Page 111 - môc lôc
P. 111
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ,
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN,
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM
TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là giá trị sản phẩm vật chất
và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong một khoảng thời gian nhất định. Trên phạm vi cấp tỉnh,
GRDP được tính theo phương pháp sản xuất. Theo đó, GRDP bằng tổng
giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các hoạt động kinh tế cộng với
thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.
Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của
các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ
phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian. Giá trị tăng thêm được tính theo giá hiện hành và giá so sánh;
Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay
dịch vụ sản xuất ra, trừ đi thuế đánh vào sản phẩm, cộng với trợ cấp sản
phẩm. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp không
do người sản xuất trả khi bán hàng;
Giá trị tăng thêm được tính theo giá cơ bản. GRDP luôn là giá sử
dụng cuối cùng.
GRDP được tính theo giá hiện hành và so sánh.
GRDP theo giá hiện hành thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu
kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa
kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách.
GRDP theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua
các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trên địa bàn,
nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất.
Tổng sản phẩm trên địa àn nh qu n đầu ngƣời được tính bằng
cách chia tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm cho dân số trung bình của
109