Tháng Một, tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo cấp độ 2 của Nghị định 128/NĐ-CP; trong tháng thời tiết khá thuận lợi. Các ngành kinh tế tiếp tục đà phục hồi và phát triển.
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông nghiệp trong tháng chủ yếu tập trung gieo cấy, chăm sóc lúa Đông Xuân và gieo trồng các loại cây hoa màu. Chăn nuôi lợn tiếp tục đà phục hồi, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. Sản xuất lâm nghiệp đang tập trung chuẩn bị mặt bằng, chăm sóc cây giống phục vụ Tết trồng cây xuân Nhâm Dần. Ngành thủy sản sản lượng tăng khá so với cùng kỳ năm trước do thời tiết khá thuận lợi, ngư dân tích cực bám biển.
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
* Tiến độ sản xuất vụ Đông Xuân đến ngày 15/01/2022
Đến nay hầu hết các địa phương trong tỉnh đã gieo cấy hết diện tích lúa Đông Xuân; riêng huyện Hải Lăng do ảnh hưởng của thời tiết, mưa to gây ngập nước nên tiến độ có chậm hơn so với các địa phương khác. Các địa phương đang tiếp tục gieo trồng các loại cây hoa màu vụ Đông Xuân.
Tính đến ngày 15/01/2022, cây lúa gieo cấy 20.161 ha, bằng 114,04% so với cùng kỳ năm trước; cây ngô gieo trồng 963,2 ha, bằng 139,79%; khoai lang 425,8 ha, bằng 93,89%; lạc 625,6 ha, bằng 140,58%; rau các loại 2.223,9 ha, bằng 108,60%; đậu các loại 7,9 ha, bằng 84,04%...Tháng Một năm nay thời tiết khá thuận lợi nên các loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt.
Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu
|
Ước thực hiện đến ngày 15/01/2022 (Ha)
|
Ước thực hiện đến 15/01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
- Lúa
|
20.161
|
114,04
|
- Ngô
|
963,2
|
139,79
|
- Khoai lang
|
425,8
|
93,89
|
- Lạc
|
625,6
|
140,58
|
- Rau các loại
|
2.223,9
|
108,60
|
- Đậu các loại
|
7,9
|
84,04
|
Tình hình sinh vật gây hại trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng gây hại trên cây lúa mới gieo. Chuột gây hại 12 ha, tỷ lệ hại phổ biến 2-3%, nơi cao 5-10%; ốc bươu vàng gây hại 18 ha, mật độ phổ biến 2-3 con/m2, nơi cao 5 con/m2.
b. Chăn nuôi
Ước tính đến 31/01/2022, đàn trâu có 21.552 con, giảm 0,96% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 55.655 con, tăng 0,33%; đàn lợn thịt có 139.500 con, tăng 13,11%; đàn gia cầm có 3.602,4 nghìn con, giảm 1,13%; trong đó: đàn gà 2.810 nghìn con, giảm 1,31%. Đàn lợn tiếp tục đà phục hồi, đàn gia cầm phát triển tốt do dịch bệnh ít xảy ra. Đến cuối tháng do giết, bán phục vụ Tết Nguyên đán nên đàn gia cầm có giảm so với cùng thời điểm năm trước (Tết Nguyên đán năm trước trùng vào tháng Hai).
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Một ước tính đạt 4.674,3 tấn, tăng 14,55% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thịt trâu 85,7 tấn, bằng cùng kỳ năm trước; thịt bò 282,6 tấn, tăng 1,29%; thịt lợn 2.857 tấn, tăng 20,73%; thịt gia cầm 1.449 tấn, tăng 7,38%. Sản lượng trứng gia cầm 3.970 nghìn quả, giảm 4,73%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng chủ yếu là do đàn lợn phục hồi nhanh và cuối tháng người chăn nuôi xuất bán phục vụ Tết Nguyên đán.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
|
Ước tháng 01/2022
(Tấn)
|
Ước tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
|
4.674,3
|
114,55
|
- Thịt trâu
|
85,7
|
100,00
|
- Thịt bò
|
282,6
|
101,29
|
- Thịt lợn
|
2.857,0
|
120,73
|
- Thịt gia cầm
|
1.449,0
|
107,38
|
1.2. Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trong tháng tiếp tục trồng rừng tập trung của kế hoạch năm 2021; chuẩn bị mặt bằng, cây giống phục vụ Tết trồng cây xuân Nhâm Dần. Tranh thủ thời tiết thuận lợi khai thác gỗ phục vụ nhu cầu công nghiệp chế biến.
