TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÁNG BẢY VÀ BẢY THÁNG
NĂM 2013
Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 19/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013, tình hình KT-XH tỉnh Quảng Trị tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013 có những kết quả như sau:
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
2.
3.
1.1. Nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2012-2013 tiến hành đúng lịch thời vụ, thu hoạch kịp thời, cộng thêm thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, nên sản xuất cây hàng năm vụ Hè Thu triển khai đúng kế hoạch đề ra. Đến 15/7/2013, cơ bản hoàn thành việc gieo trồng các loại cây hàng năm vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2013. Toàn tỉnh đã gieo trồng 31573,9 ha các loại cây trồng, tăng 0,03% so với cùng kỳ năm 2012 (+11,8 ha). Cây lúa gieo trồng 23738,2 ha, (với các loại giống chính là Khang dân, P6, HC95, HT1, Ma lâm, OM), tăng 1,7% (+399,6 ha); cây ngô gieo trồng 1048 ha, giảm 7,9% (-89,8 ha); cây sắn (vụ Hè Thu chỉ có ở hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrong) là 2531 ha, giảm 8,1% (-224 ha); cây lạc, 451,2 ha, tăng 0,13% (+0,6ha); rau các loại, 1587,5 ha, tăng 3,4% (+52,1 ha); đậu các loại, 980,7 ha, giảm 14,7% (-169,3 ha).
Theo báo cáo của Chi cục bảo vệ thực vật, trong thời gian từ ngày 20/6 đến nay trên cây lúa, xuất hiện các đối tượng sâu bệnh như: rầy lưng trắng, sâu keo xuất hiện rải rác; chuột phát sinh gây hại phổ biến tỷ lệ hại 15-24% ở một số vùng. Cây lạc, bệnh đốm lá, thối gốc gây hại mức độ nhẹ. Thời tiết nắng kéo dài, cũng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng. Cây hồ tiêu, cơ bản thu hoạch xong; các đối tượng dịch hại như bệnh thối gốc, tuyến trùng hại rễ, bệnh đốm lá, thán thư, rệp sáp… tiếp tục phát sinh gây hại. Cây cà phê: trong giai đoạn quả non; có xuất hiện các bệnh khô cành, đốm mắt cua, gỉ sắt gây hại cục bộ ở Hướng Hoá. Dự báo phát sinh và gia tăng mật độ gây hại của sâu cuốn lá, rầy trên lúa.
1.2. Lâm nghiệp
7 tháng đầu năm, các đơn vị lâm nghiệp và nhân dân các địa phương đã tiến hành chăm sóc rừng trồng; bảo vệ, phòng cháy rừng; tiếp tục khai thác rừng trồng ở những vùng được phép. Trong 7 tháng đầu năm không có vụ cháy rừng nào xảy ra; ngành kiểm lâm đã phát hiện lập biên bản 191 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, xử lý 188 vụ, phạt tiền 775 triệu.
1.3. Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 2731 ha, giảm 17,6 ha so với năm 2012. Sản lượng đánh bắt 7 tháng/2012 ước thực hiện 11194 tấn.
2. Công nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 7/2013 giảm 1,08% so tháng trước. Trong đó: công nghiệp khai khoáng, tăng 7,61%; công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm 2,97%; sản xuất và phân phối điện, tăng 5,34%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải, tăng 2,12%. Các sản phẩm tăng so với tháng trước: đá xây dựng, tăng 12,8%; dầu thông tăng 10,5%; xi măng tăng 10,8%; điện sản xuất, tăng 7,7%. Sản phẩm giảm mạnh có phân NPK, giảm 10,2%.
Tính chung 7 tháng, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 9,79% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, công nghiệp khai khoáng, giảm 7,52%; công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 13,28%; sản xuất và phân phối điện, giảm 2,57%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải, tăng 8,97%. Một số sản phẩm sản xuất tăng khá cao so cùng kỳ năm trước: dầu thông, tăng 33,5%; phân NPK, tăng 65,5%; xi măng, tăng 55,1%; thu gom rác thải, tăng 133,3%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2013 so với tháng 5/2013 giảm 8,13%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng mạnh so với tháng trước là: sản xuất trang phục, tăng 30,65%; dầu thông tăng 91,6%. Các sản phẩm có chỉ số tiêu thụ giảm là: sản xuất đồ uống, giảm 20,15%; sản xuất phân NPK, giảm 50,83%; sản xuất gạch, giảm 23,64%.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2013 so với tháng 5/2013 tăng 17,92%. Trong đó, có một số ngành sản phẩm tồn kho tăng nhiều là: sản xuất đồ uống, tăng 69%; sản xuất gỗ dán, ván ép, tăng 197,5%; dầu thông tăng 48,54%; sản xuất săm lốp cao su, tăng 19,71%. Trong khi đó, các sản phẩm có chỉ số tồn kho giảm: sản xuất trang phục, giảm 20,53%; dầu thông, giảm 62,17%.
