Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 600
Hôm nay: 1,829
Lượt truy cập: 1,412,123
Ngành Thống kê Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954)
Cập nhật bản tin: 8/23/2011
            

NGÀNH THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CAN THIỆP MỸ (1946-1954)

Cán bộ công chức bộ phận thống kê Quảng Trị vùng mới giải phóng (1972-1975)

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ - XÃ HỘI QUẢNG TRỊ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954).
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên của Việt Nam được thành lập, hệ thống cơ quan nhà nước của nhân dân từ tỉnh đến huyện, xã được thành lập và đi vào hoạt động song phải đối mặt với những thử thách to lớn: nạn đói, mù chữ, tài chính trống rỗng, hàng hóa khan hiếm... Ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách nhất phải làm ngay: "Cứu đói; chống thất học; Tổng tuyển cử; Giáo dục phẩm chất đạo đức con người Việt Nam mới; bỏ những thứ thuế vô nhân đạo và nghiêm cấm hút thuốc phiện; Tuyên bố tự do tín ngưỡng và Lương Giáo đoàn kết".
Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục củng cố chính quyền cách mạng, ngày 06/9/1945 Chính phủ công bố Sắc lệnh Tổng tuyển cử và quyết định tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước vào ngày 06/01/1946. Thực hiện chủ trương đó đầu tháng 12/1945, Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Trị đã lên kế hoạch của chính quyền và mặt trận về việc bầu cử đại biểu Quốc hội và kế hoạch bầu cử HĐND các cấp.
Ngày 5/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước, trong đó có đoạn viết: "Ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng quyền dân chủ của mình. Ngày mai nhân dân ta sẽ chứng tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt quân sự thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù, về mặt chính trị thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống quân địch, một lá phiếu cũng có sức mạnh như một viên đạn".
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sáng sớm ngày 6/1/1946 cuộc bầu cử đã diễn ra sôi nổi trong cả nước, ở Quảng Trị đông đảo cử tri đã đi bỏ phiếu. Ngày bầu cử Quốc hội thực sự là ngày hội biểu dương lực lượng đoàn kết toàn dân, biểu dương ý chí làm chủ vận mạnh của dân tộc. "Trên 98% cử tri đã đi bầu" bầu được 3 đại biểu: Lê Thế Hiếu, Đặng Thí, Trần Mạnh Quỳ.
Tiếp tục sau cuộc bầu cử Quốc hội, cuộc bầu cử HĐND các cấp được triển khai một cách khẩn trương, nghiêm túc, HĐND tỉnh Quảng Trị có 21 uỷ viên, HĐND các cấp bầu ra Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp. Đối với việc tổ chức chính quyền, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm" bước đầu đã đem lại cho Quảng Trị một sắc thái mới tốt đẹp sau Cách mạng tháng 8 thành công.
Cùng thời gian này, thực hiện chủ trương của Chính phủ, địa giới các xã trong tỉnh được mở rộng, toàn tỉnh Quảng Trị có 66 xã: Hải Lăng 16 xã; Triệu Phong 14 xã; Cam Lộ 10 xã; Gio Linh 7 xã; Vĩnh Linh 15 xã; Hướng Hoá 4 xã (chưa kể một số bản làng xa xôi hẻo lánh chưa tổ chức lại được).
Ngày 28/6/1946, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất khai mạc tại Thành Cổ Quảng Trị. Đến dự có 120 đại biểu, đồng chí Tố Hữu uỷ viên Thường vụ xứ uỷ Trung bộ về dự và trực tiếp chỉ đạo Đại hội, Đại hội đã thảo luận các báo cáo của Tỉnh uỷ, tập trung vào việc đánh giá tình hình mọi mặt sau Cách mạng tháng 8 thành công đến nay, bàn kỷ các nhiệm vụ sắp tới, tăng cường và củng cố sự thống nhất trong Đảng bộ, phát triển các đoàn thể, thành lập Hội liên Việt tỉnh, bàn các biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá... Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh, đồng chí Đặng Thí được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Hồ Thiểu được bầu làm phó Bí thư.
Tỉnh uỷ, UBHC tỉnh Quảng Trị đã tổ chức kỷ niệm một năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh (02/9/1945-02/9/1946), trong đó số liệu thống kê đã giới thiệu thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã đạt được trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội". Tình hình đáng chú ý là 49.360 ha ruộng đất chung (chiếm 53% trong tổng số diện tích canh tác của tỉnh) đã được chính quyền cách mạng tổ chức phân chia công bằng hợp lý cho mọi công dân theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt nam, nữ", việc làm đó đã được mọi tầng lớp nhân dân, nhất là bần cố nông nhiệt liệt hoan nghênh, tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp, nông dân hăng hái tham gia vào nông hội.
Các cuộc vận động xây dựng đời sống mới, công tác thông tin tuyên truyền, phong trào văn hoá, văn nghệ của quần chúng, phong trào thể dục thể thao "khoẻ vì nước" đã có tác dụng xây dựng chế độ mới, con người mới có tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, hăng say lao động, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và học tập, công tác, có cuộc sống lành mạnh vui tươi.
Ngày 19/10/1946 Hội nghị quân sự toàn quốc họp nhận định "Nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định cũng phải đánh Pháp"4 Hội nghị đã vạch ra nhiệm vụ, kế hoạch cho cả nước sẵn sàng chiến đấu.
Để triển khai chủ trương đó, cuối tháng 10/1946, hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh Quảng Trị được triệu tập họp tại thị xã Quảng Trị, có đồng chí Nguyễn Chí Thanh, uỷ viên TW Đảng, Bí thư Xứ uỷ Trung bộ dự và trực tiếp truyền đạt Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc, phổ biến Nghị quyết TW về giải thể cấp Xứ và thành lập các liên khu cho phù hợp với tình hình mới.
Hội nghị cán bộ lần này tập trung hai vấn đề chủ yếu: Chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, củng cố các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền trong tỉnh. Hội nghị đã thống nhất đề ra các nhiệm vụ, tăng cường Ban chỉ huy tự vệ tỉnh (tỉnh đội), tổ chức các cuộc diễn tập tự vệ chiến đấu trong toàn tỉnh, tăng cường cấp uỷ Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới.
Trong lúc đó, thực dân Pháp liên tiếp khiêu khích ta ở thủ đô Hà Nội và láo xược gửi tối hậu thư đòi nhân dân ta phải đầu hàng.
Ngày 20/11/1946 thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn, chặn 2 cửa ngõ là đường thuỷ và đường bộ vào Việt Nam, đồng thời chúng cho hàng ngàn lính đổ bộ lên Đà Nẵng
Trước tình hình đó, trong 2 ngày 18-19/12/1946 Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng đã họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi phân tích tình hình địch, hội nghị nhận định âm mưu của Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam đã chuyển sang một bước mới, thời kỳ hoà hoãn đã qua. Hội nghị quyết định phát động kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên quy mô cả nước và vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến.
Ngày 19/12/1946 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân: "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ" "Bất cứ đàn ông hay đàn bà, bất cứ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước"
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:"Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh thắng lợi nhất định về dân tộc ta".
Tháng 12/1946 Quảng Trị tổ chức Hội nghị quân-dân-chính-đảng bàn kế hoạch chuẩn bị kháng chiến, Hội nghị đã quyết định:
- Giải thể uỷ ban hành chính các cấp, lập uỷ ban hành chính kháng chiến từ xã đến tỉnh.
- Gấp rút xây dựng chiến khu làm căn cứ địa cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Tăng cường, củng cố xây dựng lực lượng vũ trang, mua sắm, rèn đúc các loại vũ khí trang bị cho dân quân tự vệ và bộ đội địa phương.
- Thực hiện quân sự hoá toàn dân, tăng cường phòng thủ ở tuyến biên giới, làm trông sạch địa bàn, nghiêm trị bọn phản động làm tay sai cho giặc.
- Thực hiện tiêu thổ kháng chiến.
Trưa ngày 19/12/1946 các chiến khu và các tỉnh trong toàn quốc nhận được lệnh "Tất cả hãy sẵn sàng". Bộ quốc phòng, Tổng chỉ huy chính thức ra lệnh cho các chiến trường trong cả nước nổ súng đồng loạt vào thực dân Pháp xâm lược lúc 12 giờ ngày 19/12/1946. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
Tại Quảng Trị: Ngày 10/01/1947 hơn 500 tên Pháp vượt biên giới Việt-Lào đánh vào Quảng Trị, ngày 12/01 Pháp đánh chiếm Khe Sanh; ngày 13/2 Pháp đánh chiếm Cam Lộ; ngày 17/01 Pháp đánh chiếm thị xã Đông Hà; ngày 27/3/1947-30/3/1947 đánh chiếm các huyện còn lại của Quảng Trị. Sau gần 3 tháng chúng thực hiện âm mưu đánh chiếm Quảng Trị. thực dân Pháp đã huy động một lực lượng lớn, có đủ các binh chủng, với trang bị hiện đại, nhưng đi đến đâu bọn Pháp cũng vấp phải sự chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta. "Khói lửa chiến tranh, đau thương, chết chóc, ly tán đã tràn lên mọi làng quê, mọi gia đình ở Quảng Trị. Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị, cùng với cả khu, cả nước nung nấu chí khí căm thù, lại vùng lên quyết giành và giữ gìn độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc".
Từ tháng 4/1947, thực dân Pháp thực hiện âm mưu "chiếm đất, giành dân" chúng đã tập trung điều hành càn quét, tiến hành bình định ở Vĩnh Linh hết sức ác liệt, ngay trung tâm phủ lỵ Hồ Xá và chúng chiếm các vùng công giáo ở Ba Bình, Hoà Lạc, An Ninh, Di Loan, An Bằng, An Ngãi, Cổ Hiền, Mỹ Á, Cao Xá, Chấp Lễ, Thuỷ Cần, Cửa Tùng, Xuân Hoà, Châu Thị, Hai Chữ, Đồng Đăng, Dốc Miếu, Lèo Heo, Hăm Hoà, Tân Trại, Phước Sơn,...
Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ chủ trương bám dân, bám đất xây dựng lực lượng dân quân du kích. Cán bộ, đảng viên không quản khó khăn, nguy hiểm đã len lỏi về thôn xóm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào dân quân du kích ngày càng phát triển mạnh mẽ liên tục quấy rối tiêu hao lực lượng địch. Kết hợp phong trào diệt ác, trừ gian, phá tề, không đi phu, đi lính, không làm tay sai cho địch, Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính kháng chiến phát động phong trào tăng gia sản xuất trong nhân dân và lực lượng vũ trang.
Chiến khu Ba Lòng được xây dựng, các cấp uỷ Đảng vừa lãnh đạo nhân dân kháng chiến, vừa chủ động xây dựng đời sống mới, nền văn hoá mới, củng cố niềm tin trong nhân dân.
Sau thất bại Thu Đông 1947, địch tập trung lực lượng càn quét dữ dội ở Bình Trị Thiên. Đầu năm 1948, chúng liên tục mở các trận càn vào chiến khu ta ở Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, gây ra những vụ thảm sát rùng rợn ở chợ Cạn (Triệu Phong), Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), Vĩnh Hoàng (Vĩnh Linh).
Để trả thù cho hàng ngàn đồng bào ta bị giết hại, bộ đội địa phương, dân quân du kích đã đánh địch nhiều nơi, chống càn có hiệu quả, tiêu biểu là trận chống càn ở Đồng Lương, Hướng Linh…
Trong năm 1948, bộ đội, dân quân du kích Quảng Trị đã đánh địch 92 trận, giết chết, làm bị thương, bắt sống, gọi hàng 1005 tên địch, thu giữ 32 súng các loại, phá huỷ 30 xe vận tải và đánh chìm nhiều thuyền của địch. Đại hội đại biểu Đảng bộ Liên khu IV khen ngợi Đảng bộ quân và dân Quảng Trị đã bám sát nhân dân, giữ vững cơ sở, chiến đấu dũng cảm.
Thắng lợi giành được trong năm (1947-1948) đã tạo điều kiện cho quân và dân Quảng Trị cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến tiến lên một bước phát triển mới.
Thực hiện Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ III mà nhiệm vụ trọng tâm trong năm 1949 là: Phát triển chiến tranh nhân dân, huấn luyện, chuẩn bị cho lực lượng bộ đội tập trung đủ sức đánh các trận lớn của địch trong tổng phản công, củng cố chính quyền cách mạng, bao vây kinh tế địch, chú trọng phát triển bình dân học vụ và tăng cường công tác xây dựng Đảng, huấn luyện cán bộ, đảng viên.
Năm 1949 phong trào phá tề đã trở thành cao trào, hệ thống kìm kẹp của địch bị phá nát, chính quyền cách mạng ngày càng vững mạnh.
Trên mặt trận kinh tế, Đảng bộ phát động toàn dân thực hiện cuộc "Đại vận động sản xuất, tiết kiệm, tự túc, tự cấp", triệt để bao vây kinh tế địch có hiệu quả, văn hoá, giáo dục có điều kiện phát triển.
Ngày 24 tháng 4 năm 1950, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Trị lần thứ IV được tổ chức tại Ba Lòng. Đại hội đại biểu nhận định: "Trong năm qua, quân và dân trong tỉnh trên các mặt trận quân sự, trừ gian, phá hội tề, huy động được sức người, sức của phục vụ kháng chiến, chính quyền cách mạng ngày càng thêm vững chắc. Cán bộ đảng viên và nhân dân ta có thêm kinh nghiệm, biết chủ động công việc, đối phó kịp thời với mọi âm mưu, thủ đoạn của địch".
Trong năm 1950, bộ đội địa phương và quân dân du kích Quảng Trị đã đánh 202 trận lớn nhỏ, gây nhiều thiệt hại cho địch. Về giáo dục được củng cố trường lớp và thu hút trên 6000 học sinh, các lớp bình dân học vụ vẫn được duy trì và phát triển.
Phối hợp chặt chẽ với chiến dịch Hoà Bình (Đông Xuân 1951-1952), bộ đội chủ lực và dân quân du kích Quảng Trị thắng trận giòn dã ở Vĩnh Hoàng, Vạn Kim, Nam Đông.
Từ năm 1952-1954 toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Quảng Trị tiền hành "Chỉnh Đảng, chỉnh huấn", Tỉnh uỷ coi đây là công tác trọng tâm về xây dựng Đảng và xây dựng lực lượng vũ trang, với phương châm lấy nâng cao trình độ tư tưởng chính trị làm chính; về phương pháp lấy giáo dục làm chính; học phải liên hệ với hành, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình.
Năm 1953-1954, quân và dân Quảng Trị phối hợp chặt chẽ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, đẩy mạnh hoạt động quân sự, đánh thắng nhiều cuộc càn của địch, phong trào chống bắt lính ngày một tăng. Nhiều tên tề, điệp ra đầu thú, tinh thần binh lính địch sa sút, hoang mang, dao động mạnh.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta toàn thắng Điện Biên Phủ. Quảng Trị bước vào thời kỳ chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ. Các lực lượng vũ trang tỉnh chủ động đánh địch, khôi phục và mở rộng vùng du kích, phát triển cơ sở cách mạng. Mặt trận và đoàn thể nhân dân vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân đóng góp sức người, sức của phục vụ kháng chiến.
Hoà nhịp với hoạt động vũ trang, thanh niên Quảng Trị hăng hái ghi tên nhập ngũ vượt kế hoạch. hàng vạn dân công lên đường làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến dịch Đường 9, Trung, Hạ Lào, phối hợp với dân quân du kích phá hoại đường sá, cầu cống, ngăn cản các cuộc tiến công của địch. bà con nông dân ra sức thi đua tăng gia sản xuất, chu cấp đủ lương thực, thực phẩm cho quân, dân trong tỉnh và quyên góp lương thực giúp nhân dân Thừa Thiên vượt qua nạn đói giáp hạt.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Gernever về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình trên toàn cỏi Đông Dương ký kết.
Chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.
Nhìn lại những ngày đầu kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhân dân Quảng Trị đã nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp đã kiên quyết bám địch, bám dân, giữ vững phong trào và tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới, vượt qua muôn vàn gian khổ, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã cùng với cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chống giặc đói, giặc dốt, củng cố tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội... để đủ sức chống thực dân Pháp, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội trong những năm tháng kháng chiến. Trong đó có sự đóng góp tích cực của công tác thống kê các cấp đã làm nên con số có "linh hồn" để phục vụ Đảng và Nhà nước điều hành đất nước lúc bấy giờ.
II. SỰ RA ĐỜI CỦA NGÀNH THỐNG KÊ VIỆT NAM, HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG TRỊ:
Trước năm 1945 khi còn là thuộc địa của Pháp, phần thống kê liên quan đến Việt Nam do Sở Thống kê Đông Dương thuộc Pháp (Leservicedela Statistiquegeme rave de pinde chine) thực hiện. Từ ngày 02/9/1945 đến ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tổ chức cơ quan thống kê độc lập của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do nhu cầu khách quan sau 9 tháng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, để tiếp tục tổ chức chỉ đạo thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng mới, thì Đảng và Nhà nước, đoàn thể chính trị các cấp phải nắm được tình hình kinh tế-xã hội có liên quan đến vận mệnh đất nước, địa phương, vùng, lãnh thổ. Đó là những yếu tố khách quan tất yếu của cuộc cách mạng nên phải ra đời công tác thống kê tạo điều kiện thuận lợi về tính pháp lý để giúp Đảng, Hồ Chủ tịch và Nhà nước non trẻ nắm được tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên phạm vi cả nước lúc bấy giờ. Do đó ngay trong thời gian đầu cách mạng thành công, trong muôn vàn khó khăn của thời kỳ chống thù trong giặc ngoài. Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà đã ký Sắc lệnh số 61/SL quy định bộ máy tổ chức của Bộ Quốc dân kinh tế gồm các phòng, Ban, Nha trực thuộc, trong đó có Nha Thống Kê Việt Nam. Ngày 6/5/1946 trở thành ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam.
Chiếu theo sắc lệnh 61/SL ngày 6 tháng 5 năm 1946. Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế đã ký Nghị định số 102/BKT ngày 28 tháng 5 năm 1946 về tổ chức Nha thống kê Việt Nam với những nội dung chính:
Tổ chức Nha Thống kê Việt Nam phụ thuộc vào Bộ Quốc dân kinh tế và đặt dưới quyền điều khiển của Giám đốc do sắc lệnh cử theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế
Nhiệm vụ của Nha thống kê Việt Nam quy định như sau:
1. Sưu tầm và thu thập những tài liệu và những con số có liên quan đến vấn đề xã hội, kinh tế hay văn hoá.
2. Xuất bản sách về thống kê.
3. Kiểm soát các công ty bảo hiểm Việt nam hay hải ngoại.
4. Nha Thống Kê Việt Nam có thể liên lạc thẳng với các cơ quan thống kê của các Bộ, các kỳ và với các tỉnh và các công sở khác để sưu tầm tài liệu cần thiết.
Nha Thống Kê gồm có ba phòng, nhiệm vụ được quy định:
1. Phòng thứ nhất (Phòng hành chính) coi về nhân viên, kế toán, vật liệu, lưu trữ công văn, xuất bản các sách báo.
2. Phòng thứ nhì: Thống kê dân số, văn hóa, chính trị.
3. Phòng thứ ba: Thống kê kinh tế tài chính.
Ngày 7 tháng 6 năm 1946 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quốc dân kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 98/SL cử ông Nguyễn Thiệu Lâu giữ chức Giám đốc Nha Thống Kê Việt Nam.
Ngày 25 tháng 4 năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký 2 sắc lệnh:
- Sắc lệnh số 33/SL sát nhập Nha Thống Kê Việt Nam vào Phủ Chủ tịch.
- Sắc lệnh số 34/SL cử ông Nguyễn Thiệu Lâu giữ chức Giám đốc Nha Thống Kê trong Phủ chủ tịch.
Ngày 1 tháng 7 năm 1950, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Thủ tướng Chính Phủ, ra Nghị định số 38/TTg thành lập phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng do ông Lương Duyên Lạc làm trưởng phòng. Phòng Thống kê có nhiệm vụ:
1. Thu thập và xếp đặt những tài liệu thống kê của các Bộ và các Uỷ ban hành chính kháng chiến địa phương.
2. Giúp các Bộ và các Uỷ ban hành chính kháng chiến tổ chức và hướng dẫn theo dõi công tác thống kê.
Ở Quảng Trị thời kỳ 1946-1954 tổ chức thống kê chưa được hình thành tại các địa phương mà do Uỷ Ban hành chính kháng chiến và các Ty, ngành chuyên quản đảm nhiệm và được quy định nhiệm vụ: Phân phát các mẫu biểu thống kê đơn giản về dân số, hộ khẩu, diện tích, đất đai, trâu, bò, lợn, lương thực và hội viên các tổ chức chính trị xã hội, ruộng đất... tiến hành với mức độ hạn chế không thường xuyên (vì do hoàn cảnh kháng chiến chi phối). Những nội dung mẫu biểu trên phân phát cho các đồn công an, cho các Ty, Ban, ngành chuyên quản và xã, ấp, thôn, các tổ chức đoàn thể đảm nhận thống kê, báo cáo gửi về Nha Thống kê và Sở kinh tế liên khu 4 theo yêu cầu của cấp trên qua từng thời kỳ.
Ngoài nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê như trên, các Ty chuyên ngành và các phòng, ban của các Uỷ Ban hành chính kháng chiến các cấp cũng thu thập số liệu thống kê để phục vụ yêu cầu điều hành của cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương mình và báo cáo cho cơ quan cấp trên.
Nói tóm lại thời kỳ này tổ chức bộ máy của ngành Thống kê rất sơ khai, mới có tổ chức ở TW và cấp khu, số lượng cán bộ mỏng, lấy từ cán bộ chiến sĩ bên quân đội qua, chưa được đào tạo về quản lý kinh tế, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê-kế toán. Bên cạnh đó tình hình phục vụ "kháng chiến, kiến quốc" chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và bọn tay sai bán nước, tình hình lúc đó hết sức phức tạp.
Mặc dù vậy, nhưng với tinh thần của người cán bộ cách mạng nói chung, cán bộ Thống kê nói riêng vừa làm, vừa học trong thực tế, học trong sách vở... từ đó để phục vụ công tác, xây dựng và phát triển ngành đi từ thấp đến cao, đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước các cấp trong thời kỳ có chiến tranh.


Hoạt động trong ngành
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 05/11/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cơ quan Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2024 - 05/11/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê Quảng Trị - 28/10/2024
Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 28/10/2024
Công khai dự toán ngân sách năm 2024 Cục Thống kê Quảng Trị - 18/10/2024
Quyết định về việc công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 11/10/2024
Quyết định về việc công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Cơ quan Cục Thống kê Quảng Trị - 30/08/2024
CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 16/08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị - 01/07/2024
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Điều tra 53 DT thiểu số năm 2024

HỎI ĐÁP ĐIỀU TRA KT-XH
CỦA 53 DT THIỂU SỐ

Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê
Mạng riêng của ngành Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013