Tháng 01/2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 380 ha, tăng 5,56% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 42 nghìn cây, tăng 20%; sản lượng gỗ khai thác 72.500 m3, tăng 6,79%; sản lượng củi khai thác 7.690 ste, tăng 5,75%.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Phát hiện 14 vụ vi phạm lâm luật, xử lý 13 vụ, tịch thu 9,3 m3 gỗ.
Trồng rừng và khai thác lâm sản
|
Ước tháng 01/2022
|
Ước tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
|
|
1. Diện tích rừng trồng mới tập trung (Ha)
|
380
|
105,56
|
|
2. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán (Nghìn cây)
|
42
|
120,00
|
|
3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)
|
72.500
|
106,79
|
|
4. Sản lượng củi khai thác (Ster)
|
7.690
|
105,75
|
|
1.3. Thủy sản
Trong tháng thời tiết ngư trường khá thuận lợi, ngư dân tích cực bám biển đánh bắt thủy sản phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. Các địa phương thả nuôi cá và tôm trên diện tích thu hoạch sớm.
Tổng sản lượng thủy sản tháng 01/2022 ước tính đạt 1.781 tấn, tăng 15,50% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, cá 1.308 tấn, tăng 20,11%; tôm 113 tấn, bằng cùng kỳ năm trước; thủy sản khác 360 tấn, tăng 5,88%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 01/2022 ước tính đạt 383 tấn, tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, cá 288 tấn, tăng 1,77%; tôm 95 tấn, bằng cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 01/2022 ước tính đạt 1.398 tấn, tăng 20,10% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, cá 1.020 tấn, tăng 26,55%; thủy sản khác 360 tấn, tăng 5,88%.
Sản lượng thủy sản
|
Ước tháng 01/2022
(Tấn)
|
Ước tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
|
|
Tổng sản lượng thủy sản
|
1.781
|
115,50
|
|
1. Chia theo loại thủy sản
|
|
|
|
- Cá
|
1.308
|
120,11
|
|
- Tôm
|
113
|
100,00
|
|
- Thủy sản khác
|
360
|
105,88
|
|
2. Chia theo nuôi trồng, khai thác
|
|
|
|
- Nuôi trồng
|
383
|
101,32
|
|
- Khai thác
|
1.398
|
120,10
|
|
2. Sản xuất công nghiệp
Tháng 01/2022, trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo cấp độ 2 của Nghị định 128/NĐ-CP, sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, do một số doanh nghiệp thiếu nguyên liệu đầu vào, thiếu đơn hàng, số ngày làm việc ít hơn tháng trước…nên chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2022 chỉ tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 8,62% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2022 ước tính tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 8,62% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước ngành khai khoáng tăng 9,50%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,70%; sản xuất và phân phối điện tăng 35,49%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,26%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao là do những tháng cuối năm 2021 có một số dự án điện gió hoàn thành đi vào vận hành thương mại; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm lại do một số doanh nghiệp thiếu nguyên liệu đầu vào, một số doanh nghiệp thiếu đơn hàng do sản phẩm khả năng cạnh tranh thấp…
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: dệt tăng 81,14%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 38,48%; sản xuất và phân phối điện tăng 35,49%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 21,68%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 17,96%; sản xuất trang phục tăng 15,38%; khai khoáng khác tăng 14,68%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 12,36%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 10,70%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 6,86%; khai thác quặng kim loại tăng 6,37%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 5,60%; khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 4,02%; sản xuất đồ uống tăng 0,20%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 0,08%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 0,22%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 2,34%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 14,89%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 18,23%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 51,85%.
