CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 24: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức
24.1. Chấp hành nghiệm chỉnh đường lối chủ trường, chính sách của Đảng, pháp luật| của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan và các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú.
24.2. Có ý thức tổ chức kỷ luật và đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công tác được giao, đoàn kết, thực hành tiết kiệm chống lãng phí giử gìn tài sản chung của cơ quan.
24.3. Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh trong cơ quan, góp phần xây dựng cơ quan vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, mỗi cán bộ, công chức thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Có quan hệ tốt với các cơ quan, ban ngành, các đơn vị cơ sở và với chính quyền địa phương nơi cư trú, tích cực tham gia các phong trào chung do địa phương phát động.
24.4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ, chuyên môn góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao.
24.5. Cán bộ, công chức phải tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh sự điều động, phân công công tác của lãnh đạo Cục và của trưởng (phó) phòng, Chi cục.
24.6. Thực hiện tốt các quy định về quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu. Cán bộ, công chức không được cung cấp số liệu, tài liệu cho các đơn vị, cá nhân khi chưa được phép của lãnh đạo Cục hoặc Chi cục trưởng thống kê cấp huyện.
24.7. Trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với công tác thống kê cơ sở: Trong phạm vi được phân công phụ trách, cán bộ, công chức có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế cơ sở thuộc diện phân cấp quản lý thực hiện tốt Luật thống kê, chế độ báo cáo thống kê – kế toán và điều tra thống kê do Nhà nước ban hành.
Điều 25: Quyền lợi của cán bộ, công chức.
25.1 Cán bộ, công chức có quyền được làm việc theo đúng khả năng và trình độ đào tạo chuyên môn của mỗi người. Được đề đạt các nguyện vọng, bày tỏ các chính kiến cá nhân với Lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trên tinh thần xây dựng và duy trì đoàn kết nội bộ cơ quan.
25.2 Cán bộ, công chức được hưởng các ngày nghỉ hàng năm theo đúng quy định của Bộ luật Lao động. Trong điều kiện cho phép, được cơ quan tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đi học tập, tham quan, nghỉ mát.
25.3 Cán bộ, công chức được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản trợ cấp: ốm đau, tai nạn, thai sản, hưu trí, mất sức, thôi việc, tử tuất… theo quy định của Bộ luật Lao động, ngoài ra còn được cơ quan động viên thăm hỏi khi ốm đau, hoạn nạn, hiếu hỷ.
25.4 Cán bộ, công chhức được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp hàng tháng tương xứng với nhiệm vụ được giao, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.
25.5 Cán bộ, công chức được cơ quan tạo điều kiện thuận lợi để làm việc và học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chuyển ngạch, nâng bậc, nâng lương trước thời hạn khi hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm. Khuyến khích cán bộ, công chức tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, viết các báo cáo phân tích chuyên đề, tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nước, viết bài cho các báo, tạp chí trong và ngoài ngành.
25.6 Cán bộ, công chức có quyền được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan Nhà nước về các hành vi vi phạm pháp luật tại cơ quan hay nơi cư trú của cán bộ, công chức theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
25.7 Cán bộ, công chức hy sinh khi đang thi hành nhiệm vụ được đề nghị xét để công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ thì được đề nghị xem xét để áp dụng chính sách, chế độ, tương tự như đối với thương binh.
Điều 26: Tuyển dụng cán bộ, công chức
- Người được tuyển dụng làm cán bộ nghiệp vụ phải tốt nghiệp từ Cao đẳng, Đại học chính quy trở lên, có lý lịch chính trị rõ ràng, có phẩm chất, tư cách đạo đức và sức khỏe tốt.
- Ưu tiên tuyển dụng: Người được đào tạo đúng chuyên ngành Đại học thống kê; Đại học kinh tế chính quy và kết quả học tập khá, giỏi; Có năng khiếu văn nghệ- thể thao phù hợp; Là con em cán bộ trong ngành Thống kê có thể tiếp nhận từ trung cấp thống kê chính quy trở lên.
Điều 27: Chế độ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
27.1 Khen thưởng.
Cán bộ, công chức có nhiều thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng bằng các hình thức: Giấy khen, Bằng khen, danh hiệu vinh dự Nhà nước như Huân chương, Huy chương. Người lập nhiều thành tích xuất sắc được đề nghị xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.
27.2 Kỷ luật.
- Cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm phải chịu những hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.
- CBCC thiếu tinh thần trách nhiệm làm thất thoát, hư hại tài sản chung của cơ quan phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ giá trị tài sản đó.
- Việc xét khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phải có Hội đồng khen thưởng, Hội đồng kỷ luật cơ quan xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định. Cán bộ, công chức khi tái phạm sẽ có hình thức kỷ luật cao hơn, cán bộ, công chức nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên từ lần thứ 03, Hội đồng kỷ luật Cục sẽ xem xét cho chuyển công tác hoặc buộc thôi việc.
Điều 28: Những việc cán bộ, công chức không được làm.
28.1.Cán bộ, công chức phải thực hiện tốt Luật công chức Nhà nước không được chây lười trong công tác, thiếu tinh thần trách nhiệm tự do vô kỷ luật, say rượu bia trong giờ làm việc, phát ngôn thiếu tinh thần xây dựng, gây chia rẽ, bè phái làm mất đoàn kết nội bộ cơ quan.
28.2 Cán bộ, công chức trong khi giải quyết công việc, tiếp các đơn vị ở trong và ngoài ngành không được có thái độ hách dịch, cửa quyền gây phiền hà người đến làm việc.
28.3 Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hay tham gia quản lý điều hành các đơn vị cơ sở được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật HTX, bệnh viện, trường học tư, các trung tâm nghiên cứu khoa học. Không được tham gia làm tư vấn cho các doanh nghiệp theo Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định.
Điều 29: Chế độ thăm hỏi động viên gia đình cán bộ, công chức
- Đối tượng đương chức: Vợ hoặc chồng, cha mẹ vợ hoặc chồng, các con, ông bà nội, ngoại đều được thăm hỏi động viên khi hoạn nạn, ốm đau, hiếu hỷ… Các trường hợp bà con ruột thịt khác tùy từng điều kiện cụ thể để tổ chức thăm hỏi động viên.
- Thân nhân các gia đình Thương binh, Liệt sỹ, gia đình chính sách, đối tượng chính sách trong ngành được thăm hỏi vào các dịp lễ, Tết.
- Đối tượng là cán bộ, công chức ngành Thống kê nghỉ hưu, mất sức ở trên địa bàn được động viên thăm hỏi vào các dịp lễ, Tết và chia buồn đối với bản thân, vợ chồng, cha mẹ, con đẻ.
- Đối với lãnh đạo ngoài ngành Thống kê áp dụng theo quy chế thăm hỏi chung của tỉnh.