại lần 1 là 20.337 người, đạt 32,5%. Số trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm mũi 1 là 45.561 người, đạt 56,73%; tiêm 02 mũi là 28.664 người, đạt 35,69%.
Trước nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở Việt Nam, ngành Y tế Quảng Trị đã chủ động tăng cường công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ nhằm hạn chế không để dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Trong tháng trên địa bàn tỉnh ghi nhận 374 trường hợp mắc bệnh cúm; 02 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip; 17 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng; 08 trường hợp mắc thuỷ đậu; 80 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 03 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut; 01 trường hợp mắc bệnh sốt rét; 154 trường hợp mắc sốt xuất huyết; 19 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng...Tính chung 8 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 2.784 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 16,42% so với cùng kỳ năm trước; 26 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 63,89%; 97 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 40,12%; 05 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 61,54%; 88 trường hợp mắc thuỷ đậu, giảm 56,86%; 639 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 29,93%; 25 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 70,93%; 03 trường hợp mắc bệnh sốt rét, tăng 200%; 331 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 6,69%; 110 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 197,30%...Nhìn chung, 8 tháng năm 2022, hầu hết các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm, riêng bệnh tay chân miệng tăng mạnh; không có trường hợp tử vong do bệnh dịch.
Trong tháng không phát hiện thêm trường hợp nhiễm mới HIV. Tính đến 14/8/2022, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 280 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 42 bà mẹ); số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 102 người.
Trong tháng 8/2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Đakrông làm chết 02 người.
8.4. Hoạt động văn hóa, thể thao
Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ tri ân người có công với cách mạng nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022).
Phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức thành công chương trình nghệ thuật “Khát vọng Hòa Bình” tại thị xã Quảng Trị, tiếp tục tổ chức cuộc thi “Ý tưởng biểu tượng Ước nguyện Hòa Bình” - Quảng Trị năm 2022. Phối hợp với Viện phim Việt Nam, tổ chức trưng bày triển lãm “Quảng Trị - điểm đến của ký ức” và Hội thảo “Quảng Trị - Khát vọng Hòa Bình”.
Tham gia Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ 20 – năm 2022 tại Vương quốc Thái Lan, tham gia liên hoan “Câu hò nối những dòng sông” cụm Bắc miền Trung.
Các đội chiếu phim lưu động đã tổ chức 40 buổi chiếu phim tại các huyện miền núi thu hút hơn 10.000 lượt người xem.
Phối hợp với Tổng cục Thể dục Thể thao và Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam tổ chức thành công giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2022. Tổ chức thành công giải bóng chuyền nữ trong khuôn khổ Đại hội TDTT cấp tỉnh.
Thành lập các Đoàn vận động viên tham gia thi đấu các giải toàn quốc (Giải Đua thuyền Rowing và Canoing vô địch trẻ toàn quốc năm 2022; Giải vô địch trẻ vật cổ điển, vật tự do quốc gia năm 2022; Giải vô địch trẻ Karatedo quốc gia lần thứ 28 năm 2022; Giải vô địch Điền kinh Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Chuẩn bị lực lượng vận động viên tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX năm 2022 diễn ra tại Quảng Ninh và một số tỉnh lân cận.
Khen thưởng các vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á năm 2022.
8.5. Thiệt hại thiên tai, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường
Trong tháng 8/2022, không xảy ra thiên tai gây thiệt hại. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 05 vụ thiên tai, làm chết 03 người; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 800 tỷ đồng.
Tháng 8/2022, đã tổ chức 06 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC đối với lực lượng PCCC cơ sở với 272 người tham gia; 02 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở với 97 người tham gia. Trong tháng 8/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ cháy, tăng 100% (+ 5 vụ) so với tháng trước và giảm 60% (-15 vụ) so với cùng kỳ năm trước; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 190 triệu đồng, giảm 63,36% và giảm 92,40%. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 46 vụ cháy, giảm 35,21% (-25 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 01 người và bị thương 01 người; tổng giá trị tài sản thiệt hại ước tính 6.247,5 triệu đồng, giảm 61,83%.
Trong tháng phát hiện và xử lý 15 vụ vi phạm môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh, giảm 100% (-15 vụ) so tháng trước và giảm 44,45% (-12 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 128,65 triệu đồng, tăng 23,34% và giảm 61,37%. Tính chung từ đầu năm đến nay, phát hiện và xử lý 188 vụ vi phạm môi trường, tăng 22,87% (+35 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 1.258,11 triệu đồng, tăng 30,10%.
8.6. Tai nạn giao thông
Tháng 8/2022 (từ 15/7 đến 14/8), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông, giảm 6,25% so với tháng trước và tăng 50% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 07 người, giảm 30% và tăng 250%; bị thương 15 người, tăng 25% và tăng 66,67%. Tất cả các vụ tai nạn giao thông tháng 8/2022 đều xảy ra trên đường bộ.
Tính chung 8 tháng năm 2022 (Từ 15/12/2021 đến 14/8/2022) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 121 vụ tai nạn giao thông, giảm 5,47% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 67 người, giảm 5,63%; bị thương 100 người, tăng 1,01%. Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 8 tháng năm 2022, đường bộ xảy ra 120 vụ, làm chết 66 người, bị thương 100 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người.
► Số liệu KT-XH tháng 8 năm 2022
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