Page 11 - Nien giam 2018
P. 11
58,4% tổng chi), bảo hiểm y tế 634,9 tỷ đồng (39,6%) và bảo hiểm thất
nghiệp là 43,9 tỷ đồng (1,9%).
3. Đầu tƣ
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2018 (giá hiện hành) sơ bộ
đạt 12.892,1 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2017; Trong đó: Vốn Nhà
nước đạt 4.081,5 tỷ đồng, chiếm 31,66% và tăng 11,91%; vốn ngoài Nhà
nước đạt 8.628,9 tỷ đồng, chiếm 66,93% và tăng 12,02%; vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đạt 181,7 tỷ đồng, chiếm 1,41% và tăng 30,57%.
Trong vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, vốn đầu tư xây dựng cơ
bản sơ bộ đạt 9.603,5 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2017; vốn đầu tư
mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản đạt 1.740,2 tỷ đồng, tăng
7,4%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ đạt 1.264,3 tỷ đồng, tăng
12,4%; vốn lưu động bổ sung đạt 204,5 tỷ đồng, tăng 23,8%; vốn đầu tư
phát triển khác đạt 79,7 tỷ đồng, tăng 5,4%.
Vốn FDI: năm 2018 không có dự án mới được cấp phép. Hiện nay
số dự án đang hoạt động trên địa bàn là 14 dự án với tổng vốn đăng ký
đầu tư là 47,07 triệu USD.
4. Chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 tăng thấp hơn mức tăng
năm 2017, tính chung, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 tăng
2,29% so với bình quân năm trước (Năm 2017 tăng 4,33%). Giá một số
nhóm hàng tăng làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng như: nhóm giáo
dục tăng 16,29% (do học phí tăng từ đầu năm học 2017-2018); nhóm
thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,99%; nhóm dịch vụ giao thông tăng 5,61%
(do giá xăng dầu điều chỉnh tăng); nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và
vật liệu xây dựng tăng 1,88%... Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm hàng
giảm đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng chậm lại như: hàng ăn
và dịch vụ ăn uống giảm 0,01% (lương thực tăng 2,09%, thực phẩm giảm
2,04%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,77%); đồ uống và thuốc lá giảm
10