GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KINH TẾ

Thu, chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ dân cư trong nước và các nguồn thu từ ngoài nước, bao gồm các khoản: Thu từ thuế, phí, lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; thu viện trợ của nước ngoài, các khoản thu khác.

Chi ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, dân cư trong nước và ngoài nước, bao gồm các khoản: Chi đầu tư phát triển kinh tế - xă hội, bảo đảm quốc pḥng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ nước ngoài, các khoản chi khác.

Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy tŕ tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương tŕnh mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động.

NÔNG NGHIỆP

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp gồm giá trị sản phẩm (kể cả sản phẩm dở dang) trồng trọt, chăn nuôi, giá trị dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, giá trị các hoạt động săn bắt, thuần dưỡng thú và những dịch vụ có liên quan đến hoạt động này.

Cây lâu năm là loại cây trồng sinh trưởng và cho sản phẩm trong nhiều năm, bao gồm cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su...), cây ăn quả (cam, chanh, nhăn...), cây dược liệu lâu năm (quế, đỗ trọng...).

Cây hàng năm là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng và tồn tại không quá một năm, bao gồm cây lương thực có hạt (lúa, ngô, kê, mỳ...), cây công nghiệp hàng năm (mía, cói, đay...), cây dược liệu hàng năm, cây thực phẩm và cây rau đậu.

Sản lượng cây nông nghiệp gồm toàn bộ khối lượng sản phẩm chính của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong một năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp hoặc của một vùng, một khu vực địa lư.

Năng suất cây nông nghiệp là sản phẩm chính của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thực tế đă thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong một năm tính b́nh quân trên một đơn vị diện tích.

· Đối với cây hàng năm có hai loại năng suất:

Năng suất gieo trồng

=

Sản lượng thu hoạch

Diện tích gieo trồng

Năng suất thu hoạch

=

Sản lượng thu hoạch

Diện tích thu hoạch

· Đối với cây lâu năm có hai loại năng suất:

Năng suất cho sản phẩm

=

Sản lượng thu hoạch trên diện tích cho sản phẩm

Toàn bộ diện tích cho sản phẩm

Năng suất thu hoạch

=

Sản lượng thu được trên diện tích thu hoạch

Diện tích thu hoạch

Diện tích thu hoạch là chỉ tiêu phản ánh diện tích của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp trong năm cho sản lượng đạt ít nhất 10% mức thu hoạch của năm b́nh thường. Đối với cây hàng năm, diện tích thu hoạch bằng diện tích gieo trồng trừ diện tích mất trắng. Đối với cây lâu năm, diện tích thu hoạch bằng diện tích cho sản phẩm trừ diện tích mất trắng.

Sản lượng lương thực có hạt gồm sản lượng lúa, ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như kê, ḿ mạch, cao lương,... được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này không bao gồm sản lượng các loại cây chất bột có củ.

Sản lượng lúa (c̣n gọi là sản lượng đổ bồ) là sản lượng lúa khô sạch của tất cả các vụ sản xuất trong năm. Sản lượng lúa năm nào tính cho năm đó và không bao gồm phần hao hụt trong quá tŕnh thu hoạch, vận chuyển và các hao hụt khác (chuột phá, rơi văi ngoài đồng, hư hỏng trước khi nhập kho,...).

Sản lượng ngô là sản lượng ngô hạt khô sạch đă thu hoạch trong năm.

Sản lượng cây chất bột có củ gồm sản lượng sắn, khoai lang, khoai mỡ, khoai sọ, khoai nước, dong giềng và các loại cây chất bột có củ khác sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Theo thông lệ quốc tế, cây chất bột có củ không xếp vào nhóm cây lương thực nên sản lượng của các loại cây này không quy đổi ra thóc để tính chung vào sản lượng lương thực có hạt như cách tính của Việt Nam trước năm 2000. Từ năm 2001 thống kê nông nghiệp Việt Nam cũng đă tính theo chuẩn mực quốc tế và không sử dụng chỉ tiêu sản lượng lương thực quy thóc như trước đây.

Tổng số trâu, ḅ là số trâu, ḅ hiện có tại thời điểm điều tra (gồm cả trâu, ḅ mới sinh 24 giờ trước thời điểm điều tra).

Tổng số lợn là số lợn hiện có tại thời điểm điều tra, gồm lợn thịt, lợn nái và đực giống (không kể lợn sữa).

Tổng số gia cầm là số gà, vịt, ngan, ngỗng tại thời điểm điều tra.

LÂM NGHIỆP

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp gồm giá trị trồng mới, nuôi dưỡng, chăm sóc, tu bổ, khoanh nuôi, cải tạo rừng, giá trị lâm sản khai thác, giá trị cây và hạt giống, giá trị các hoạt động bảo vệ rừng và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác thực hiện trong kỳ, giá trị những sản phẩm dở dang trong nuôi trồng rừng.

Diện tích rừng trồng là diện tích đất đă được trồng rừng kể cả diện tích đă thành rừng và diện tích mới trồng.

Sản lượng gỗ khai thác gồm gỗ tṛn, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ tận dụng, gỗ trụ mỏ, gỗ làm ván ép, gỗ làm tàu thuyền,... khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên và từ cây lâm nghiệp trồng phân tán.

Diện tích rừng bị cháy là diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng bị cháy không c̣n khả năng khôi phục. Chỉ tiêu này không bao gồm diện tích rừng lau lách và diện tích rừng không có giá trị kinh tế bị cháy.

Diện tích rừng bị phá là diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng bị chặt phá để làm nương rẫy, lấy lâm sản, thổ sản hoặc chuyển đổi các mục đích khác mà không được cơ quan quản lư có thẩm quyền cho phép.

THUỶ SẢN

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản gồm giá trị hải sản khai thác; giá trị thuỷ sản khai thác tự nhiên trên sông, suối, hồ, đầm, ruộng nước; giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng; giá trị sơ chế thủy sản; giá trị ươm nhân giống thủy sản và giá trị những sản phẩm thủy sản dở dang.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản diện tích đă được sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, tính cả diện tích bờ bao; đối với diện tích ươm, nuôi giống thủy sản th́ bao gồm cả những diện tích phụ trợ cần thiết như ao lắng lọc, ao xả. Chỉ tiêu này không bao gồm diện tích đất có mặt nước chuyên dùng vào việc khác nhưng được tận dụng nuôi trồng thuỷ sản như hồ thuỷ lợi, thuỷ điện.

Sản lượng thủy sản là khối lượng sản phẩm của một loại hoặc một nhóm các loại thủy sản thu được trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: sản lượng thuỷ sản khai thác, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

 - Sản lượng thủy sản khai thác gồm sản lượng hải sản khai thác và sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên các sông, suối, hồ, đầm, ruộng nước,...

 - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng gồm tất cả sản lượng các loại thủy sản thu được nhờ kết quả hoạt động của nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra.

CÔNG NGHIỆP

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp bao gồm giá trị của các ngành công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, bao gồm: (1) Doanh thu công nghiệp (doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ công nghiệp, bán phế liệu, phế phẩm và doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có kèm theo người điều khiển); (2) Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang.

Sản phẩm công nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ công nghiệp.

 - Sản phẩm vật chất công nghiệp là sản phẩm công nghiệp được tạo ra do tác động của công cụ lao động lên đối tượng lao động làm thay đổi h́nh thái ban đầu của nguyên, vật liệu để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng mới hoặc sản phẩm được khai thác từ các mỏ. Sản phẩm vật chất công nghiệp bao gồm: (1) Chính phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra đạt quy cách và phẩm chất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định; (2) Thứ phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra chưa đạt đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về quy cách và phẩm chất nhưng vẫn có giá trị sử dụng và được tiêu thụ (thị trường chấp nhận); (3) Phụ phẩm (c̣n gọi là sản phẩm song song) là những sản phẩm vật chất được tạo ra trong quá tŕnh sản xuất công nghiệp cùng với sản phẩm chính.

 - Sản phẩm dịch vụ công nghiệp là một loại sản phẩm công nghiệp biểu hiện dưới h́nh thức gia công hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm công nghiệp nhưng không làm thay đổi h́nh thái giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm.