BÁO CÁO
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG MƯỜI MỘT VÀ
MƯỜI MỘT THÁNG NĂM 2013
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
1.1.Nông nghiệp
*Cây hàng năm
Tháng 11 sản xuất nông nghiệp chủ yếu là thu hoạch cây hàng năm vụ Mùa năm 2013, đồng thời chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân năm 2013-2014.
Cây hàng năm, đến nay cơ bản đã thu hoạch xong các loại cây trồng, riêng cây sắn đang thu hoạch.
Về diện tích:
Năm 2013 toàn tỉnh gieo trồng được 81535,5 ha các loại cây trồng, tăng 0,7% so với năm 2012. Cây lúa gieo cấy 50122,4 ha, tăng 2,4% (+ 1181,5ha); cây ngô gieo trồng 3557,2 ha, giảm 6,4% (- 244,8ha); cây khoai lang gieo trồng 2731,5 ha, giảm 5,7% (- 165,5ha); cây sắn gieo trồng 10954,4 ha, tăng 2,1% (+ 229 ha); cây lạc gieo trồng 4286,6 ha, giảm 4% (- 179,4ha); rau các loại gieo trồng 4904,3 ha, giảm 4,1% (- 207,5ha); đậu các loại gieo trồng 1837,3 ha, tương đương năm 2012.
Về năng suất, sản lượng:
Cây lúa năng suất ước đạt 44,7 tạ/ha, giảm 4,4 tạ/ha so với năm 2012; cây ngô năng suất ước đạt 26,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; cây khoai lang, năng suất ước đạt 70,8 ha, tăng 0,8 tạ/ha; cây sắn năng suất ước đạt 161 tạ/ha, tăng 3,8 tạ/ha; cây lạc năng suất ước đạt 19,9 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha; rau các loại năng suất ước đạt 94,4 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha; đậu các loại năng suất ước đạt 8,8 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha.
Sản lượng lúa ước đạt 224175 tấn, giảm 6,8% (-16346 tấn); sản lượng ngô ước đạt 9493,4 tấn, giảm 3,6% (- 358 tấn); sản lượng khoai lang ước đạt 19359,3 tấn, giảm 4,5% (- 916,6 tấn); sản lượng sắn ước đạt 176416,1 tấn, tăng 4,6% (+ 7816 tấn); sản lượng lạc ước đạt 8529,3 tấn, tăng 4,8% (+ 392,2 tấn); sản lượng rau các loại ước đạt 46296,8 tấn, giảm 2,6% (- 1246,2 tấn); sản lượng đậu các loại ước đạt 1610,2 tấn, tăng 6% (+ 91 tấn).
*Chăn nuôi
Trong tháng 11 trên địa bàn huyện Cam Lộ đã xãy ra dịch lở mồm long móng tại Thi trấn Cam Lộ tính đến 12/11/2013 đã có 12 con trâu bò bị bệnh.
Năm 2013 chăn nuôi gia súc diễn biến phức tạp, dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại cho người chăn nuôi và người tiêu dùng sản phẩm; đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc ngày càng thu hẹp, hiệu quả chăn nuôi thấp; giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi giảm trong thời gian dài, làm cho người chăn nuôi bị thiệt, nên không mạnh dạn đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, mà chủ yếu phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ. Theo kết quả điều tra chăn nuôi 1/10/2013, đàn trâu có 24687 con, giảm 4,4% (-1141con) so với cùng kỳ năm 2012; Đàn bò 50622 con, tăng 1,5% (+740 con); Đàn lợn 239611 con, tăng 1,9% (+4418 con).
Chăn nuôi gia cầm phát triển thuận lợi hơn do từ đầu năm đến nay dịch bệnh phát sinh không nhiều, công tác kiểm soát và khống chế các ổ dịch được thực hiện khá tốt, bên cạnh đó các mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng gia trại ngày càng phát triển. Tại thời điểm 1/10/2013 tổng đàn gia cầm có 1,9 triệu con, tăng 3,3% (+ 61nghìn con).
Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2013 đạt 31704 tấn, tăng 5,5% so với năm 2012; trong đó, thịt trâu giảm 4,3%, thịt bò giảm 3,4%, thịt lợn tăng 5,7%, thịt gia cầm tăng 20%.
