Page 311 - môc lôc
P. 311

LÂM NGHIỆP
                Rừng (Theo Luật Lâm nghiệp 2017): Rừng là một hệ sinh thái bao
          gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và
          các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một

          số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo
          hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát, hoặc hệ thực vật
                                                                             2
          đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 héc ta trở lên; độ tàn che  từ
          0,1 trở lên.

                Theo nguồn gốc hình thành, rừng được chia thành rừng tự nhiên và
          rừng trồng.
                Rừng tự nhiên là rừng sẵn có trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng
          tái sinh tự nhiên, bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh.

                Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng, bao
          gồm:  rừng  trồng  mới  trên  đất  chưa  có  rừng;  rừng  trồng  lại  sau  khi
          khai thác rừng trồng đã có và rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã
          khai thác.

                Theo mục đích sử dụng, rừng được phân chia thành rừng phòng hộ,
          rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

                Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn
          nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai,
          điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường.

                Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên
          nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng;
          nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng
          cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường.
                Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh

          doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
                Diện  tích  rừng  hiện  có  là  tổng  diện  tích  rừng  tại  một  thời  điểm
          nhất định.



          2
             Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một
            đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.
                                            306
   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316