Một số sản phẩm chủ yếu tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 104,08%; điện sản xuất tăng 69,32%; thủy hải sản chế biến tăng 63,16%; dăm gỗ tăng 49,80%; gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 19,62%; comple, quần áo tăng 17,42%...Một số sản phẩm tăng thấp: nước hoa quả, tăng lực tăng 13,36%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 12,80%; đá xây dựng tăng 12,56%; gỗ cưa hoặc xẻ tăng 9,82%; tinh bột sắn tăng 8,46%; điện thương phẩm tăng 7,69%; nước máy tăng 0,08%...Một số sản phẩm giảm: xi măng giảm 4,20%; phân hóa học giảm 13,28%; dầu nhựa thông giảm 20,45%; bia lon giảm 23,81%; gạch xây dựng bằng xi măng, bê tông giảm 45,58%; tấm lợp proximăng giảm 86,05%...
Chỉ số sản xuất công nghiệp
|
Tháng 01/2022 so với
tháng 12/2021 (%)
|
Tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Toàn ngành công nghiệp
|
100,15
|
108,62
|
- Khai khoáng
|
97,30
|
109,50
|
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
100,36
|
106,70
|
- Sản xuất và phân phối điện
|
104,20
|
135,49
|
- Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
|
100,34
|
101,26
|
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/01/2022 tăng 0,79% so với cùng thời điểm tháng 12/2021 và giảm 0,08% so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 2,86%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 24,52%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34,86%. Tại thời điểm trên so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 15,27%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,29%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,96%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,49%. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành sản xuất và phân phối điện tăng khá so với cùng thời điểm năm trước là do những tháng cuối năm 2021 có một số dự án điện gió thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước hoàn thành đi vào vận hành thương mại.
3. Đầu tư
Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trong tháng 01/2022 tập trung chủ yếu vào thi công các công trình/dự án chuyển tiếp từ năm trước, hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành của năm 2021. Đối với các công trình/dự án mới được bố trí vốn năm 2022; các Sở, ban ngành, địa phương vừa mới hoàn thành công tác phân bổ kế hoạch vốn; đang trong thời gian hoàn tất các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư nên khối lượng thực hiện còn hạn chế. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 01/2022 chỉ đạt 5,33% so với kế hoạch năm 2022, tăng 8,27% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 01/2022 ước tính đạt 167,29 tỷ đồng, bằng 5,33% kế hoạch vốn năm 2022 và tăng 8,27% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 138,31 tỷ đồng, bằng 5,31% kế hoạch và tăng 8,01%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 28,51 tỷ đồng, bằng 5,33% kế hoach và tăng 10,56%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 0,47 tỷ đồng, giảm 30,45%.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
|
Ước tháng 01/2022
(Tỷ đồng)
|
Ước tháng 01/2022 so với kế hoạch năm 2022 (%)
|
Ước tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng số
|
167,29
|
5,33
|
108,27
|
- Vốn ngân sách cấp tỉnh
|
138,31
|
5,31
|
108,01
|
- Vốn ngân sách cấp huyện
|
28,51
|
5,33
|
110,56
|
- Vốn ngân sách cấp xã
|
0,47
|
-
|
69,55
|
Tiến độ giải ngân vốn: từ đầu năm 2021 đến 15/01/2022, nguồn vốn NSNN địa phương do tỉnh quản lý đã giải ngân 2.389 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm trước chuyển sang) đạt 67,78% kế hoạch vốn chung đã điều chỉnh của năm 2021 và đạt 81,13% kế hoạch vốn UBND tỉnh phân bổ năm 2021.
4. Thương mại và dịch vụ
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tháng 01/2022 là tháng cận Tết Nguyên đán nên thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng diễn ra sôi động hơn so với tháng trước, tập trung vào những ngày cuối tháng. Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị và các cơ sở kinh doanh chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dảo, phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng của người dân trong dịp Tết; tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài sức mua giảm sút nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao hơn không nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2022 tăng 4,33% so với tháng trước và chỉ tăng 0,11% so với cùng kỳ năm trước.
Để đãm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; Tỉnh đã trích ngân sách 12.620 triệu đồng tạm ứng cho các Doanh nghiệp được phân công thực hiện dự trữ và bán hàng bình ổn giá (CTCP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị 5.500 triệu đồng; Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Sài Gòn - Đông Hà 7.120 triệu đồng).
Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Nguyên đán được tăng cường đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2022 ước tính đạt 2.811,05 tỷ đồng, tăng 4,33% so với tháng trước và tăng 0,11% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá giảm …% so với cùng kỳ năm trước).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 2.541,21 tỷ đồng, chiếm 90,40% tổng mức, tăng 4,10% so với tháng trước và tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: lương thực, thực phẩm tăng 3,49% và tăng 4,45%; hàng may mặc tăng 8,35% và giảm 10,65%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 5,78% và tăng 1,64%; gỗ và vật liệu xây dựng giảm 2,15% và tăng 1,66%; phương tiện đi lại tăng 5,15% và giảm 6,44%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 194,13 tỷ đồng, chiếm 6,90% tổng mức; tăng 6,56% so với tháng trước và giảm 1,92% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 1,88 tỷ đồng, tăng 4,44% và giảm 31,28%; doanh thu dịch vụ ăn uống 192,25 tỷ đồng, tăng 6,58% và giảm 1,41%.
Dịch vụ du lịch lữ hành không phát sinh doanh thu.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 75,71 tỷ đồng, chiếm 2,70% tổng mức; tăng 6,40% so với tháng trước và giảm 28,37% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
|
Ước tháng 01/2022
|
Ước tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
Tổng mức
(Tỷ đồng)
|
Cơ cấu
(%)
|
Tổng số
|
2.811,05
|
100,00
|
100,11
|
- Bán lẻ hàng hóa
|
2.541,21
|
90,40
|
101,47
|
- Lưu trú và ăn uống
|
194,13
|
6,90
|
98,18
|
- Du lịch lữ hành
|
-
|
-
|
-
|
- Dịch vụ khác
|
75,71
|
2,70
|
71,63
|
4.2. Hoạt động vận tải
Tháng 01/2022 là tháng cận Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng nên lượng hành khách vận chuyển tăng 14,20% và lượng hàng hóa vận chuyển tăng 13,47% so với tháng trước. Tuy nhiên, tháng Một năm nay do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 người dân hạn chế đi lại nên lượng hành khách vận chuyển giảm 16,58% và lượng hàng hóa vận chuyển chỉ tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước (tháng 01/2021 dịch COVID-19 được kiểm soát tốt).
Doanh thu vận tải tháng 01/2022 ước tính đạt 160,60 tỷ đồng, tăng 11,88% so với tháng trước và tăng 0,04% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách 22,82 tỷ đồng, tăng 14,36% và giảm 15,89%; doanh thu vận tải hàng hóa 115,26 tỷ đồng, tăng 13,55% và tăng 3,94%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 22,52 tỷ đồng, tăng 1,99% và tăng 0,02%.
Số lượt hành khách vận chuyển tháng 01/2022 ước tính đạt 506,2 nghìn HK, tăng 14,20% so với tháng trước và giảm 16,58% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 41.707,3 nghìn HK.km, tăng 15,05% và giảm 15,59%. Vận chuyển hành khách giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do thực hiện các biện pháp phòng chống dịch dịch COVID-19, người dân hạn chế đi lại.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 01/2022 ước tính đạt 848,1 nghìn tấn, tăng 13,47% so với tháng trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 61.472,8 nghìn tấn.km, tăng 14,05% và tăng 4,28%.
Vận tải hành khách và hàng hóa
|
Ước tháng 01/2022
|
Ước tháng 01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
|
|
|
1. Vận tải hành khách
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn HK)
|
506,2
|
83,42
|
|
|
- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)
|
41.707,3
|
84,41
|
|
|
2. Vận tải hàng hóa
|
|
|
|
|
- Vận chuyển (Nghìn tấn)
|
848,1
|
103,57
|
|
|
- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)
|
61.472,8
|
104,28
|
|
|
|
|
|
|
4.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Tháng 01/2022, mặc dù dịch COVID-19 ở nước ta cơ bản được kiểm soát; nhưng tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Trong điều kiện thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP các hội nghị, hội thảo, tổng kết…hầu hết đều được tổ chức trực tuyến; hoạt động du lịch bị hạn chế nên số lượt khách lưu trú giảm 18,35% so với cùng kỳ năm trước; riêng khách du lịch lữ hành không phát sinh.
Số lượt khách lưu trú tháng 01/2022 ước tính đạt 15.501 lượt, tăng 4,74% so với tháng trước và giảm 18,35% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 15.497 ngày khách (chỉ tính khách ngũ qua đêm), tăng 2,24% và tăng 1,06%.
Khách du lịch theo tour tháng 01/2022 không phát sinh.
5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Tết Nguyên đán Nhâm Dần rơi vào cuối tháng Một, nhu cầu mua sắm của người dân trong tháng 01/2022 tăng cao. Giá các nhóm hàng phục vụ Tết Nguyên đán tăng, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; tuy nhiên, do dịch COVID-19 kéo dài một bộ phận người dân gặp khó khăn nên sức mua trên thị trường giảm sút nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2022 chỉ tăng 0,27% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng 0,27% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2022 so với tháng 12/2021, có 07/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là: giao thông tăng 1,20%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,89%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,63%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,48%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,36%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,29%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,19% (lương thực tăng 0,34%, thực phẩm giảm 0,09%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,89%). Có 01/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,28%. Các nhóm hàng hóa khác giá ổn định.
Chỉ số giá vàng tháng 01/2022 tăng 0,85% so với tháng 12/2021 và tăng 9,47% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2022 giảm 0,32% so với tháng 12/2021 và giảm 1,23% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ
|
Tháng 01/2022 so với
|
Tháng 01/2021 (%)
|
Tháng 12/2021 (%)
|
1. Chỉ số giá tiêu dùng
|
102,86
|
100,27
|
2. Chỉ số giá vàng
|
109,47
|
100,85
|
3. Chỉ số giá đô la Mỹ
|
98,77
|
99,68
|
6. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tháng 01/2022, nhiều khoản thu nội địa đạt thấp; nhất là các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt khá thấp do mới bước vào đầu năm chưa đến kỳ hạn kê khai nộp thuế; riêng các khoản thu về đất đạt khá cao. Chi ngân sách Nhà nước đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quản lý nhà nước…
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/01/2022 đạt 629,46 tỷ đồng, đạt 15,17% dự toán địa phương năm 2022 và bằng 570% cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 583,75 tỷ đồng, đạt 16,68% dự toán địa phương và bằng 659% cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 45,71 tỷ đồng, đạt 7,03% dự toán địa phương và bằng 209% cùng kỳ năm trước. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất 423,65 tỷ đồng, bằng 2.057,93% cùng kỳ năm trước; thu cho thuê mặt đất, mặt nước 67,98 tỷ đồng, bằng 63.530,84%; lệ phí trước bạ 24,23 tỷ đồng, bằng 360,09%; thu ngoài quốc doanh 18,09 tỷ đồng, bằng 180,42%...
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/01/2022 đạt 224,96 tỷ đồng, đạt 2,38% dự toán địa phương năm 2022 và bằng 700,09% cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 8 tỷ đồng, đạt 0,46% dự toán địa phương và bằng 800% cùng kỳ năm trước; chi thường xuyên 169,72 tỷ đồng, đạt 3,15% dự toán địa phương và bằng 553,90% cùng kỳ năm trước. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 59,10 tỷ đồng, bằng 646,73% cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 46,82 tỷ đồng, bằng 976,62%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 26,16 tỷ đồng, bằng 317,35%...