Về tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay, có 17 xã, phường, thị trấn của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hoá, Triệu Phong, Hải Lăng và Thị xã Quảng Trị bùng phát dịch lợn tai xanh, tổng số lợn mắc bệnh lên đến gần 2800 con, chết và tiêu huỷ 1152 con; Dịch lỡ mồm long móng xảy ra ở Hải Lăng, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Linh, Thị xã Quảng Trị và Cam Lộ với 371 con trâu, bò, lợn mắc bệnh ( Tiêu hủy 6 con, đã lành triệu chứng 286 con, đang điều trị 79 con). Từ tháng 2/2013 đến tháng 4/2013 đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại 5 xã, phường thuộc huyện Vĩnh Linh, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị tổng số gia cầm bệnh 9965 con, chết và tiêu hủy 8762 con. Tỉnh đã thực hiện đồng loạt các biện pháp để ngăn chặn triệt để, tránh nguy cơ lây lan của dịch bệnh.
1.2.Lâm nghiệp
Tháng 11 thời tiết tương đối thuận lợi cho việc trồng rừng, dự ước rừng tập trung tháng này trồng được 1500 ha. Dự kiến tháng 12/2013 hoàn thành trồng mới rừng tập trung. Theo kế hoạch trồng rừng của các Công ty Lâm nghiệp và các địa phương dự ước năm 2013 diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 6500 ha, tăng 0,5% so với năm 2012; dự ước gổ khai thác 295250 m3, tăng 77,9% so với năm 2012, lượng gỗ khai thác trong năm chủ yếu là do sản lượng gỗ khai thác từ diện tích rừng trồng của Nhà nước, tập thể, cá nhân đến kỳ thu hoạch và khai thác rừng trồng bị hư hại do ảnh hưởng của cơn bảo số 10 và 11.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 5 vụ cháy rừng, hầu hết đều được người dân, tổ bảo vệ rừng tại chỗ phát hiện, kịp thời dập tắt nên chỉ gây thiệt hại 3,5 ha rừng.
1.3.Thủy sản
Tháng 11 thời tiết mưa bảo kéo dài, không thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt thủy sản nên sản lượng khai thác biển giảm, nuôi trồng thủy sản đang trong thời kỳ thu hoạch các hồ nuôi.
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 có 3165 ha, tăng 0,1% so với năm 2012. Trong đó: diện tích nuôi tôm 1020 ha, giảm 3,1%; Diện tích nuôi cá 2070 ha, tăng 1,6%.
Sản lượng thủy sản năm 2013 ước thực hiện được 25762 tấn, tăng 1,8% so với năm 2012. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 7500 tấn, giảm 0,9%; Trong đó, cá 3655 tấn, tăng 10,3%; Tôm 3800 tấn, giảm 9,8%. Sản lượng khai thác ước đạt 18262 tấn, tăng 3%; Trong đó, cá 14650 tấn, tăng 2,9%; Tôm 221 tấn, tăng 5,3%.
1. Công nghiệp
Cùng với tình hình chung cả nước, tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Trị vẫn đang gặp khó khăn; ảnh hưởng chủ yếu do thị trường tiêu thụ sản phẩm; giá cả nguyên vật liệu tăng đã đẩy giá thành lên cao; lải vay ngân hàng tuy có giảm nhưng vẫn còn cao; cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu giá rẻ…nhưng với sự đồng hành hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cố gắng khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, nên tình hình sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ phát triển.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 11/2013, tăng 8,23% so với tháng trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 12,28%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,32%; sản xuất và phân phối điện tăng 34,89%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,77%.
Tính chung 11 tháng, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 8,74% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 10,75%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,72%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,03%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,1%.
Một số sản phẩm chủ yếu sản xuất tăng khá so với cùng kỳ năm trước: tinh bột sắn tăng 11,7%; ván ép tăng 5,9%; dầu thông tăng 23%; phân NPK tăng 16,6%; lốp xe máy, xe đạp tăng 21,4%; xi măng tăng 39,1%; Các sản phẩm khai khoáng như inmenit, zircon, đá xây dựng; sản phẩm gỗ xẻ; điện sản xuất đều giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2013 so với tháng 9/2013, tăng 17,69%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tháng 10 so với tháng 9 tăng cao là: chế biến thực phẩm (sản xuất tinh bột sắn) tăng 66,73%; sản xuất trang phục tăng 22,46%; sản xuất gổ xẻ tăng 62,17%; sản xuất phân NPK tăng 25,35%; sản xuất săm lốp xe máy, xe đạp tăng 25,46%; sản xuất xi măng tăng 14,32%.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2013 so với tháng 9/2013 tăng 23,18%. Trong đó, có một số ngành chỉ số tồn kho giảm là: chế biến thực phẩm giảm 2,98%; sản xuất gổ xẻ giảm 24,55%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 9,93%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 33,33%.
