TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI 9 THÁNG NĂM 2012
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của tỉnh được triển khai, thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế cả nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành Kế hoạch hành động; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về điều hành kinh tế - xã hội và NSNN, Kết luận số 08-KL/TU ngày 01/12/2011 của Hội nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV và Nghị quyết 18/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh khóa V về nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2012. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2012 cơ bản ổn định, kinh tế tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng, một số chỉ tiêu đạt khá so với cùng kỳ năm 2011, kết quả đạt được như sau:
1. Tăng trưởng kinh tế
Ước tính, tổng sản phẩm trong tỉnh 9 tháng đầu năm 2012 đạt 9665 tỷ đồng (GSS2010), tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đạt 7,8% so với cùng kỳ năm 2011 (mục tiêu đề ra cả năm là >10%). Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,1% (mục tiêu cả năm >3%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,9% (mục tiêu cả năm >16%); khu vực dịch vụ tăng 8,4% (mục tiêu cả năm tăng >8,5%).
Tốc độ tăng quí I đạt 3,7%, quí II đạt 10,4% , quí III đạt 7,9%. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 2,1điểm tăng GDP; khu vực công nghiệp, xây dựng đóng góp 3,5điểm tăng GDP; khu vực dịch vụ đóng góp 2,2 điểm tăng GDP. Khu vực nông, lâm nghiệp, tăng khá cao do sản lượng một số sản phẩm chủ yếu tăng mạnh so với 9 tháng năm 2011 như: Sản lượng lương thực có hạt tăng 7,3%; lạc tăng 37,7%; cao su tăng 20,6%; hồ tiêu tăng 16,5%; rau các loại tăng 11,7%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 3,8%; gỗ khai thác tăng 29%; các sản phẩm khác xấp xỉ cùng kỷ năm 2011. Tuy nhiên sản lượng thủy sản giảm 3,1% cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Khu vực công nghiệp xây dựng, tăng 8,9%, trong đó công nghiệp tăng11,9%, xây dựng tăng 6,1%. Khu vực dịch vụ tăng 8,4%. Mặc dù gặp khó khăn do cắt giảm đầu tư công nhưng khu vực xây dựng tăng là do một số doanh nghiệp năng động tìm kiếm các công trình ngoài tỉnh nên giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng nhanh trong quí III. Mặt khác do chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các ngành, các cấp có các biện pháp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, trong đó tập trung các công trình chuyển tiếp, công trình trọng điểm.
2. Tài chính
Thu ngân sách trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2012 thực hiện 1100 tỷ đồng, đạt 75,1% dự toán năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó: thu thuế xuất nhập khẩu thực hiện 480 tỷ đồng, đạt 82,8% dự toán năm, tăng 16,2%. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 3520 tỷ đồng, đạt 91,8% dự toán năm, tăng 22%.
3. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
3.1. Nông nghiệp
v Sản xuất cây hàng năm 2012:
Vụ Đông Xuân: Bước vào sản xuất vụ Đông xuân 2011-2012, căn cứ đặc điểm khí hậu thời tiết của các tiểu vùng, từng địa phương, thời gian sinh trưởng của các giống cây trồng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh bố trí lịch thời vụ, cơ cấu giống cây trồng vụ Đông xuân năm 2011-2012 cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với chủ trương mỗi đơn vị bố trí từ 3 đến 4 giống lúa chủ lực, tạo điều kiện cho lúa trổ trong khung gọn nhất, vừa tránh được rét muộn, lụt tiểu mãn cuối vụ thu hoạch và kịp triển khai sản xuất vụ Hè thu năm 2012 được tốt hơn, tránh lũ lụt vào cuối vụ. UBND tỉnh, huyện đã hỗ trợ nhiều loại giống cây trồng cho nông dân cộng với các nguồn giống trong dân, đã đảm bảo đầy đủ giống tốt cho sản xuất vụ Đông xuân 2012. Tình hình thời tiết, vào đầu vụ mưa rét kéo dài phần nào ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng, từ cuối tháng hai dương lịch đến cuối vụ thời tiết cơ bản thuận lợi nên toàn bộ diện tích gieo trồng lúa cùng với các loại cây hàng năm khác đã thực hiện hoàn thành tốt theo kế hoạch đề ra, không có diện tích bị hư hại phải gieo trồng lại.
Vụ Hè Thu: Tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai kịp thời lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng, các địa phương gieo cấy các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn để lúa trổ tập trung trong khung đã đề ra, tránh lũ lụt và mưa bão cuối vụ. Sản xuất vụ Hè Thu nhìn chung khá thuận lợi, đầu tháng 7 đến nay, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình ngày thấp hơn so với vụ Hè Thu năm trước, các nguồn nước thủy lợi tưới đảm bảo, tình hình hạn hán chưa xảy ra. Bên cạnh đó tình hình các loại sâu bệnh hại lúa như sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng và chuột phá hoại phát sinh, song mức độ gây hại còn nhẹ và và ảnh hưởng cục bộ.
Ở các vụ sản xuất, sâu bệnh hại lúa và hoa màu phát sinh ở hầu hết các địa phương. Bệnh bọ trĩ, rệp mềm, rầy lưng trắng, tuyến trùng, bệnh đạo ôn… xuất hiện trên cây lúa ở mức độ nhẹ đến trung bình. Các huyện thị xã thành phố cùng với các trạm bảo vệ thực vật ở các địa phương đã chỉ đạo cho các đơn vị cơ sở tập trung phòng trừ sâu bệnh, bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh, để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Cũng như triển khai nhiều biện pháp để diệt trừ chuột phá hoại một cách hiệu quả.
Nguồn nước tưới tiêu chủ động tốt, cùng với việc đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng luôn được quan tâm chú trọng, việc cơ cấu tỷ lệ lớn giống mới cho năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng đại trà, các cơ quan trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, thủy nông đã chuyển giao kỹ thuật về tận từng hộ nông dân, các hộ nông dân đã đầu tư chăm sóc các loại cây trồng ngày được đảm bảo hơn.
Về diện tích: Toàn tỉnh gieo trồng được 80930,2 ha các loại cây trồng, tăng 1,2% (+962,4 ha) so với cùng kỳ năm 2011, trong đó: cây lúa gieo cấy 48940,9 ha, tăng 0,9% (+440,8 ha); cây ngô gieo trồng 3802 ha, tăng 4,7% (+171,3 ha); khoai lang 2897 ha, giảm 0,3% (-8 ha); sắn 10725,4 ha, giảm 0,1% (-13,8 ha), rau các loại 5485,5 ha, tăng 6,7% (+344,2 ha); đậu các loại 1837,9 ha, giảm 1,6% (-30,6 ha); lạc 4590,8 ha, giảm 0,4% (-19,2 ha).
Năm nay, diện tích lúa tăng do một số diện tích trồng cây màu ở vùng biển chuyển sang trồng lúa do các tuyến kênh mương thủy lợi được xây mới, tạo nguồn nước cho các trạm bơm hoạt động tăng công suất. Diện tích sắn không tăng, do giá bán quá thấp, không khuyến khích đầu tư mở rộng diện tích.
