Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 46
Hôm nay: 539
Lượt truy cập: 1,071,887
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2013
Cập nhật bản tin: 10/1/2013
            

TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI

THÁNG CHÍN VÀ CHÍN THÁNG NĂM 2013

Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 19/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013, tình hình KT-XH tỉnh Quảng Trị tháng 9 và 9 tháng năm 2013 có những kết quả như sau: 

1.      Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản            

1.1.            Nông nghiệp

1.1.1.  Trồng trọt

Theo nhận định năm 2013 là một năm thời tiết bất thuận cho sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các ngành các cấp, UBND các huyện, thị xã, thành phố để tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2012-2013. Trên cơ sở căn cứ lịch thời vụ, cơ cấu giống cây trồng  vụ Đông xuân  các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chủ trương bố trí từ 3 đến 4 giống lúa chủ lực, tạo điều kiện cho lúa trổ trong khung gọn nhất, thu hoạch sớm nên triển khai sản xuất vụ Hè thu năm 2013 kịp thời vụ, tránh lũ lụt vào cuối vụ.

Tuy nhiên sản xuất cây hàng năm 2013 gặp khá nhiều khó khăn, tình hình sâu bệnh hại lúa và màu phát sinh hầu hết ở các địa phương. Bệnh bọ trĩ, rệp mềm, rầy lưng trắng, tuyến trùng, bệnh đạo ôn… xuất hiện trên cây lúa ở mức độ nhẹ đến trung bình, riêng huyện Vĩnh Linh nhiều xã bị rầy nặng. Đặc biệt năm nay, chuột phát triển mạnh, phá hại nhiều diện tích lúa. Thời tiết cũng rất bất lợi, vụ Đông Xuân, có dông, lốc xoáy xảy ra ở một số huyện, thành phố như Vĩnh Linh, Đông Hà, Triệu Phong; vụ Hè Thu chịu ảnh hưởng của cơn bão số 8 gây thiệt hại cho cây trồng; nắng nóng cũng đã gây hạn hán ở một số vùng. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến năng suất sản lượng cây trồng.

Theo kết quả điều tra diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây hàng năm vụ Đông Xuân 2012-2-13 và sơ bộ kết quả sản xuất vụ Hè Thu 2013, năm 2013 toàn tỉnh gieo trồng được 81535,5 ha các loại cây trồng, tăng 0,75% so với cùng kỳ năm 2012. Cây lúa gieo trồng được 50122,4 ha, tăng 2,41% (+ 1181,5ha); cây ngô gieo trồng được 3557,2 ha, giảm 6,44% (- 244,8ha); cây khoai lang gieo trồng được 2731,5 ha, giảm 5,71%(- 165,5ha); cây sắn gieo trồng được 10954,4 ha, tăng 2,14% (+ 229 ha); cây lạc gieo trồng được 4286,6 ha, giảm 4,02% (- 179,4ha); rau các loại gieo trồng được 4904,3 ha, giảm 4,06% (- 207,5ha); đậu các loại gieo trồng được 1837,3 ha, giảm 0,03% (- 0,6ha).

Về năng suất, sản lượng:

Cây lúa, năng suất ước đạt 44,7 tạ/ha, giảm 4,4 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2012; cây ngô, năng suất ước đạt 26,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; cây khoai lang, năng suất ước đạt 70,8 ha, tăng 0,8 tạ/ha; cây sắn, năng suất ước đạt 160,8 tạ/ha, tăng 3,6 tạ/ha; cây lạc, năng suất ước đạt 19,9 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha; rau các loại, năng suất ước đạt 94,4 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha; đậu các loại, năng suất ước đạt 8,6 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha.

Cây lúa, sản lượng ước đạt 224101 tấn, giảm 6,83% (- 16420 tấn); cây ngô, sản lượng ước đạt 3557,2 tấn, giảm 3,74% (- 368,8tấn); cây khoai lang, sản lượng ước đạt 2731,5 tấn, giảm 4,55% (- 923,3 tấn); cây sắn, sản lượng ước đạt 10954,4 tấn, tăng 4,46% (+ 7518,7 tấn); cây lạc, sản lượng ước đạt 4286,6 tấn, tăng 4,81% (+ 391,6 tấn); rau các loại, sản lượng ước đạt 4904,3 tấn, giảm 2,66% (- 1264,2 tấn); đậu các loại, sản lượng ước đạt 1837,3 tấn, tăng 4,04% (+ 61,4 tấn).

1.1.2.  Chăn nuôi

Theo kết quả điều tra chăn nuôi 1.4.2013, đàn trâu có 25393 con, giảm 3,3% (-861 con) so với cùng kỳ năm 2012. Đàn bò 49803 con, giảm 4,85% (- 2538 con). Đàn lợn 234755 con, tăng 2,17% (+ 4991 con), trong đó: đàn lợn nái 49870 con, tăng 5,22 con (+ 2472 con); đàn lợn thịt 184148 con, tăng 1,27% (+ 2312 con); Tổng đàn gia cầm có 1,7 triệu con, giảm 6,1%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17150 tấn, tăng 5%.