3. Đầu tư
Dự ước, tổng mức vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tháng 11/2013 thực hiện 99,5 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước. Vốn ngân sách tỉnh thực hiện 89 tỷ đồng, tăng 1%; vốn ngân sách huyện thực hiện 8,5 tỷ đồng, tăng 3,3%; vốn ngân sách xã thực hiện 2 tỷ đồng, tăng 4,3%.
Khu vực nhà nước, đầu tư chững lại do cắt giảm đầu tư công. Thưc hiện vốn đầu tư chủ yếu trong năm 2013 là các công trình chuyển tiếp như Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi; cơ sở hạ tầng phía Nam thành phố Đông Hà; Đường biên giới từ Tân Long đến A Dơi; Đường từ thị xã Quảng Trị đến Chợ Cạn; Trung tâm kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; cầu sông Hiếu; cầu Đại Lộc, cầu Vĩnh Phước; bảo tồn và tôn tạo di tích Thành Cổ; cầu An Mô; khu neo đậu tránh trú bão Cửa Việt; cảng cá và khu hậu cần nghề cá; chương trình Biển Đông – Hải đảo…
Trong năm 2013 đã bàn giao, đưa vào sử dụng cầu Đại Lộc (Tổng mức đầu tư, 87,8 tỷ đồng; cầu Vĩnh Phước (45,5 tỷ đồng); chuẩn bị đưa vào sử dụng Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi (39 tỷ đồng).
Tính chung 11 tháng/2013, dự ước, tổng mức vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 1286 tỷ đồng, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn ngân sách tỉnh thực hiện 1114 tỷ đồng, giảm 22,8%; vốn ngân sách huyện thực hiện 143 tỷ đồng, giảm 1,3%; vốn ngân sách xã thực hiện 29 tỷ đồng, giảm 0,5%.
Về vốn ODA: Trong 11 tháng đầu năm 2013, đã có 04 dự án được ký Hiệp định vay với tổng vốn đầu tư là 128,6 triệu USD. Ngoài ra, có 04 dự án được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt danh mục tài trợ ODA với tổng vốn là 33,858 triệu USD; có 06 dự án ODA được UBND tỉnh đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tài trợ với tổng vốn là 110,112 triệu USD và 06 dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư hoặc phê duyệt điều chỉnh Quyết định đầu tư với tổng vốn khoảng 11,235 triệu USD. Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 31 chương trình, dự án ODA; kế hoạch vốn được phân bổ cho 22/31 chương trình, dự án ODA là 252,20 tỷ đồng; trong đó, vốn nước ngoài là 167 tỷ đồng, vốn đối ứng là 85,20 tỷ đồng.
Về vốn FDI: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 11 tháng đầu năm 2013 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 262,5 tỷ đồng. Trong 11 tháng đầu năm 2013 vốn thực hiện của các dự án FDI đạt khoảng 60 tỷ đồng.
Về công tác giải ngân, đến 31/10/2013, Kho bạc nhà nước tỉnh thực hiện 1578,6 tỷ đồng, đạt 77,06% kế hoạch năm 2013. Trong đó: vốn địa phương quản lý 1304,5 tỷ đồng, đạt 70,57%; Chi nhánh ngân hàng phát triển Quảng Trị thực hiện 134,1 tỷ đồng, đạt 62,81% kế hoạch năm 2013.
4. Thương mại, giá cả và dịch vụ
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
5.
6.
Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 11 năm 2013 do thời tiết mưa, bảo kéo dài nên thị trường kém sôi động.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 11/2013, ước thực hiện 1442 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước. Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 147 tỷ đồng, giảm 0,9%; kinh tế cá thể thực hiện 879 tỷ đồng, tăng 2,4%; kinh tế tư nhân thực hiện 415,5 tỷ đồng, giảm 1,2%.
Phân theo ngành kinh tế: Thương nghiệp thực hiện 1223 tỷ đồng, tăng 1,5%; lưu trú và ăn uống thực hiện 148 tỷ đồng, giảm 1,3%; du lịch lữ hành thực hiện 3 tỷ đồng, giảm 23,6%; dịch vụ thực hiện 68 tỷ đồng, giảm 1,7%.
Tính chung 11 tháng/2013, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội thực hiện 16399 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 1659 tỷ đồng, tăng 17,1%; kinh tế cá thể thực hiện 10094 tỷ đồng, tăng 10,2%; kinh tế tư nhân thực hiện 4645 tỷ đồng, tăng 24,6%.
Phân theo ngành kinh tế: Thương nghiệp thực hiện 13838 tỷ đồng, tăng 12,8%; lưu trú và ăn uống thực hiện 1729 tỷ đồng, tăng 22,6%; du lịch lữ hành thực hiện 30 tỷ đồng, tăng 22,9%; dịch vụ thực hiện 802 tỷ đồng, tăng 12,5%.
4.2. Xuất nhập khẩu hàng hóa
Tình hình kinh doanh xuất, nhập khẩu tháng 11/2013 chuyển biến tích cực, thị trường ổn định, giá xuất khẩu được cải thiện. Tuy nhiên, đối tác xuất khẩu đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng khắt khe hơn.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 11 năm 2013, ước thực hiện 11892 nghìn USD, tăng 6,2% so với tháng trước. Trong đó, hầu hết các mặt hàng đều có giá trị xuất khẩu tăng. Trong đó: cà phê tăng 22,7%; sản phẩm bằng plastic tăng 44,5%; xe đạp và phụ tùng tăng 19,9%; phân NPK tăng 5,3%.
Tính chung, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2013, ước thực hiện 106793 nghìn USD, tăng 22,6% so cùng kỳ năm 2012. Một số mặt hàng có giá trị tăng cao như: thực phẩm chế biến tăng 28,9%; sản phẩm bằng plastic tăng 46,8%; hàng điện tử tăng 29,9%; xe đạp và phụ tùng, tăng 188,7%; phân NPK tăng 38,7%.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 11/2013 ước thực hiện 13317 nghìn USD, tăng 7% so với tháng trước. Trong đó, một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng như: hàng điện tử tăng 26,9%; máy móc thiết bị tăng 14,7%.
Tính chung, kim ngạch nhập khẩu 11 tháng/2013 ước thực hiện 126072 nghìn USD, tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng như: sữa và sản phẩm sữa, tăng 77,6%; thực phẩm chế biến tăng 23,3%; máy móc, thiết bị tăng 49,4%; thạch cao, tăng 9,4%.
4.3.Chỉ số giá tiêu dùng
Giá tiêu dùng tháng 11/2013 tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,57% so với tháng trước. Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,45%; lương thực tăng 5,02%; thực phẩm tăng 0,58%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,44%; may mặc, giày dép và mũ nón tăng 0,15%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,37%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; giao thông giảm 0,37%; giáo dục tăng 0,01%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%; chỉ số giá vàng giảm 10,61%; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,96%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 so với tháng 12 năm trước, tăng 8,93%. Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 7,9%; lương thực tăng 15,67%; thực phẩm, tăng 5,98%; ăn uống ngoài gia đình tăng 5,42%; đồ uống và thuốc lá tăng 4,63%; may mặc, giày dép và mũ nón tăng 6,04%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,82%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,73%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 71,80%; giao thông tăng 1,28%; bưu chính viễn thông giảm 0,1%; giáo dục tăng 2,15%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 4,08%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,75%; chỉ số giá vàng giảm 18,19%; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,83%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng/2013 so với cùng kỳ năm trước tăng 8,34%. Trong đó: Ăn uống ngoài gia đình tăng 5,2%; đồ uống và thuốc lá tăng 4,42%; may mặc, giày dép và mũ nón tăng 9,94%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 7,08%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 8,64%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 78,62%; giao thông tăng 4,92%; bưu chính viễn thông giảm 0,11%; giáo dục tăng 5,05%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 6,9%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,84%; chỉ số giá vàng giảm 10,61%; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,96%.
4.4.Vận tải hành khách và hàng hóa
Doanh thu vận tải tháng 11/2013, thực hiện 91776,1 triệu đồng, tăng 2,5% so với tháng trước. Khối lượng vận chuyển hành khách thực hiện 525,1 ngàn lượt hành khách, tăng 3,1%; khối lượng luân chuyển hành khách thực hiện 43114,8 ngàn người.km, tăng 3,8%; khối lượng vận chuyển hàng hóa thực hiện 549,92 ngàn tấn, tăng 5,7%; khối lượng luân chuyển hàng hóa thực hiện 52945,7 ngàn tấn.km, tăng 2,2%.