Thu, chi ngân sách nhà nước
|
Thực hiện đến 18/01/2022
( Tỷ đồng)
|
Thực hiện đến 18/01/2022 so với dự toán
năm 2022 (%)
|
Thực hiện đến 18/01/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)
|
1. Tổng thu NSNN trên địa bàn
|
629,46
|
15,17
|
570,00
|
TĐ: - Thu nội địa
|
583,75
|
16,68
|
659,00
|
- Thu từ hoạt động XNK
|
45,71
|
7,03
|
209,00
|
2. Tổng chi NSNN địa phương
|
224,96
|
2,38
|
700,09
|
TĐ: - Chi đầu tư phát triển
|
8,00
|
0,46
|
800,00
|
- Chi thường xuyên
|
169,72
|
3,15
|
553,90
|
7. Một số tình hình xã hội
7.1. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng kinh tế của tỉnh phục hồi và phát triển theo chiều hướng tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng 6,5%. Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn. Tính đến nay có 63/101 xã (tỷ lệ 62,4%) và 01 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với nhiều giải pháp hổ trợ hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình gặp khó khăn...nên tình hình thiếu đói của dân cư nói chung và khu vực nông thôn trong tháng 01/2022 không xảy ra.
Tình hình tiền lương, tiền thưởng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
- Tiền lương bình quân thực trả: Công ty TNHH MTV do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ 11.877 nghìn đồng/tháng; Công ty cổ phần vốn góp chi phối của nhà nước 8.702 nghìn đồng/tháng; Doanh nghiệp dân doanh 6.153 nghìn đồng/tháng; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6.565 nghìn đồng/tháng.
- Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2022: Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cao nhất 3.000 nghìn đồng và thấp nhất 200 nghìn đồng; Công ty cổ phần vốn góp chi phối của nhà nước, cao nhất 3.100 nghìn đồng và thấp nhất 100 nghìn đồng; Doanh nghiệp dân doanh, cao nhất 20.000 nghìn đồng và thấp nhất 100 nghìn đồng; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cao nhất 500 nghìn đồng và thấp nhất 50 nghìn đồng.
- Tiền thưởng Tết Nguyên đán năm 2022 (dự kiến): Công ty TNHH MTV do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ, cao nhất 50.000 nghìn đồng và thấp nhất 500 nghìn đồng; Công ty cổ phần vốn góp chi phối của nhà nước, cao nhất 60.000 nghìn đồng và thấp nhất 500 nghìn đồng; Doanh nghiệp dân doanh, cao nhất 60.000 nghìn đồng và thấp nhất 500 nghìn đồng; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cao nhất 67.930 nghìn đồng và thấp nhất 500 nghìn đồng.
Công tác an sinh xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần như sau:
UBND tỉnh đề xuất Chính phủ hỗ trợ 1.065 tấn gạo để cứu trợ cho 14.907 hộ (70.982 khẩu) hộ nghèo, hộ bảo trợ xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Dự kiến Chính phủ sẽ hỗ trợ và phân bổ gạo cứu trợ cho các nhóm đối tượng trước Tết Nguyên đán.
Tặng của Chủ tịch nước cho các đối tượng có công với cách mạng (Theo Quyết định số 2408/QĐ-CTN ngày 27/12/2021), nguồn ngân sách trung ương: 26.820 suất quà với kinh phí 8.183,7 triệu đồng. Tặng quà cho đối tượng chính sách người có công và các đơn vị làm công tác chính sách người có công, nguồn ngân sách địa phương: 623,3 triệu đồng.
Sở Lao động- TB&XH tham gia phối hợp với Ủy ban MTTQVN tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình "Nối vòng tay nhân ái năm 2022". Kết quả đã huy động được 22.500 triệu đồng để tặng 45.000 suất quà cho ho hộ nghèo, hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần (bình quân mức 500.000 đồng/suất quà).