Đối với chăn nuôi khác: đã xuất hiện một số hộ nuôi chim cút và bồ câu nhưng chưa phát triển mạnh, bồ câu chủ yếu nuôi làm cảnh, số còn ít.

Nguyên nhân tăng giảm tổng đàn: 

Đối với đàn trâu bò:  số lượng trâu bò năm nay giảm  là do hầu hết việc dùng trâu bò cày, bừa trước đây nay hầu hết chuyển sang cơ giới hóa. Hiện tượng thả rong hiện còn rất ít, hầu như bà con loại thải dần, nhưng do hiện nay bà con không đầu tư dài ngày mà bán sớm nên sản lượng bình quân hiện nay thấp vì vậy sản lượng xuất chuồng không cao như các năm trước.

 Đối với đàn lợn: số lượng đàn lợn thịt tăng so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân chủ yếu do năm 2013 giá cả thịt lợn hơi ổn định, một số gia trại,  trang trại, chăn nuôi với quy mô khá lớn đã đầu tư trở lại. Vì vậy 9 tháng năm, mặc dù có dịch bệnh tai xanh xảy ra ở lợn nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng không bị ảnh hưởng.

Đối với đàn gia cầm: Đàn gia cầm có xu hướng chững lại vì những tháng vừa qua tình hình dịch cúm gia cầm vẫn quay trở lại một số địa bàn, ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi gia cầm; giá thịt hơi gia cầm thất thường, thức ăn chăn nuôi cao, nên bà con chưa  đầu tư chăn nuôi trở lại. Vì vậy đàn gia cầm giảm so với cùng kỳ năm trước[1].

Về tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay, có 17 xã, phường, thị trấn của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hoá, thị xã Quảng Trị, Triệu Phong và Hải Lăng bùng phát dịch lợn tai xanh, tổng số lợn mắc bệnh lên đến gần 2800 con, chết và tiêu huỷ 1152 con. Từ tháng 2/2013 đến nay đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại 4 xã, phường thuộc huyện Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị, xã Hải Dương (Hải Lăng). Tỉnh đã thực hiện đồng loạt các biện pháp để ngăn chặn triệt để, tránh nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

1.2.        Lâm nghiệp

1.2.1.   Trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng

 Diện tích rừng chăm sóc 9 tháng năm 2013 thực hiện 21500 ha, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích được chăm sóc chủ yếu là rừng trồng trong 3 năm trở lại đây; công tác chăm sóc rừng đã và đang được chú trọng, quan tâm nên diện tích rừng trồng được chăm sóc năm nay đạt cao hơn so với năm trước. Diện tích khoanh nuôi tái sinh thực hiện được 51,6 ha, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm 2012. Diện tích rừng giao khoán bảo vệ ước thực hiện 24588 ha, gaimr 5,1%.

1.2.2.  Khai thác gỗ và lâm sản

Khối lượng gỗ 9 tháng năm 2013, khai thác được 143787 m3, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2012, lượng gỗ khai thác được trong năm chủ yếu là do sản lượng gỗ thu hoạch từ diện tích rừng trồng của Nhà nước, tập thể, cá nhân đến kỳ thu hoạch và khai thác rừng trồng để chuyển sang trồng cây cao su. Khai thác củi thực hiện được 228071 ste, giảm 12,8%. Sản phẩm thu hoạch từ rừng là nguồn thu khá lớn trong đời sống nhân dân, ngoài các lâm sản khai thác thường xuyên như gỗ, củi, rừng còn cho những sản phẩm tự nhiên khác có thể thu nhặt  như tranh, mây, măng tươi...chủ yếu là các hộ cá thể khai thác để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.

1.2.3.  Tình hình thiệt hại rừng

Theo số liệu của chi cục kiểm lâm trong 9 tháng năm 2013, trên địa bàn không xảy ra vụ cháy rừng nào.

1.3.        Thủy sản

1.3.1.  Tình hình cơ bản ngành thủy sản

Năm 2013, toàn tỉnh có  9797 cơ sở nuôi ao hồ thuỷ sản, 148 cơ sở nuôi lồng bè, có 38 cơ sở sản xuất giống. Về khai thác thủy sản nội địa, có 740 chiếc tàu thuyền có động cơ và 914 chiếc tàu thuyền không có động cơ; về  khai thác thủy sản biển, có 1972 chiếc tàu thuyền khai thác hải sản có động cơ với tổng công suất 50641 CV, trong đó có 120 chiếc khai thác xa bờ với tổng công suất 23623CV.

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 có 2890,4 ha, tăng 1,93% so với năm 2012. Trong đó: diện tích nuôi tôm, có 928,8 ha (tôm sú 446,9 ha; tôm thẻ chân trắng, 481,9 ha); diện tích nuôi cá, 1935 ha giảm 1,6%.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 196 lồng  nuôi cá dưới nhiều loại cá khác nhau như cá chình, cá trắm, cá chép…Số lồng nuôi cá  tăng, nguyên nhân là do một số hộ nuôi cá lồng có hiệu quả kinh tế nên đã  đầu tư  nuôi trồng vào lĩnh vực này

Năm 2013, nuôi trồng thủy sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm, dịch bệnh tôm đã xảy ra ở một số huyện như huyện Gio Linh, xảy ra hiện tượng tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt huyện Vĩnh Linh, có 102 ha bị nhiễm bệnh đốm trắng, hội chứng gan tụy.

1.3.2.  Sản lượng thủy sản

9 tháng năm 2013, sản lượng ngành thủy sản ước thực hiện được 21134 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Sản lượng nuôi trồng, ước đạt 4889 tấn, giảm 6,4%. Trong đó, sản lượng nuôi cá 2617 tấn, tăng 2,7%, sản lượng nuôi tôm 2256 tấn, giảm 15,3%. Sản lượng khai thác ước đạt 16245 tấn tăng 8,6%.  

2.      Công nghiệp

9 tháng năm 2013, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, với sự hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước, chính quyền các cấp đã cố gắng khắc phục, phát triển sản xuất, nên tình hình sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ phát triển.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 9/2013, tăng 3,17%  so với tháng trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng, giảm 1,31%; công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 4,06%; sản xuất và phân phối điện, tăng 0,91%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải, tăng 0,12%.

Tính chung 9 tháng, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, công nghiệp khai khoáng, giảm 7,01%; công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 13,23%; sản xuất và phân phối điện, giảm 4,64%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải, tăng 6,76%.

Một số sản phẩm sản xuất tăng khá cao so cùng kỳ năm trước: sản xuất đồ uống, tăng 20,98%; sản xuất trang phục, tăng 103,04%; dầu thông, tăng 31,04%; phân NPK, tăng 45,56%; lốp xe máy, xe đạp, tăng 21,46%; xi măng, tăng 74,22%; tấm lợp bằng xi măng, tăng 13,78%; thu gom rác thải, tăng 166,33%. Các sản phẩm khai khoáng như inmenit, zircon, đá xây dựng; sản phẩm gỗ xẻ; cửa kim loại; tấm lợp kim loại; điện sản xuất đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2013 so với tháng 7/2013, tăng 4,06%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 8 tháng tăng là: sản xuất đồ uống, tăng 13,79%; dầu thông tăng 73,16%; sản xuất săm, lốp cao su, tăng 15,62%; sản xuất gạch nung, tăng 8,25%, sản xuất sản phẩm bằng amiang, tăng 64,9%.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2013 so với tháng 7/2013 tăng 5,68%. Trong đó, có một số ngành sản phẩm tồn kho tăng nhiều là: sản xuất phân NPK, tăng 13,33%; sản xuất săm lốp cao su, tăng 23,22%. Còn lại hầu hết các sản phẩm chủ yếu, chỉ số tồn kho đều giảm.

3.      Vốn đầu tư phát triển

Dự ước, tổng mức đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 9 tháng/2013 thực hiện 6007 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn ngân sách nhà nước thực hiện 1676 tỷ đồng, giảm 2%; vốn ngoài nhà nước, thực hiện 4288 tỷ đồng, tăng 25,6%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hiện 43,5 tỷ đồng, giảm 48,5%.

Khu vực nhà nước, đầu tư chững lại do cắt giảm đầu tư công. Thưc hiện vốn đầu tư chủ yếu là các công trình chuyển tiếp như Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi; cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Nam Đông Hà; khu công nghiệp Quán Ngang; Trung tâm kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; cầu sông Hiếu; cầu Đại Lộc, cầu Vĩnh Phước; bảo tồn và tôn tạo di tích Thành Cổ; cầu An Mô; khu neo đậu tránh trú bão Cửa Việt; cảng cá và khu hậu cần nghề cá; chương trình Biển Đông – Hải đảo.

9 tháng đầu năm đã bàn giao, đưa vào sử dụng cầu Đại Lộc (Tổng mức đầu tư, 87,8 tỷ đồng; cầu Vĩnh Phước (45,5 tỷ đồng); chuẩn bị đưa vào sử dụng Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi (39 tỷ đồng).

Khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh do việc thành lập mới các doanh nghiệp và đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp; đầu tư phát triển nhà ở, học tập… của dân cư.

Về công tác giải ngân, đến 31/8/2013, Kho bạc nhà nước tỉnh thực hiện 1173,2 tỷ, đạt 60,3% KH năm 2013. Trong đó: vốn địa phương quản lý, 953,7 tỷ đồng, đạt 54,69% KH;  Chi nhánh ngân hàng phát triển Quảng Trị thực hiện 49 tỷ đồng, đạt 24,26 KH.

4.      Thương mại – Giá cả - Dịch vụ

6.1.             Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2013 khá sôi động, do năm qua được mùa tương đối toàn diện, thu nhập chung của dân cư tăng, giá cả thị trường tương đối ổn định nên nhu cầu tiêu dùng tăng theo. Mặt khác, chính sách của nhà nước cho nghỉ bắc cầu trong các kỳ nghỉ Tết, nghỉ lễ cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên do cắt giảm đầu tư công nên ảnh hưởng đến doanh số bán ra của mặt hàng vật liệu xây dựng và các dịch vụ liên quan. Tình hình hoạt động thương mại dịch vụ như sau:

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 9/2013, thực hiện 1534 tỷ đồng, giảm 2,78% so với tháng trước. Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 160 tỷ đồng, giảm 2,97%; kinh tế cá thể thực hiện 921 tỷ đồng, giảm 2,72%; kinh tế tư nhân thực hiện 452 tỷ đồng, giảm 2,84%.

Phân theo ngành kinh tế: Thương nghiệp thực hiện 1300 tỷ đồng, giảm 2,59%; lưu trú và ăn uống thực hiện 157 tỷ đồng, giảm 6,03%; du lịch, lữ hành thực hiện 3 tỷ đồng, giảm 7,41%; dịch vụ thực hiện 74 tỷ đồng, tăng 1,23%.

Tính chung 9 tháng/2013, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội thực hiện 13604 tỷ đồng, tăng 16,1%% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: kinh tế nhà nước thực hiện 1376 tỷ đồng, tăng 18,4%; kinh tế cá thể thực hiện 8406 tỷ đồng, tăng 11,9%; kinh tế tư nhân thực hiện 3821 tỷ đồng, tăng 25,4%.

Phân theo ngành kinh tế: Thương nghiệp thực hiện 11477 tỷ đồng, tăng 14,2%; lưu trú và ăn uống thực hiện 1435 tỷ đồng, tăng 24,4%; du lịch, lữ hành thực hiện 25 tỷ đồng, tăng 7,4%; dịch vụ thực hiện 668 tỷ đồng, tăng 33,1%.

6.2.             Về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 năm 2013 ước thực hiện 11076 nghìn USD, tăng 6,9% so với tháng trước. Trong đó, hầu hết các mặt hàng đều có giá trị xuất khẩu tăng. Trong đó: cà phê, tăng 29,4%; cao su, tăng 7,2; hàng nông sản khác, tăng 5,9%; phân NPK, tăng 7,8%.

Tính chung, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2013 ước thực hiện 83763 nghìn USD, tăng 20,6% so cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh giá trị một số mặt hàng tăng cao như: xe đạp và phụ tùng, tăng 190,4%; sản phẩm bằng plastic, tăng 27,5%; cao su, tăng 35,7%, thì một số mặt hàng truyền thống giảm mạnh: cà phê, giảm 57,4%; sản phẩm bằng gỗ, giảm 51,4%.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2013 ước thực hiện 13047 nghìn USD, tăng 6,3% so với tháng trước. Trong đó, hầu hết các mặt hàng chủ yếu đều có giá trị nhập khẩu tăng.

Tính chung, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng/2013 ước thực hiện 101176 nghìn USD, tăng 8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu tăng là: sửa và sản phẩm sữa, tăng 73,2%; máy móc, thiết bị, phương tiện khác, tăng 46,5%; thạch cao, tăng 10,3%; các mặt hàng nhập khẩu giảm gồm: gỗ xẻ, giảm 6,9%; gỗ tròn giảm 17,8%; hàng điện tử giảm 28,2%.

6.3.             Về giá cả thị trường

Chỉ số giá tiêu dùng địa phương tháng 9/2013, tăng 0,6% so với tháng trước. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 0,91%; lương thực, tăng 4,25%; thực phẩm, tăng 0,06%; ăn uống ngoài gia đình, tăng 0,08%; đồ uống và thuốc lá, tăng 0,24%; may mặc, giày dép và mũ nón, tăng 0,33%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, tăng 0,59%; thiết bị và đồ dùng gia đình, tăng 0,53%; thuốc và dịch vụ y tế, tăng 0,04%; giao thông, tăng 0,03%; bưu chính viễn thông, tăng 0,17%; giáo dục, tăng 0,55%; văn hoá, giải trí và du lịch, tăng 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác, tăng 1,45%; chỉ số giá vàng, tăng 1,71%; chỉ số giá đô la Mỹ, giảm 0,75%.

   Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng chủ yếu do một số nguyên nhân: Giá lương thực tăng mạnh (+4,25%) do vụ Hè Thu mất mùa, gạo các tỉnh miền Nam tăng cường cho xuất khẩu nên giá tăng; giá ga tăng (+3,45%) do giá thế giới tăng, kéo theo nhóm chỉ số giá nhóm giao thông cũng tăng; nhóm giáo dục tăng (+0,55%) do học phí ngành mẫu giáo mầm non tư thục tăng; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng do bảo hiểm y tế cho người lao động tăng (tăng do điều chỉnh lương).

