Page 14 - KTTK_Lanhdao
P. 14
14 TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI
12. MẪU ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Mẫu điều tra thống kê bao gồm một số đơn vị của tổng thể
chung được chọn ra để tiến hành thu thập thông tin trong cuộc điều
tra chọn mẫu.
Mẫu điều tra thống kê phải đảm bảo tính đại diện của tổng thể, để
khi suy rộng và biên soạn các chỉ tiêu thống kê từ mẫu này sẽ phản ánh
được độ chính xác và các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu.
13. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
Biểu hiện mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của
hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Chỉ tiêu thống kê bao gồm hai mặt: (i) Khái niệm của chỉ tiêu gồm
các định nghĩa, giới hạn về thực thể, thời gian và không gian; (ii) Mức độ
của chỉ tiêu là các trị số phản ánh quy mô, quan hệ so sánh hoặc các đặc
trưng khác của hiện tượng nghiên cứu với đơn vị tính phù hợp.
Tùy theo tiêu thức phân loại, chỉ tiêu thống kê được chia thành
nhiều loại khác nhau, bao gồm: Chỉ tiêu khối lượng, chỉ tiêu chất lượng,
chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu thời điểm, chỉ tiêu thời kỳ, chỉ tiêu
tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối và các loại chỉ tiêu thống kê khác.
14. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu
phản ánh động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của quốc gia trong một
thời kỳ nhất định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được coi là xương sống của
các hoạt động thống kê, làm căn cứ để xây dựng các hệ thống chỉ tiêu
thống kê khác; xây dựng chế độ báo cáo thống kê; xây dựng chương
trình điều tra thống kê quốc gia; phân công trách nhiệm giữa Tổng cục
Thống kê với các tổ chức thống kê Bộ, ngành.
Tùy điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn, mà xây dựng Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia phù hợp. Giai đoạn 2001-2009, Hệ thống chỉ tiêu