Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 581
Hôm nay: 1,873
Lượt truy cập: 1,412,167
Ngành Thống kê Quảng Trị phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cập nhật bản tin: 8/23/2011
            

NGÀNH THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ PHỤC VỤ 2 NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC:

CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc toàn thắng, tháng 7/1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Genever, tuyên bố cuối cùng hội nghị Genever có những nội dung rất quan trọng: "Các bên tham gia hội nghị thừa nhận về nguyên tắc sự độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam; việc hiệp thương giữa 2 miền bắt đầu từ ngày 20/7/1955 và tổng tuyển cử tiến hành vào tháng 7/1956, quyết định lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự thạm thời ở Việt Nam".

Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam tại Quảng Trị


Thực hiện hiệp định Gernever, nước Việt Nam tạm thời bị chia làm 2 miền Nam-Bắc. Tỉnh Quảng Trị tạm thời chia làm 2 khu vực: Vĩnh Linh ở bờ Bắc sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) được hoàn toàn giải phóng, cùng với các tỉnh, thành phố ở miền Bắc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Khu vực Quảng Trị ở bờ Nam sông Bến Hải cùng với các tỉnh, thành phố phía Nam vĩ tuyến 17 trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
Tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước như hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ: Ở hai khu vực 2 chế độ khác nhau, trong cùng một lúc phải đồng thời tiến hành hai cuộc chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Nhiệm vụ cụ thể của mỗi khu vực ở tỉnh Quảng Trị, cũng như nhiệm vụ cụ thể của mỗi miền trong cả nước tuy có thay đổi theo bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn, nhưng mục tiêu đấu tranh vẫn là: Độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
I. HOẠT ĐỘNG NGÀNH THỐNG KÊ KHU VỰC VĨNH LINH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1954-1975).
1. Thành lập phòng Thống kê đặc khu Vĩnh Linh:
Chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi vẻ vang này, ngày 20/7/1954 buộc thực dân Pháp ký hiệp định Gernever về lập lại hoà bình ở Đông Dương (Việt Nam; Lào; Campuchia) và lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời giữa 2 miền Nam-Bắc. Thực hiện hiệp định Gernever ngày 18/8/1954 phái đoàn Ban liên hợp của ta gồm các đồng chí: Trần Chí Hiền, Hồ Sĩ Thản, Tư Minh, Trương Chí Công, Vũ Kỳ Lân, Ngô Tiến Quân từ Hà Nội vào Quảng Trị để tiến hành xác lập khu phi quân sự từ vị trí đó. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương thuộc địa phận Vĩnh Linh mang nặng nổi đau chia cắt "chồng Bắc, vợ Nam" "gần nhau tấc gang mà biển trời cách mặt". Nổi đau thương ấy không những thu hút sự chú ý của quân và dân cả nước, mà làm cho nhân dân cả thế giới đều biết đến Vĩnh Linh.
Trong thời điểm này Vĩnh Linh thực hiện Nghị quyết TW 6 và lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch ngày 22/7/1954. Hội nghị lần thứ 6 của ban chấp hành TW Đảng (khoá 2) với 3 nhiệm vụ trước mắt của toàn dân ta là:
1. Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước;
2. Xây dựng quân đội và nhân dân hùng mạnh.
3. Tiếp tục thực hiện cải cách ruộng đất, khôi phục sản xuất, chuẩn bị xây dựng đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ nói trên và học tập lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nghị quyết hội nghị cán bộ toàn tỉnh Quảng Trị ngày 21/7/1954, huyện uỷ, uỷ ban hành chính kháng chiến, uỷ ban mặt trận huyện Vĩnh Linh đã tổ chức tốt việc tiếp thu vùng mới giải phóng ngay sau khi thực dân Pháp rút khỏi khu vực Vĩnh Linh vào lúc 14h ngày 25/8/1954. Các cơ quan dân chính Đảng từ chiến khu và các vùng du kích cấp tốc chuyển về khu trung tâm của huyện, đồng bào các nơi trước đây sơ tán lên miền Tây của huyện nay trở lại thôn xóm của mình. Nhân dân, cán bộ, bộ đội Vĩnh Linh nô nức trong ngày hội hoà bình. Băng cờ khẩu hiệu mọc lên khắp nơi từ Hồ Xá đến nông thôn mừng quê hương đã sạch bóng quân thù.
Thi hành các điều khoản của Hiệp định Gernever, ngày 25/8/1954, tại Hồ Xá (phủ lỵ Vĩnh Linh) đại diện quân đội Pháp đã buộc phải ký vào biên bản bàn giao vùng phía Bắc vĩ tuyến 17 cho phái đoàn ta. Vĩnh Linh huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị được giải phóng nhưng lại bị chia cắt một phần bao gồm toàn bộ xã Vĩnh Liêm, một phần xã Vĩnh Sơn thuộc phía Nam khu phi quân sự.
Từ đó Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh bước vào vị trí chiến đấu mới, nhận trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, nhiệm vụ nặng nề nhưng rất cao cả "là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu phương trực tiếp của tuyền tuyến lớn miền Nam, của Trị-Thiên ruột thịt".
Xuất phát từ bối cảnh lịch sử và tình hình kinh tế -xã hội của đặc khu Vinh Linh sau ngày hoà bình lập lại năm 1954 và trước những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn cách mạng mới của toàn miền Bắc thời kỳ 1955 1956, để quản lý tổ chức chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội của đất nước và từng địa phương có hiệu quả: Ngày 20/2/1956 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ số 695/TTg về tổ chức Cục Thống kê Trung ương, các cơ quan thống kê địa phương và tổ chức thống kê bộ ngành của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Tổ chức Thống kê khu vực Vĩnh Linh được thành lập vào đầu tháng 3 năm 1956, phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh lúc này tương đương Ban thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Quán triệt Nghị quyết 11của BCH TW Đảng căn cứ vào tình hình đặc điểm của khu vực Vĩnh Linh. Đảng bộ khu vực Vĩnh Linh đặt ra hai nhiệm vụ chiến lược, phục vụ chiến đấu, phục vụ tuyền tuyến và sản xuất ngang nhau và quyện chặt vào nhau. Cơ quan thống kê khu vực Vĩnh Linh cũng nằm chung trong bối cảnh lịch sử đó. Về tổ chức bộ máy lúc này trực thuộc Uỷ ban hành chính địa phương quản lý biên chế quỷ lương, kinh phí nghiệp vụ. Riêng kế hoạch công tác nghiệp vụ do Tổng Cục Thống kê quản lý. Đối với cán bộ thống kê xã, hợp tác xã, đội sản xuất hưởng chế độ phụ cấp, ngân sách cấp nào sẽ do ngân sách cấp đó tự chi trả.
Mạng lưới thống kê khu vực Vĩnh Linh lúc này có mối quan hệ mật thiết, đồng bộ giữa các tổ chức Thống kê các cấp, đã gắn chặt giữa phòng Thống kê khu vực với ban Thống kê xã, ban Thống kê xã gắn chặt với Thống kê Hợp tác xã; Thống kê Hợp tác xã gắn chặt với Thống kê đội sản xuất. Do đó hàng tháng, quý, năm nhiệm vụ thống kê được giao đều hoàn thành xuất sắc, đã giúp lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp ở địa phương và Trung ương chỉ đạo kịp thời, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của địa phương, đơn vị thúc đẩy phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất chiến đấu của Đảng và nhà nước đề ra ở giai đoạn này. Công tác xây dựng tổ chức bộ máy, đã được UBHC khu vực Vĩnh Linh căn cứ Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng và Nghị định số 142/TTg ngày 8/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định lại tổ chức nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp, các ngành và căn cứ Chỉ thị số 122/TTg ngày 2/10/1965 của Thủ tướng Chính phủ về công tác thống kê trong tình hình mới. Chỉ thị nhấn mạnh “ Sản xuất chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu là hai nhiệm vụ trọng tâm chung của toàn miền Bắc” công tác thống kê một mặt phải tập trung phục vụ tốt cho việc lãnh đạo kế hoạch hoá kinh tế quốc dân trong điều kiện thời chiến, mặt khác phải phục vụ yêu cầu lãnh đạo và chỉ đạo tăng cường lực lượng quốc phòng.
Để đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ trên trong tình hình mới và trong điều kiện tổ chức bộ máy nói chung phải gọn nhẹ, phù hợp với thời chiến, UBHC và ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh đã tích cực sắp xếp tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thống kê các cấp, cải tiến lề lối làm việc,không ngừng nâng cao năng lực làm việc của cán bộ thống kê các cấp. Đặc biệt đã chú trọng đối với cán bộ thống kê nhà nước cấp khu vực. Xây dựng và kiện toàn các ban thống kê xã, hợp tác xã, đội sản xuất theo hướng chuyên trách. Đã được bồi dưỡng về chính trị tư tưởng và nghiệp vụ để làm được mọi mặt công tác thống kê trong phạm vi xã, HTX nông nghiệp, HTX phi nông nghiệp .... Cụ thể về tuyển dụng biên chế cán bộ phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh : thời kỳ 1956-1960 tổng số cán bộ chỉ có 3 người gồm có: Nguyễn Văn Vưu, Phạm Văn Lễ và Nguyễn Văn Bé. Phòng thống kê trực thuộc Uỷ ban hành chính Vĩnh Linh do ông Nguyễn Văn Vưu làm trưởng phòng. Năm 1961-1965 cán bộ phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh gồm có 8 người: Nguyễn Văn Vưu, Phạm Văn Lễ , Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Hiên, Phan Văn Trúc, Ngô Đình Sáng, Lê Văn Hào, Trần Cận do ông Nguyễn Văn Vưu làm trưởng phòng và sát nhập với phòng kế hoạch gọi là Ban kế hoạch thống kê khu vực Vĩnh Linh. Do ông Trần Đồng Chủ tịch Uỷ Ban hành chính khu vực Vĩnh Linh kiêm trưởng Ban kế hoạch - thống kê. Phòng kế hoạch thống kê tuy sát nhập cùng chung một phòng nhưng hai bộ phận thống kê - kế hoạch độc lập về chuyên môn nghiệp vụ của mình. Khi cần thiết do Trưởng ban kế hoạch - thống kê tiến hành phối hợp thống nhất với nhau trong chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn triển khai công tác kế hoạch và thống kê cơ sở.
Ông Lê Văn Hào lớp cán bộ thống kê đầu tiên thời kỳ năm 1956-1975 của khu vực Vĩnh Linh kể lại: Phòng thống kê Vinh Linh có từ năm 1956 do ông Nguyễn Văn Vưu người quê ở Nam Liên - Nam Đàn - Nghệ An làm trưởng phòng, tổ chức thống kê Vĩnh Linh lúc này có 3 người: Anh Nguyễn Văn Vưu , anh Phạm Văn Lễ và anh Nguyễn Văn Bé sát nhập trong phòng kế hoạch ( gọi là phòng kế hoạch -thống kê). Nhưng những năm về sau do nhu cầu công tác thống kê phát triển nên biên chế cán bộ thống kê được tăng lên dần từ 3 nguời năm 1956- 1957 lên 10 người năm 1966. Tại thời điểm này, đ/c Phạm Văn Lễ làm Trưởng phòng thay đồng chí Nguyễn Văn Vưu ra Chi Cục Thống kê Nghệ An để nhận công tác mới, cán bộ phòng Thống kê Vĩnh Linh lúc này có: Phạm Văn Lễ; Nguyễn Văn Bé; Nguyễn Văn Hiên; Phan Văn Trúc; Ngô Đình Sáng; Lê Văn Hào; Trần Cận; Ngô Đình Quang; Nguyễn Văn Hứa; Lê Đường. Đến thời điểm này kế hoạch thống kê tách ra lập thành phòng riêng, đến năm 1970-1971 kế hoạch thống kê nhập lại, đến năm 1972-1975 tách ra thành phòng riêng độc lập tương đương Chi Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Cục Thống kê. Năm 1970 khu vực Vĩnh Linh đề bạt thêm đồng chí Phan Văn Trúc làm phó phòng, đến năm 1972 đồng chí Phan Văn Trúc điều đi B. Cán bộ thống kê khu vực Vĩnh Linh đến cuối năm 1975 có 22 người.
Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đã được UBHC khu vực quan tâm, lần lượt thay nhau cho đi bồi dưỡng và đào tạo tập trung tại Trường cán bộ thống kê TW ( Bắc Ninh) 100% cán bộ được cấp bằng trung cấp thống kê.
Mạng lưới thống kê xã, hợp tác xã, đội sản xuất đã được Uỷ ban hành chính khu vực Vĩnh Linh thực hiện theo Thông tư số 811/CTK-TC ngày 24/4/1960 của Cục Thống kê TW và Ban công tác nông thôn TW, quy định nhiệm vụ bộ máy tổ chức thống kê xã, hợp tác xã tuỳ theo quy mô hợp tác xã và xã để bố trí cán bộ thống kê chuyên trách từ 3-5 người đối với ban thống kê xã; hợp tác xã cứ 100 hộ trở lên được bố trí một cán bộ thống kê. Đội ngũ cán bộ thống kê này được xã, hợp tác xã quan tâm đúng mức về vật chất và tinh thần, luôn mở các lớp tập huấn tại khu vực để đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thống kê kế toán ghi chép ban đầu cho đội ngũ cán bộ thống kê xã, HTX mỗi lớp có 50 đến 60 học viên tham gia hàng năm. Nên động viên được anh chị em an tâm phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thời kỳ này ngành Thống kê Đặc khu Vĩnh Linh về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như phương tiện xử lý thông tin không có gì đáng kể. Nhà làm việc cấp 4 tạm bợ, chung máy đánh chữ, cả phòng chỉ có vài bàn tính tay xử lý thông tin, phương tiện đi lại, cơ sở để nắm bắt, kiểm tra tình hình chủ yếu là đi bộ, xe đạp lúc này ít người có, xe công vụ cũng đang hạn hữu, làm cán bộ thống kê lúc đó hết sức vất vả nhưng tinh thần trách nhiệm cán bộ thống kê và người cung cấp thông tin thống kê cho cơ quan thống kê mỗi cấp có tinh thần trách nhiệm rất cao, không đòi hỏi quyền lợi vật chất, cán bộ nhà nước nói chung, cán bộ thống kê nói riêng đi về cơ sở dân thương, dân mến, dân quan tâm chu đáo.
2. Hoạt động phòng Thống kê Vĩnh Linh (1956-1975):
Tại hội nghị Đảng uỷ khu vực Vĩnh Linh đã đề ra về xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế (sau chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược) từ ngày 24-28 tháng 2 năm 1956 đã xác định:
"Nhiệm vụ của Vĩnh Linh là ra sức thi đua đẩy mạnh phục hồi kinh tế, nhằm làm cho nền kinh tế giàu mạnh, quân đội hùng mạnh, chính trị, văn hoá mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân".
Hoà bình lập lại mở đầu phong trào thực hiện Nghị quyết của TW, của Đảng uỷ khu vực Vĩnh Linh sau chiến tranh. Vĩnh Linh bị nạn đói đe doạ, 2/3 số dân không có cơm ăn, áo mặc, nạn mù chữ thất học rất lớn, thiên tai bão lụt, hạn hán đe doạ. Đảng uỷ khu vực Vĩnh Linh phát động phong trào khai hoang phục hoá với khẩu hiệu:" Tấc đất tấc vàng", " Vắt đất ra nước thay trời làm mưa".
Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng uỷ khu vực và Điều lệ 695/TTg của Chính phủ về công tác thống kê, theo hướng dẫn của Cục Thống kê Trung ương. Ngành Thống kê Vĩnh Linh đã bám sát nhiệm vụ của địa phương, triển khai nắm bắt tình hình, thu thập tổng hợp số liệu thống kê trong những năm đầu hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Kết quả hoạt động của ngành thống kê Vĩnh Linh, đã thực hiện các chế độ điều tra, báo cáo định kỳ, phản ánh số liệu thống kê phục vụ đắc lực cho lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và TW.
Theo yêu cầu phát triển công tác thống kê phục vụ Đảng và nhà nước các cấp, ngày 18/3/1957 Ban Bí thư TW Đảng đã ra Chỉ thị số 10- CT/TCT về tăng cường lãnh đạo công tác thống kê. Chỉ thị của Ban Bí thư đã khẳng định qua một năm thực hiện kế hoạch bộ máy thống kê các cấp các ngành đã đạt được một số kết quả nhất định giúp cho các cấp các ngành theo dõi tình hình thực hiện kịp thời phát hiện và sửa chữa những khuyết điểm trong công tác nhưng hiện nay nhìn chung sự lãnh đạo của các cấp uỷ đối với công tác thống kê chưa được chú trọng đúng mức, Chỉ thị yêu cầu cấp uỷ, chính quyền đoàn thể các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của công tác thống kê, cần kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường lãnh đạo công tác thống kê, cụ thể cần làm các công tác sau đây:
1. Các khu, tỉnh, thành phố hoặc ngành nào chưa cử ban thống kê, cần lựa chọn ngay cán bộ đủ năng lực và tín nhiệm để đề nghị Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Trung ương bổ nhiệm làm trưởng phó ban thống kê.
2. Các cấp, các ngành cần bổ sung đủ cán bộ cho bộ máy thống kê theo mức biên chế quy định năm 1956. Nơi nào cán bộ quá kém thì cần điều chỉnh cho hợp lý. Ngoài ra cần xúc tiến xây dựng các phòng thồng kê huyện và ban thống kê xã đồng thời kiện toàn các tổ chức thống kê của các ngành nghiệp vụ.
Trong việc bổ sung và kiện toàn bộ máy thống kê, cần điều chỉnh cán bộ trong biên chế, tránh lấy thêm cán bộ ngoài biên chế.
3. Các cấp uỷ Đảng, Đảng đoàn chính quyền ở các địa phương và tổ chức Đảng ở các ngành chuyên môn cần chú ý lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức thống kê hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác do Chính phủ và Cục Thống kê TW đề ra. Cần tăng cường lãnh đạo tư tưởng, uốn nắn kịp thời những nhận thức và thái độ lệch lạc của cán bộ thống kê, đồng thời giúp đỡ phương tiện hoạt động cho các cơ quan thống kê, giải quyết thích đáng những quyền lợi vật chất và tinh thần theo đúng chính sách, chế độ đã quy định để cán bộ thống kê yên tâm công tác.
Tại công văn số 15/CTK ngày 27/01/1957 của Cục thống kê TW do ông Nguyễn Văn Kha - Phó Cục trưởng ký có nội dung: “ Sang năm 1957, Cục thống kê TW bắt đầu thi hành một chế độ báo cáo thống kê thống nhất và chặt chẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành một loạt biểu mẫu thống kê giáo dục, lao động, .v.v.. và sẽ tiến hành một số cuộc điều tra lớn về nông nghiệp, thương nghiệp, như điều tra diện tích gieo cấy (Vụ chiêm và vụ mùa),điều tra sản lượng thu hoạch hoa màu(Vụ chiêm và vụ mùa), về sản vật đặc biệt, về thủ công cá thể và công nghiệp tư doanh,.v.v..”.
Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ mới của cơ quan thống kê lúc này, ngày 25/3/1957 Thủ tướng Chính phủ ra Thông tư số 106/TTg về việc thành lập Ban thống kê xã (Do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký), gửi các Chủ tịch UBHC các liên khu, khu, thành phố, tỉnh. Thông tư qui định nhiệm vụ của Ban thống kê xã: Tổ chức bộ máy của thống kê xã điều kiện và thủ tục tuyển lựa cán bộ thống kê xã, xóm và các chi phí giấy bút, mực, dầu đèn,v.v...
Ngày 08/4/1957 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 142/TTg quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan thống kê các cấp các ngành. Nghị định có 5 chương và 23 điều. Điều đáng chú ý ở chương 3 Điều 8 của Nghị định này về bộ máy thống kê địa phương quy định rõ “ cơ quan thống kê ở các địa phương là một cơ quan lãnh đạo chung và trực tiếp của Uỷ ban hành chính, đồng thời chịu sự lãnh đạo của cơ quan thống kê cấp trên về mặt nghiệp vụ.
Chi cục trưởng và Chi cục phó Chi cục thống kê liên khu, khu, thành phố, do Quyết định của chủ nhiệm UBKH nhà nước bổ nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban hành chính liên khu, thành phố, tỉnh, thành. Trưởng phòng thống kê huyện do Uỷ ban hành chính liên khu, khu, thành phố trực thuộc bổ nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban hành chính tỉnh.
Trưởng ban thống kê xã do UBHC tỉnh, thành phố công nhận theo đề nghị của UBHC huyện”.
Điều 10 của Nghị định 142 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thống kê khu, liên khu, thành phố, tỉnh khẳng định:
“1. Sưu tầm, thu thập, chỉnh lý những tài liệu điều tra thống kê cơ bản về các ngành kinh tế quốc dân và văn hoá xã hội ở địa phương mình, kiểm tra một cách có hệ thống tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước trong địa phương mình cung cấp tài liệu cho Cục thống kê TW,UBKH và UBHC địa phương theo chế độ đã quy định.
2. Ngoài việc bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ điều tra thống kê do Cục thống kê TW quy định ra còn phải tích cục phải thực hiện những nhiệm vụ điều tra thống kê có tính chất địa phương có liên quan do UBHC địa phương đề ra.
3. Chỉ đạo tổ chức thống kê thuộc các ngành nghiệp vụ có liên quan, tiến hành công tác điều tra thống kê giúp đỡ các ngành, các cơ quan, các xí nghiệp cải tiến công tác thống kê, lãnh đạo cơ quan thống kê cấp dưới kiểm tra việc thi hành chế độ công tác thống kê được Cục thống kê TW quy định, khắc phục tình trạng ban hành biểu mẫu một cách lung tung.
4. Thẩm tra tính chất chính xác của những báo cáo thống kê của các ngành nghiệp vụ, có quyền bác bỏ những báo cáo không chính xác và yêu cầu báo cáo lại, ngoài những báo cáo số liệu, có quyền yêu cầu các ngành gửi đến những bản báo cáo phân tích bằng lời văn.”
Thi hành Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng, Thông tư, Nghị định của Chính phủ. Khu uỷ, UBHC khu vực Vĩnh Linh đã kịp thời cũng cố tổ chức thống kê trong toàn khu vực từ khu đến xã thôn có đủ số cán bộ quy định để đủ sức đáp ứng trước yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn cách mạng mới; để quản lý tổ chức chỉ đạo điều hành một cách có hiệu quả công việc, cùng với nhiều cơ quan, ban, ngành khác trong bộ máy quản lý nhà nước ở khu vực Vĩnh Linh, ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh đã xác định là một ngành chuyên môn của UBHC địa phương chịu sự lãnh đạo chung và trực tiếp của UBHC các cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của cơ quan thống kê cấp trên về mặt nghiệp vụ.
Về công tác chuyên môn:
Nhiệm vụ chính của ngành thống kê được nhà nước giao lúc này là: Sưu tầm, thu thập, chỉnh lý những tài liệu điều tra thống kê cơ bản về các ngành kinh tế quốc dân và văn hoá xã hội ở địa phương, kiểm tra một cách có hệ thống tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước trong địa phương mình, cung cấp tài liệu cho Cục Thống kê TW, UBHC và UBKH địa phương theo chế độ quy định. Ngay từ những ngày đầu, ngành Thống kê Khu vực Vĩnh Linh đã bám sát diễn biến tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương tổ chức thu thập, tổng hợp số liệu, làm các báo cáo phản ánh kịp thời cho lãnh đạo các các ngành về kết quả tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, kế hoạch của nhà nước. Năm 1956-1957, ngành Thống kê Khu vực Vĩnh Linh tuy mới được thành lập trong bối cảnh đang gặp nhiều khó khăn, tổ chức chưa ổn định, hậu quả chiến tránh còn bề bộn nhưng đã bắt tay vào triển khai thu thập số liệu phục vụ cho công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục kinh tế. Đây là những năm sau giảm tô cải cách ruộng đất; trong nông nghiệp đã có chuyển đổi quan trọng về sở hữu ruộng đất. Công việc cần làm ngay của thống kê các cấp là phối hợp chặt chẽ với ngành thuế nông nghiệp, tổ chức nông hội và ty nông nghiệp, ngành công an để nắm lại tình hình đất đai, cơ cấu các loại đất theo mùa vụ phân loại tốt xấu và hiện trạng từng loại đất có thể sử dụng vào sản xuất vụ chiêm xuân, vụ mùa, ao hồ và đất hoang hoá phục vụ cho kế hoạch phát triển sản xuất thu thuế nông nghiệp.Tiến hành thu thập, tổng hợp số liệu từ các ngành, các địa phương báo cáo lên, tập trung chủ yếu là số liệu của ngành nông nghiệp như diện tích gieo cấy, năng suất và sản lượng các loại cây trồng theo từng vụ giúp cho lãnh đạo Khu uỷ, UBHC các cấp, các ngành chỉ đạo công việc tác nghiệp cụ thể.
Theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Thống kê TW, của UBHC Khu vực Vĩnh Linh, lần đầu tiên ngành Thống kê Khu vực Vĩnh Linh phối hợp với Ty nông nghiệp khu vực tiến hành cuộc điều tra năng suất, sản lượng lúa theo phương pháp gặt thống kê, phân loại để tính năng suất sản lượng lúa, màu cho từng xã và toàn khu vực. Những số liệu thu thập được là cơ sở đáng tin cậy để tính toán, cân đối lương thực trên địa bàn, xây dựng kế hoạch tổ chức thu thuế, thu mua, cân đối mức sống dân cư trên địa bàn,... nên công tác thống kê bắt đầu phát huy tác dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Sau 3 năm hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, hoạt động của ngành thống kê Vĩnh Linh lúc này đã phản ánh đúng tình hình, số liệu thống kê, cung cấp phục vụ cho Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương những thông tin chính thống đầy đủ kịp thời về sự biến đổi tình hình kinh tế - xã hội đời sống của nhân dân Vĩnh Linh đầu cầu giới tuyến miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trực tiếp cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam.
Từ năm 1957 trở đi nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành thống kê ngày càng phát triển, mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động khá toàn diện và yêu cầu ngày càng cao khó khăn phức tạp hơn, nhưng cán bộ thống kê các cấp tuy được củng cố tăng cường về số lượng nhưng trình độ phần lớn chưa được đào tạo có hệ thống, mặt khác công việc thống kê hoàn toàn mới mẽ. Nhưng với quyết tâm phấn đấu rất cao của cán bộ thống kê khu vực Vĩnh Linh luôn luôn làm tròn nhiệm vụ được giao, phục vụ đắc lực và có hiệu quả công cuộc cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn của khu vực.
Bên cạnh tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ nhiệm vụ công tác thường xuyên định kỳ hàng năm về chế độ báo cáo và điều tra thống kê trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho lãnh đạo Khu uỷ, UBHC khu và Cục Thống kê TW. Ngành Thống kê khu vực Vĩnh Linh đã trực tiếp tham mưu, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều cuộc điều tra lớn quan trọng thời kỳ 1957-1960 và tham gia làm tốt các yêu cầu nhiệm vụ công tác trọng tâm đột xuất khác của khu vực. Mở đầu có cuộc điều tra thống kê hoàn toàn mới với quy mô lớn, đó là điều tra thủ công nghiệp cá thể và công nghiệp tư doanh toàn miền Bắc vào giữa năm 1957 theo Thông tư số 215/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mục đích chính của cuộc điều tra là nhằm thu thập thông tin về số lượng thợ thủ công cá thể và công nghiệp tư doanh theo từng ngành nghề một cách cụ thể. Theo những hình thức hoạt động cố định lưu động, thường xuyên hay thời vụ. Đồng thời thu thập tính toán cho được chỉ tiêu giá trị sản lượng chung, phân theo từng ngành nghề và thu nhập bình quân từng ngành nghề. Những thông tin đó vô cùng quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch và phục vụ cho công cuộc cải tạo công thương nghiệp. Đây là cuộc điều tra tương đối lớn và khá phức tạp và là một thử thách lớn đối với ngành thống kê Việt Nam nói chung và ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh nói riêng. Để tổ chức tốt cuộc điều tra này UBHC khu vực Vĩnh Linh đã thành lập ban chỉ đạo điều tra khu vực và các xã, giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành liên quan cử cán bộ phối hợp với ngành Thống kê trong công tác chỉ đạo. Ban chỉ đạo của khu vực đặt dưới sự lãnh đạo UBHC khu do một đồng chí uỷ viên uỷ ban phụ trách. Đồng chí Nguyễn Văn Vưu - Trưởng phòng thống kê khu vực được làm uỷ viên thường trực cuộc điều tra. Nhờ có sự tổ chức chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu nên cuộc điều tra thu được kết quả tốt theo phương án điều tra đề ra.
Từ năm 1954-1960 thực hiện Thông tư của Thủ tướng Chính phủ số 297/TTg ngày 12/8/1959 về kế hoạch điều tra dân số toàn miền Bắc năm 1959, kèm theo Quyết định số 298/TTg ngày 12/8/1959 của Thủ tướng Chính phủ về việc đăng ký nhân khẩu toàn miền Bắc năm 1959 và Thông tư số 021/TTg ngày 14/01/1960 của Thủ tướng Chính phủ về mốc thời gian đăng ký nhân khẩu trong toàn miền Bắc năm 1960. Thông tư quy định lấy mốc 0 giờ ngày 01/3/1960 đến ngày 5/3/1960 kết thúc cuộc phỏng vấn tổng điều tra; Đối với miền núi kéo dài cuộc phỏng vấn điều tra đến ngày 07/3/1960. Cuộc tổng điều tra dân số lần này được xem là công tác trọng tâm đột xuất của toàn Đảng toàn dân ở các địa phương. Ngành Thống kê được giao trách nhiệm là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra. Ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh đã tích cực góp phần quan trọng trong qua trình tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc Tổng điều tra đạt kết quả tốt. Cuộc Tổng điều tra dân số đã cung cấp được nhiều thông tin rất cơ bản về dân số và nguồn lao động của khu vực Vĩnh Linh phục vụ cho việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất 1961-1965. Kết thúc cuộc tổng điều tra dân số năm 1960 nhiều cán bộ thống kê ở các cấp trong khu vực đã được ban chỉ đạo TW và UBHC khu vực tặng Bằng khen, Giấy khen cổ vũ động viên kịp thời.
Kết thúc thực hiện kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa thời kỳ 1956 -1960 Vĩnh Linh hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế thắng lợi, tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Đặc biệt từ một nền kinh tế nhiều thành phần đã trở thành nên kinh tế mới với hai hình thức sở hữu chủ yếu là nhà nước và tập thể. Tình hình sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp đã được phục hồi nhanh chống, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương, thương nghiệp bước đầu phát triển khá, do đó đời sống kinh tế văn hoá xã hội, y tế, giáo dục chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân dân từng bước được cải thiện. Cũng trong thời kỳ thực hiện cải tạo và phát triển kinh tế, công tác xây dựng Đảng chính quyền, đoàn thể, an ninh quốc phòng ở Vĩnh Linh được đẩy mạnh tạo nên động lực chính trị quan trọng đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân khu vực Vĩnh Linh đầu cầu miềm Bắc xã hội chủ nghĩa bước vào giai đoạn mới vững vàng hơn, làm hậu phương trực tiếp cho chiến trường miền Nam trước hết là “ Trị Thiên ruột thịt”; Vĩnh Linh phải không ngừng được xây dựng cũng cố về mọi mặt. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã chỉ rõ “ Miền Bắc nước ta đang chuyển sang thời kỳ lấy xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, ra sức thực hiện một bước công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, và hoàn thiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị TW Đảng (khoá 3) về mở Đại hội Đảng các cấp, Thường vụ khu uỷ khu vực Vĩnh Linh (ngày 29/3/1961) Đại hội lần này nhằm kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc thực hiện kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa 1958-1960 đồng thời bàn nhiệm vụ, phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Đại hội đã nhất trí “ Khu vực Vĩnh Linh lấy phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc làm trọng tâm nhằm giải quyết vấn đề lương thực; phải đủ tự túc hoàn toàn khoai sắn phải có thừa để bán, đồng thời phải ra sức phát triển cây công nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động lên một bước vững chắc”.
Bám sát đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội và các chương trình lớn của Đảng và nhà nước nói trên, ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh tiếp tục xây dựng cũng cố thêm về tổ chức bộ máy cán bộ, vừa tích cực mở rộng các mặt hoạt động công tác từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ đắc lực góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân khu vực Vĩnh Linh thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Về việc thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn từ đầu năm 1961 ngành Thống kê khu vực Vĩnh Linh đã bám sát chế độ báo cáo điều tra thống kê của Chính phủ và của Tổng Cục thống kê cụ thể:
- Quyết định số 337/TTg ngày 31/12/1960 của Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn chế độ báo cáo thống kê định kỳ về công nghiệp hàng tháng, quý và hàng năm của Tổng Cục Thống kê.
- Nghị định số 27/CP ngày 22/2/1962 của Hội đồng Chính phủ quy định các nguyên tắc về việc lập và ban hành các chế độ biểu mẫu báo cáo thống kê và phương án điều tra.
- Thông tư số 241/TCTK ngày 30/3/1962 của Tổng cục Thống kê, giải thích Nghị định 27/CP ngày 22/2/1962 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập và ban hành các chế độ biểu mẫu báo cáo thống kê và phương án điều tra.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 421/TTg ngày 22/2/1961.Ban hành chế độ biểu mẫu báo cáo tình hình hàng hoá tồn kho của ngành nội thương và phê chuẩn cho Tổng cục Thống kê ban hành chế độ biểu mẫu báo cáo tồn kho cho các Bộ.
Mục đích yêu cầu của việc ban hành Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Chính Phủ, của Tổng Cục Thống kê trong tình hình cách mạng mới nhằm đảm bảo, thu thập đầy đủ số liệu và tình hình cần thiết đồng thời tiết kiệm được sức người và tiền của, cần phải được tiến hành một cách tập trung và thống nhất.
Theo chủ trương của Chính phủ, của Tổng cục Thống kê, hoạt động công tác thu thập số liệu thống kê trong thời kỳ này có sự thay đổi về hình thức cơ chế, chuyển từ hình thức điều tra là chủ yếu sang hình thức vừa điều tra vừa thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ. Ở khu vực Vĩnh Linh việc triển khai thực hiện chủ trương này của Tổng cục Thống kê có những thuận lợi cơ bản, quan hệ sản xuất mới đã được xác lập với 2 hình thức sở hữu tập thể và toàn dân. Do đó mạng lưới cán bộ thống kê xã, hợp tác xã, đội sản xuất, thống kê các cơ quan xí nghiệp được hình thành một cách đồng bộ, trình độ nghiệp vụ của cán bộ thống kê các cấp còn hạn chế nhưng có đạo đức lập trường cách mạng rất tốt, rất nhiệt tình và có trách nhiệm rất cao trong mọi mặt công tác nói chung, công tác thống kê nói riêng.
Công tác thống kê tổng hợp: Trong việc thi hành nhiệm vụ cụ thể của cơ quan thống kê địa phương bất cứ lúc nào, công tác thống kê tổng hợp cũng được quan tâm đúng mức hàng đầu, thu thập, xử lý tổng hợp tình hình số liệu thống kê kinh tế - xã hội chuyên ngành về mọi mặt để làm các báo cáo chung, quán xuyến hiểu biết bao quát trong tất cả các mặt nghiệp vụ thống kê kinh tế - xã hội của cơ quan thống kê địa phương. Do đó công tác thống kê tổng hợp đã được Tổng Cục Thống kê và Uỷ ban hành chính các cấp, lãnh đạo phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh quan tâm, triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả tốt phục vụ đắc lực cho lãnh đạo các cấp các ngành ở địa phương và TW nhất là phục vụ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội tháng, quý, 6 tháng, năm, 5 năm, 10 năm và phục vụ các kỳ họp khu uỷ, HĐND, Uỷ ban hành chính các cấp ở khu vực Vĩnh Linh thông qua đó đã góp phần nâng cao vai trò vị trí của ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh đối với địa phương và Trung ương.
- Những công việc chính của thống kê tổng hợp đã làm lúc này là: Trên cơ sở số liệu thu thập được từ các báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo kết quả các cuộc điều tra thống kê chuyên ngành kết hợp với khai thác số liệu có sẳn từ các ngành, các đơn vị cơ sở tiến hành kiểm tra xác minh chỉnh lý hệ thống hoá theo phương pháp thống nhất trên cơ sở đó, phân tích so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và cả bằng lời văn để minh chứng những hiện tượng kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý vi phạm... cung cấp các bản báo cáo đó phục vụ cho các cơ quan cấp trên có liên quan. Kể từ sau ngày thành lập phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh tháng 3 năm 1956 đến thời kỳ 1965 phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh đã biên soạn nhiều bản báo cáo số liệu tổng hợp và báo cáo lời văn...nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của lãnh đạo Khu uỷ và lãnh đạo các cấp, các ngành ở TW và địa phương để phục vụ cho công tác quản lý, chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm, nhiều năm ..
- Lập và tham gia thiết kế các loại biểu mẫu phương án điều tra thống kê thuộc thẩm quyền Uỷ ban hành chính, Tổng Cục Thống kê quy định áp dụng trong phạm vi địa phương quản lý, đồng thời trao đổi rút kinh nghiệm qua thực tế để đề nghị cấp trên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp về công tác phương pháp chế độ, nhiệm vụ của ngành Thống kê địa phương.
- Tham mưu giúp việc lãnh đạo phòng (Phòng ngang Chi cục các tỉnh, thành phố trực thuộc TW) làm các báo cáo sơ kết tổng kết các mặt hoạt động công tác hàng năm cho trong toàn ngành. Riêng thời kỳ 1961-1965 lãnh đạo Tổng cục Thống kê và Uỷ ban hành chính khu vực Vĩnh Linh đã giao thêm nhiệm vụ tính toán, lập biểu, cân đối sản phẩm xã hội, cân đối tài chính, tính thu nhập quốc dân của khu vực Vĩnh Linh nhưng do còn gặp rất nhiều khó khăn về số liệu không thu thập được đầy đủ và trong nhiều khó khăn khách quan khác nữa nên chưa làm được.
Công tác xét duyệt kế hoạch: Ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh cũng như ngành Thống kê của các tỉnh toàn miền Bắc trong giai đoạn 1964 -1965 Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 112/CP ngày 22/7/1964 về việc xét duyệt công nhận và công bố hoàn thành kế hoạch nhà nước cho các đơn vị kinh tế quốc doanh cơ sở và Thông tư số 71/TTg ngày 22/7/1964 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời về nội dung xét duyệt công nhận hoàn thành kế hoạch nhà nước. Thông tư số 856/TCTK ngày 22/10/1964 của Tổng Cục Thống kê hướng dẫn thi hành Quyết định số 112/CP về việc xét duyệt công nhận và công bố hoàn thành kế hoạch nhà nước của các đơn vị kinh tế quốc doanh cơ sở. Nội dung xét duyệt hoàn thành kế hoạch đối với xí nghiệp công nghiệp, công trường, nông trường quốc doanh khi đạt hoặc vượt mức 5 chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
- Giá trị tổng sản lượng.
- Giá trị sản lượng thành phẩm.
- Sản lượng sản phẩm chủ yếu đúng quy cách và phẩm chất đã quy định trong kế hoạch.
- Nộp tích luỹ và các khoản khác phải nộp cho nhà nước( bao gồm nộp lợi nhuận, nộp khấu hao cơ bản, nộp thuế hoặc nộp số thu quốc doanh).
- Năng suất lao động một công nhân viên đơn vị, giá thành toàn bộ.
Từ thực tế đó được Đảng và Nhà nước giao cho ngành Thống kê nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng xét duyệt kế hoạch nhà nước hàng năm cho các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh. Nhưng đối với khu vực Vĩnh Linh là khu vực đặc biệt, tiếp giáp với đầu cầu giới tuyến khu vực phi quân sự tạm thời và có nhiều đặc điểm khó khăn khách quan khác nên việc xét duyệt hoàn thành kế hoạch nhà nước hàng năm cho đơn vị kinh tế cơ sở, Chính phủ cho phép khi xét duyệt không đánh giá gắt gao, mà chủ yếu ngành Thống kê phối hợp với các ngành có liên quan nhằm đảm bảo thống nhất ba loại hạch toán bao gồm: hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật đối với tất cả các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh của quốc doanh trên địa bàn.
Những công việc này cũng nhằm để ngành Thống kê cùng với các ngành có liên quan của địa phương chấn chỉnh, đưa công tác hạch toán, công tác thống kê, công tác quản lý kinh tế của các đơn vị cơ sở đi dần vào quỹ đạo thực hiện đúng đắn hơn chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.
Báo cáo tiến độ sản xuất: Một trong những công tác trọng tâm của ngành thống kê cũng bắt đầu ở thời kỳ này và chiếm rất nhiều thời gian, công sức là: Làm báo cáo thống kê tiến độ sản xuất. Trong đó chiếm khối lượng lớn là báo cáo tiến độ sản xuất nông nghiệp theo định kỳ 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày, tháng, quý. Với những nội dung chính là tiến độ làm đất gieo cấy, thu hoạch, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: Nước, phân, giống mới, cấy dày, cấy thưa, cày sâu, bừa kỹ, tưới tiêu, công cụ cải tiến phục vụ trong các ngành kinh tế khác.
Để thu thập tổng hợp báo cáo tiến độ sản xuất đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của lãnh đạo là phải kịp thời đầy đủ, chính xác, cán bộ ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh từ khu vực đến xã, HTX, đội sản xuất và các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn thường xuyên bám sát nhiệm vụ để thi hành. Đặc biệt đối với cán bộ phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh phải quan tâm giúp đỡ hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ thống kê cơ sở, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp, các ngành tăng cường các biện pháp tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc đã kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc thường xuyên xãy ra như phạm vi thu thập tổng hợp số liệu không đầy đủ số đơn vị cơ sở, thiếu đi sâu sát nên phản ánh không đúng tình hình thực tế của các hiện tượng phát sinh, cố tình dấu diếm khuyết điểm, thổi phòng thành tích của lãnh đạo một số nơi... Qua nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức thực hiện báo cáo tiến độ sản xuất tốt, kịp thời và đảm bảo chất lượng như các xã Vĩnh Nam, Vĩnh Tú, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Hoà và đặc biệt là có 2 HTX làm tốt công tác thống kê hàng năm đã được Uỷ ban hành chính khu vực Vĩnh Linh tặng Bằng khen đó là hợp tác xã Phan Hiền-Vĩnh Sơn, hợp tác xã Liên Công Phường xã Vĩnh Thành .v.v.. quá trình tổ chức thực hiện các địa phương đơn vị cơ sở đã có nhiều sáng kiến cải tiến phương pháp thu thập truyền đưa số liệu đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhất là về mặt đảm bảo thời gian.
Bên cạnh đó, ngoài tập trung thực hiện chế độ báo cáo tiến độ sản xuất nông nghiệp là chính nhưng còn phải thực hiện chế độ báo cáo tiến độ một số chuyên ngành kinh tế khác như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, vật tư kỹ thuật thương nghiệp cũng làm báo cáo thống kê tiến độ sản xuất nhưng chỉ tiêu báo cáo có ít hơn, thời gian báo cáo có khoảng cách dài hơn, báo cáo tiến độ theo tháng hoặc khi cần báo cáo 10 ngày, 15 ngày 1 lần.
Số liệu về tiến độ sản xuất do ngành thống kê đảm nhận và được cập nhật, theo dõi có hệ thống từ cơ sở lên và được phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh lưu giữ cẩn thận qua từng vụ, từng kỳ, từng năm nên lãnh đạo các cấp các ngành cần nghiên cứu các vấn đề cần thiết để tổng kết đánh giá so sánh hay để chỉ đạo sản xuất như thực hiện lịch thời vụ gieo trồng, cơ cấu giống cây trồng, năng suất, sản lượng, phân bón, thuỷ lợi, mật độ gieo trồng... đều được phục vụ kịp thời.
Báo cáo thống kê định kỳ: Bên cạnh tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác báo cáo thống kê tiến độ sản xuất, việc thực hiện báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng, hàng quý, và năm trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội như nông lâm, ngư nghiệp, Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, vật tư thương mại, giá cả đời sống dân cư, ngân hàng, tài chính, tín dụng và các mặt hoạt động xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, đã được ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh đảm nhận thực hiện đáp ứng yêu cầu cấp uỷ, chính quyền địa phương và TW kịp thời trong mọi tình huống thời bình và chiến tranh ác liệt lúc bấy giờ.
Bên cạnh những mặt tích cực thuận lợi mà ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh đạt được vẫn có những khó khăn, nhược điểm đó là công việc hết sức mới mẽ, khối lượng lớn, bận bịu quanh năm suốt tháng, mạng lưới cán bộ thống kê các cấp phần lớn chưa qua đào tạo nghiệp vụ chính quy (nhất là cán bộ thống kê cơ sở). Do đó năng lực chuyên môn còn bị hạn chế, việc cung cấp thông tin ban đầu thiếu độ tin cậy, do trình độ ghi chép ban đầu, trình độ hoạch toán của các đơn vị cơ sở mới được tổ chức chưa đi vào nề nếp thường xuyên. Mặt khác trình độ năng lực công tác của cán bộ trong ngành còn nhiều hạn chế, am hiểu thực tế về các ngành nghề chưa thực sự nhạy cảm đi vào chiều sâu, nên không tránh khỏi thiếu sót, khuyết điểm. Tuy nhiên nhờ có sự cố gắng nỗ lực rất lớn và có sẵn chí khí cách mạng của cán bộ nhân dân nói chung và cán bộ thống kê các cấp ở vùng đầu cầu giới tuyến khu phi quân sự tạm thời. Cán bộ thống kê các cấp ở khu vực Vĩnh Linh lúc này vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, chịu khó nghiên cứu, học tập và tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên nên đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Các báo cáo thống kê định kỳ trong từng ngành, từng lĩnh vực đã chú trọng đi sâu phản ánh những vấn đề lớn trọng tâm về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Vĩnh Linh hàng năm cụ thể là:
- Trong nông nghiệp ngành thống kê đã tổ chức thực hiện các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động sản xuất xây dựng của các nông, lâm trường quốc doanh (giai đoạn này toàn khu vực có 3 đơn vị gồm: Nông trường Bến Hải, nông trường Quyết Thắng và Lâm trường Bãi Hà) cùng với 22 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc Uỷ ban hành chính khu vực báo cáo về quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, quá trình thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp từ bậc thấp đến bậc cao, từ nhỏ đến lớn.
- Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm của các xí nghiệp công nghiệp theo Quyết định số 12/TTg ngày 18/2/1963. Nội dung đơn vị báo cáo gồm các chỉ tiêu thuộc các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh TW và công tư hợp doanh loại lớn nội dung chỉ tiêu cần báo cáo gồm có:
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ, tình hình lao động và tiền lương; tình hình sử dụng thiết bị; tình hình sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; tình hình giá thành; tình hình tiêu thụ điện của xí nghiệp công nghiệp; tình hình vốn.
+ Báo cáo của các xí nghiệp địa phương loại nhỏ (Quốc doanh địa phương, HTX, sản xuất thủ công nghiệp cấp cao). Báo cáo bao gồm các chỉ tiêu, chi tiết về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chỉ tiêu về lao động tiền lương, chỉ tiêu cung cấp và tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu; chỉ tiêu tình hình thiết bị; chỉ tiêu vốn, giá thành.
+ Báo cáo của các HTX thủ công nghiệp bậc thấp và tổ sản xuất; bao gồm các chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao động và tiền lương, tình hình vốn.
- Trong xây dựng cơ bản có báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, năng lực và hiệu ích tài sản cố định mới tăng, năng suất lao động ... của các công trình xây dựng trong khu vực Vĩnh Linh.
- Trong cung ứng vật tư kỹ thuật báo cáo định kỳ về tình hình thu phát và tồn kho sản phẩm, vật tư hàng hoá; xuất nhập, tiêu phí và tồn kho về nguyên nhiên liệu và thiết bị của các đơn vị cung ứng vật tư.
- Trong giao thông vận tải, bưu điện, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng hoá, vật tư, hành khách thuộc các loại đường của các đơn vị vận tải quốc doanh, công tư hợp doanh. Khối lượng bưu phẩm, bưu kiện, điện thoại, phát hành báo chí.
- Trong thương nghiệp báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch mua vào bán ra, tồn kho, mạng lưới, tỷ trọng tiêu thụ hàng hoá, chi phí lưu thông hàng hoá của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, tình hình cải tạo tư thương của thành phần công tư hợp doanh và tư doanh.
- Về tài chính, ngân hàng, tín dụng, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện dự toán thu - chi ngân sách, thu chi tiền mặt và thực hiện kế hoạch tín dụng ngân hàng.
- Về lao động văn xã, báo cáo định kỳ về lao động, tiền lương, năng suất lao động và sử dụng thời gian lao động, tình hình thực hiện kế hoạch về phát triển văn hoá giáo dục, y tế, thể dục thể thao của các ngành liên quan.
Thực hiện các cuộc điều tra: Trong thời kỳ này ngành Thống kê khu vực Vĩnh Linh còn thực hiện các cuộc điều tra thống kê hàng năm. Được Tổng Cục Thống kê và UBHC khu vực Vĩnh Linh giao trách nhiệm trực tiếp tổ chức chỉ đạo thực hiện từ 25 - 30 cuộc điều tra định kỳ thường xuyên, điều tra chuyên đề và điều tra đột xuất khi cần thiết.
- Điều tra định kỳ thường xuyên trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp 15 cuộc, như điều tra diện tích gieo trồng các loại cây, mỗi năm 3 lần, điều tra năng xuất sản lượng các loại cây trồng mỗi năm 3 lần, điều tra chăn nuôi gia súc, gia cầm mỗi năm 2 lần; điều tra trồng cây gây rừng mỗi năm 01 lần, điều tra tình hình cơ bản của hợp tác xã và tình hình sản xuất phân phối và thu nhập hợp tác xã mỗi năm 2 lần.
- Điều tra định kỳ trong Công nghiệp và thủ công nghiệp quốc doanh, cá thể, HTX nông nghiệp kiêm mỗi năm 2 cuộc.
- Điều tra định kỳ về cung cấp vật tư kỷ thuật về tình hình tồn kho các loại vật tư kỷ thuật thiết bị và nguồn nhiên liệu mỗi năm 01 cuộc.
- Điều tra định kỳ vận tải về tình hình phương tiện hoạt động vận tải thô sơ mỗi năm 01 cuộc.
- Điều tra định kỳ ngành thương nghiệp 3 cuộc gồm điều tra điển hình về sức mua thực tế trong dân, điều tra thị trường cải tạo tư doanh và điều tra tồn kho.
Ngoài ra ngành Thống kê khu vực Vĩnh Linh còn tổ chức một số cuộc điều tra điển hình, điều tra chuyên đề theo yêu cầu của Khu uỷ, Uỷ ban hành chính khu vực Vĩnh Linh để phục vụ các kỳ Đại hội Đảng bộ, Hội đồng nhân dân các cấp trong toàn khu vực. Ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh đã tập hợp được nhiều thông tin kinh tế - xã hội phong phú làm cơ sở cho việc nhận định đánh giá tình hình đầy đủ hoàn chỉnh hơn. Trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các cuộc điều tra nói trên, tuỳ theo mục đích yêu cầu, qui mô tính chất các cuộc điều tra, lãnh đạo phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh đều có kế hoạch cụ thể phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ nghiệp vụ ở phòng theo giỏi giám sát cụm xã, hợp tác xã chỉ đạo thực hiện kế hoạch phương án điều tra của Tổng Cục Thống kê đề ra nghiêm túc.
Nhìn chung các cuộc điều tra của ngành thống kê khu vực Vĩnh Linh thực hiện đều đã đạt được kết quả tốt. Hầu hết lãnh đạo các cấp các ngành thừa nhận và thống nhất công bố số liệu sử dụng.
II. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ (1972-1975).
Thời kỳ 1954 - 1972 vùng tạm chiếm phía Nam tỉnh Quảng Trị không có bộ máy thống kê nhưng thông tin thống kê ở các lực lượng vũ trang và các tổ chức đoàn thể vẫn nắm bắt đầy đủ tình hình về địch và ta để báo cáo, cung cấp chính xác số liệu thống kê phục vụ kịp thời cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, các ngành. Nhờ vậy Chính quyền Cách mạng và lực lượng vũ trang đã tổ chức được rất nhiều trận đánh lớn, nhỏ và thu được thắng lợi vẻ vang.
Từ sau ngày tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng 01/5/1972, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 166/TTg ngày 17/7/1973 về nhiệm vụ chi viện cho vùng giải phóng Quảng Trị. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: "Trải qua đấu tranh lâu dài, gian khổ và vô cùng anh dũng, nhân dân ta đã đánh bại ý đồ xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ký hiệp định Pari về Việt Nam, thừa nhận độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nước ta".
Quảng Trị là một tỉnh vừa mới được giải phóng ở miền Nam Việt Nam, tàn tích của chế độ cũ còn rất nặng nề, hậu quả của chiến tranh tàn phá rất nghiêm trọng, tình hình về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống của nhân dân chưa ổn định. Mặt khác là bàn đạp của vùng giải phóng miền Nam đấu tranh thi hành hiệp định, chi viện cho Lào và Campuchia, Quảng Trị có vị trí chiến lược rất quan trọng. Nhìn chung cơ sở vật chất và kỹ thuật của Quảng Trị hầu như không có gì, công cụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá, nghề rừng, giao thông vận tải còn thiếu nhiều. Lao động thiếu nghiêm trọng và phân bổ không đều nên bố trí kế hoạch sản xuất còn khó khăn.
Đời sống của nhân dân còn chật vật, nhiều gia đình chưa có nhà ở, lương thực, thực phẩm, hàng hoá còn thiếu nhiều, việc học hành của các cháu chưa được giải quyết bao nhiêu, thiếu trường học, thiếu thầy, thiếu sách vở, giấy bút, sức khoẻ của nhân dân kém, chưa có bệnh viện và thiếu thuốc men, tâm tư tình cảm của nhân dân còn nhiều băn khoăn lo lắng...
Về bộ máy lãnh đạo và chỉ đạo, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống huyện, xã chưa được tăng cường, cán bộ còn thiếu, các cơ quan chuyên môn giúp việc cho tỉnh chưa được hình thành, các chế độ chính sách nói chung chưa được nghiên cứu ban hành cho phù hợp, nhất là chính sách cụ thể về kinh tế... Việc bố trí kế hoạch khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân còn nhiều lúng túng. Do đó việc chi viện để xây dựng lại vùng giải phóng Quảng Trị một cách toàn diện có yêu cầu rất cấp bách.
Thi hành Chỉ thị số 166-TTg, ngày 17/7/1973 của Thủ tướng Chính phủ (theo điểm 3 của Chỉ thị ) Tổng cục Thống kê đã có Quyết định số 195/TCTK-QĐ ngày 20/9/1973 về việc tiếp nhận và điều động cán bộ đi công tác biệt phái tại tỉnh Quảng Trị vùng mới giải phóng đợt I gồm có các đồng chí sau đây:
1. Lê Quang Liệu-Trưởng phòng công nghiệp TCTK.
2. Hồ Đằng- Cán bộ Chi cục Thống kê Hải Phòng.
3. Trần Nhân Khoái - Trưởng phòng Chi cục Thống kê tỉnh Nghệ An.
4. Nguyễn Duy Cừ - Cán bộ Chi cục Thống kê tỉnh Nghệ An.
5. Lâm Đình Tình- Cán bộ Chi cục Thống kê tỉnh Nghệ An.
6. Tăng Thị Xuân - Cán bộ Chi cục Thống kê tỉnh Nghệ An.
7. Nguyễn Thị Duyên-Cán bộ Chi cục Thống kê tỉnh Nghệ An.
8. Hà Lực - Cán bộ Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Bình.
9. Nguyễn Hữu Thân - Cán bộ Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Bình.
10. Phan Đình Liệu - Cán bộ Vụ Thống kê vật tư kỹ thuật TCTK.
11. Lê Hiền - Cán bộ Vụ Thống kê công nghiệp TCTK.
12. Lê Cao Hạnh - Cán bộ Chi cục Thống kê Hải Phòng.
13. Đồng chí Ngộ - Cán bộ Tổng cục Thống kê.
14. Lê Phước Từ - Trưởng phòng- Chi cục Thống kê Lạng Sơn.
15. Phùng Chí Hiền - Cán bộ Tổng cục Thống kê.
16. Phan Văn Trúc - Cán bộ phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh."
Những cán bộ Thống kê chi viện tăng cường cho bộ phận thống kê tỉnh Quảng Trị trực thuộc trong Ban kinh tế- kế hoạch tỉnh (trụ sở làm việc đóng tại Phường 5, thị xã Đông Hà hiện nay), do đồng chí Lê Quang Liệu làm Trưởng Ban, kiêm Bí thư Chi bộ khối kinh tế tổng hợp.
Ở tuyến huyện, thị xã lúc này chỉ có một bộ phận kế hoạch thống kê từ 2- 4 đồng chí.
Đầu năm 1973 đến năm 1974 tỉnh Quảng Trị có chủ trương nhập 5 ngành kinh tế tổng hợp thành một khối là: Kế hoạch-thống kê-lao động-tài chính-ngân hàng do đ/c Lê Quang Liệu làm trưởng khối và Bí thư chi bộ khối.
Cán bộ thống kê lúc này thường trực ở tỉnh, có đ/c Lê Quang Liệu, đ/c Lê Phước Từ, đ/c Phan Văn Trúc, còn một số các đ/c khác tăng cường, biệt phái tuyến huyện, thị xã.
Đến quý III/1974 tình hình chiến sự toàn vùng có những chuyển biến tích cực có lợi cho ta. Nhu cầu về tổ chức và công tác thống kê được mở rộng, Tỉnh uỷ cho tách khối kinh tế thành từng ban, trong đó có Ban kinh tế kế hoạch và Thống kê, Ban Tài chính-Ngân hàng-Lao động; Lúc này Ban kế hoạch-Thống kê được Tổng cục Thống kê chi viện người tương đối đông và các huyện cũng được tăng cường. Công tác thống kê lúc này đi vào hoạt động có nề nếp hơn trước.
Để thực hiện chính sách cán bộ và phù hợp với tình hình, sau 1 năm công tác biệt phái giúp Quảng Trị, TCTK có quyết định số 182-TCTK-QĐ ngày 01/8/1974 chuyển hẵn các đồng chí trên theo chế độ B kể từ ngày 01/8/1974. Đầu năm 1975 TW điều đ/c Lê Quang Liệu lên Ban đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (tại Cam Lộ) phụ trách công tác kế hoạch-thống kê, Uỷ ban hành chính tỉnh điều đ/c Hồ Xinh nguyên Trưởng ty Giao thông sang phụ trách Ban Kế hoạch-Thống kê tỉnh và đ/c Trần Nhân Khoái phụ trách công tác Thống kê Quảng Trị.
Chức năng nhiệm vụ của tổ chức Thống kê Quảng Trị vùng mới giải phóng là: Nắm tình hình và thống kê tình hình đoàn viên, hội viên các hội thanh niên cách mạng, hội thanh niên giải phóng, hội mẹ chiến sĩ, hội phụ nữ... và lực lượng dân quân du kích, số hầm hào, công sự trong dân để trú ẩn bom đạn và sẵn sàng chiến đấu, tình hình thiệt hại chiến tranh, đời sống dân cư về ăn, ở, mặc, học tập văn hoá, sức khoẻ, tình hình khai hoang phục hoá, năng suất sản lượng lúa màu,số lượng gia súc... ở vùng giải phóng do Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam kiểm soát.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Trị đã động viên tổ chức nhân dân tiếp tục chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ quê hương giải phóng, tổ chức đời sống cho nhân dân, củng cố và phát triển lực lượng, cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước tiếp tục chiến đấu giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu, thống nhất Tổ quốc.
Sau thắng lợi ở chiến trường Trị-Thiên, thực lực cách mạng của Quảng Trị có bước phát triển quan trọng. Lực lượng chính trị được củng cố mạnh mẽ, tổ chức bộ máy cơ quan thống kê cấp tỉnh và bộ phận thống kê cấp huyện được TCTK và Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quan tâm tăng cường để xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ phục vụ cấp uỷ, chính quyền địa phương lúc bấy giờ. Theo số liệu thống kê Quảng Trị ở vùng mới giải phóng lúc đó cho thấy "toàn tỉnh Quảng Trị có 2143 đoàn viên thanh niên cách mạng; 9029 hội viên thanh niên giải phóng; 21222 hội viên hội phụ nữ giải phóng; 1069 hội viên hội mẹ chiến sĩ; 16564 hội viên hội nông dân giải phóng. Lực lượng cán bộ các loại kể từ cấp huyện đến cấp tỉnh có 2080 người, Đảng bộ có 3357 đảng viên".
Từ giữa năm 1973 đến 1975 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND cách mạng tỉnh, các cấp uỷ Đảng và chính quyền trong tỉnh đã phát động chiến dịch tháo dỡ bom mìn, khai hoang phục hoá sôi nổi ở đồng ruộng phía Bắc Dốc Miếu, giải phóng hàng trăm ha vùng trọng điểm khác của huyện Gio Linh. Huy động hàng vạn lao động đắp đập Việt yên, xây dựng các trạm bơm Lâm Lang, Bích khê và nhiều công trình thuỷ lợi nhỏ ở các xã. Năm 1973 các huyện, thị trong tỉnh đã phục hoá được gần 6000 ha ruộng đất, đưa diện tích gieo trồng ở vùng giải phóng lên 9120 ha, tổng sản lượng lương thực đạt 5000 tấn (có 1400 tấn thóc). Năm 1974 diện tích phục hoá đạt 1300 ha, đưa diện tích gieo trồng ở vùng giải phóng đạt 20000 ha, trong đó miền núi đạt 5659 ha lúa (có 122 ha lúa nước). Tổng sản lượng lương thực năm 1974 là 16000 tấn (6000 tấn thóc), diện người phải cứu tế, trợ cấp lương thực giảm xuống nhanh chóng (cuối năm 1974 số người cứu tế chỉ bằng 10% của tổng số người cứu tế năm 1973).
Đàn gia súc, gia cầm từ chỗ hầu như bị huỹ diệt vào cuối năm 1972, sau 2 năm dựa vào nguồn chi viện của các tỉnh, thành phố miền Bắc, đồng thời phát động quần chúng tự xoay xỡ, nhân giống, đến cuối năm 1974, theo số liệu thống kê vùng giải phóng Quảng Trị có 3614 con trâu, 5152 con bò, 52800 con lợn.
Nghề cá được trang bị thêm thuyền và lưới, từng bước khôi phục đánh bắt, chế biến được 2000 tấn thuỷ sản năm 1974. Nghề nuôi phục hồi được 35 ha, sản xuất được 1400 tấn muối năm 1974.
Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Tỉnh uỷ Quảng Trị, tháng 4/1973, UBND cách mạng tỉnh đã đầu tư xây dựng xưởng cơ khí sửa chữa máy móc nông nghiệp 20/12, xưởng xẻ gỗ, xí nghiệp khai thác vôi, xí nghiệp đá Tân Lâm, xí nghiệp gạch Vĩnh Đại, xí nghiệp in Quảng Trị, xí nghiệp sửa chữa ô tô, nhà máy điện, xí nghiệp gốm Thanh Quảng.
Về giao thông vận tải: Toàn tỉnh Quảng Trị đã xây dựng thêm được 483 km đường giao thông đường bộ, bắc lại cầu cống trên quốc lộ 1A và quốc lộ 9, đường 14, bổ sung thêm phương tiện vận tải ô tô, tàu thuỷ, khôi phục lại cảng Đông Hà. Theo số liệu thống kê tính từ năm 1973 đến 1975 ngành giao thông vận tải đã vận chuyển được 1,8 triệu tấn hàng hoá và 5 triệu lượt hành khách.
Về giáo dục: Quảng Trị đã được Bộ Giáo dục chi viện hàng ngàn giáo viên cấp I, cấp II, cấp III. Nhờ vậy ngành học phổ thông phát triển nhanh chóng, niên khoá 1973-1974 toàn tỉnh có 88 trường, trong đó có 11 trường đệ nhất cấp (THCS), 1 trường trung học đệ nhị cấp (THPT), thu hút được 32 ngàn học sinh so với khoá học 1972-1973 tăng gấp 10 lần.
Về ngành học bổ túc văn hoá, ngoài các lớp học ban đêm, học giữa trưa các thôn xóm, cơ quan, đơn vị bộ đội, toàn tỉnh còn xây dựng được 9 trường bổ túc văn hoá tập trung cho 900 cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên theo học. Kết quả 2 năm các huyện đồng bằng đã thanh toán xong nạn mù chữ trong diện tuổi từ 45 trở xuống.
Chăm lo sức khoẻ cho nhân dân sau chiến tranh là yêu cầu bức xúc, được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp lo lắng, giải quyết. Sau 2 năm toàn tỉnh đã củng cố, xây dựng thêm 4 bệnh viện, 5 trạm xá (513 giường bệnh), 100% số xã ở vùng giải phóng có trạm y tế. Công tác an ninh được củng cố tăng cường từ tỉnh đến xã, thôn".
Như vậy, vùng giải phóng Quảng Trị làvùng giải phóng hoàn chỉnh nhất của toàn miền Nam, nơi được Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam chọn đặt trụ sở tại Cam Lộ.
Vùng giải phóng Quảng Trị lúc này trở thành vị trí chiếm lược quan trọng cả về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội. Đó là mọi hoạt động của ta ở đây đều liên quan ảnh hưởng đến tình hình toàn miền Nam và cả nước.
Với chức năng nhiệm vụ của những người làm công tác thống kê Quảng Trị ở vùng mới giải phóng, luôn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong từng thời gian, nắm bắt tình hình, điều tra thống kê, tổng hợp báo cáo đã phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội năm đầu tỉnh nhà mới giải phóng, đã phục vụ đắc lực cho cấp uỷ Đảng và chính quyền Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam để chỉ đạo thực tiễn cách mạng sau chiến tranh.
 


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 05/11/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2024 - 05/11/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê Quảng Trị - 28/10/2024
Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 28/10/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 Cục Thống kê Quảng Trị - 18/10/2024
Quyết định về việc công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 11/10/2024
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013