Tính chung 9 tháng (so với tháng 12 năm trước), chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,72%. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống,tăng 4,95%; lương thực, tăng 5,39%; thực phẩm, tăng 4,8%; ăn uống ngoài gia đình, tăng 4,93%; đồ uống và thuốc lá, tăng 5,09%; may mặc, giày dép và mũ nón, tăng 5,78%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, tăng 4,42%; thiết bị và đồ dùng gia đình, tăng 4,26%; thuốc và dịch vụ y tế, tăng 71,64%; giao thông, tăng 1,89%; bưu chính viễn thông, giảm 0,1%; giáo dục, tăng 2,06%; văn hoá, giải trí và du lịch, tăng 3,79%; hàng hóa và dịch vụ khác, tăng 4,69%; chỉ số giá vàng, giảm 15,1%; chỉ số giá đô la Mỹ, tăng 1,97%.

6.4.             Vận tải hành khách và hàng hóa

Doanh thu vận tải tháng 9/2013, thực hiện 90361 triệu đồng, tăng 4% so với tháng trước. Khối lượng vận chuyển hành khách thực hiện 417 ngàn lượt hành khách, tăng 2,81%; khối lượng luân chuyển hành khách thực hiện 44203 ngàn người.km, tăng 4,42%; khối lượng vận chuyển hàng hóa thực hiện 716 ngàn tấn, tăng 3,82%; khối lượng luân chuyển hàng hóa thực hiện 35221 ngàn tấn.km, tăng 3,84%.

Tính chung 9 tháng/2013, doanh thu vận tải thực hiện 224863 triệu đồng, tăng 21,53%% so với cùng kỳ năm 2012. Khối lượng vận chuyển hành khách thực hiện 4352 ngàn lượt hành khách, tăng 12,88%; khối lượng luân chuyển hành khách thực hiện 347725 ngàn người.km, tăng 10,2%; khối lượng vận chuyển hàng hóa thực hiện 5667 ngàn tấn, tăng 21,86%; khối lượng luân chuyển hàng hóa thực hiện 274696 ngàn tấn.km, tăng 16,05%.

5.      Một số vấn đề xã hội

7.1.             Đời sống dân cư

Trong 9 tháng đầu năm 2013, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tiến hành tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào nghèo, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ. Trong dịp Tết Nguyên Đán Quí Tỵ, tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện chăm lo tết cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo thiết thực, cụ thể, bảo đảm không để hộ nghèo nào thiếu đói trong dịp tết. Công tác chăm lo đời sống cho nhân dân trong dịp tết được các ngành, các địa phương trong tỉnh tiến hành đảm bảo kịp thời đến tay người dân trước khi đón tết. Tổng kinh phí thực hiện chăm sóc đời sống người có công và gia đình chính sách trên 6,84 tỷ đồng, góp phần đảm bảo không có gia đình chính sách, có công không có Tết.

7.2.        Giáo dục

Năm học 2012-2013, ngành giáo dục Quảng Trị tiếp tục thực hiện cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương  đạo đức, tự học và sáng tạo", cuộc vận động "Hai không", phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực", góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Giáo dục mầm non được củng cố mở rộng qui mô, mạng lưới trường, lớp và loại hình các cơ sở mầm non phù hợp với thực tiễn địa phương. Nhiều giải pháp cho công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ  em năm tuổi như: ưu tiên nguồn kinh phí xây dựng phòng học, đầu tư trang thiết bị, bố trí giáo viên. Đến nay, có 139/141 phường, xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, có 10/10 huyện, thị xã, thành phố đang đề nghị công nhận đạt chuẩn năm 2013. Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, kết quả 1411 nhóm, lớp tổ chức bán trú, đạt tỷ lệ 91,27%; cuối năm trẻ đạt các chỉ số từ 98% đến 99% ở các độ tuổi. Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Năm học 2012-2013 toàn tỉnh kiểm tra, công nhận 11 trường, trong đó công nhận lại 4 trường, công nhận mới 7 trường, nâng tổng số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh lên 54 trường.

Số học sinh giáo dục phổ thông đến trường đầu năm học 2012-2013 có: cấp tiểu học có 56125 học sinh giảm 284 học sinh (-0,5%) so cùng kỳ năm trước;  Trung học cơ sở có 43096 học sinh, giảm 1915 học sinh (-4,4%); Trung học phổ thông có 28126 học sinh, giảm 1172 học sinh (-4,2%). Nguyên nhân là do trong các  năm trở lại đây theo quy mô dân số trong độ tuổi từ 6-15 giảm, dẫn đến số học sinh năm nay giảm so năm trước.

Năm học 2012-2013 có thêm hai trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2 và 5 trường đạt chuẩn mức độ 1, đa tổng số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia lên 120 trường, đạt tỷ lệ 67% và trên 90% trường tiểu học đạt tiêu chuẩn"trường học thân thiện, học sinh tích cực". Về giáo dục trung học, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia cấp THCS đạt chuẩn 41/130 trường, tỷ lệ 31,78%; số trường THPT đạt chuẩn 3/30 trường, tỷ lệ 10%.