Về cơ cấu giống lúa: Thực hiện chủ trương chuyển đổi sản xuất chuyên canh cây lúa vừa để đảm bảo an toàn lương thực và sản xuất lúa hàng hóa; các cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục chỉ đạo các ban ngành, các cơ sở thực hiện đưa các giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào gieo trồng đại trà như các giống lúa: P6, HT1, HC95, IR353-66, NX30, khang dân, X23; giảm dần các giống lúa dễ nhiễm sâu bệnh và giá bán thấp.
Về năng suất - sản lượng:
Đối với cây lúa, tỷ lệ giống lúa cho năng suất, chất lượng cao được nâng lên, tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, nên năng suất lúa toàn tỉnh đạt 49 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha so với chính thức năm trước. Cây ngô, năng suất đạt 26 tạ/ha, tăng 4,3 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt đạt 249512 tấn, tăng 7,3% (+16999 tấn), trong đó, sản lượng lúa 239620 tấn, tăng 6,7% (+14976 tấn)
Một số cây trồng khác: Cây khoai lang, năng suất 71,2 tạ/ha, tăng 0,8%; sản lượng tăng 0,6%. Cây sắn, năng suất 163,1 tạ/ha, tăng 1,9%; sản lượng tăng 1,8%. Rau các loại, năng suất 91 tạ/ha, tăng 4,7%; sản lượng, tăng 11,7%. Đậu các loại, năng suất 8,7 tạ/ha, tăng 10,1%; sản lượng, tăng 8,4%. Cây lạc, năng suất 18,2 tạ/ha, tăng 38,9%; sản lượng, tăng 37,7%.
v Cây lâu năm
Cây lâu năm của Quảng Trị chủ yếu là những loại cây công nghiệp được trồng trên vùng đất đỏ bazan bao gồm cây cao su có diện tích lớn nhất, đến các loại cây như cà phê, hồ tiêu... còn diện tích cây ăn quả là diện tích được trồng trong các vườn tạp của các hộ gia đình, ngoài cây chuối chưa có mô hình trồng cây ăn quả tập trung như ở các tỉnh khác.
Tổng diện tích cây lâu năm hiện có 31537,1 ha, tăng 4,5% (+1359,3 ha) so với chính thức năm trước. Chủ yếu tăng do trồng mới một số cây như chuối, hồ tiêu, cao su, cà phê.
Về cây ăn quả lâu năm có 5125,7 ha, tăng 134 ha, trong đó: cây dứa hiện có 505,6 ha, giảm 58,2 ha; cây chuối hiện có 3073,6 ha, tăng 342,5 ha. Cây cao su hiện có 19203,1 ha, tăng 1111,4 ha, trong đó trồng mới được 1121,4 ha; trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền, tập trung ở các huyện Cam lộ (241 ha), Vĩnh Linh (200 ha), Gio linh (180 ha), Hải Lăng (141,4 ha), Triệu Phong (149 ha), Hướng Hoá (200ha). Cây Cà phê hiện có 4928,0 ha, tăng 127,7 ha, trong đó trồng mới đạt 512 ha. Cây Hồ tiêu hiện có 1998,2 ha, tăng 2,8 ha, trong đó trồng mới 40,1ha. Diện tích cho sản phẩm 1799,5 ha, sản lượng thu hoạch đạt 1988,4 tấn, tăng 282,1 tấn. Những năm trở lại đây giá tiêu bán trên thị trường tăng khá cao nên khuyến khích bà con nông dân đầu tư thâm canh. Cây Điều được trồng thử nghiệm ở một số huyện như Hải Lăng, Triệu Phong, Hướng Hoá. Đến nay, nhìn chung không hiệu quả, do vậy diện tích ngày càng giảm. Cây chè chủ yếu là cây chè lấy lá, tự cung tự cấp diện tích thấp hiện có 140,9 ha.
v Chăn nuôi
Tập trung khôi phục và phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, hiệu quả, an toàn là mục tiêu của ngành chăn nuôi Quảng Trị. Tuy nhiên thời gian qua: đàn gia súc như trâu, bò toàn tỉnh bị giảm mạnh, đàn lợn phát triển cầm chừng, gia cầm bị dịch bệnh liên tiếp. Dịch cúm gia cầm H5N1 phát sinh đã phải tiêu hủy 21155 con gia cầm. Huyện Triệu Phong tiêu huỷ 5595 con gia cầm, huyện Hải lăng tiêu huỷ 5439 con, huyện Gio Linh tiêu huỷ 1560 con gia cầm, Thị xã Quảng Trị: 3545 con; huyện Cam Lộ tiêu hủy 3876 con; huyện Vĩnh Linh tiêu hủy 910 con, thành phố Đông Hà tiêu hủy 430 con
Hiện tại, dịch cúm gia cầm phát sinh tại Vĩnh Linh, Triệu Phong, Thị xã Quảng Trị, Cam Lộ, Thành phố Đông Hà. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dập dịch bệnh hiệu quả, nên các dịch bệnh đã được khống chế không lây lan trên diện rộng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát công việc vân chuyển; giết mỗ, ngày càng đi vào nền nếp, chặt chẽ hơn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Đàn trâu, giảm 2,5% (-664 con); đàn bò, giảm 1,4% (-725 con); đàn lợn, tăng 2% (+3697 con). Đàn gia cầm, tăng 0,4% (+6560 con). Các yếu tố cơ bản làm cho đàn trâu bò có xu hướng giảm là: tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng cao; đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp do phát triển cây lâu năm và trồng rừng; người dân chuyển dần phương thức nuôi thả sang nuôi nhốt hoặc nuôi vỗ béo; mặt khác, còn do xuất bán đi các tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai…Đàn lợn cầm chừng chủ yếu là do giá lợn giống và thức ăn khá cao nên hạn chế đầu tư của người dân. Đàn gia cầm tăng do được khôi phục mạnh sau đợt dịch cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
3.2. Lâm nghiệp
9 tháng năm 2012, các đơn vị lâm nghiệp và nhân dân các địa phương đã tiến hành chăm sóc 19946 ha rừng trồng; sản lượng gỗ khai thác 106340 m3, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, khai thác rừng tự nhiên 311m3, khai thác rừng trồng 106029m3; củi khai thác 127008 ste; nhựa thông 711 tấn, chủ yếu là khai thác từ các rừng thông của các lâm trường trong tỉnh. Ngoài các lâm sản khai thác thường xuyên như gỗ, củi, rừng còn cho những sản phẩm tự nhiên khác có thể thu nhặt như tranh, mây, măng tươi...chủ yếu là các hộ cá thể khai thác để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Trong 9 tháng đã xảy ra 2 vụ cháy rừng, thiệt hại 11,8 ha, giá trị 113triệu đồng.
3.3. Thuỷ sản
v Tình hình chung ngành thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm hiện có 2951 ha, giảm 117 ha so với năm 2011. Diện tích nuôi cá, 1961 ha, giảm 14,9ha; nuôi tôm 957,5 ha, giảm 132 ha. Diện tích nuôi tôm giảm do dịch bệnh tôm bùng phát ở một số địa phương, tập trung nhiều ở tôm thẻ chân trắng, nên các hộ sản xuất hạn chế thả giống.
Tổng số tàu thuyền khai thác hải sản là 2097 chiếc, trong đó, tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ chỉ chiếm 4%. Trong khi đó, tàu thuyền có công suất nhỏ (<20Cv) chiếm đến 82%. Số tàu thuyền dịch vụ khai thác hải sản có 29 chiếc, trong đó 45% có công suất dưới 20 Cv. Nhìn chung, năng lực khai thác hải sản tàu ở Quảng Trị hiện rất thấp, đa số là tàu thuyền loại nhỏ, phần lớn tập trung ở bãi ngang.
v Về sản lượng thủy sản
Sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm thực hiện 20179 tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác thực hiện được 14958 tấn, tăng 1,9%. Sản lượng nuôi trồng đạt 5221 tấn, giảm 14,9% so cùng kỳ, trong đó: sản lượng tôm 1199 tấn, giảm 24,2% (-852 tấn), do dịch bệnh và diện tích nuôi giảm.
4. Công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó: công nghiệp khai thác, tăng 6,4%; công nghiệp chế biến, tăng 13%; sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí, tăng 2,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 20%. Một số sản phẩm sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm 2011 là: quặng Zicon và tinh quặng zicon tăng 41,6%; đá xây dựng tăng 20,1%; tinh bột sắn tăng 30,6%; lốp môtô, xe máy tăng 25,8%; săm môtô, xe máy tăng 30,3%; tấm lợp xi măng tăng 51%; gạch xây tăng 19%; tấm lợp kim loại tăng 18,9%; nước máy tăng 20%. Một số sản phẩm giảm mạnh là xi măng (giảm 10,5%); phân bón (giảm 12,7%) do tiêu thụ kém.
5. Đầu tư
Tổng mức vốn đầu tư phát triển tỉnh Quảng Trị 9 tháng năm 2012 thực hiện 5374 tỷ đồng, tăng 16,1% so cùng kỳ năm 2011. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước giảm 19,7%; vốn ngoài nhà nước tăng 42,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 80,7%. Phân theo khoản mục đầu tư, vốn xây dựng cơ bản thực hiện 3929 tỷ đồng, chiếm 73,1%; vốn đầu tư khác thực hiện 1445 tỷ đồng chiếm 26,9%. Với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khó khăn, đầu tư mở rộng sản xuất hạn chế, hoạt động kinh doanh, dịch vụ cũng kém sôi động, đời sống nhân dân cũng chịu ảnh hưởng đã hạn chế các dòng vốn đầu tư phát triển xã hội.
Thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2012 chủ yếu là các công trình chuyển tiếp: Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Nam Đông Hà; Khu công nghiệp Quán Ngang; Trung tâm kiểm tra chất lượng hàng hoá tại Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo; Cầu Sông Hiếu; Cầu Đại Lộc; Cầu Vĩnh Phước; Bảo tồn và tôn tạo di tích Thành Cổ (giai đoạn 2); công trình Nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Thành phố Đông Hà-Thị xã Quảng Trị….
Tính đến nay, Khu công nghiệp Nam Đông Hà có 26 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 1672 tỷ đồng, trong đó, có 10 dự án đang hoạt động, 7 dự án đang xây dựng, 9 dự án đang làm thủ tục để xây dựng. Khu công nghiệp Quán Ngang có 13 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 2374 tỷ đồng, hiện có 4 dự án đang hoạt động và 2 dự án đang triển khai xây dựng.
Về tiến độ đầu tư, đến hết ngày 31/8/2011, Kho Bạc Nhà nước Quảng Trị thực hiện giải ngân: 1202 tỷ đồng, đạt 56,6% kế hoạch năm 2012. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Trị thực hiện: 57,5 tỷ đồng, đạt 48,7% kế hoạch. Theo báo cáo của KBNN, toàn tỉnh còn 135 dự án được HĐND tỉnh bố trí vốn kế hoạch đầu năm (các công trình được bố trí vốn tại Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND) nhưng tỷ lệ giải ngân dưới 60% KH, trong đó có 52 dự án chưa giải ngân vốn kế hoạch 2012.
Nguyên nhân giải ngân chậm là do: kế hoạch vốn năm 2012 được Trung ương giao chậm hơn các năm trước khoảng 2 tháng, một số nguồn vốn như trái phiếu Chính phủ, các Chương trình mục tiêu Quốc gia mới được Trung ương giao vốn trong tháng 5/2012; một số công trình tuy đã được bố trí vốn kế hoạch nhưng chưa đủ điều kiện thực hiện, phải bổ sung hoàn thiện các thủ tục, phải rà soát, điều chỉnh giảm quy mô dự án mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép triển khai thực hiện; nguồn vốn kế hoạch năm 2012 bị sụt giảm so với năm 2011, cùng với việc quản lý chặt chẽ việc thanh toán vốn đầu tư theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg như: “quy định tạm ứng không được vượt quá 30% kế hoạch vốn”, “quy định không được thực hiện khối lượng vượt quá kế hoạch vốn đó bố trí”...; nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn trong huy động vốn để thi công các dự án, đặc biệt là không có khả năng tiếp cận vay vốn ngân hàng dẫn đến việc thi công các dự án chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra; một số công trình được bố trí từ nguồn thu đấu giá đất đó có khối lượng nhưng chưa có vốn thanh toán do chưa đấu giá đất để có nguồn thu thanh toán. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2012, cụ thể là: chưa kịp thời đôn đốc các phòng ban chuyên môn, các BQL dự án, các nhà thầu thi công nhằm tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi đầu năm để đẩy nhanh tiến độ thực hiện khối lượng các dự án; chưa kịp thời nghiệm thu khối lượng để hoàn trả số vốn đó tạm ứng và thanh toỏn vốn kế hoạch năm 2012; việc phối hợp giải phóng bàn giao mặt bằng thi công chậm trể; một số chủ đầu tư chậm trễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình phát triển triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt Nam - Lào; chương trình đầu tư các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; Quyết định 134/QĐ-TTg về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; đầu tư trụ sở xã; chương trình phát triển và bảo vệ rừng; các chương trình hỗ trợ phổ cập mầm non 5 tuổi, hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa làng xã theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh...