3. Vốn đầu tư phát triển
Dự ước, tổng mức đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 7/2013 thực hiện 132,5 tỷ đồng, tăng 6,9% so với tháng trước. Vốn ngân sách tỉnh thực hiện 113 tỷ đồng, tăng 9,2%; vốn ngân sách huyện thực hiện 16 tỷ đồng, giảm 4,4%; vốn ngân sách xã thực hiện 3,5 tỷ đồng, giảm 5,2%.
Trong tháng, nhân kỷ niệm 45 chiến thắng Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hóa, đã khởi công xây dựng công trình Nhà văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Cô tại Thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa với tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng.
Tính chung 7 tháng/2013 thực hiện 823 tỷ, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn ngân sách tỉnh thực hiện 710 tỷ đồng, giảm 6,6%; vốn ngân sách huyện thực hiện 93,4 tỷ đồng, giảm 4,9%; vốn ngân sách xã thực hiện 14 tỷ đồng, giảm 2,5%.
Về công tác giải ngân, đến 30/6/2013, Kho bạc BNN tỉnh thực hiện 819 tỷ, đạt 49,85% kế hoạch năm 2013. Trong đó: vốn địa phương quản lý, 665 tỷ đồng, đạt 45,1% kế hoạch; Chi nhánh ngân hàng phát triển Quảng Trị thực hiện 19 tỷ đồng, đạt 45,24% kế hoạch.
4. Thương mại – Giá cả - Dịch vụ
5.
6.
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ trong tháng 7 khá sôi động do có các hoạt động xúc tiến thương mại như: "Hội chợ khuyến mãi Quảng Trị 2013"; phiên chợ "Đưa hàng Việt về nông thôn" đã thu hút nhu cầu tham quan, mua sắm của người dân. Tháng 7 cũng là tháng nghỉ hè, và là mùa thi nên nhu cầu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác cũng tăng. Ngoài ra hoạt động lưu trú, nhà hàng tăng lên do phục vụ khách du lịch hành hương về thăm các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 7/2013 thực hiện 1624 tỷ đồng, tăng 2,7% so tháng trước. Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 153,6 tỷ đồng, tăng 0,6%; kinh tế cá thể thực hiện 991,1 tỷ đồng, tăng 2,8%; kinh tế tư nhân thực hiện 479 tỷ đồng, tăng 3,1%.
Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp thực hiện 1340 đồng, tăng 2,1%; lưu trú và ăn uống thực hiện 188,6 tỷ đồng, tăng 4,6%; du lịch, lữ hành thực hiện 1,7 tỷ đồng, giảm 27,2%; dịch vụ thực hiện 93,8 tỷ đồng, tăng 7,6%.
Tính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thực hiện 10499 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: kinh tế nhà nước 1044,7 tỷ đồng, tăng 16,7%; kinh tế cá thể 6538,5 tỷ đồng, tăng 14,2 %; kinh tế tư nhân 2914,8 tỷ đồng, tăng 22,9%.
Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 8836,6 tỷ đồng, tăng 14,7%; lưu trú và ăn uống 1113,5 tỷ đồng, tăng 27,9%; du lịch, lữ hành 17,1 tỷ đồng, tăng 16,9%; dịch vụ 532 tỷ đồng, tăng 32,7%.
4.2. Về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2013 ước thực hiện 10325 nghìn USD, tăng 6,7% so với tháng trước. Trong đó, các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao như: cà phê, tăng 13,6%; hàng nông sản khác, tăng 170%; sản phẩm bằng gỗ.
Tính chung, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng/2013 ước thực hiện 63060 nghìn USD, tăng 20,1% so cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh giá trị một số mặt hàng tăng cao như: xe đạp và phụ tùng, tăng 195,6%; phân NPK, tăng 21,1%, sản phẩm bằng plastic, tăng 32,5% thì một số mặt hàng truyền thống giảm mạnh: cà phê, giảm 47,4%; sản phẩm bằng gỗ, giảm 62,1%.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2013 ước thực hiện 12475 nghìn USD, tăng 6,6% so với tháng trước. Tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng.
Tính chung, kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2013 ước thực hiện 76365 nghìn USD, tăng 5,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu tăng là: sửa và sản phẩm sữa, tăng 52,8%; máy móc, thiết bị, phương tiện khác, tăng 37,5%; thạch cao, tăng 12,7%; các mặt hàng nhập khẩu giảm gồm: gỗ xẻ, giảm 8,1%; gỗ tròn giảm 18,7%.
4.3. Về giá cả thị trường
Giá cả thị trường địa phương tháng 7/2013, tăng 0,32% so với tháng trước. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,2%, trong đó: lương thực giảm 1,93%; thực phẩm tăng 0,94%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,09%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,33%; nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,26%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,71%; nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,41%; nhóm giao thông tăng 0,77%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,57%; nhóm giáo dục tăng 0,07%; nhóm văn hoá giải trí và du lịch giảm 0,08%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,53%; giá vàng giảm 4,59%; giá đôla Mỹ, tăng 1,04%.
Chỉ số giá tiêu dùng sau nhiều tháng giảm, nay tăng trở lại. Nguyên nhân là do sản phẩm thực phẩm như rau xanh tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng; thịt lợn, thịt bò, thủy sản tươi sống và thủy sản chế biến khác đều tăng; công các dịch vụ điện, nước, xây dựng và sửa chữa nhà cửa tăng; giá xăng tăng 2,49%; giá gas tăng 1,69%.
Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng (tháng 7 so với tháng 12 năm 2012), tăng 6,28%, cụ thể: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,24%, trong đó: lương thực giảm 0,98%; thực phẩm tăng 4,21%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4,81%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 4,82%; nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 4,96%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,99%; nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 2,93%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 71,4%; nhóm giao thông tăng 0,53%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,64%; nhóm giáo dục tăng 0,28%; nhóm văn hoá giải trí và du lịch giảm 0,07%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 2,97%; giá vàng giảm 16,53%; giá đôla Mỹ tăng 2,88%.
4.4. Vận tải hành khách và hàng hóa
Doanh thu vận tải tháng 7/2013 ước đạt 85070 triệu đồng, tăng 4,1% so với tháng trước. Vận tải hành khách ước đạt 330 ngàn lượt hành khách, tăng 3,1%; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 41802 ngàn lượt khách.km, tăng 3,6%. Vận tải hàng hóa ước đạt 685 ngàn tấn, tăng 3,8%; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 38002 ngàn tấn.km, tăng 6,5%.
Tính chung 7 tháng, doanh thu vân tải ước đạt 452 tỷ đồng, tăng 19,2% so cùng kỳ năm 2012. Vận tải hành khách ước đạt 3356 ngàn lượt hành khách, tăng 7,3%; khối lượng hành khách luân chuyển đạt 269178 ngàn lượt khách.km, tăng 5,5%. Vận tải hàng hóa ước tính đạt 4127 ngàn tấn, tăng 14%; khối lượng hàng hóa luân chuyển 210992 ngàn tấn.km, tăng 6,5%.
5. Một số vấn đề xã hội
6.
7.
5.1. Đời sống dân cư
Trong 6 tháng đầu năm 2013, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tiến hành tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào nghèo, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ. Trong dịp Tết Nguyên Đán Quí Tỵ, tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện chăm lo tết cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo thiết thực, cụ thể, bảo đảm không để hộ nghèo nào thiếu đói trong dịp tết. Công tác chăm lo đời sống cho nhân dân trong dịp tết được các ngành, các địa phương trong tỉnh tiến hành đảm bảo kịp thời đến tay người dân trước khi đón tết. Tổng kinh phí thực hiện chăm sóc đời sống người có công và gia đình chính sách trên 6,84 tỷ đồng, góp phần đảm bảo không có gia đình chính sách, có công không có Tết.
5.2. Y tế
v Tình hình bệnh gây dịch
Trong tháng đã phát sinh 182 ca mắc bệnh lỵ trực trùng; 85 ca lỵ a mip; 350 ca tiêu chảy; 25 ca mắc thuỷ đậu; 21 ca sốt rét; 68 ca viêm gan virut; 1423 ca cúm; 19 ca Tay - Chân - Miệng đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dõi điều trị.
v Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Tính đến 2/7/2013, toàn tỉnh có 65/141 xã phường phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS; số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 331 người; số bệnh nhân đã tử vong do AIDS; 66 người; số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV, 7 trẻ; số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con, 29 bà mẹ.
5.3. Văn hoá, thể dục thể thao
v Hoạt động văn hóa
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nếp sống văn minh đô thị; củng cố các Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp; vận động xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, “Gia đình 5 không, 3 sạch”, không đói nghèo, không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ ba trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
v Hoạt động thể thao
Duy trì tập luyện thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ. Tổng số VĐV được đào tạo tại Trung tâm là: 78 VĐV (Trong đó gửi đi tập huấn: 10 VĐV, có 09 VĐV được triệu tập vào đội tuyển và đội tuyển trẻ Quốc gia); Tuyển chọn 17 VĐV vào lớp dự tuyển năng khiếu môn Điền kinh, Canoeing, Cầu lông, Lặn, Cử tạ.
5.4. Tình hình tai nạn giao thông
Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 154 vụ tai nạn giao thông (Trong đó: va chạm 70 vụ), giảm 11% so với cùng kỳ năm 2012; làm chết 72 người, tăng 20%; bị thương 143 người (Trong đó: va chạm bị thương 74 người), giảm 24,7%.
5.5. Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng 07, tại các huyện Triệu Phong, Gio Linh có mưa rất to, kèm theo lốc xoáy, giông sét, làm 01 người bị chết (huyện Gio Linh); 04 nhà bị tốc mái hoàn toàn; nhà lều, chái, trại chăn nuôi bị tốc mái cục bộ: 72 cái; 03 ha rau màu bị hư hỏng; 02 ha cây ăn quả, cây lâm nghiệp bị đổ, gãy; 150 cây cao su bị gãy; 150 m dây diện và 03 trụ điện bị gãy; 50m kênh bê tông bị vỡ; 01 cổng trường bị hư hỏng. Giá trị thiệt hại trên 300 triệu đồng.
6. Môi trường
Trong tháng 7, đã xảy ra vụ cháy trạm điện Đông Lương – Đông Hà, nguyên nhân do sét đánh, giá trị thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.