Tính chung 11 tháng/2013, doanh thu vận tải thực hiện 808 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2012. Khối lượng hành khách vận chuyển ước thực hiện 5456,2 ngàn lượt, tăng 11,2%; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 427461,5 ngàn người.km, tăng 9,1%; khối lượng hàng hóa vận chuyển thực hiện 6991 ngàn tấn, tăng 20,8%; khối lượng hàng hóa luân chuyển thực hiện 378630 ngàn tấn.km, tăng 18,1%.
5. Một số vấn đề xã hội
5.1.
6.
5.1. Đời sống dân cư
Trong tháng 11 một bộ phận dân cư gặp khó khăn do bị thiệt hại trong cơn bão số 10, số 11 xảy ra trong tháng 10 và lốc xoáy xảy ra trong tháng 11. Công tác khắc phục cũng đã được tiến hành khẩn trương, đồng thời các cấp chính quyền đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình có người bị thương, nhà bị sập và hư hỏng nặng; tiếp nhận và phân bổ kịp thời hàng cứu trợ của các tổ chức cá nhân cho các vùng bị ảnh hưởng.
Năm 2013 tình hình kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, đời sống của các tầng lớp dân cư có bước cải thiện, sức mua tăng đáng kể. Tỉnh đã có nhiều biện pháp tích cực chăm lo đời sống của nhân dân và giảm nghèo bền vững nên tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra. Theo số liệu của sở Lao động, Thương binh và Xã hội tính đến thời điểm hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 11,22% (- 2,3% so với năm 2012), tỷ lệ hộ cận nghèo là 11,11%.
5.2.Tình hình dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm
*Tình hình dịch bệnh
Trong tháng 10 năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 114 ca mắc bệnh lỵ trực trùng; 51 ca mắc bệnh lỵ a mip; 339 ca mắc bệnh tiêu chảy; 23 ca mắc thuỷ đậu; 36 ca mắc bệnh sốt xuất huyết; 98 ca mắc bệnh sốt rét; 24 ca mắc bệnh viêm gan virut; 1588 ca mắc bệnh cúm; 3 ca mắc bệnh Tay-Chân-Miệng; Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dỏi điều trị.
*Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Tính đến ngày 11 tháng 11 năm 2013, toàn tỉnh có 66/141 xã phường phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS: số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 341 người (bằng cùng kỳ năm 2012), số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 67 người (tăng 6,4%); số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 7 trẻ (bằng cùng kỳ năm 2012); số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 29 bà mẹ (tăng 7,4%).
*Tình hình ngộ độc thực phẩm
Trong tháng 11 trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra. Tính đến 15/11/2013, toàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm lớn, một vụ tại Nhà may xuất khẩu Gilimex – PPJ (huyện Hải Lăng), làm 127 người bị ngộ độc; một vụ tại một đám cưới ở huyện Gio Linh, làm 22 người ngộ độc; một vụ tại Thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa do ăn bánh mỳ, làm 382 người phải nhập viện điều trị.
5.3.Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Trong tháng 11 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ cháy tại Thành phố Đông Hà, không có người chết và bị thương, tổng giá trị thiệt hại 75 triệu đồng. Tính chung 11 tháng năm nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 20 vụ cháy, làm bị thương 01 người. Thiệt hại do cháy nổ gây ra ước tính 1048,5 triệu đồng.
Trong tháng 11 cơ quan chức năng không phát hiện vụ vi phạm bảo vệ môi trường nào xảy ra. Tính chung trong 11 tháng cơ quan chức năng đã phát hiện 02 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường, đã xử lý 02 vụ với tổng số tiền phạt là 50 triệu đồng.
5.4.Tai nạn giao thông
Trong tháng 11 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, làm 18 người chết và 13 người bị thương; so với cùng tháng năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 52,6%, số người chết tăng 63,6%, số người bị thương bằng tháng 11 năm 2012. Tính chung 11 tháng năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 258 vụ tai nạn giao thông, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2012; làm chết 121 người, tăng 2,5%; bị thương 260 người, tăng 2%.
5.5.Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng 11 năm 2013, tại địa bàn huyện Vĩnh Linh đã xảy ra 01 cơn lốc xoáy, làm 36 nhà ở bị tốc mái ( xã Vĩnh Sơn 21 nhà, Vĩnh Lâm 15 nhà), 0,5 ha cao su bị gảy đổ, ước tính thiệt hại khoảng 01 tỷ đồng.
CỤC THỐNG KÊ QUẢNG TRỊ