Page 507 - NIEN GIAM 2017
P. 507
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Bản dự thảo danh mục chỉ tiêu thống kê;
c) Bản dự thảo nội dung chỉ tiêu thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích; nhóm, tên chỉ tiêu; khái
niệm; phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ
hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ
quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không
tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ,
ngành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước
chịu trách nhiệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê do mình ban hành.
Điều 21. Điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước
điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành phù hợp với sự điều
chỉnh, bổ sung của chỉ tiêu thống kê có liên quan trong hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia và đáp ứng yêu cầu quản lý của Bộ, ngành.
2. Chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành được điều chỉnh, bổ sung phải được cơ
quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước
khi ban hành.
Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
Điều 22. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là tập hợp các chỉ tiêu thống
kê để hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia và hệ thống thông tin
thống kê cấp tỉnh.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện là tập hợp các chỉ tiêu thống kê để
hình thành hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh và hệ thống thông tin thống kê
cấp huyện.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã là tập hợp các chỉ tiêu thống kê để hình
thành hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
497