Năm học 2012 – 2013, toàn tỉnh có 888 học sinh bỏ học (Từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông), so với đầu năm học chiếm 0,7%; so với cùng kỳ năm ngoái giảm 0,35%. Tình hình bỏ học theo các cấp như sau:

   Số học sinh bỏ học cấp Tiểu học có 29 em, so với đầu năm học chiếm 0,05%; so với cùng kỳ năm ngoái giảm 0,03%; số học sinh bỏ học cấp Trung học cơ sở có 357 em, so với đầu năm học chiếm 0,83%; so với cùng kỳ năm ngoái giảm 0,62%; số học sinh bỏ học cấp Trung học phổ thông có 502 em, so với đầu năm học chiếm 1,78%; so với cùng kỳ năm ngoái giảm 0,51%.

Nguyên nhân chủ yếu là do học lực yếu kém, sức khỏe yếu, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên không muốn tiếp tục theo học. Bên cạnh đó các địa bàn miền núi phức tạp, nhiều xã ở vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại không thuận lợi, khó khăn trong việc cơ cấu bố trí trường lớp, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây còn nhiều khó khăn nên tình trạng bỏ học của huyện này chiếm vị trí cao như Hướng Hoá, Đakrông…Trước tình hình đó, tỉnh đã chủ trương xã hội hoá giáo dục, kết hợp vận động của phụ huynh và nhà trường; có những chính sách ưu đãi đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt; khuyến khích tinh thần tự giác của mỗi học sinh và sự hướng nghiệp của mỗi gia đình.

Kỳ thi học sinh giỏi năm học 2012-2013, cấp quốc gia toàn tỉnh đạt 1 giải nhì, 5 giải ba, 9 giải khuyến khích. Cấp tỉnh, khối lớp 9, có 21 giải nhất; 108 giải nhì; 145 giải ba; 186 giải khuyến khích. Khối lớp 11, có có 27 giải nhất; 134 giải nhì; 192 giải ba; 203 giải khuyến khích. Khối lớp 12, có 20 giải nhất; 104 giải nhì; 176 giải ba; 225 giải khuyến khích.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 đã diễn ra an toàn, đúng qui chế, toàn tỉnh có 10261 thí sinh dự thi, trong đó hệ THPT là 9411 thí sinh; hệ Giáo dục thường xuyên là 850 thí sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp toàn tỉnh đạt 94,42%, trong đó THPT đạt 96,25%, giáo dục thường xuyên đạt 74%. 

Về giáo dục thường xuyên, năm học 2012-2013 đã tổ chức thưc hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của ngành học, tổ chức "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" năm 2012 với chủ đề "Học để trở thành người công dân tốt"; mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục phát triển về số lượng, hiện nay toàn tỉnh có 136 trung tâm học tập cộng đồng cấp xã và 465 trung tâm học tập cộng đồng thôn, bản.

Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp năm 2013, có 19087 hồ sơ đăng ký dự thi,  trong đó, có 6186 thí sinh trúng tuyển vào Đại học và Cao đẳng, tăng 276 thí sinh so với năm trước (chiếm tỷ lệ 32,41%) và 2736 thí sinh trúng tuyển vào TCCN (chiếm tỷ lệ 14,33%).

Về xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị trường học, toàn ngành giáo dục tiếp tục huy động nhiều nguồn lực để tăng cường các điều kiện phục vụ dạy và học, trong năm đã đưa vào sử dụng 22 phòng học kiên cố, đưa tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 69%.

7.3.        Y tế

v   Tình hình bệnh gây dịch

9 tháng năm 2013 đã xuất hiện 2029 ca mắc bệnh lỵ trực trùng; 424 ca mắc bệnh lỵ a mip; 3096 ca mắc bệnh tiêu chảy; 173 ca mắc bệnh thủy đậu; 269 ca mắc bệnh sốt rét; 264 ca mắc bệnh viêm gan virus; 13249 ca mắc bệnh cúm; 153 ca mắc bệnh Tay-Chân-Miệng. Hầu hết các loại dịch bệnh đều có số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, bệnh chân tay miệng có số ca mắc giảm mạnh (giảm 89%).

v   Tình hình nhiễm HIV/AIDS

9 tháng năm 2013, cơ quan chức năng phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm giúp công tác phòng, chống HIV/AIDS thuận lợi, hiệu quả; quản lý tốt các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để bảo đảm cho người dân tránh lây nhiễm.

Tính đến 16/8/2013, toàn tỉnh có 66/141 xã phường phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS; số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị, 393 người; số bệnh nhân đã tử vong do AIDS, 67 người; số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV, 7 trẻ; số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con, 29 bà mẹ.

v   Tình hình ngộ độc thực phẩm

Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được quan tâm trong thời gian qua; triển khai chặt chẻ và đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị đã triển khai các đợt thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (CLVSATTP). Đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra CLVSATTP tại các huyện, thị xã và thành phố; kiểm tra những nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn, các cơ sở nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối lớn, siêu thị, đại lý cấp 1...