Về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19: Tính đến ngày 19/01/2022, số đối tượng được hỗ trợ 34.945 người/đơn vị với số tiền là 19.863,2 triệu đồng; trong đó: số lao động được hỗ trợ 30.700 người với số tiền là 10.282,8 triệu đồng; số đơn vị sử dụng lao động được hỗ trợ 3.067 đơn vị với số tiền 7.453,1 triệu đồng; số người dân được hỗ trợ 1.178 người với số tiền là 2.127,3 triệu đồng.
Tiếp tục thực hiện Nghị Quyết 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tính đến ngày 18/01/2022 có 38.541 lao động đề nghị hỗ trợ, cơ quan BHXH đã giải quyết chi trả cho 35.867 lao động đủ điều kiện hưởng với số tiền 88.200 triệu đồng; số đơn vị được thông báo giảm đóng BHTN là 1.467 đơn vị với 30.208 lao động, số tiền dự kiến giảm mức đóng BHTN trong 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 là 17.600 triệu đồng.
Kết quả vận động ủng hộ các nguồn lực phòng chống dịch COVID-19 (tính từ 01/5/2021 đến ngày 15/01/2022): Số tiền vận động được 32.330 triệu đồng, trong đó: cấp tỉnh 10.350 triệu đồng; cấp huyện 21.980 triệu đồng. Số tiền phân bổ, hỗ trợ là hơn 28.450 triệu đồng. Hiện vật đã tiếp nhận chuyển đến người dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là 2.020,04 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm các loại, trị giá ước tính 25.000 triệu đồng.
7.2. Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Khung kế hoạch năm học 2021-2022, đến 17/01/2022 các đơn vị trường học của 9/10 huyện, thị xã, thành phố đã kết thúc chương trình học kỳ I, chỉ còn các đơn vị trường học trên địa bàn TP Đông Hà chưa tổ chức đánh giá, kiểm tra cuối kỳ I do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Dự kiến toàn ngành kết thúc học kỳ I trước ngày 21/01/2022.
Tổng kết Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp THPT cấp tỉnh năm học 2021-2022, có 87/95 giáo viên được cấp giấy Chứng nhận giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, trong đó tặng giấy khen cho 28 giáo viên có thành tích cao tại Hội thi.
Tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học năm học 2021- 2022 từ 15/1/2022 đến 18/01/2022, với sự tham gia của 179 thí sinh đến từ 31 trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học cùng 9 phòng GD&ĐT trên địa bàn. Cuộc thi có 98 dự án đăng ký dự thi ở 15 lĩnh vực, đến từ 81 tập thể và 17 cá nhân.
Tiếp tục triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, trao tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tính đến thời điểm này đã tiếp nhận số tiền ủng hộ từ Chương trình gần 2,5 tỷ đồng. Với nguồn kinh phí này, trước mắt sẽ trao tặng cho 650 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Theo số liệu thống kê của ngành, hiện còn gần 19.000 em học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo của các địa phương vẫn chưa có máy tính để học online.
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã và đang tổ chức Chương trình “Xuân yêu thương”, “Thắp sáng ước mơ”, “Tết vì bạn nghèo”... nhằm vận động các nhà hảo tâm, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh quyên góp, ủng hộ tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời học sinh thuộc gia đình chính sách, học sinh mồ côi, không nơi nương tựa; cán bộ, giáo viên và học sinh có người thân đang làm nhiệm vụ tại các vùng biển đảo, biên giới của Tổ quốc.
7.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm
Từ đầu năm đến 19/01/2022, ghi nhận 3.668 ca bệnh COVID-19, bao gồm: 89 ca nhập cảnh, 2.921 ca bệnh trong tỉnh và 658 ca bệnh từ các tỉnh khác trở về (có 1.352 ca bệnh phát hiện qua giám sát cộng đồng); đã có 04 ca tử vong, 3.140 ca đã điều trị khỏi bệnh và hiện còn 524 ca bệnh đang được điều trị tại cơ sở y tế.
Đến nay còn 24 trường hợp đang cách ly tại cơ sở y tế; 17 trường hợp đang cách ly tập trung và 4.379 trường hợp đang cách ly tại nhà, tại nơi lưu trú.
Từ tháng 4/2021 đến 19/01/2022, tỉnh đã được Bộ y tế phân bổ 1.039.910 liều vắc xin phòng COVID-19, số vắc xin đã sử dụng là 974.264 liều, đạt 93,69%.
Số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin là 458.622 người, đạt 99%; được tiêm 2 mũi là 409.927 người, đạt 88,49%; đã tiêm mũi nhắc lại là 53.914 người, đạt 11,64%.
Trẻ em từ 12-17 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin là 51.149 người, đạt 78,17%; tiêm đủ 2 mũi vắc xin là 20.483 người, đạt 31,31%.
Trong tháng trên địa bàn tỉnh có 408 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 46,25% so với cùng kỳ năm trước; 02 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 81,82%; 14 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 46,15%; 03 trường hợp mắc bệnh quai bị, tăng 200%; 02 trường hợp mắc thuỷ đậu, giảm 33,33%; 114 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, tăng 6,54%; 11 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 15,38%; 03 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 88,89%...Nhìn chung, trong tháng hầu hết các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm mạnh so cùng kỳ năm trước. Không có trường hợp tử vong do bệnh dịch.
Trong tháng phát hiện 04 trường hợp nhiễm HIV, đều là nam giới. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 269 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 40 bà mẹ); số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 99 người.
Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.
7.4. Hoạt động văn hóa, thể thao
Tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Văn hóa, Thể thao chào mừng Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930- 03/02/2022), mừng xuân Nhâm Dần năm 2022. Các hoạt động được tổ chức phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thiết thực, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, thuần phong, mỹ tục, tập quán của địa phương, gắn với việc thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Xây dựng Chương trình “Với Đảng mùa xuân” chào đón Tết Nhâm Dần năm 2022. Tổ chức chiếu phim lưu động mừng xuân Nhâm Dần tại hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông và 03 xã vùng khó của huyện Vĩnh Linh. Xây dựng và tham gia biểu diễn Chương trình nghệ thuật tại chương trình kỷ niệm 30 lập lại huyện Cam Lộ, Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất được tổ chức tại Quảng Trị. Xây dựng, tập luyện một số tiết mục “Ca cảnh dân ca” sưu tầm, phục dựng và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể truyền thống tỉnh Quảng Trị.
Tiếp tục triển khai các nội dung chuẩn bị tổ chức Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh năm 2021-2022; hướng dẫn các địa phương tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao mừng Đảng - mừng Xuân Nhâm Dần năm 2022.
Trao thưởng cho huấn luyện viên và vận động viên đạt thành tích tại các giải thể thao quốc gia năm 2021. Duy trì công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên các bộ môn theo kế hoạch, chủ động tham gia các giải đấu thể thao thành tích cao.
7.5. Tình hình thiên tai, cháy nổ và bảo vệ môi trường
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không có thiên tai lớn xảy ra.
Tháng 01/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy, bằng cùng kỳ năm trước; ước tính giá trị tài sản thiệt hại 122 triệu đồng, tăng 713,33%.
Tháng 01/2022 là tháng giáp Tết Nguyên đán, nguy cơ mất an toàn và vi phạm môi trường rất cao. Vì vậy các cơ quan chức năng đã tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát về môi trường. Trong tháng trên địa bàn tỉnh phát hiện và xử lý 55 vụ vi phạm môi trường, tăng 139,13% (+32 vụ) so tháng trước và tăng 358,33% (+43 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 360,45 triệu đồng.
7.6. Tai nạn giao thông
Trong tháng 01/2022 (Từ 15/12/2021 đến 14/01/2022), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông, làm chết 04 người, bị thương 09 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 40% (-08 vụ), số người chết giảm 60% (-06 người), số người bị thương giảm 50% (-09 người). Tất cả các vụ tai nạn giao thông trong tháng 01/2022 đều xảy ra trên đường bộ.
► Số liệu KT-XH tháng 01 năm 2022
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