Một số công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: Hồ Phú Dụng (có tổng vốn đầu tư 14,45 tỷ đồng); Thủy lợi Tiên Hiên (10,53 tỷ đồng); Chợ Ái Tử (26,34 tỷ đồng) từ nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu và vốn phân cấp huyện quản lý đó được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị và huyện Triệu Phong; Khách sạn Sài Gòn - Đông Hà; công trình kè chống sạt lở bờ sông tại Triệu Phong…
Một số hoạt động chuẩn bị đầu tư: Công ty Le Bean Korea (Hàn Quốc) đang khảo sát để thực hiện đầu tư dự án trồng cà phê, đồng thời xây dựng nhà máy chế biến cà phê tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Viện Năng lượng Việt Nam và Công ty TNHH quốc tế EGAT (Thái Lan) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng tư vấn đề xuất đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị tại Hải Lăng có công suất dự kiến là 1200 MW…
Về nguồn vốn FDI: 9 tháng/2012 có 2 dự án thực hiện đầu tư là dự án thăm dò khoáng sản (Công ty cổ phần AXIOM Việt Nam); dự án giống thủy sản Uni-President (Công ty giống thủy sản Uni-President). Nguồn vốn thực hiện 64 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2012 thực hiện 4397 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước thực hiện 18 tỷ đồng, tăng 28,2%; doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện 2430 tỷ đồng, tăng 43%; loại hình khác thực hiện 1949 tỷ đồng, tăng 7,6%.
Hoạt động xây dựng vẫn còn khó khăn do cắt giảm đầu tư công; kiểm kê, đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm; việc cấp vốn chưa kịp thời vẫn còn xảy ra ở một số công trình; giá vật liệu xây dựng (sắt, thép, gạch nung, xi măng...) có biến động tăng. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, một số doanh nghiệp năng động tìm kiếm các công trình ngoài tỉnh nên giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng nhanh trong quí III. Mặt khác do chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các ngành, các cấp có các biện pháp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, trong đó tập trung các công trình chuyển tiếp, công trình trọng điểm nên giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng/2012 đạt khá.
6. Thương mại – Giá cả - Dịch vụ
Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ tỉnh Quảng Trị 9 tháng năm 2012 khá sôi động, do nhiều hoạt động lễ hội chào mừng kỷ niệm 40 giải phòng tỉnh Quảng Trị và các địa phương trong tỉnh; các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, lễ hội nhịp cầu Xuyên Á...; hoạt động du lịch được đẩy mạnh, các doanh nghiệp du lịch ngày càng nỗ lực hơn trong việc khai thác tua, tuyến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đáp ứng thị hiếu của khách trong và ngoài nước... Tuy nhiên, do năm trước mất mùa nên thu nhập người dân bị hạn chế, sức mua tăng không đáng kể; tình hình thông báo vốn đầu tư cho các công trình chậm và hết sức hạn chế nên các mặt hàng vật liệu xây dựng bán ra giảm hẳn; nhu cầu thế giới giảm nên xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh cũng gặp khó khăn…Tình hình hoạt động thương mại dịch vụ như sau:
6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 9 tháng/2012 thực hiện 11743 tỷ đồng, tăng 23,4% so cùng kỳ năm 2011. Kinh tế nhà nước thực hiện 1167 tỷ đồng tăng 13,6%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 10576 tỷ đồng, tăng 24,6%.
Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp thực hiện 10064 tỷ đồng, tăng 23%; khách sạn, nhà hàng thực hiện 1158 tỷ đồng, tăng 36,5%; du lịch, lữ hành thực hiện 19 tỷ đồng, tăng 37,3%; dịch vụ thực hiện 502 tỷ đồng, tăng 8,2%.
6.2. Xuất nhập khẩu
Tình hình hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu địa phương 9 tháng năm 2012 đã có những chuyển biến tích cực, đã tìm được thị trường xuất khẩu ổn định cho các mặt hàng nông sản như cà phê, nông sản khác; sản phẩm bằng gỗ; hàng hóa khác. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu cao su gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, nhu cầu nhập khẩu giảm. Kết quả thực hiện như sau:
Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng/2012 thực hiện 69541 nghìn USD, tăng 73,2% so cùng kỳ năm 2011. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm: Cà phê 2329 tấn, cao su 700 tấn; phân NPK 11405 tấn, hàng nông sản khác 8512 ngàn USD, thực phẩm chế biến 5798 ngàn USD, hàng hoá khác 25085 ngàn USD.
Kim ngạch nhập khẩu thực hiện 94739 nghìn USD, tăng 104,4% so cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh là do hoạt động nhập khẩu gỗ từ Lào tăng mạnh trong những tháng vừa qua. Một số mặt hàng nhập khẩu là thực phẩm chế biến 7731 ngàn USD; hàng điện tử 6380 ngàn USD; máy móc thiết bị 28268 ngàn USD; gỗ xẻ các loại 31094 m3(35218 ngàn USD); gỗ tròn 6751 m3 (15183 ngàn USD; thạch cao 114410 tấn (1266 ngàn USD).
6.3. Về giá cả thị trường
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 09/2012 tăng 0,55% so với tháng trước. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,08%, trong đó: lương thực giảm 0,11%; thực phẩm giảm 1,74%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,67%; nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,49%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,82%; nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,4%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,13%; nhóm giao thông tăng 4,61%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%; nhóm giáo dục tăng 0,37%; nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 4,07%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,43%; giá vàng tăng 2,73%; giá đôla Mỹ tăng 1,12%.
Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng tăng 2,39%, cụ thể: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 3,4%, trong đó: lương thực giảm 16,21%; thực phẩm giảm 0,07%; ăn uống ngoài gia đình tăng 4,05%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 3,23%; nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 7,3%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 10,13%; nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 6,92%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 9,03%; nhóm giao thông tăng 7,29%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,33%; nhóm giáo dục tăng 0,59%; nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 10,84%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 9,24%; giá vàng giảm 5,84%; giá đôla Mỹ giảm 2,58%.
Chỉ số giá tiêu dung tăng mạnh từ tháng 1 đến tháng 5 và giảm dần đến đầu quí III và tăng trở lại đến tháng 9 do tác động của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu, giá gas trong tháng 8; điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế- Bộ Tài chính. Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng tăng chủ yếu do ảnh hưởng tăng giá của nhóm nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng (+10,13%); nhóm giao thông tăng 7,29%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 9,03%, nhóm may mặc mũ nón tăng 7,3%. Trong khi nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,17%, do nhóm lương thực, thực phẩm giảm mạnh, vì vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu được mùa, giá gạo giảm; thời tiết thuận lợi cho các loại rau quả sinh trưởng, sản lượng thu hoạch khá, nên giá cả cũng giảm.
Nhóm nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng mạnh do điều chỉnh giá bán điện; xăng tăng mạnh nhưng giảm chậm; nhóm giao thông tăng mạnh do tác động của giá xăng tăng. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng mạnh do Chính phủ diều chỉnh tăng lương từ 1/5 nên giá bảo hiểm y tế cho người lao động tự do tăng lên.
6.4. Giao thông vận tải.
Tình hình hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn Quảng Trị 9 tháng đầu năm 2012 gặp khó khăn nhất định, giá xăng tăng liên tục trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 đã ảnh hưởng đến hoạt động vận tải.
Doanh thu vận tải 9 tháng/2012 thực hiện 517 tỷ đồng tăng 10,7% so cùng kỳ năm 2011. Khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện 3627 ngàn người, tăng 5,4%; khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 315487 ngàn người.km, tăng 6,7%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện 3713 ngàn tấn, tăng 2,4%; khối lượng hàng hoá luân chuyển thực hiện 222500 ngàn tấn.km, tăng 3,5%.
7. Các vấn đề xã hội
7.1. Đời sống dân cư
Trong dịp Tết Nguyên đán Nhân Thìn 2012, với việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, Quảng Trị đã đón một cái Tết vui tươi, đầm ấm, nghĩa tình, không có hộ nghèo nào thiếu đói trong dịp tết. Tuy nhiên sau Tết Nguyên Đán, với tác động của việc tăng giá điện, tăng giá gas liên tiếp, giá thực phẩm cũng tăng đã ảnh hưởng đến đời sống dân cư ở thành thị cũng như nông thôn. Tuy nhiên với tác dụng tích cực của các chính sách kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ đã góp phần nâng cao đời sống của đa số tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó là vụ Xuân được mùa lớn, vụ Hè Thu chưa chịu ảnh hưởng của mưa bão, năng suất, sản lượng đạt khá, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được khống chế, đời sống người dân nông thôn cũng giảm bớt khó khăn; Chính phủ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 830 nghìn đồng/tháng lên 1050000 nghìn đồng/tháng từ 01/5/2012 cũng phần nào cải thiện đời sống cho các đối tượng hưởng lương.
7.2. Giáo dục
Ngành GD - ĐT Quảng Trị tiếp tục quán triệt thực hiện tốt 3 cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ Hai không” và đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tổng kết năm học 2011-2012, kết quả học tập học sinh tiểu học: giỏi 50,84%; khá 26,75%; trung bình 20,98%; yếu kém 1,43%. Học sinh THCS: giỏi 16,95%; khá 36,32%; trung bình 40,54%; yếu kém 6,19%. Học sinh THPT: giỏi 3,82%; khá 30,02%; trung bình 51,16%; yếu kém 15%. Học sinh bỏ học: 1367 học sinh, chiếm 1,04% tổng số học sinh đầu năm học (tiểu học: 43 học sinh, chiếm 3,2% tổng số học sinh bỏ học; trung học cơ sở: 653 học sinh, chiếm 47,8%; trung học phổ thông: 671 học sinh, chiếm 49%). Nguyên nhân bỏ học là do gia đình có hoàn cảnh khó khăn; học lực kém; xa trường đi lại khó khăn; lêu lổng, bạn bè rủ rê, gia đình không hạnh phúc…Toàn tỉnh có 360 học sinh lưu ban, chiếm 0,28% so với tổng số học sinh đầu năm học (tiểu học 47 học sinh; trung học cơ sở 653 học sinh; trung học phổ thông 204 học sinh).
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, kết quả như sau: đối với giáo dục phổ thông, có 98,93% số thí sinh dự thi so với tổng thí sinh đăng ký dự thi; tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,94%, trong đó: khá, giỏi 17%. Có 13 trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100% (Gồm THPT Chuyên Lê Quí Đôn; THPT Vĩnh Linh; THPT Thị xã Quảng Trị; THPT Vĩnh Định; THPT Triệu Phong; THPT Trần Thị Tâm; THPT Nam Hải Lăng; THPT Lê Thế Hiếu; THPT Lao Bảo; THPT Hướng Hóa; THPT Hải Lăng; THPT Gio Linh; Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh). Trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất là THPT số 2 Đakrong (đạt 75%). Đối với giáo dục thường xuyên: có 99,89% số thí sinh dự thi so với tổng thí sinh đăng ký dự thi; tỷ lệ tốt nghiệp đạt 96,03%, trong đó: giỏi 0%, khá 1,5%.
Năm 2012 có 54 học sinh dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia, đạt 13 giải (6 giải chính thức và 7 giải khuyến khích). Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: lớp 11 có 547 giải (27 giải nhất; 108 giải nhì; 272 giải ba; 240 giải khuyến khích); lớp 12 có 485 giải (24 giải nhất; 104 giải nhì; 155 giải ba; 202 giải khuyến khích); lớp 9 có 400 giải (19 giải nhất; 88 giải nhì; 133 giải ba; 160 giải khuyến khích). Thi giải toán bằng máy tính cầm tay, đạt 89 giải (Khối THC: 45 giải; khối THPT: 40 giải; khối Bổ túc văn hóa: 4 giải). Thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật – Intel ISEF: cấp tỉnh đạt 6 giải chung, 32 giải lĩnh vực; cấp quốc gia đạt 6 giải (2 giải ba toàn hội thi; 4 giải lĩnh vực). Thi hùng biện tiếng Anh cấp THPT đạt 10 giải; thi IOE cấp tỉnh đạt 575 giải; thi IOE toàn quốc: lớp 5 đạt 15 giải; lớp 9 đạt 16 giải.
Khai giảng năm học mới 2012-2013, có hơn 127 ngàn học sinh tựu trường. Để chuẩn bị cho năm học mới 2012-2013, ngành giáo dục Quảng Trị đã huy động các nguồn lực xây dựng thêm 266 phòng học, 58 nhà công vụ, 1 phòng đa chức năng và tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy và học cho vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi trong tỉnh. Hiện, toàn tỉnh có 157 trường mẫu giáo và mầm non, 167 trường tiểu học, 116 trường trung học cơ sở, 13 trường phổ thông cơ sở, 2 trường trung học và 30 trường trung học phổ thông, 10 trung tâm tổng hợp kỹ thuật và 10 trung tâm giáo dục thường xuyên phân bố đều khắp ở các địa phương trong tỉnh. Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư xây dựng từng bước hoàn thiện đang tạo điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục Quảng Trị thực hiện có kết quả nhiệm vụ năm học mới.
7.3. Y tế
v Đội ngũ cán bộ y tế:
Đến nay, đội ngũ cán bộ y tế toàn tỉnh có 2854 người, trong đó ngành y 2576 người, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2011; ngành dược 278 người, tăng 4,1%. Bác sĩ trở lên 411 người, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2011; dược sĩ cao cấp 41 người, tăng 5,1%.
v Tình hình bệnh gây dịch
Tình hình bệnh truyền nhiễm diễn biến tăng từ đầu năm đến nay. Tính đến 15/9/2012 đã xuất hiện 29 ca mắc bệnh thương hàn; 1107 ca mắc bệnh lỵ trực trùng; 527 ca mắc bệnh lỵ a mip; 3754 ca mắc bệnh tiêu chảy; 02 ca mắc bệnh viêm não Virus; 659 ca mắc bệnh sốt rét; 140 ca mắc bệnh viêm gan siêu trùng; 13446 ca mắc bệnh cúm; 793 ca mắc bệnh Tay-Chân-Miệng. Đặc biệt đối bệnh tay-chân-miệng, ngay từ đầu năm, các ngành chức năng đã có kế hoạch phòng chống, mục tiêu là giám sát phát hiện sớm ca bệnh, bao vây và xử lý kịp thời không để dịch tay chân miệng lan rộng và kéo dài; tăng cường công tác chuẩn đoán, điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân mắc và hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
v Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Hưởng ứng chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011-2015 do Liên hợp quốc phát động với chủ đề: “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam Nam luôn được các cấp chính quyền quan tâm, các Trung tâm y tế tiếp tục xây dựng, cũng cố, nâng cao năng lực đội ngũ hoạt động phòng chống HIV/AIDS nhằm thực hiện các hoạt động của chương trình đạt hiệu quả cao.
Ngành Y tế phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể tổ chức, giám sát hoạt động ở các cấp; đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm giúp công tác phòng, chống HIV/AIDS thuận lợi, hiệu quả hơn. Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương quản lý tốt các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để bảo đảm cho người dân tránh lây nhiễm.
Tính đến ngày 15/9/2012, có 62/141 xã phường phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS; số người nhiễm HIV: 338 người (198 người địa chỉ tại Quảng Trị); số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 149 người; số bệnh nhân đã tử vong do AIDS là 63 người; số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV: 7 trẻ; số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con luỹ kế: 25 bà mẹ.
v Tình hình ngộ độc thực phẩm
Trong tháng 1/2012, Sở Y tế Quảng Trị đã tổ chức lễ phát động "Tháng hành vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012". Ban chỉ đạo liên ngành về VSATP tỉnh đã tổ chức đoàn diễu hành, tuyên truyền về VSATTP trên các tuyến đường chính của thành phố Đông Hà; tổ chức hội nghị triển khai nhằm thống nhất các nội dung, giải pháp tăng cường quản lý về VSATTP, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn. Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị cũng đã triển khai các đợt thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (CLVSATTP). Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra CLVSATTP tại các huyện, thị xã và thành phố; kiểm tra những nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn, các cơ sở nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối lớn, siêu thị, đại lý cấp 1...Đồng thời, các đoàn thanh tra, kiểm tra kết hợp tuyên truyền, giáo dục kiến thức, quy định của pháp luật về CLVSATTP nhằm nâng cao ý thức chung của cộng đồng. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy có 74,73% cơ sở đạt tiêu chuẩn; 23,8% cơ sở vi phạm tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, đã xảy ra 06 vụ ngộ độc làm 118 ca bị ngộ độc, không có trường hợp tử vong (Đông Hà 1vụ, 5 ca; Vĩnh Linh 1 vụ, 38 ca; Gio Linh 2 vụ, 18 ca; Đakrông 1 vụ, 16 ca; Cam Lộ 1vụ, 41 ca). Nguyên nhân xảy ra là do nhiểm vi sinh vật trên các loại rau củ quả; Hóa chất bảo vệ thực vật; Độc tố trong động vật...
v Tình hình khám chữa bệnh
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách, số lượt người đến khám các cơ sở y tế là 937 ngàn, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2011; số lượt người điều trị nội trú là 55 ngàn, giảm 8,9%.
7.4. Tai nạn giao thông
Thời gian qua, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, trật tự kỷ cương về công tác ATGT được chấn chỉnh, nhận thức của người tham gia giao thông ngày một nâng lên. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông nghiêm trọng còn xảy ra, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của một bộ phận nhân dân chưa cao nên vẫn còn xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng... Hiện nay phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh nhiều, ý thức chấp hành luật giao thông của một số bộ phận nhân dân và cán bộ chưa thật nghiêm túc, nhất là những vùng nông thôn không chấp hành luật giao thông, coi thường các tín hiệu giao thông, đi ngang, rẽ tắt, không quan sát không xin đường, vượt đèn đỏ, tình trạng đang ở lứa tuổi vị thành niên dùng phương tiện xe máy tham gia giao thông còn phổ biến, tình trạng họp chợ, các quán cóc mọc ra trên đường, vỉa hè vẫn còn ở một số tụ điểm, một số người điều khiển phương tiện trong lúc có hơi bia, rượu, lái xe không làm chủ tốc độ.
Hưởng ứng “năm an toàn giao thông 2012”, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều hoạt động tuyên truyền toàn dân hưởng ứng. Với chủ đề của năm ATGT 2012 là “Thiết lập trật tự kỷ cương về an toàn giao thông trong phạm vi toàn tỉnh”, tăng cường vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự ATGT”; lực lượng công an đã tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.
9 tháng năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 93 vụ tai nạn giao thông làm chết 90 người và bị thương 69 người. So với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 16 vụ, số người chết giảm 8 người, số người bị thương giảm 1 người.
7.5. Văn hoá, thể dục thể thao
v Hoạt động văn hóa
9 tháng đầu năm 2012, nổi bật là các hoạt động chào mừng Tết Tết Nguyên đán Nhân Thìn và kỷ niệm 82 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Chỉ đạo phối hợp với các địa phương trong toàn tỉnh tiến hành trang trí tại các trục đường trung tâm, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho nhân dân trong dịp Tết. Các đơn vị như Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị xây dựng chuyên mục phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước; thường xuyên cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời các hoạt động chăm lo tết của các địa phương trong tỉnh. Các địa phương trong tỉnh cùng với ngành văn hoá thể thao du lịch đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao với nhiều hình thức phong phú nhằm tạo không khí vui tươi cho nhân dân trong dịp Tết. Từ ngày 18-28/1/2012 (tức từ 25 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng Nhâm Thìn) đã diễn ra Hội Báo Xuân Nhâm Thìn 2012 tỉnh Quảng Trị, qui tụ gần 800 ấn phẩm báo chí với 235 đầu báo từ Trung ương đến địa phương; đêm 30 Tết tại Quảng trường Trung tâm thành phố Đông Hà đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa đón chào năm mới Xuân Nhâm Thìn 2012; ngày 6/2/2012 (15/1 Âm lịch) tại làng Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng đã diễn ra Lễ cầu ngư truyền thống làng Trung An; Hội VHNT Quảng Trị tổ chức tọa đàm Ngày thơ Việt Nam lần thứ X- năm 2012...
Ngoài ra còn có nhiều hoạt động kỷ niệm 102 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2012); 15 năm thành lập huyện Đakrông, 37 năm giải phóng huyện Hải Lăng; Vĩnh Linh đón nhận danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới; 105 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn; 37 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và các địa phương: Đông Hà, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị; lễ hội Văn hóa - Du lịch “Nhịp cầu xuyên Á”; Cầu truyền hình Kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ; Chương trình giao lưu nghệ thuật Kỷ niệm Tri ân các Anh hùng Liệt sĩ nhân Kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ và 40 năm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ, thị xã Quảng Trị.
Các hoạt động hưởng ứng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào 2012”, chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước đã diễn ra sôi nổi. Tỉnh ủy Quảng Trị đã biên soạn và xuất bản tập sách “Lịch sử quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào-Việt Nam”; Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Quảng Trị đã phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam”.
Các đơn vị văn hóa đã làm tốt công tác khánh tiết, đón, phục vụ du khách và nhân dân đến tham quan, thăm viếng, dâng hương tại các di tích, trong đó có các Đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, đã tham gia phục vụ, góp phần thành công Hội nghị Thứ trưởng Ngoại giao 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan; Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) tổ chức tại tỉnh Quảng Trị.
Công tác quản lý các hoạt động văn hóa được chú trọng. Đã có nhiều đợt thanh tra, kiểm tra cao điểm các hoạt động dịch vụ văn hóa, văn hóa phẩm, thực hiện pháp lệnh quảng cáo... Thanh tra sở đã tổ chức nhiều đợt thanh tra ở một số địa bàn trọng điểm như Hải Lăng, Đông Hà, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh...Qua kiểm tra đã tháo dỡ 20 băng rôn quảng cáo; xử phạt hành chính 20 triệu đồng; đình chỉ 21 cơ sở Karaoke hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn; thu giữ 700 đĩa CD,VCD; chấn chỉnh hoạt động của 71 cơ sở kinh doanh lưu trú, du lịch...
v Hoạt động thể thao
Tổ chức thành công: Hội khỏe Phù Đổng tỉnh năm 2012; giải Bóng chuyền - Cầu lông Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Quảng Trị năm 2012; giải việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng”; các giải TDTT chào mừng kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và thành phố Đông Hà, cùng các giải phong trào khác; giải đua thuyền “Thống nhất non sông”; giải Bóng đá nhi đồng; giải thể thao người khuyết tật tỉnh năm 2012. Ngoài ra, tổ chức thành công 40 vòng đua quanh thành cổ Quảng Trị và chặng đua: Hiền Lương - NTLS Trường Sơn - Huế trong khuôn khổ giải Đua xe đạp Cúp truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 2012.
Duy trì luyện tập thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ. Tổng số VĐV được đào tạo tại Trung tâm là: 94 VĐV (Trong đó gửi đi tập huấn: 8 VĐV, 07 VĐV được triệu tập vào đội tuyển và đội tuyển trẻ Quốc gia).
8. Môi trường
Trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn 2012, UBND tỉnh chỉ thị cho các ngành công an, bộ đội, các địa phương trong tỉnh tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo, chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các chợ truyền thống, các khu dân cư có nguy cơ cháy cao, xây dựng phương án phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong những ngày nghỉ, ngày tết. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Công an tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng và kiểm tra công tác quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ trong cơ quan, doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bắn pháo hoa phục vụ nhân dân trong đêm giao thừa, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.
Về lĩnh vực môi trường: tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới; Tuần lễ biển, hải dảo Việt Nam; Ngày môi trường thế giới năm 2012. Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng; kiểm tra quản lý chất thải nguy hại…Thực hiện tốt Dự án hành lang Bảo tồn Đa dạng hóa sinh học Tiểu vùng Mêkông mở rộng; dự án kè Của Tùng.
9 tháng năm 2012, đã xảy ra 24 vụ cháy (Đông Hà: 12, Hướng Hóa: 5, Cam Lộ: 2; Quảng Trị: 3; Đakrong: 1; Gio Linh: 1); 1 vụ nổ (nổ đầu đạn tại địa bàn Đông Hà do khai thác phế liệu chiến tranh) và phát hiện 9 vụ vi phạm môi trường.
9. Một số khó khăn, tồn tại:
Việc thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm đầu tư công đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng cũng để lại hệ quả là làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lãi suất vay còn cao, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn; chi phí đầu vào tăng cao, sức mua giảm, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều; đời sống của người lao động bị ảnh hưởng. Thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thành lập, số dự án và số vốn đầu tư đăng ký giảm; nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động; thu hút nguồn vốn FDI tiếp tục bị chững lại.
Thu nội địa đạt thấp, chỉ bằng 84,6% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, phần ngân sách tỉnh được hưởng chỉ đạt 36,9% dự toán, nếu loại trừ khoản thu tiền sử dụng đất và thu khác có địa chỉ chi thì chỉ đạt 28,39% dự toán. Trong đó, các khu vực có mức thu đạt thấp như DNNN Trung ương, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ... do tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn, sức mua thị trường bị giảm sút, các khoản thuế phát sinh thấp. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng thuế và việc thực hiện các chính sách miễn, giãm, giãn thuế theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Việc phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương và vốn trái phiếu Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bố trí đến cho từng dự án theo một quy trình rất chặt chẽ; hơn nữa do nguồn vốn ngân sách Trung ương và trái phiếu Chính phủ hỗ trợ hạn chế nên một số công trình phải rà soát, cắt giãm, giản tiến độ thực hiện mới đảm bảo cân đối đủ vốn thực hiện hoàn thành trong thời gian quy định (dự án nhóm B thực hiện trong 5 năm, dự án nhóm C thực hiện trong 3 năm) như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao. Một số dự án khác do không còn vốn, hoặc không thuộc đối tượng hỗ trợ nên không được Trung ương bố trí vốn thực hiện như: Bệnh viện đa khoa huyện Gio Linh, Trung tâm y tế huyện đảo Cồn Cỏ, Đường vào xã Vĩnh Ô...
Vốn đối ứng ODA cho các dự án do các Bộ, Ngành Trung ương làm chủ quản; các chương trình, dự án ODA do tỉnh quản lý còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tế, đặc biệt là các dự án sẽ kết thúc trong năm 2012; vốn chuẩn bị đầu tư cho các chương trình, dự án ODA đã được phê duyệt đầu tư, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện.
Nhiều chương trình, dự án ODA do các Bộ, Ngành Trung ương làm chủ quản chậm phê duyệt kế hoạch 2012 nên các BQL dự án bị động trong tổ chức thực hiện. Một số chủ đầu tư, BQL dự án chậm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hoạt động của các Dự án nên thông báo hướng dẫn kế hoạch vốn năm 2012 bị chậm, tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn thấp.
Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có vi phạm chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số đơn vị, tổ chức, cá nhân được tiến hành thanh tra. Mặc dù tính chất, nội dung các vụ việc không phức tạp, gay gắt hoặc phát sinh điểm nóng nhưng số người đến trụ sở tiếp dân để khiếu nại, kiến nghị, phản ánh và số đơn thư khiếu nại, tố cáo tăng cao so với cùng kỳ năm 2011.
Tóm lại, 9 tháng năm 2012, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị đứng trước nhiều khó khăn: Vụ Đông Xuân, mưa rét kéo dài làm cho nhiều diện tích cây hàng năm phải gieo cấy lại; dịch cúm gia cầm H5N1 phát sinh ở 6/10 huyện, thị xã, thành phố, phải tiêu hủy hàng ngàn con gia cầm; dịch lợn tai xanh phát sinh ở một số địa phương; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do lãi suất tín dụng và giá nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao; thu ngân sách hạn chế, tình hình đầu tư gặp khó khăn...đã ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống xã hội. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành. Sự cố gắng khắc phục khó khăn của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên đã chủ động giải quyết kịp thời, khắc phục khó khăn, cùng với hiệu quả các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ mà kết quả đạt được về kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị trong 9 tháng đầu năm 2012 là khả quan. Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, trong thời gian còn lại, các cấp, các ngành, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về điều hành KTXH và NSNN; tuân thủ nghiêm túc chương trình hành động mà UBND tỉnh đã ban hành, chủ động phòng phòng chống và ứng phó với mưa bão, chủ động khống chế dịch bệnh nếu có phát sinh; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người sản xuất; các tầng lớp dân cư, có thể tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sinh hoạt, đầu tư học hành… khi lãi suất ngân hàng đã giảm.
Một số giải pháp trọng tâm:
1/ Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, đồng thời phòng ngừa nguy cơ giảm phát có thể xảy ra; thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn. Cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo quan trọng này trong hành động của mỗi cấp, mỗi ngành.
Thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015 và năm 2013. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Ngân hàng TW về lãi suất huy động, lãi suất cho vay; tích cực huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng trên địa bàn. Thực hiện kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 từ 15 đến 17%; điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất. Tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý các khoản nợ xấu nhằm giảm tối đa nợ xấu phát sinh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đổi mới phương thức quản lý, thực hiện có hiệu quả cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Tập trung rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ và liên kết giữa các loại quy hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý phát triển theo quy hoạch của các ngành, địa phương, bảo đảm sự kết hợp giữa quy hoạch ngành với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội góp phần đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
2. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh; tăng cường xúc tiến thương mại du lịch, xúc tiến và vận động đầu tư; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể.
Thực hiện hiệu quả các giải pháp đồng bộ, phù hợp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là về vốn, mặt bằng, thị trường theo các cơ chế, chính sách đã được Chính phủ ban hành. Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tạo mọi điều kiện trong khuôn khổ cho phép để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận nhanh chóng vốn vay. Thực hiện việc kéo dài thời hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài đối với một số đối tượng doanh nghiệp theo qui định. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư nhà nước, tăng cường thu hút, giải ngân các nguồn vốn ODA, FDI, NGO. Triển khai áp dụng các giải pháp xử lý nợ phù hợp đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công tác Hải quan tạo điều kiện thuận lợi, đúng pháp luật cho hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Tập trung phát triển thị trường nội địa, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, đổi mới hệ thống thu mua, tiêu thụ, đưa hàng hóa về nông thôn. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn, lậu thuế, găm hàng và thao túng thị trường giá cả. Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng để giảm giá thành sản phẩm, thay đổi mẫu mã phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo các doanh nghiệp được phân công chuẩn bị đầy đủ hàng hóa dự trữ phòng chống lụt bão và sẵn sàng ứng cứu theo yêu cầu của tỉnh.
Tiếp tục rà soát, đánh giá và có biện pháp phù hợp để chấn chỉnh và xử lý đối với các dự án đầu tư vi phạm qui định đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh, sử dụng đất đai, sử dụng kết cấu hạ tầng, môi trường... trong các KCN, KKT của tỉnh. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hoàn thành việc quy hoạch khu nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp.
3. Tập trung chỉ đạo sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; chú trọng phòng chống hạn và chủ động kiểm soát, phòng ngừa và xử lý kịp thời, hiệu quả dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi. Mở rộng diện tích chuyển đổi từ đất lúa khó nước tưới, đất lúa trễ thời vụ và các chân đất có điều kiện khác sang trồng ngô lai, đậu xanh, lạc, rau màu và các loại cây con khác phù hợp, nhằm giảm áp lực về thời vụ, giống lúa và tăng hiệu quả kinh tế. Rà soát, bổ sung và lập quy trình vận hành các hồ chứa nhằm đảm bảo nước tưới chủ động, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mùa mưa lũ. Ưu tiên nguồn điện lưới phục vụ tưới nông nghiệp, nuôi thuỷ sản; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thuỷ lợi để sớm đưa vào phục vụ sản xuất Hè Thu. Tổ chức quản lý, vận hành các công trình ngăn mặn hợp lý bảo đảm phục vụ sản xuất.
Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh bảo vệ cây trồng vật nuôi, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung chuẩn bị hiện trường, vật tư, cây giống, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu về trồng rừng tập trung, trồng mới cây công nghiệp dài ngày theo kế hoạch. Tăng cường tuần tra, kiểm soát lâm sản, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng ở các địa bàn trọng điểm ở Hướng Hoá, Đakrông và Vĩnh Linh. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống cháy rừng. Tổ chức khai thác tốt vụ cá nam gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngư dân và chủ quyền biển đảo. Triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là 26 xã điểm trên địa bàn các huyện.
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Đảm bảo thông tin thường xuyên, thông suốt để bảo vệ an toàn cho người và phương tiện nghề cá trong mùa mưa bão. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đê kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển, các khu tái định cư vùng sạt lở, sụt lún, vùng lũ ống, lũ quét nguy hiểm để chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, nhất là trong mùa mưa bão.
4. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ: Kiểm soát chặt chẽ quy mô các hạng mục đầu tư và tổng mức đầu tư của các dự án; rà soát quy mô đầu tư của các dự án nhằm đảm bảo khả năng cân đối, bố trí vốn thực hiện hoàn thành trong thời gian quy định. Việc điều chỉnh dự toán các hạng mục, các gói thầu không được để tổng dự toán vượt quá mức vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đối với dự án; không được sử dụng phần vốn dự phòng trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt khi chưa được thẩm định về khả năng cân đối vốn thực hiện. Thực hiện nghiêm túc các quy định về tạm ứng không được vượt quá 30% kế hoạch vốn; về thực hiện khối lượng không vượt quá kế hoạch vốn đã bố trí để không làm phát sinh thêm nợ đọng XDCB; về đăng ký hạng mục và cơ cấu vốn đầu tư; về chế độ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư theo quy định.
Tập trung điều hành thực hiện tốt kế hoạch đầu tư XDCB năm 2012; tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương tổ chức triển khai, đẩy nhanh tiến độ nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thành khối lượng kế hoạch và giải ngân vốn. Đối với các công trình thi công trong khu vực dân cư, nhất là các tuyến đường giao thông, cần chú ý việc tổ chức thi công, sắp xếp lại kế hoạch vốn, nhằm đảm bảo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân trong mùa mưa, lũ, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ. Tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; rà soát giá đất, giá đền bù, tài sản phù hợp nhằm tạo sự thống nhất và đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng bị giải tỏa.
5. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá - xã hội khoa học - công nghệ và bảo vệ tài nguyên - môi trường.
Thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y dược tư nhân và kinh doanh thuốc, dược phẩm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh; đảm bảo đủ thuốc, hoá chất để chủ động phòng chống dịch bệnh trong và sau các đợt thiên tai, bão lụt.
Tiếp tục thực hiện tốt chế độ, chính sách của nhà nước về bảo đảm an sinh và xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và người nghèo về nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo; tổng kết, nhân rộng các mô hình, điển hình giảm nghèo bền vững, hiệu quả, phù hợp. Hoàn thành việc thực hiện Đề án xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở”, phong trào thể thao quần chúng và phát triển thể thao thành tích cao.