Tuy nhiên, trong 9 tháng cũng đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm, một vụ tại Nhà may xuất khẩu Gilimex – PPJ (huyện Hải Lăng), làm 127 người bị ngộ độc; một vụ làm 22 người ngộ độc trong đám cưới ở huyện Gio Linh.

7.4.        Văn hoá, thể dục thể thao

v   Hoạt động văn hóa

9 tháng năm 2013, hoạt động văn hóa đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động trực quan, các hoạt động giao lưu gặp gỡ, hội thảo, hội nghị, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,…diễn ra sôi nổi từ tỉnh đến cơ sở làm cho không khí các ngày Lễ, ngày Tết, ngày kỷ niệm thêm ý nghĩa. Trong dịp Tết Nguyên Đán Quí Tỵ 2013, các địa phương trong tỉnh cùng với ngành văn hoá thể thao du lịch đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao với nhiều hình thức phong phú nhằm tạo không khí vui tươi cho nhân dân trong dịp Tết. Một số hoạt động nổi bật đáng chú ý: Tổ chức chương trình “Đêm hoa đăng” tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tổ chức tại Nhà hành lễ - Bến thả hoa bờ Nam sông Thạch Hãn; khai mạc Liên hoan văn hoá cồng chiêng – Hội thi thể thao truyền thống và Lễ hội A Riêu Ping tại làng Tà Rụt; biểu diễn nghệ thuận kết hợp với  Hội thi "Thanh niên tìm hiểu truyền thống vẻ vang 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và mừng xuân Quý Tỵ 2013 tại Công viên Lê Duẩn TP Đông Hà; tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Xuân Quý Tỵ tại Quảng trường nhà văn hoá Trung tâm; Hội báo Xuân; Lễ hội Chợ đình Bích La tại Triệu phong; Hội Cù ở Gio Mỹ (Gio Linh)...

Nhiều hoạt động khác: thực hiện tốt các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Paris về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam” (27/01/1973 - 27/01/2013); 102 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 – 1973 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; 82 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2013); 67 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946-27/3/2013; kỷ niệm 106 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/4/1907 - 07/4/2013); kỷ niệm 38 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013) và Ngày Quốc tế lao động 1/5; kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2013); 59 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2013); 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2013); kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); kỷ niệm 45 năm ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hoá (09/7/1968 – 09/7/2013); kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2013).

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

v   Hoạt động thể thao

Duy trì luyện tập thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ. Tổng số VĐV được đào tạo tại trung tâm là: 78 VĐV( trong đó gửi đi tập huấn: 10 VĐV, 09 VĐV được triệu tập vào đội tuyển và đội tuyển trẻ Quốc gia); Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thành công giải Việt dã tỉnh Quảng Trị năm 2013 “cùng Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng”; giải Thể thao Người khuyết tật tỉnh Quảng Trị năm 2013; phục vụ tốt Giải đua thuyền truyền thống “Thống nhất non sông” lần thứ VIII tỉnh Quảng Trị năm 2013 (trong khuôn khổ Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh lần VI);  Tham gia thi đấu các giải cấp quốc gia các môn Karatedo, Đua thuyền truyền thống; phối hợp vơí các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tốt các giải TDTT phong trào. Nhân kỷ niệm 45 năm ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa, tại Khe Sanh, Hướng Hóa đã diển ra giải bóng chuyền nữ Quốc tế gồm 4 nước tham gia, kết quả giải nhất thuộc về Việt Nam; giải nhì, Indonesia; giải ba, Philippines; giải khuyến khích, Myanmar.

7.5.        Tình hình tai nạn giao thông

Trong 9 tháng năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 214 vụ tai nạn giao thông, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2012; làm chết 97 người, giảm 3%; bị thương 227 người, giảm 1,3%.

7.6.        Thiệt hại do thiên tai

Trong 9 tháng đầu năm 2013, tỉnh Quảng Trị đã xảy ra lốc xoáy ở Thành Phố Đông Hà; Hải Lăng; Triệu Phong; gây thiệt hại về người và của. Thành phố Đông Hà, bị thương 2 người; tốc mái 108 ngôi nhà; 01 cột điện bị hư hỏng; 07 pano bị hư hỏng; 1.365 cây ven đường bị đổ, gãy; 353,5ha diện tích lúa bị đổ, rạp; 1,2 ha hoa màu bị hư hỏng.

