TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2011 theo giá cố định 1994 thực hiện 3304 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế là 9,6% so với năm 2010 (mục tiêu 11 – 12%), trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9% (mục tiêu 4-4,5%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,6% (mục tiêu 19,5 - 20%); khu vực dịch vụ tăng 9,1% (mục tiêu 9 – 9,5%).
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2011 theo giá hiện hành thực hiện 12998 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 27,9% (năm 2010: 28,9%); Công nghiệp – Xây dựng 37% (năm 2010: 35,4%); dịch vụ 35,1% (năm 2010: 35,8%)
Nguyên nhân không đạt mục tiêu về tăng trưởng là: Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đầu vụ Đông Xuân thời tiết không được thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; vụ Hè Thu tiến độ gieo trồng bị chậm, hơn nữa chịu ảnh hưởng của cơn bão số 4 sản lượng hầu hết các loại cây trồng (trừ cây lúa) đều giảm so với năm 2010; cây cao su do chậm thay lá nên chậm cho khai thác mủ, một số diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi lốc xoáy nên năng suất, sản lượng giảm so với năm 2010. Tính chung cả năm, mặc dù sản lượng một số cây trồng có tăng nhưng sản lượng lạc giảm 33,3%; rau các loại giảm sản lượng 2,1%; hồ tiêu giảm 0,7%; diện tích rừng trồng tập trung giảm 22,2%; trong khi sản lượng thủy sản chỉ tăng 0,3%; cao su mủ khô tăng 1,1%. Vì vậy, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng không cao; riêng khu vực công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là ngành xây dựng giá nguyên nhiên vật liệu, giá cước vân tải, giá nhân công tăng cao, các đơn vị xây dựng gặp khó khăn về vốn, tình hình giải ngân vốn chậm, trong điều kiện lãi suất ngân hàng tăng quá cao; hơn nữa thực hiên Nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tỉnh đã có chủ trương cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nên giá trị tăng thêm ngành xây dựng đạt thấp làm cho tốc độ tăng trưởng của khu vực này chỉ đạt 14,6%. Tuy không đạt mục tiêu đề ra nhưng có thể khẳng định trong điều kiện chung của cả nước (phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng) và với những khó khăn riêng của địa phương, nhất là việc thực hiện NQ 11 thì việc đạt được tăng trưởng kinh tế (GDP) 9,6% là hết sức khả quan và là sự cố gắng lớn của địa phương.
1.2. Sản xuất Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản
1.2.1. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
Sản xuất cây hàng năm năm 2011 gặp nhiều khó khăn, vụ Đông Xuân do rét đậm rét hại kéo dài làm chậm tiến độ gieo trồng và làm cho nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại nặng phải gieo cấy lại. Vụ Hè Thu cũng chậm lịch thời vụ. Ngoài ra còn có sâu bệnh phát sinh gây hại. Vụ Hè Thu, tuy cây lúa được mùa lớn nhưng cuối vụ, giai đoạn thu hoạch, Quảng Trị bị ảnh hưởng của mưa lớn dài ngày gây lũ lụt, làm một số diện tích lúa Hè Thu không thu hoạch kịp nên bị mất, một lượng lúa lớn không phơi khô được nên hư hỏng, giảm chất lượng, giá trị thấp.
Tính chung cả năm, tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm là 79967,8 ha, tăng 1,1% so với năm 2010. Cây lương thực 52131 ha, tăng 1%, trong đó lúa 48500 ha, tăng 1,0%. Cây ngô gieo trồng được 3630,7 ha, tăng 1,9%. Cây chất bột có củ 15475,9 ha, tăng 4,7%, trong đó cây sắn là 10739,2 ha, tăng 9,9%. Cây rau đậu các loại gieo trồng được 7009,7 ha, giảm 1%. Cây công nghiệp ngắn ngày gieo trồng được 4705,2 ha, giảm 6,5%, trong đó lạc 4491,4ha, giảm 6,1%.
Về năng suất, sản lượng: Sơ bộ cả năm, cây lúa năng suất đạt 46,3tạ/ha (tăng 3,1tạ/ha so với năm 2010), sản lượng 224675 tấn (tăng 4,1%); cây ngô năng suất giảm 6,5%, sản lượng giảm 4,8%. Sản lượng lương thực đạt 232544 tấn, tăng 3,8% so với năm 2010. Cây sắn năng suất 160,1 tạ/ha, sản lượng 171904 tấn, tăng 12,6%. Lạc năng suất 13,1 tạ/ha (giảm 5,4 tạ/ha), sản lượng 5894 tấn, giảm 32,3%.
Cây lâu năm: Quảng Trị chủ yếu là những loại cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, cà phê..., còn diện tích cây ăn quả là diện tích được trồng trong các vườn tạp của các hộ gia đình. Diện tích hiện có 29248,5 ha, tăng 1116,7 ha so với năm 2010. Cây công nghiệp lâu năm: 23902 ha; cây ăn quả lâu năm: 5192 ha.
Diện tích, sản lượng một số cây chủ yếu: cà phê 4800,3 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 3777,8, sản lượng cà phê nhân 6975 tấn, tăng 25% so với năm 2010; cao su 17764,6 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 9779,9 ha, sản lượng cao su mủ khô 14587 tấn, tăng 1,1%; cây tiêu diện tích 2003 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 1795 ha, sản lượng tiêu khô 1649 tấn, giảm 2,5%.
Diện tích trồng mới cây công nghiệp lâu năm: cao su 1483ha, cà phê 151,5 ha, hồ tiêu 59 ha.
- Chăn nuôi:
Tình hình dịch bệnh trên gia súc trong những năm gần đây diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư, phát triển chăn nuôi của bà con nông dân. Riêng trong năm, đã xảy ra dịch cúm gia cầm ở Hải Lăng, Thị xã Quảng trị và Gio Linh; dịch tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng trâu bò ở Hướng Hóa. Giai đoạn đầu năm, do tình trạng thu gom lợn con xuất sang Trung quốc nên khan hiếm nguồn giống và đẩy giá lợn giống lên cao, nhiều hộ không mua được giống lợn để nuôi dẫn đến đàn lợn thịt bị giảm. Thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng cao cũng ảnh hưởng đến tổng đàn gia súc gia cầm. Ngoài ra do đồng cỏ thu hẹp, tình hình cơ giới hóa, chuyên canh hóa trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân khiến tổng đàn trâu bò giảm.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi 1.10.201, đàn trâu: 26789 con, giảm 12,5% so với năm 2010; đàn bò: 53025 con, giảm 15,6; đàn lợn: 229100 con, giảm 8,9%; đàn gia cầm: 1,8 triệu con, tăng 6,6% (Đối với đàn gia cầm, ngành chăn nuôi đang vận động khuyến khích bà con nông dân tập trung đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển tổng đàn).
1.2.2. Lâm nghiệp:
Năm 2011, ngành lâm nghiệp Quảng Trị được sự hỗ trợ của các chương trình quốc gia, dự án trồng rừng sản xuất..., với sự cố gắng của các ngành chức năng, các chủ rừng đã phát triển và bảo vệ vốn rừng, từng bước khai thác có hiệu quả kinh tế rừng.
Diện tích rừng trồng tập trung thực hiện 5300ha, giảm 22,2% so với năm 2010, đạt 106% KH; diện tích rừng chăm sóc thực hiện 19750 ha, tăng 14,6%. Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh thực hiện được 3612 ha
Về khai thác gỗ và lâm sản: gỗ khai thác năm 2011 ước thực hiện 170850 m3 tăng 24,5% so với năm 2010. Lượng gỗ khai thác được trong năm chủ yếu là từ các đơn vị ngoài quốc doanh và các cá nhân (chiếm khoảng 70%). Khai thác củi thực hiện 310400 ste, giảm 5,5% so với năm 2010; nhựa thông 1750 tấn giảm 4,9%. Ngoài các lâm sản khai thác thường xuyên như gỗ, củi, nhựa thông, còn có tranh, mây, măng tươi...chủ yếu là các hộ cá thể thu nhặt để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.
1.2.3. Thủy sản: Về cơ sở vật chất hạ tầng ngành thủy sản, hiện nay toàn tỉnh có 10937 cơ sở nuôi trồng thủy sản, trong đó có 10781 cơ sở nuôi bằng diện tích mặt nước, 139 cơ sở nuôi lồng bè, 17 cơ sở sản xuất giống (16 cơ sở sản xuất cá giống và 1 cơ sở sản xuất tôm giống). Về khai thác thủy sản có 868 chiếc tàu thuyền có động cơ và 1560 chiếc tàu thuyền không có động cơ.
Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 3068,3 ha, tăng 0,2%(+ 5,36 ha) so với năm 2010. Diện tích nước lợ có 1121,6 ha, chủ yếu là diện tích nuôi tôm 1089,5ha (300,5 ha nuôi tôm sú và 789 ha tôm thẻ chân trắng). Có 96,3% diện tích nuôi tôm thâm canh, còn lại là nuôi bán thâm canh.
Nuôi trồng thủy sản đang khẳng định thế mạnh trong phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển thủy sản nói riêng, đặc biệt tôm thẻ chân trắng đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi tôm. Để phát triển nuôi thủy sản một cách bền vững, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc ngành hỗ trợ các huyện tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản và xây dựng cơ sở hạ tầng
Sản lượng khai thác thủy sản thực hiện trong năm 2011 là 17158 tấn tăng 1,6 % so với năm 2010. Sản lượng nuôi trồng đạt 7818 tấn, tăng 0,6%. Sản lượng cá thực hiện 3167 tấn, tăng 4,2%; nuôi tôm thực hiện 4626 tấn, giảm 2,1%. Tổng sản lượng thủy sản thực hiện 24976 tấn, tăng 0,9%.
1.3. Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong năm 2011 gặp không ít khó khăn, đó là phải chịu giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào cao cộng với lãi suất ngân hàng biến động lớn. Tuy nhiên ngay từ đầu năm tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất tập trung vào các sản phẩm có sức cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định, khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại nên nhiều hợp đồng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp được ký kết. Tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đã cố gắng vượt qua khó khăn, hoạt động kinh doanh có lãi, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao (giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2000 lao động, đóng góp lớn vào ngân sách). Kết quả sản xuất công nghiệp đạt được như sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá cố định 1994) thực hiện 1900 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2010. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước thực hiện 579 tỷ đồng, tăng 9%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước 1174 tỷ đồng, tăng 20,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 147 tỷ đồng, tăng 6,2%.
Một số sản phẩm chủ yếu sản xuất năm 2011: quặng titan tăng 2,8% so với năm 2010; đá khai thác tăng 3,8%; xi măng tăng 1,4%; gạch nung tăng 2,9%; nước máy tăng 4%; tinh bột sắn tăng 54,3%; phân NPK tăng 55,6%; Gỗ xẻ các loại tăng 17,2%; săm xe giảm 34,3%, nước giải khát tăng 18,9%; điện sản xuất giảm 7,7%; điện thương phẩm tăng 7,7%.
1.4. Bán lẻ hàng hoá, hoạt động các ngành dịch vụ
Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ năm 2011 diễn ra trong bối cảnh Nhà nước thắt chặt đầu tư công, thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, cùng với giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao đã ảnh hưởng một phần đến sức mua của nền kinh tế. Ngoài ra do nhu cầu sản xuất của nền kinh tế thế giới giảm nên xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn trên, tỉnh đã tổ chức có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các đợt bán hàng lưu động, trong đó chủ yếu là hàng sản xuất trong nước đến các thị trấn, thị tứ, các xã miền núi, vùng sâu vùng xa.
Việc phát triển mạng lưới chợ nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa được quan tâm cả về công tác quy hoạch và tìm nguồn vốn đầu tư. Trong năm 2011, tỉnh đã bố trí vốn đầu tư xây dựng 09 công trình chợ, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng 04 công trình: chợ Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), chợ Sòng (Cam Lộ), chợ Thuận (Triệu Phong), chợ Phương Lang (Hải Lăng).
Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc với việc đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng tại Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng và các cụm, điểm du lịch khác; tổ chức tốt các hoạt động quảng bá dịch vụ du lịch. Số lượng các nhà kinh doanh du lịch đến đăng ký đầu tư tại Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng, thành phố Đông Hà và Khu KTTM Lao Bảo tiếp tục tăng.
Kết quả hoạt động thương mại dịch vụ đạt được như sau:
1.4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2011 thực hiện 12612 tỷ đồng, tăng 32,8% so với năm 2010. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước thực hiện 1306 tỷ đồng, tăng 58%; thành phần kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 11306 tỷ đồng, tăng 30,4%.
Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp thực hiện 10880 tỷ đồng, tăng 33,1%; khách sạn nhà hàng thực hiện 1108 tỷ đồng, tăng 28,6%; dịch vụ thực hiện 604 tỷ đồng, tăng 30,9%; du lịch lữ hành 20 tỷ đồng, tăng 25%.
1.4.2. Về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 thực hiện 72110 ngàn USD, tăng 13,8% so với năm 2010. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm: Cà phê 1550 tấn, giảm 42,8%; phân NPK 9682 tấn, tăng 140,5%; thực phẩm chế biến 8625 ngàn USD, tăng 16,3%; cao su 1180 tấn, tăng 129,4%; hàng hoá khác 26964 ngàn USD.
Kim ngạch nhập khẩu thực hiện 74022 ngàn USD, tăng 8,2%. Một số mặt hàng nhập khẩu là thực phẩm chế biến 9095 ngàn USD; hàng điện tử 8680 ngàn USD; máy móc thiết bị 27252 ngàn USD; gỗ xẻ các loại 26745 m3(25507 ngàn USD); thạch cao 146425 tấn (1584 ngàn USD).
1.4.3. Giao thông vận tải
Hoạt động vận tải đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Doanh thu vận tải năm 2011 thực hiện 640 tỷ đồng tăng 26,3% so với năm 2010. Khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 6849 ngàn người, tăng 3,9%; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 670683 ngàn người.km, tăng 6,7%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 5970 ngàn tấn, tăng 104%; khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 415094 ngàn tấn.km, tăng 6,3%.
II. KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
2.1. Chỉ số giá tiêu dùng
Giá cả thị trường có nhiều biến động và tăng cao nhưng nhờ tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp kiềm chế lạm phát theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra thị trường, bình ổn giá nên những tháng gần đây đã có dấu hiệu chững lại. Xu hướng biến động giá là tăng cao trong quí I, chững lại cuối quí II, đặc biệt là đầu quý IV, chủ trương kiềm chế lạm phát của chính phủ đã phát huy tác dụng, tốc độ tăng giá trong tháng 10 thấp nhất so với các tháng từ đầu năm đến nay. Trong thời gian tới giá tiêu dùng có khả năng tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu dùng thường tăng vào cuối năm. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng 22,12%.
Chỉ số giá một số nhóm hàng chủ yếu là: lương thực tăng 21,02%; thực phẩm tăng 31,75%; ăn uống ngoài gia đình tăng 22,68%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 22,39%; giao thông tăng 22,56%; bưu chính viễn thông giảm 2,43%; giáo dục tăng 41,55%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 14,27%; may mặc, mũ nón, dày dép tăng 14,09%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,7%; thuốc dịch vụ y tế tăng 4,66%; giá vàng tăng 27,4%; Giá USD giảm 9,46%.
2.2. Hoạt động đầu tư và xây dựng
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2011 ước thực hiện 6467 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2010 và vượt 14,5% so với kế hoạch đề ra; trong đó: vốn Nhà nước ước thực hiện 2811 tỷ đồng, tăng 9,7% nhưng thấp hơn so với kế hoạch năm; vốn ngoài nhà nước ước thực hiện 3586 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2010 và vượt 56,6% kế hoạch; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện 70 tỷ đồng, bằng năm 2010. Số liệu trên phản ánh thực trạng đầu tư năm 2011 khi Chính phủ thực hiện chính sách tài chính thắt chặt và cắt giảm đầu tư công.
Một số công trình lớn đang tiếp tục được triển khai như: hồ chứa nước Đá Mài - Tân Kim; khu neo đậu tránh bão Triệu An, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn; các nhà máy thuỷ điện nhỏ; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; trụ sở HĐND tỉnh; thư viện tỉnh; chỉnh trị luồng vào cảng Cửa Việt; cầu sông Hiếu; cầu Đại Lộc; cầu Vĩnh Phước; đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh phía Nam của tỉnh; đường ven biển Hải An - Hải Khê; nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn thành phố Đông Hà - thị xã Quảng Trị, khách sạn Sài Gòn - Đông Hà; hạ tầng KCN Nam Đông Hà, KCN Quán Ngang, Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt; hạ tầng đô thị thành phố Đông Hà; di tích Thành cổ giai đoạn 2...
Trong năm cũng đã có một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng như: Quảng trường và Nhà văn hoá trung tâm tỉnh; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, nhà máy sản xuất cơ khí Đoàn Luyến công suất 100 tấn sp/năm; trạm nghiên Klinke công suất 250000 tấn/năm; nhà máy nghiền Zincol công suất 4500 tấn sản phẩm/năm; nhà máy thủy điện Hạ Rào Quán công suất 6,4 MW; Kho cảng xăng dầu Cửa Việt có dung tích chứa 45000m3, nhà máy thủy điện La La công suất 3MW (dự kiến hoàn thành vào 12/2011)…
Về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ
Công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư được các ngành chức năng triển khai tích cực, đặc biệt là vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Tỉnh đã triển khai nghiêm túc việc rà soát, cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ.
Ngày 11/3/2011, UBND tỉnh có Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, tập trung chỉ đạo các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện 5 nhóm giải pháp trọng tâm về chính sách tiền tệ, tài khóa, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. Đến nay, đã bước đầu đạt được một số kết quả sau đây:
Thực hiện nhóm giải pháp về tiền tệ, UBND tỉnh chỉ đạo hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiêm túc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng do Ngân hàng Nhà nước điều hành nhằm đảm bảo kiềm chế lạm phát. Công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng được tăng cường. Tình hình ngoại tệ ổn định hơn, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do và trong hệ thống ngân hàng không còn chênh lệch xa như trước, tỷ giá ổn định hơn. Lãi suất cho vay phổ biến 18,3% và cao nhất 21,6%/năm đối với vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất; hiện nay các ngân hàng thương mại đang thực hiện hạ lãi suất cho vay trong lĩnh vực sản xuất theo chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương.
Về thực hiện nhóm giải pháp tài khóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, tính toán, xác định số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh với số tiền là 6,5 tỷ đồng; đưa số tiết kiệm chi thường xuyên nhằm kiềm chế lạm phát toàn tỉnh lên 16,9 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố, thị xã thực hiện ngay việc tạm ngưng trang bị mới ô tô, mua sắm các tài sản có giá trị lớn, giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết; thực hiện tiết kiệm điện nước, văn phòng phẩm, không cử đoàn ra nước ngoài hoặc tham quan trong nước bằng ngân sách.
Về công tác quản lý giá, bảo đảm ổn định thị trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh hiệu quả với tình hình buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lân thương mại; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đăng ký kinh doanh, việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tổ chức hệ thống phân phối, các kênh phân phối bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để xảy ra tình trạng khan hiếm. Tổ chức cung ứng nguồn hàng và bán hàng bình ổn giá lưu động đến các vùng nông thôn, miền núi... Thực hiện việc hỗ trợ, ứng vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dự trữ và kinh doanh mặt hàng bình ổn giá.
Về nhiệm vụ bảo đảm đủ nguồn lực để thực hiện các chế độ, chính sách, các chính sách an sinh xã hội: đã bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, thực hiện chính sách BHYT cho học sinh, sinh viên, BHYT cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, thực hiện chính sách đối với học sinh con hộ nghèo trên địa bàn chương trình 135, chính sách hỗ trợ cho ngư dân...
Đối với lĩnh vực đầu tư công, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh việc phân bổ kế hoạch đầu tư nguồn vốn nhà nước năm 2011 nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tỉnh đã tiến hành 3 lần điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển kế hoạch năm 2011 của 28 công trình, dự án với tổng số vốn là 41560 triệu đồng, trong đó: Đình hoãn 20 công trình, dự án khởi công mới với số vốn là 25900 triệu đồng; Giãn tiến độ: 8 công trình với số vốn là 15660 triệu đồng. Thông qua việc rà soát, cắt giảm, điều chuyển kế hoạch vốn ĐTPT năm 2011 tỉnh đã bổ sung vốn cho 17 công trình cần đẩy nhanh tiến độ; trong đó tăng thêm 6 dự án hoàn thành so với kế hoạch đầu năm. Căn cứ Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB năm 2011 và danh mục công trình trọng điểm của tỉnh sử dụng vốn Ngân sách, ngày 25/10/2011 UBND tiếp tục có Quyết định số 2196/QĐ-UBND điều chỉnh vốn của 28 công trình, dự án với tổng số vốn là 42438 triệu đồng để bổ sung vốn cho 26 công trình, dự án có tiến độ tốt hoặc thiếu vốn.
Về công tác giải ngân, đến 30/11/2011, Kho bạc nhà nước tỉnh thực hiện 1806 tỷ đồng, đạt 71,4% KH năm 2011. Trong đó, vốn do TW quản lý 258,2 tỷ đồng, đạt 73,5% KH; vốn địa phương quản lý 1547 tỷ đồng, đạt 71% KH; vốn trái phiếu chính phủ 239 tỷ đồng, đạt 66,6% KH; Chi nhánh Ngân hàng phát triển thực hiện 269 tỷ đồng, đạt 88,6% KH.
Về nguồn vốn FDI:
Trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi và môi trường đầu tư của tỉnh chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư vào Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, các khu công nghiệp, khu du lịch và các địa bàn trong tỉnh được thực hiện với quy mô chưa sâu rộng, chưa thực sự thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài vào địa bàn. Nguồn vốn bố trí cho công tác quảng bá xúc tiến đầu tư còn hạn chế; các hình thức thu hút đầu tư nước ngoài chưa đa dạng, thiếu tính chủ động; công tác quy hoạch đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài chưa kịp thời. Đối với Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, hiện tại các khu quy hoạch tập trung, quỹ đất đã được bố trí hết cho các dự án đã đăng ký đầu tư, do đó quỹ đất để bố trí cho các dự án mới phải mở rộng thêm mới đáp ứng được.
Trong năm, tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ của 02 dự án FDI mới là Dự án sản xuất tôm giống tại tỉnh Quảng Trị của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam với tổng vốn đăng ký 2,5 triệu USD và Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị y tế, vỏ tàu lượn bằng composite và gia công cơ khí của Công ty TNHH Kidfirst với tổng vốn đăng ký 2,43 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 43,7 triệu USD (tương đương 895,2 tỷ đồng), trong đó có 08 dự án đang triển khai hoạt động tốt[1].
Về nguồn vốn ODA,NGO:
Hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư trong năm 2011 có phần khó hơn trước. Các cam kết viện trợ ODA và NGO có chiều hướng thắt chặt hơn các điều kiện ràng buộc khi nước ta bước vào ngưỡng những nước có thu nhập trung bình. Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của tỉnh và sự tích cực, chủ động của các cấp, các ngành nên đã đạt được những kết quả đáng kể.
Công tác chuẩn bị và phối hợp vận động các dự án tài trợ được triển khai tích cực[2] và bước đầu đạt được những kết quả: UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Đông Hà (WB) với tổng vốn đầu tư là 17,7 triệu USD và Dự án Phát triển cấp nước Đông Hà và vùng phụ cận (ADB) với tổng mức đầu tư là 45 triệu USD (trong đó: nguồn vốn vay ADB là 39 triệu USD, nguồn vốn đối ứng là 6 triệu USD). Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đưa vào danh mục yêu cầu tài trợ ODA Dự án HTKT Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng Mê Kông (ADB) với tổng vốn đầu tư 2,3 triệu USD và Dự án Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao năng lực đào tạo dạy nghề cho Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư 5,32 triệu USD (trong đó vốn viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc là 4,7 triệu USD). Đã vận động, thu hút Dự án đầu tư phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mêkông (Đông Hà - Lao Bảo) với tổng vốn đầu tư 45 triệu USD; Ngân hàng phát triển châu Á đã chấp nhận Dự án cấp nước cho thành phố Đông Hà và vùng phụ cận giai đoạn 1 với số tiền 20 triệu USD.
Trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 19 chương trình, dự án thuộc nguồn vốn ODA với tổng vốn đầu tư là 2.813 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tài trợ ODA là 2.318 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng là 495 tỷ đồng. Hầu hết các dự án triển khai thực hiện có hiệu quả, giải ngân đúng tiến độ, tuân thủ các quy định của Chính phủ và các nhà tài trợ, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Năm 2011, có 04 dự án ODA kết thúc, tính đến hết quý III năm 2011 các dự án này đã thi công hoàn thành trên 98% khối lượng thực hiện, trong đó Dự án đường liên xã Cam An - Cam Thanh (JICA) đã bàn giao và đưa vào sử dụng từ tháng 7 năm 2011 với tổng mức đầu tư là 15,67 tỷ đồng; Dự án Cải thiện môi trường đô thị Miền Trung (ADB) đã hoàn thành khối lượng thi công và nghiệm thu công trình với tổng mức đầu tư là 234 tỷ đồng; Dự án Chống lũ vùng trũng Hải Lăng (WB) với tổng mức đầu tư là 205,23 tỷ đồng; Dự án Chia sẻ - giai đoạn II (Thụy Điển) có tổng mức đầu tư là 74,7 tỷ đồng. Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mêkông, dự án Hỗ trợ.
Về tình hình xây dựng: năm 2011 là năm có khó khăn về thời tiết, đầu năm mưa rét kéo dài, cuối năm mưa lũ liên tục xảy ra, tình hình lãi suất ngân hàng cao là mối lo của các doanh nghiệp xây dựng, hơn nữa vốn đầu tư và hoạt động xây dựng do phải cắt giảm vốn đầu tư theo Nghị định số 11 của Chính phủ. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị củng phải thực hiện cắt giảm một số công trình chưa cần thiết theo Nghị định, do vậy, tình hình hoạt động xây dựng trên địa bàn Quảng Trị cũng có khó khăn chung, nhưng nhờ sự cố gắng của các cấp các ngành, các thành phần kinh tế đã huy động mọi nguồn vốn để đầu tư hợp lý nên đã có những bước chuyển biến đáng kể, ngay từ đầu năm UBND tỉnh và các ngành, các cấp đã có những biện pháp tích cực trong công tác đầu tư xây dựng, tăng vốn đầu tư nhà nước cho các công trình trọng điểm, đồng thời huy động các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn. Do vậy, công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng và nhà ở phát triển tương đối, các ngành, các đơn vị ngay từ đầu năm đã tổ chức ra quân triển khai kế hoạch trong năm tương đối sớm, phấn đấu bảo đảm tiến độ thi công các công trình, nhất là công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Các công trình đường thuộc các dự án nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các dự án thuộc nguồn vốn ADB5, các dự án thuộc nguồn vốn WB3…, nên tất cả các thành phần kinh tế, các dự án đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Dự ước cả 2011 thực hiện được 5024 tỷ đồng tăng 10,8% so với năm 2010.
2.3. Tài chính, tín dụng
2.3.1. Tài chính
Thu ngân sách trên địa bàn ước tính năm 2011 thực hiện 1336,2 tỷ đồng, đạt 133,6% dự toán năm và tăng 17,8% so với năm 2010. Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn, thu thuế xuất nhập khẩu thực hiện 507 tỷ đồng, đạt 144,9% dự toán năm, tăng 31,4% so với năm 2010.
Chi ngân sách địa phương năm 2011 thực hiện 4553 tỷ đồng, đạt 144,5% dự toán năm, tăng 18,8% so với năm 2010.
2.3.2. Ngân hàng
Tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện tốt chính sách tiền tệ trên địa bàn theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng được chú trọng. Mạng lưới các tổ chức tín dụng được mở rộng; hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân được chấn chỉnh nhằm bảo đảm sự an toàn; công tác cung ứng tiền đảm bảo theo yêu cầu. Hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và có mức tăng trưởng khá, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn vay trên địa bàn. Tổng huy động tiền gửi ước đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 30,4% so với cuối năm 2010. Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế ước đạt 8.400 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2010; trong đó đã ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn ước đạt 53,6% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,02% tổng dư nợ, tăng so với năm 2010 (0,84%).
III. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC
3.1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
Tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình từng bước được củng cố, nhất là tuyến xã. Hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ được đẩy mạnh. Dân số trung bình năm 2011 có 602564 người, trong đó nữ 304832 người chiếm 50,6%. Tỷ suất sinh thô năm 2011 là 18,6%o, giảm 0,5%o so với năm 2010.
Theo kết quả điều tra lao động việc làm hiện nay tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh là 1,9% (Trong đó: thành thị 2,71%, nông thôn 0,96%); tỷ lệ thiếu việc làm toàn tỉnh là 5,93% (Trong đó: thành thị 7,1%, nông thôn 4,53%). Đạt được kết quả đó là nhờ công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề của tỉnh trong thời gian qua có hiệu quả hơn. Trong đó, các hoạt động tư vấn, tuyên truyền, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động tiếp tục được đẩy mạnh, phát triển mạnh ở các địa phương, cơ sở; Đề án xuất khẩu lao động đối với huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ được phối hợp thực hiện tốt. Năm 2011, các hoạt động thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn của tỉnh, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm đã giải quyết nhiều việc làm cho nhân dân trong tỉnh, ước tính cả năm giải quyết việc làm cho 9350 người, đạt 98,4% kế hoạch năm.
Năm 2011, giá cả hàng hóa tăng cao cùng với thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư, đặc biệt là nông dân các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa và người lao động có thu nhập thấp ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Chính phủ cùng với việc thực hiện tốt các chính sách an sinh, xã hội của các cấp, các ngành, các địa phương nên nhìn chung đời sống đại bộ phận dân cư tương đối ổn định.
Tỉnh đã tập trung quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, xoá đói giảm nghèo; giải quyết chế độ kịp thời đối với các gia đình chính sách; thực hiện cứu trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác. Công tác xoá đói giảm nghèo luôn luôn được chú trọng, tỉnh đã có nhiều giải pháp và mô hình áp dụng cho từng địa phương, nhằm không ngừng đẩy lùi số hộ nghèo giảm xuống.
3.2. Giáo dục
Năm học 2010 - 2011, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh nhà và sự quyết tâm cao của cán bộ nhân viên, ngành GD&ĐT Quảng Trị đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, tạo tiền đề mới cho sự phát triển giáo dục những năm tiếp theo. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành việc làm hàng ngày, thường xuyên và thực sự tạo được sự chuyển biến tích cực, toàn diện về phát triển giáo dục. Công tác ứng dụng CNTT vào dạy-học và quản lý đạt hiệu quả. Các trường học đã đưa các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca vào hoạt động tập thể, tạo không khí hào hứng cho học sinh tham gia học tập cũng như vui chơi, giải trí. Duy trì kết quả phổ cập tiểu học - Chống mù chữ, củng cố và duy trì kết quả phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, đã và đang triển khai công tác phổ cập giáo dục bậc trung học. Chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, THCS phát triển khá toàn diện.
Thực hiện Nghị quyết 28/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Trị về chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công trên địa bàn tỉnh sang loại hình công lập. Đến nay, toàn tỉnh có 98 trường mẫu giáo dân lập và 5 trường trung học phổ thông bán công chuyển đổi sang loại hình công lập.
Về cơ sở trường lớp, giáo dục mầm non có 157 trường, trong đó: 149 trường mầm non và 8 trường mẫu giáo; Tiểu học có 167 trường, tăng 5 trường do mới xây dựng và đưa vào hoạt động; Trung học cơ sở có 116 trường, tăng 5 trường (phổ thông cơ sở chuyển thành trung học cơ sở); Trung học phổ thông: 30 trường (giảm 1 trường do chuyển đổi lên trường Trung Học Chuyên Nghiệp); Phổ thông cơ sở: 13 trường (giảm 5 trường từ phổ thông cơ sở chuyển thành trung học cơ sở); Phổ thông trung học: 2 trường.
Tổng số học sinh mầm non huy động là 30655 cháu, trong đó, nhà trẻ 4082 cháu; mẫu giáo 26573 cháu. Sè trÎ huy ®éng ®Õn c¸c líp nhµ trÎ, mÉu gi¸o ngµy cµng nhiÒu nhng phÇn lín tËp trung vïng thµnh thÞ vµ n«ng th«n cã kinh tÕ ph¸t triÓn, cßn vïng s©u, vïng nói cao, th× viÖc tæ chøc c¸c líp vµ huy ®éng ®îc rÊt khã kh¨n. Tổng số học sinh phổ thông năm học 2010-2011 là 130718 em, giảm 2,2% (-2930 em) so với năm học 2010-2011, trong đó: tiểu học 56409 em, trung học cơ sở 45011 em, trung học phổ thông 29298 em. Năm học 2010-2011, toàn tỉnh Quảng Trị có 434 em bỏ học, trong đó cấp tiểu học có 7 em, THCS 232 em, THPT 195 em.
Tính đến cuối năm học 2010-2011 tỉnh Quảng Trị có 210 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó: mầm non 38 trường; Tiểu học 129 trường; THCS 40 trường và THPT 3 trường.
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay, toàn ngành có 10799 biên chế, đảm bảo trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, tư cách đạo đức tốt, có ý thức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngành đã chú trọng tiếp tục thi tuyển, lựa chọn cán bộ giáo viên có đủ trình độ năng lực chuyên môn, bổ sung cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Trong năm đã tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2010-2011. Toàn tỉnh có 11022 học sinh dự thi tốt nghiệp, trong đó: THPT 9834 học sinh, bổ túc THPT 1188 học sinh; Tỷ lệ tốt nghiệp bậc trung học phổ thông là 94,33% (Trong đó, tốt nghiệp THPT là 94,74%, giảm 1,72% so với năm 2010; tỷ lệ đổ tốt nghiệp bổ túc THPT là 94,28%, tăng 3,36%). Có 4 trường THPT tỷ lệ đổ tốt nghiệp 100% gồm: trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, trường THPT Thị xã Quảng Trị, trường THPT Vỉnh Linh, trường THPT dân tộc Nội trú tỉnh.
Năm học 2010-2011: toàn tỉnh có 30 học sinh lớp 12 đoạt giải quốc gia, trong đó có 2 giải nhì, 14 giải 3; lớp 5 có 1 HCV, 1HCĐ; lớp 9 có 1 HCV, 1 HCĐ. Thi học sinh giỏi cấp tỉnh có 1250 học sinh đoạt giải.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 01 phân hiệu Đại học Huế, 04 trường trung cấp, 01 trường Cao đẳng sư phạm và 01 TTGDTX tỉnh tham gia đào tạo đại học, cao đẳng và TCCN. Quy mô các trường tuy còn hạn chế, nhưng số lượng ngành nghề đào tạo ngày càng tăng và phát triển theo hướng đa cấp, đa ngành đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của con em trên địa bàn tỉnh và trong khu vực. Năm 2011, hệ đại học tuyển sinh 112 sinh viên; hệ cao đẳng tuyển sinh 354 sinh viên; hệ trung cấp tuyển 878 học sinh.
Về đào tạo nghề, tỉnh Quảng Trị có 24 cơ sở dạy nghề trong đó có 02 trường trung cấp nghề, 08 Trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã, thành phố. Các trường và cơ sở dạy nghề đã tuyển mới được 7.418 người, trong đó trung cấp nghề 144 người, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 7.274 người.
Để nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nghề, ngành LĐ-TB-XH đã phối hợp với các trường đại học, trường cao đẳng nghề tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho các giáo viên dạy nghề. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề, giáo viên dạy nghề còn được tham gia nhiều khoá tậphuấn, bồi dưỡng theo chuyên đề do Tổng cục dạy nghề tổ chức.
3.3. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân tiếp tục được quan tâm, tỉnh đã tập trung chỉ đạo ngành Y tế, các địa phương đẩy mạnh thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS. Tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức thanh tra, kiểm tra về VSATTP trước, trong và sau Tết và các dịp lễ hội, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Tăng cường cơ sở vật chất cho ngành y tế. Đến nay toàn tỉnh có 2890 giường bệnh, tăng 31,4%. Tình hình hoạt động trên lĩnh vực y tế như sau:
Tình hình bệnh gây dịch năm 2011 diễn biến khá phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi đang xảy ra như: bệnh chân tay miệng, liên cầu khuẩn lợn, một bệnh truyền nhiễm gây dịch tăng cao như: chân tay miệng, uốn ván sơ sinh, thuỷ đậu, lỵ...Tuy nhiên, công tác y tế dự phòng luôn được quan tâm, ngay từ đầu năm, Sở Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát, theo dõi và khống chế, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát, lây lan trên diện rộng. Một số bệnh truyền nhiễm giảm mạnh so với năm 2010 như: sốt xuất huyết 11 ca (giảm 96%), sốt rét 1.144 ca (giảm 14%), thương hàn 29 ca (giảm 12%). Bên cạnh đó cũng có dịch bệnh tăng mạnh đó là viêm gan siêu vi 95 ca (tăng 100%), đặc biệt là bệnh chân, tay, miệng. Tính đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 122 truờng hợp nghi ngờ mắc tay chân miệng (TCM), trong đó có 3 ca được xác định dương tính và chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào tử vong do bệnh TCM gây ra; các địa phương ghi nhận nhiều trường hợp nghi mắc tay chân miệng gồm Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong và các bệnh nhân đều thuộc nhóm trẻ em dưới 5 tuổi.
Các chỉ số tiêm chủng nhìn chung đạt kế hoạch đề ra, không có trường hợp tai biến do tiêm chủng.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em; chú trọng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng, giám sát tăng trưởng của trẻ em. Tổ chức tốt ngày vi chất dinh dưỡng, số bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng uống vita min A: 93%; số trẻ em 6-36 tháng tuổi uống vitamin A: 99,6%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2011 là 19%, giảm 0,5% so với năm 2010.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các cấp chính quyền cũng như các cơ quan chức năng quan tâm. 100% các huyện thị thành phố đã thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo liên ngành về ATVSTP, 114/141 xã phường (80,8%) đã thành lập ban chỉ đạo liên ngành về ATVSTP. Toàn tỉnh đã thành lập được 93 đoàn kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về ATVSTP. Công tác thông tin truyền thông được triển khai tốt, đa dạng trên nhiều loại hình; 100% các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tuyến tỉnh được phổ biến tuyên truyền Luật an toàn thực phẩm. Do làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã góp phần hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc tập thể.
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách, số bệnh nhân đến khám các cơ sở y tế là 1,42 triệu lượt người, tăng 1,8% so với năm 2010; số bệnh nhân điều trị nội trú 81 ngàn người, giảm 3%.
Tính đến 21/11/2011 trên địa bàn toàn tỉnh có 312 ca nhiễm HIV, 140 trường hợp phát bệnh AIDS, 56 trường hợp tử vong do AIDS. Trong đó, số mới phát sinh trong năm bao gồm: nhiễm HIV: 85 trường hợp; phát bệnh AIDS: 19; tử vong: 4. Toàn tỉnh có 62/141 xã, phường, thị trấn phát hiện có người nhiễm HIV.
3.4. Hoạt động văn hoá, thể thao
Năm 2011 diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; nhiều ngày kỷ niệm lớn của quê hương đất nước như Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày Thương binh liệt sĩ, Đón xuân Tân Mão; đặc biệt là đẩy mạnh Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Song song đó là nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức nhằm chào mừng các sự kiện và ngày lễ lớn trong năm.
Nổi bật là các hoạt động: Lễ hội giao thừa đêm 30 Tết tại Quảng trường Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh; Hội báo Xuân Tân Mão năm 2011 mừng Đảng, mừng Xuân với hơn 400 ấn phẩm báo chí, với 1000 đầu báo từ Trung ương đến địa phương được trưng bày; Chương trình Liên hoan nghệ thuật Ba nước Đông Dương; Chương trình “ Huyền thoại Thành Cổ Quảng Trị”; tổ chức Lễ Tri ân và lưu danh liệt sỹ Thành Cổ Quảng Trị; Chương trình “Trường Sơn hội tụ” nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2011); kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam...Bên cạnh đó là các hoạt động thi đấu thể thao diễn ra sôi nổi với các trò chơi dân gian cũng như hiện đại.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh với các hoạt động: hoàn thành việc kiện toàn BCĐ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hoá – văn minh đô thị. Phát động xây dựng làng văn hoá, hướng dẫn cơ sở xây dựng Quy ước xã văn hoá, tổ chức lễ công nhận các làng văn hoá, đơn vị văn hoá,…Qua 10 năm triển khai thực hiện phong trào, đến nay toàn tỉnh có 122762 gia đình được công nhận Gia đình văn hóa, tăng 4,9% so với năm 2010; 1732 làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị được công nhận làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa, tăng 7,2% so với năm 2010.
Công tác thanh tra, kiểm tra văn hoá: Sở VHTT&DL đã phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan triển khai nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá trên địa bàn tỉnh: thu giữ 70 đĩa CD, VCD không tem nhãn; tịch thu tang vật 02 quầy trò chơi có tính chất đánh bạc ; 367 sách bói toán; tháo dỡ hàng chục băng rôn, biển bảng quảng cáo trái phép, xử phạt 14,5 triệu đồng; đình chỉ hoạt động biểu diễn của Nhà hát múa rối Huế tại Quảng Trị. Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, rao vặt, lấn chiếm lòng lề đường, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Tập trung công tác tuyên truyền xây dựng cảnh quan đẹp, môi trường sạch, ứng xử văn hoá, văn minh.
Hiện nay Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao của tỉnh đang đào tạo 87 vận động viên ăn ở tập trung với 8 môn thể thao gồm: điền kinh, cầu lông, bơi, karatedo, lặn, đua thuyền rowning, cử tạ, vật. Trong năm 2011, các đội tuyển đã tham gia thi đấu 18 giải toàn quốc và đạt được kết quả 19 HCV, 15HCB và 25 HCĐ; có 9 vận động viên đạt chuẩn kiện tướng, 3 vận động viên dự bị kiện tướng, 11 VĐV đạt chuẩn cấp 1 quốc gia, có 8 VĐV được gọi vào các đội tuyển trẻ quốc gia; giải Thể thao người khuyết tật toàn quốc tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đạt 33 HCV, 23 HCB, 8 HCĐ.
Thực hiện tốt công tác phát triển thể thao quần chúng, tổ chức nhiều hoạt động TDTT như: Giải bóng chuyền, cầu lông Dân chính Đảng; Giải bóng chuyền, cầu lông Công đoàn viên chức tỉnh; Giải bóng chuyền thanh niên; Giải thể thao học đường; Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng; đặc biệt là giải việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” với sự tham gia của 500 VĐV đến từ 34 đoàn trong tỉnh.
3.5. Tai nạn giao thông
11 tháng năm 2011, toàn tỉnh xảy ra 160 vụ tai nạn giao thông giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 142 người, giảm 12,9%; bị thương 108 người, giảm 13,6%.
Hiện nay phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh quá lớn,UBND tỉnh Quảng Trị có Kế hoạch số 2863/UBND-CN ngày 28/10/2011 để thực hiện Nghị quyết 88/NG-CP giao các ngành chức năng triển khai, tăng cường công tác giáo dục pháp pháp luật và các biện pháp tích cực nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong tỉnh. Song bên cạnh đó, ý thức chấp hành luật giao thông của một số bộ phận nhân dân và cán bộ chưa thật nghiêm túc, nhất là những vùng nông thôn. Không chấp hành luật giao thông, coi thường các tín hiệu giao thông, rẽ ngang, rẽ tắt, không quan sát không xin đường, vượt đèn đỏ, tình trạng học sinh các trường phổ thông học dùng phương tiện xe đạp, xe điện, xe đạp điện đi hàng 3 hàng 4 trên đường gây ách tắc làm ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn giao thông trên địa bàn, tình trạng họp chợ, các quán cóc mọc ra trên đường, vỉa hè vẫn còn ở một số tụ điểm, một số người điều khiển phương tiện trong lúc có hơi bia, rượu, lái xe không làm chủ tốc độ.
3.6. Thiệt hại thiên tai
Năm 2011 tỉnh Quảng Trị đã hứng chịu nhiều trận bão, mưa lũ, lốc xoáy gây thiệt hại nặng về người và của. Từ ngày 21/9/2011 đến ngày 27/9/2011, Bão số 4 đã gây mưa to đến rất to trên diện rộng; ngày 30/9/2011, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh xảy ra lốc xoáy; từ ngày 14/10/2010 đến ngày 17/10/2010, do ảnh hưởng của mưa lớn gây lũ lớn trên địa bàn tỉnh. Tổng thiệt hại về tài sản là 590 tỷ đồng; 6 người chết; 24 người bị thương; 2 người mất tích.
Bão lụt đã gây thiệt hại rất nặng nề cho tỉnh Quảng Trị, ảnh hưởng đến mọi mặt dân sinh kinh tế và cơ sở hạ tầng. Những vùng ảnh hưởng của bão, lụt, lốc xoáy phải đối mặt với những khó khăn về đời sống, nhất là về lương thực, thực phẩm, nước uống, kinh phí để sửa chửa nhà cửa, vệ sinh môi trường. Các công trình phúc lợi, giao thông cần được khắc phục ngay để đáp ứng kịp thời việc đi lại, sinh hoạt của nhân dân, nhất là các đoạn đường bị sạt lở, chia cắt và các cầu cống bị trôi, các công trình thuỷ lợi bị hư hại...
Quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã chủ động và tích cực chỉ đạo các địa phương, đơn vị và toàn thể nhân dân trong tỉnh khẩn trương sớm khắc phục thiệt hại. Vệ sinh môi trường, cấp phát thuốc men, hoá chất chống dịch bệnh, xử lý nguồn nước; cứu trợ kịp thời những gia đình bị thiệt hại, cử lực lượng giúp nhân dân khôi phục lại nhà cửa do bị trôi, sập, tốc mái. Tuyệt đối không để nhân dân đói và thiếu nơi tạm trú; khắc phục nhanh chóng các công trình cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông…và các trường học, trạm xá, điện, thông tin liên lạc, đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của các em học sinh, tận thu sản phẩm nông nghiệp nhằm bảo đảm kế hoạch kinh tế- xã hội và tạo tiềm lực để phòng chống mưa lũ trong những năm tiếp theo.
3.7. Bảo vệ môi trường
Tỷ lệ độ che phủ rừng hiện nay là 47,5%. Năm 2011, diện tích rừng chăm sóc thực hiện 19500 ha, tăng 13,1% so với năm 2010. Trong năm đã xảy ra 11 vụ cháy rừng (giảm 4 vụ so với năm 2010), thiệt hại 94 ha. Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu do là đốt nương làm rẫy, rà phá bom mìn tìm phế liệu chiến tranh, đốt rừng lấy mật ong. Tình hình chặt phá rừng vẫn còn xảy ra, trong năm có 6 vụ chặt phá rừng với diện tích bị chặt phá là 1,6 ha.
Năm 2011, thanh tra của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh đã chủ trì và hoàn thành các cuộc kiểm tra thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua đó phát hiện một số thiếu sót, sai phạm và đã có biện pháp chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục theo qui định của pháp luật, đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với các đơn vị vi phạm, tổng số tiền phạt là 123 triệu đồng.
IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Năm 2011, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị đứng trước nhiều khó khăn: rét đậm, rét hại kéo dài từ đầu vụ Đông- Xuân; làm cho nhiều diện tích cây hàng năm phải gieo cấy lại, dịch cúm gia cầm H5N1, tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng đã xảy ra một số địa phương, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do lãi suất tín dụng và giá nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao, thiên tai bão, lụt gây thiệt hại về người và của...đã ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống xã hội. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành. Sự cố gắng khắc phục khó khăn của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên đã chủ động giải quyết kịp thời, khắc phục khó khăn, nhờ vậy kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị trong năm 2011 là khả quan.
Năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh triển khai trong bối cảnh Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty; tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính. Tình hình vừa có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng có nhiều thách thức, việc huy động các nguồn lực đầu tư sẽ gặp khó khăn, nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Việc ưu tiên kiềm chế lạm phát sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình và kết quả thực hiện các ngành, lĩnh vực trong năm 2011, xu thế phát triển, tiềm năng và triển vọng cũng như các chủ trương, chính sách điều hành kinh tế mới của Chính phủ trong năm 2012; để thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 cần có các giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục kiềm chế lạm phát; tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô
- Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo điều hành thống nhất của Chính phủ. Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; bảo đảm vốn cho sản xuất; kiểm soát nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng. Có giải pháp kịp thời và hiệu quả để ngăn chặn hoạt động của các hình thức tín dụng đen, tránh nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
- Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên. Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng cường công tác quản lý giá và bình ổn thị trường; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hoạt động đầu cơ. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý.
- Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường sử dụng các mặt hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu.
Hai là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển
- Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, Ngành TW để tăng nguồn vốn ngân sách đầu tư trên địa bàn tỉnh; đồng thời đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả công tác vận động các dự án ODA, NGO, FDI và các nguồn vốn khác.
- Rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; tập trung vốn cho các công trình dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, nhanh đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành và đã đưa vào sử dụng, các công trình cần thiết phải hoàn thành trong năm 2012 và vốn đối ứng cho các dự án ODA. Các dự án, công trình khởi công mới phải được kiểm soát chặt chẽ, xác định rõ nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả và thỏa mãn các yêu cầu về thủ tục đầu tư.
- Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nhất là công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao xây dựng các công trình. Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý dự án và giải ngân vốn đầu tư; tăng cường hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng; quản lý và sử dụng nguồn vốn đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch để chủ động khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và tạo môi trường pháp lý ổn định cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị công suất 1.200 MW, cảng biển Mỹ Thủy, khu kinh tế biển Đông-Nam Quảng Trị để đẩy nhanh việc hình thành vùng kinh tế động lực của tỉnh.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao theo Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Mở rộng các hình thức đầu tư BTO, BOT, PPP...
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến vận động đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào các chương trình, dự án lớn của tỉnh, các nhà đầu tư có tiềm năng và nguồn lực thực sự. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá đầu tư.
- Thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển và xúc tiến đầu tư của tỉnh để tập trung đầu mối, quản lý thống nhất và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ tích cực và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư.
- Rà soát các dự án đã đăng ký đầu tư nhưng chưa tổ chức thực hiện hoặc thực hiện cầm chừng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ba là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh để tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh theo hướng tạo sự thuận lợi và bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn lực phát triển, nhất là trong lĩnh vực đất đai, tín dụng. Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN Nam Đông Hà, Quán Ngang, Bắc Hồ Xá, Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và các cụm công nghiệp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, tăng nhanh xuất khẩu. Coi trọng thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn, miền núi; thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của Nhà nước.
- Phát huy tiềm năng và thế mạnh của nền nông nghiệp. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế; tăng cường quản lý, bảo vệ rừng. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, khuyến khích đầu tư nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, phát triển công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế tác có giá trị gia tăng cao và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp mà tỉnh có thế mạnh; công nghiệp phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Ưu tiên phát triển các dịch vụ có tiềm năng, lợi thế và mang lại giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, viễn thông, du lịch, vận tải, ngân hàng...
Bốn là, thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và văn hóa - xã hội góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Có kế hoạch cụ thể để tham gia thực hiện tốt Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin; Chương trình thúc đẩy năng suất, chất lượng sản phẩm đến năm 2020; Chương trình phát triển công nghệ cao; Chương trình hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi đến năm 2015; Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 của Chính phủ.
- Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020. Đổi mới quản lý giáo dục đồng thời với việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chú trọng phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Mở rộng việc thực hiện chế độ luân phiên cán bộ y tế xuống các bệnh viện tuyến dưới. Củng cố và phát triển hệ thống y tế cơ sở; đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống bệnh viện. Đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế quản lý, chính sách viện phí trong các cơ sở y tế công lập; khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở y tế ngoài công lập. Tích cực triển khai công tác y tế dự phòng; nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra; thực hiện các giải pháp nâng cao sức khỏe và tăng tuổi thọ cho nhân dân. Tăng cường quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc.
- Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể thao, bảo đảm tiết kiệm, an ninh trật tự, giữ gìn thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc. Tổ chức tốt Lễ hội ”Nhịp cầu xuyên Á” lần thứ 3 gắn với kỷ niệm 40 năm giải phóng quê hương Quảng Trị, 40 năm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ và 65 năm ngày thương binh, liệt sĩ.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc và tôn giáo. Tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và làm tốt công tác bảo vệ bà mẹ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Kiềm chế và ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
Năm là, thực hiện chính sách tạo việc làm, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
- Triển khai đồng bộ các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
- Triển khai có hiệu quả Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình việc làm giai đoạn 2011 - 2015.
- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với người có công, các chính sách trợ giúp xã hội; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện tốt chính sách về BHYT để phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014.
- Tích cực thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động. - Khai thác có hiệu quả tiềm năng, phát huy các lợi thế để tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế.
- Tăng cường sự giám sát của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của người dân, bảo đảm các chế độ, chính sách được thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả.
Sáu là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Xây dựng nền hành chính, công vụ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, nhạy bén, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, coi trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại và phản biện chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi.
- Tập trung thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới thủ tục hành chính theo hướng tăng cường tính minh bạch, công khai, sát thực tiễn. Đẩy mạnh triển khai Đề án Chính phủ điện tử. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật Cán bộ công chức, bảo đảm dân chủ và đề cao kỷ luật hành chính, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất và đạo đức công vụ.
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa; đẩy mạnh việc phát hiện, điều tra, kết luận và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra nhất là trong một số lĩnh vực nhạy cảm. Thực hiện nghiêm túc các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường đối thoại, xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc từ cơ sở, không để tồn đọng kéo dài gây bức xúc, bất bình trong nhân dân. Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh.
Bảy là,tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, nhất là đối với hoạt động khai thác tài nguyên; xử lý nghiêm các vi phạm và các dự án không đáp ứng yêu cầu về môi trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ vào cải thiện môi trường, thu gom, xử lý, tái chế chất thải. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án về môi trường, nhất là về nước sạch và vệ sinh môi trường; quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước; bảo tồn đa dạng sinh học; xử lý chất thải, các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Đó là: Nhà máy sản xuất nước uống tăng lực; Nhà máy sản xuất săm - lốp xe máy; Nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy, xe đạp điện Phương Nam; Dự án Fidfirst; Nhà máy lắp ráp điện thoại di động ICALL; Dự án nuôi tôm thẻ chân trắng của Công ty Cổ phần C.P Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị và Dự án Giờ Nga.
Tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban ngành và địa phương liên quan tích cực chuẩn bị và phối hợp vận động các dự án tài trợ như: Dự án Phát triển cấp nước Đông Hà và vùng phụ cận (Ngân hàng phát triển Châu Á); Dự án hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố Đông Hà (Ngân hàng thế giới); Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Ngân hàng thế giới); Dự án Mua sắm trang thiết bị y tế cho bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải (Hàn Quốc); Dự án nâng cấp cơ sở vật chất ngành y tế tỉnh Quảng Trị (Italia); Dự án Xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (Na Uy); Dự án Xây dựng hệ thống thoát nước, cải thiện môi trường thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị (Italia); Dự án Xây dựng hệ thống thoát nước, cải thiện môi trường thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (Italia); Dự án Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao năng lực dạy nghề cho Trường Trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị (Hàn Quốc)…