Huyện Hải Lăng, trận lốc xoáy ngày 29/4/2013 làm tốc mái 8 ngôi nhà, 45ha diện tích lúa bị đổ, rạp; 65ha sắn bị đổ, gãy; 02 ha ngô bị đổ, gãy; 15ha cây lâm nghiệp bị đổ, gãy; 2 trận trận lốc xoáy ngày 9 - 10/5/2013 làm tốc mái 128 ngôi nhà, 02 trụ sở công cộng bị tốc mái nhà, hư hỏng; 11 cột điện bị đổ, gãy; đứt 08 điểm dây điện và dây truyền thanh; cháy 11 loa phát thanh của các Hợp tác xã; 15,5 ha sắn bị đổ, gãy; 50ha cây lâm nghiệp bị đổ, gãy. Tổng giá trị thiệt hại của các đợt lốc xoáy trên 4 tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của bão số 8, từ 17 đến 20/9/2013, trên địa bàn tỉnh đã có gió mạnh gây lốc xoáy, mưa rất to trên diện rộng gây thiệt hại như sau : Về người: bị thương 01 người. Về tài sản: Tốc mái: 33 ngôi nhà; Bị sập 01 nhà (huyện Hướng Hóa); bị ngập lụt: 3000 hộ dân. Về sản xuất nông, lâm nghiệp, hoa màu bị ngập: khoảng 1.500 ha; Gia cầm bị nước cuốn trôi: 1.500 con; lúa bị ngập ước khoảng 1.000 ha (kể cả lúa nương, rẩy ở Hướng Hóa, ĐaKrông); lúa chưa phơi có khả năng bị mộng ướt: 290 tấn (Thành phố Đông Hà); diện tích nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại: hồ cá bị vỡ, cuốn trôi 03 hồ (01 của Triệu Phong, 02 hồ của thị xã Quảng Trị) và 05 tấn cá bị trôi mất (thành phố Đông Hà); hồ tôm bị vỡ (xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong) 02 hồ với diện tích 8.000 m2. Về cơ sở hạ tầng: Đập thủy lợi AMOR, xã A Xing, Hướng Hóa bị xói lở, hư hỏng;  hệ thống kênh mương nội đồng bị ngập, chưa thống kê được thiệt hại cụ thể; về công trình giao thông: Bến tạm dùng để vận chuyển cấu kiện, vật tư xây dựng đê Nam luồng Cửa Việt tại bờ bắc Cửa Việt bị nước cuốn trôi; phao báo hiệu hàng hải bị trôi 02 cái; đường giao thông: Quốc lộ 15D bị đất lấp rãnh dọc tại Km2+980 dài 10 m, đoạn Km8+300 đến Km11+580 bị sạt lở lấp mặt đường tại 07 điểm với khối lượng khoảng 250 m3; tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh tây bị sạt lở tại Km283+100 dài 20 m, tại Km304+300 dài 200 m, tại Km280+273 bị sạt lở 13 điểm với khối lượng khoảng 500 m3….

6.      Môi trường

Trong dịp Tết Nguyên Đán Quí Tỵ 2013, UBND tỉnh chỉ thị cho các ngành công an, bộ đội, các địa phương trong tỉnh  tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo, chỉ đạo kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các chợ truyền thống, các khu dân cư có nguy cơ cháy cao, xây dựng phương án phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong những ngày nghỉ, ngày tết. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Công an tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng và kiểm tra công tác quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ trong cơ quan, doanh nghiệp;

Về lĩnh vực môi trường: tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới; Tuần lễ biển, hải dảo Việt Nam; Ngày môi trường thế giới năm 2012. Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng; kiểm tra quản lý chất thải nguy hại…

9 tháng năm 2013, có 17 vụ cháy xảy ra, tổng giá trị trị thiệt hại: 953,5 triệu đồng. Số vụ vi phạm môi trường 1 vụ, đã xử lý và phạt tiền 35 triệu đồng.

Tóm lại: 9 tháng năm 2013, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị gặp nhiều khó khăn: dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lợn tai xanh, dịch bệnh tôm phát sinh ở một số địa phương; tiếp tục thực hiện cắt giảm đầu tư công; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung của cả nước...đã ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống xã hội. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành. Sự cố gắng khắc phục khó khăn của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên đã chủ động giải quyết kịp thời, khắc phục khó khăn, cùng với hiệu quả các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ nên kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm đạt được khá.

Nhiệm vụ đặt ra cho các tháng còn lại cuối năm chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện chương trình công tác nhất là chương trình công tác trọng tâm năm 2013, UBND tỉnh ban hành, trong đó chỉ đạo tổ chức tốt sản xuất vụ Hè Thu 2013, chủ động phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, khống chế dịch bệnh nếu có phát sinh; kiểm tra rà soát phương án phòng chống lụt bão; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người sản xuất; các tầng lớp dân cư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sinh hoạt.



[1] Số liệu tổng đàn chỉ có vào hai thời điểm 1.4 và 1.10 vì vậy đến nay chỉ có thể báo cáo số lượng thời điểm 1.4.

 


Hoạt động trong ngành
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê Niên giám Thống kê Gửi báo cáo Thống kê
Mạng riêng của ngành dieu tra doanh nghiep 2024 Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013 Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị