Chỉ thị về việc tăng cường công tác Thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/09/2022    
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022    
Tỉnh Quảng Trị ra quân Tổng điều tra Kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 - 03/07/2021    
Ngành Thống kê 75 năm xây dựng và trưởng thành - 06/05/2021    
Xác định đúng nguồn lực mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo kế hoạch - 06/05/2021    
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021    
TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ NĂM 2021 - 10/03/2021    
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 01 NĂM 2016 - 08/04/2016    
Hội nghị điển hình tiên tiến Ngành Thống kê năm 2015 - 18/04/2015    
Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2015 của Tổng cục Thống kê - 04/02/2015    
Kế hoạch công tác tháng 01 năm 2015 - 27/01/2015    
Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2014 - 27/01/2015    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014 - 12/11/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014 - 01/10/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2014 - 27/08/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2014 - 23/07/2014    
Đoàn Công tác của Tổng cục Thống kê tại Vương quốc Campuchia - 21/07/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 - 23/06/2014    
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Ban Kinh tế Trung ương - 05/06/2014    
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2014 - 23/05/2014    
Trực tuyến: 90
Hôm nay: 318
Lượt truy cập: 1,066,606
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
Cập nhật bản tin: 6/29/2017
            

          Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi mới, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Tình hình kinh tế thế giới tuy có những dấu hiệu khởi sắc nhưng tốc độ còn chậm và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả nổi bật về cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, những tín hiệu khả quan về xuất khẩu, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài; những vấn đề tồn tại của nền kinh tế hiện nay như: chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp vẫn đang là thách thức tới mục tiêu tăng trưởng của cả nước. Tại Quảng Trị, trong sáu tháng qua giá một số nông sản, nhất là thịt lợn hơi xuống thấp, làm cho một bộ phận dân cư gặp khó khăn; môi trường biển tuy đã phục hồi nhưng ảnh hưởng vẫn còn nặng nề; thu ngân sách, thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn; môi trương kinh doanh tuy có cải thiện, nhưng số doanh nghiệp thành lập mới chưa nhiều; doanh nghiệp tại Quảng Trị chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên gặp nhiều rủi ro trong cuộc đua cạnh tranh hiện nay.

Thực hiện Kết luận số 38-KL/TU ngày 08/12/2016 của Tỉnh ủy về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2017; Kết luận số 49-KL/TU ngày 06/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong năm  2017; các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 về Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa VII, kỳ họp thứ 3; dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh; sự nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong toàn tỉnh; tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 6 tháng đầu năm 2017 đạt được những kết quả trên các ngành, lĩnh vực như sau:

  I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

  1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2017 (GSS2010) ước tính đạt 8194,3 tỷ đồng, tăng 6,56% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 1808,8 tỷ đồng, tăng 3,13%, đóng góp 0,71 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 1857,2 tỷ đồng, tăng 11,84%, đóng góp 2,56 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ ước đạt 4152,9 tỷ đồng, tăng 6,48%, đóng góp 3,29 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 375,4 tỷ đồng, tăng 0,13%, đóng góp 0,01 điểm phần trăm.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,13%: ngành thủy sản GTSX    (giá SS 2010) đạt mức tăng cao nhất 14,01% do năm trước ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm môi trường biển, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm nay tăng 18,70%; ngành lâm nghiệp GTSX đạt mức tăng cao tiếp theo 8,46% do sản lượng gỗ khai thác tăng 11,09%; ngành nông nghiệp năm nay vẫn là một năm được mùa nhưng do năm trước năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng đều ở mức cao nên tốc độ tăng GTSX 6 tháng đầu năm nay có chậm lại 1,56%.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,84%: ngành công nghiệp chỉ số phát triển sản xuất tăng 16,93%. Sáu tháng đầu năm nay giá nguyên nhiên vật liệu, lãi suất ngân hàng ổn định; một số doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, một số dự án hoàn thành đi vào hoạt động nên sản lượng một số sản phẩm tăng khá cao như: tinh bột sắn, bia lon, quần áo, dăm gỗ, ván ép từ gỗ, phân hóa học, lốp xe máy…Ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chỉ số phát triển sản xuất đạt mức tăng cao nhất với 19,45%. Ngành xây dựng, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, phải cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và nợ công nên vốn đầu tư nhà nước hạn chế; ngân sách địa phương eo hẹp; doanh nghiệp tại Quảng Trị chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, năng lực có hạn; nguồn lực trong dân hạn chế; tình hình thu hút đầu tư nước ngoài và công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư của tỉnh tuy có những mặt tích cực nhưng còn không ít khó khăn; công tác giải ngân và giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất ngành xây dựng; GTSX ngành này chỉ tăng 6,91%.

Khu vực dịch vụ chỉ tăng 6,48%: một số ngành dịch vụ kinh doanh như bán buôn, bán lẻ, lưu trú, ăn uống, du lịch…có tốc độ tăng trưởng chậm lại do sức mua của một bộ phận dân cư giảm sút do ảnh hưởng giá một số nông sản, nhất là thịt lợn hơi giảm; hoạt động kinh doanh qua Cửa khẩu Lao Bảo và La Lay giảm sút; các ngành dịch vụ không kinh doanh như: quản lý nhà nước, giáo dục đào tạo, y tế…có mức tăng thấp do biên chế ổn định, chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên của Chính phủ và chưa tăng lương...

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chỉ tăng 0,13%, chủ yếu là do thuế  nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm.

2. Tài chính, ngân hàng

2.1. Tài chính

Bước vào năm 2017, trong điều kiện tình hình thu ngân sách địa phương gặp  nhiều khó khăn, tiến độ thu đạt thấp; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất - kinh doanh; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, trọng tâm là lĩnh vực thuế, hải quan… Triển khai quyết liệt công tác thu ngân sách nhà nước, quyết tâm thu đạt và vượt dự toán. Tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí. Tỉnh đã tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; hạn chế tối đa việc đề xuất bổ sung kinh phí ngoài dự toán, không tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách khi chưa có nguồn đảm bảo; Quản lý chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, dàn trải, chủ động rà soát, sắp  xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết, cấp bách; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, đúng quy định việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công…

Tích cực tìm các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, nuôi dưỡng và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đẩy mạnh công tác thu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định; hạn chế tình trạng nợ đọng thuế.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 18/6/2017 đạt 913,6 tỷ đồng, bằng 38,13% dự toán năm 2017 và tăng 9,09% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 786,2 tỷ đồng, bằng 37,51% dự toán và tăng 20,38%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 127,4 tỷ đồng, bằng 47,20% dự toán và giảm 30,91%. Trong thu nội địa, các khoản thu lớn như: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 87,9 tỷ đồng, bằng 34,62% dự toán và tăng 16,77%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 215,7 tỷ đồng, bằng 25,62% dự toán và tăng 5,19%; lệ phí trước bạ 40,4 tỷ đồng, bằng 32,31% dự toán và giảm 21,17%; thuế bảo vệ môi trường 83,6 tỷ đồng, bằng 35,43% dự toán và tăng 41,90%; thu tiền sử dụng đất 231,7 tỷ đồng, bằng 61,79% dự toán và tăng 56,12%...

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/6/2017 thực hiện 2256 tỷ đồng, bằng 32,74% dự toán năm 2017 và tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 542,7 tỷ đồng, bằng 74,71% dự toán và giảm 3,75%; chi thường xuyên 1681,5 tỷ đồng, bằng 38,45% dự toán và tăng 4,96%. Trong chi thường xuyên, các khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 762,8 tỷ đồng, bằng 39,16% dự toán và tăng 8,43%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 85,5 tỷ đồng, bằng 19,53% dự toán và giảm 31,33%; chi quản lý hành chính 458,7 tỷ đồng, bằng 47,27% dự toán và tăng 3,51%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 139,1 tỷ đồng, bằng 66,23% dự toán và tăng 21,9%; chi sự nghiệp kinh tế 101,8 tỷ đồng, bằng 23,8% dự toán và tăng 10,13%...

Như vậy, 6 tháng đầu năm 2017 thu ngân sách trên địa bàn chỉ bằng 40,50% so với chi ngân sách địa phương.

2.2. Ngân hàng

Triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng của Chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện nhiệm vụ Ngân hàng năm 2017. Theo đó việc thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và hiệu quả phù hợp với diển biến tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, hổ trợ tăng trưởng và đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng.

Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2017; Chỉ thị 02/CT-NHNN về tăng trưởng đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; Chỉ thị 03/CT-NHNN về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giám sát việc thực hiện lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng. Giữ nguyên lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên nguồn vốn đầu tư các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hổ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chỉ đạo các Ngân hàng thương mại triển khai một số chương trình tín dụng mới như: Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP; thực hiện các giải pháp về cho vay để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề, xử lý nợ đối với người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển theo Quyết định 12/QĐ-TTg; Chương trình hổ trợ lãi suất vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định 21/2015/QĐ-UBND và Quyết định 55/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị; các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn…

Lãi suất huy động vốn và cho vay trên địa bàn Quảng Trị 6 tháng đầu năm 2017 cơ bản ổn định so với 31/12/2016. Các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm túc lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và lãi suất cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng Trung ương.

Huy động vốn trên địa bàn đến 31/5/2017 đạt 15731 tỷ đồng, giảm 0,41% (-64 tỷ đồng) so với cuối năm 2016; tăng 18,75% (+2484 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm 12733 tỷ đồng, chiếm 80,94%,  tăng 7,79% (+920 tỷ đồng) so với cuối năm 2016; tiền gửi thanh toán 1965 tỷ đồng, chiếm 12,49%, giảm 19,89% (-488 tỷ đồng); huy động khác 1033 tỷ đồng, chiếm 6,57%, giảm 32,44% (-496 tỷ đồng). Ước tính đến 30/6/2017 huy động vốn đạt 15900 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cuối năm 2016.

Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 31/5/2017 đạt 23057 tỷ đồng, tăng 6,3% (+1366 tỷ đồng) so với cuối năm 2016; tăng 25,6% (+4699 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu dư nợ cho vay: dư nợ cho vay ngắn hạn 8941 tỷ đồng, chiếm 38,78%, tăng 3,74% (+322 tỷ đồng) so với cuối năm 2016; dư nợ cho vay trung và dài hạn 14116 tỷ đồng, chiếm 61,22%, tăng 7,99% (+1044 tỷ đồng). Ước tính đến 30/6/2017 dư nợ đạt 23200 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cuối năm 2016.

Chất lượng tín dụng: nợ xấu đến 31/5/2017 là 164 tỷ đồng, chiếm 0,71% tổng dư nợ.

3. Đầu tư và xây dựng

Hoạt động đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2017 còn nhiều khó khăn do Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tiến độ thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp, địa phương đang nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương; doanh nghiệp tại Quảng Trị chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, năng lực có hạn; nguồn lực trong dân hạn chế; tình hình thu hút đầu tư nước ngoài gặp khó khăn…nên vốn đầu tư và giá trị sản xuất xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2017  tăng trưởng chậm. Hoạt động đầu tư và xây dựng chủ yếu tập trung vào xây dựng nhà ở và công trình kỷ thuật dân dụng…

3.1. Đầu tư  

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2017 (giá hiện hành) ước tính đạt 5296,7 tỷ đồng, tăng 8,68% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: Vốn nhà nước ước đạt 1375,6 tỷ đồng, chiếm 25,97% và tăng 5,1%; vốn ngoài nhà nước ước đạt 3879,6 tỷ đồng, chiếm 73,25% và tăng 9,96%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 41,5 tỷ đồng, chiếm 0,78% và tăng 14,07%.

Trong vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 3787,8 tỷ đồng, tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản ước đạt 863,5 tỷ đồng, tăng 8,89%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ ước đạt 341 tỷ đồng, tăng 8,76%; vốn lưu động bổ sung ước đạt 202,4 tỷ đồng, tăng 7,1%; vốn đầu tư phát triển khác ước đạt 102 tỷ đồng, tăng 4,68%.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 6 tháng đầu năm tăng khá là do một số công trình, dự án được đẩy nhanh tiến độ thi công đưa vào sử dụng như: Cầu Thành Cổ, Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2…

Trong tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 6/2017 ước đạt 169,1 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 142 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 21,2 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 5,9 tỷ đồng; so với tháng trước tăng 8,39%, so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 1,07%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 728,5 tỷ đồng, bằng 47,17% kế hoạch năm 2017 và giảm 3,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn ngân sách tỉnh đạt 614,2 tỷ đồng, bằng 46,8% kế hoạch và giảm 4,3%; vốn ngân sách huyện đạt 88,6 tỷ đồng, bằng 49,3% kế hoạch và giảm 0,17%; vốn ngân sách xã đạt 25,7 tỷ đồng, bằng 49,01% kế hoạch và tăng 3,57%. Nguyên nhân vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm 2017 giảm so với cùng kỳ năm trước là do kế hoạch vốn giao năm 2017 giảm so với năm 2016.

Tình hình đầu tư vào các KCN, KKT: trong 6 tháng đầu năm 2017, đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 02 dự án tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo với tổng vốn đăng ký đầu tư là 79,5 tỷ đồng; 08 dự án đang hoàn thiện thủ tục để cấp Quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký 747,3 tỷ đồng. Đến nay, tại các KCN, KKT có 129 dự án đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư là 20072 tỷ đồng; có 87 dự án đã đi vào hoạt động, 42 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng,

Vốn FDI: từ đầu năm đến nay chưa có dự án mới được cấp phép. Hiện nay số dự án đang hoạt động trên địa bàn là 11 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 39,23 triệu USD. Dự ước vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2017 là 41,5 tỷ đồng.

Vốn ODA: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 29 dự án ODA đang triển khai thực hiện với tổng vốn là 5535 tỷ đồng. Trong năm 2017, có 16 dự án được bố trí vốn thực hiện với tổng vốn là 952,7 tỷ đồng. Dự ước vốn ODA thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2017 là 311,34 tỷ đồng, đạt 42,05% kế hoạch năm 2017.

Vốn NGO: Từ đầu năm đến nay đã có 18 dự án NGO được phê duyệt với tổng vốn cam kết 6,31 triệu USD ( kế hoạch thực hiện trong năm 2017 là 1,69 triệu USD). Dự ước thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2017 là 0,84 triệu USD.

Về tiến độ giải ngân vốn: đến 31/5/2017, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 494,72 tỷ đồng, đạt 26,38% kế hoạch năm 2017; trong đó: nguồn vốn địa phương quản lý thực hiện 401,79 tỷ đồng, đạt 23,33% kế hoạch.

3.2. Xây dựng

Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2017 (giá hiện hành) ước tính đạt 3977,2 tỷ đồng, chủ yếu do các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở ước đạt 1861,3 tỷ đồng, chiếm 46,8%; công trình nhà không để ở ước đạt 401,6 tỷ đồng, chiếm 10,1%; công trình kỹ thuật dân dụng ước đạt 1648,1 tỷ đồng, chiếm 41,44%; hoạt động xây dựng chuyên dụng ước đạt 66,2 tỷ đồng, chiếm 1,66%.

Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2017 (giá so sánh 2010) ước tính đạt 2945,2 tỷ đồng, tăng 6,91% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng giá trị sản xuất xây dựng, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở ước đạt 1378,2 tỷ đồng, tăng 8,03%; giá trị sản xuất xây dựng nhà không để ở ước đạt 297,4 tỷ đồng, giảm 1,28%; giá trị sản xuất xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng ước đạt 1220,4 tỷ đồng, tăng 6,9%; giá trị sản xuất xây dựng công trình chuyên dụng ước đạt 49,2 tỷ đồng, tăng 36,17%.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 (giá so sánh 2010) ước đạt 3522,7 tỷ đồng, tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nông nghiệp ước đạt 2803,3 tỷ đồng, tăng 1,56%; lâm nghiệp ước đạt 316,6 tỷ đồng, tăng 8,46%; thủy sản ước đạt 402,8 tỷ đồng, tăng 14,01%.

4.1. Nông nghiệp

Trong giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2017 (giá so sánh 2010): trồng trọt ước đạt 1929,2 tỷ đồng, tăng 1,84%; chăn nuôi ước đạt 742,2 tỷ đồng, tăng 0,86%; dịch vụ và các hoạt động khác ước đạt 131,9 tỷ đồng, tăng 1,45%.

a. Trồng trọt

a1. Cây hàng năm

* Sản xuất vụ Đông Xuân năm 2016-2017

Sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017, đầu vụ thời tiết mưa kéo dài làm một số diện tích bị ngập úng đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy lúa và một số cây trồng khác; tuy nhiên, trong vụ thời tiết tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng; cuối vụ tình hình sâu bệnh gia tăng, đặc biệt rầy bùng phát gây hại lúa, nhưng được sự chỉ đạo tích cực của ngành Nông nghiệp và các địa phương, đã kịp thời khống chế được dịch bệnh nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa.

Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân năm 2016-2017 như sau:

Về diện tích: vụ Đông Xuân 2016-2017 toàn tỉnh gieo trồng được 50313,5 ha các loại cây hàng năm, tăng 0,35% (+173,6 ha) so với vụ Đông Xuân 2015-2016; Trong đó: cây lúa gieo cấy 25752,6 ha, tăng 0,22% (+57 ha); cơ cấu giống lúa chủ yếu là các loại giống ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao như: HN6, TL6, AC5, HC95, HT1, Thiên Ưu 8, P6, NA2… ; cây ngô gieo trồng 3149,4 ha, tăng 7,23% (+212,3 ha); khoai lang 1887,8 ha, tăng 3,27% (+59,8 ha); sắn 9650,4 ha, giảm 5,11% (-519,9 ha); lạc 3457,7 ha, giảm 0,41% (-14,4 ha); rau các loại 3641,6 ha, tăng 5,29% (+182,9 ha); đậu các loại 578,4 ha, giảm 1,35% (-7,9 ha)...

Vụ Đông - Xuân năm nay thời tiết thuận lợi, đủ nguồn nước tưới nên diện tích lúa có tăng; diện tích ngô tăng khá do thực hiện kế hoạch chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô theo Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 10/02/2017 của UBND tỉnh; riêng diện tích sắn giảm mạnh do giá sắn năm nay giảm, các huyện đồng bằng chuyển sang trồng các loại cây trồng khác hiệu quả cao hơn; chỉ có huyện miền núi Hướng Hóa cây sắn là cây trồng chủ lực, phù hợp với loại đất, giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo nên diện tích tiếp tục tăng…

Về năng suất:  năng suất lúa vụ Đông Xuân năm 2016-2017 đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm 2015-2016; cây ngô năng suất đạt 36,3 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 77 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; cây lạc năng suất ước đạt 19,7 tạ/ha, bằng vụ Đông Xuân năm trước; rau các loại năng suất ước đạt 100 tạ/ha, tăng 2,4 tạ/ha; đậu các loại năng suất ước đạt 10,5 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha…

Về sản lượng: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 157126,6 tấn, tăng 0,31% (+487 tấn) so với vụ Đông Xuân năm 2015-2016; Trong đó: sản lượng lúa  đạt 145679,4 tấn, giảm 0,42% (-621,6 tấn); sản lượng ngô đạt 11447,2 tấn, tăng 10,72% (+1108,6 tấn); sản lượng khoai lang đạt 14536,2 tấn, tăng 4,63% (+643,4 tấn); sản lượng lạc đạt 6802,2 tấn, giảm 0,46% (-31,7 tấn); sản lượng rau các loại  đạt 36421,7 tấn, tăng 7,88% (+2659,1 tấn); sản lượng đậu các loại đạt 607,4 tấn, tăng 8,65% (+48,4 tấn)…

Vụ Đông Xuân năm nay, thời tiết thuận lợi nên năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng; riêng cây lúa do bị sâu bệnh vào cuối vụ nên năng suất có giảm so với vụ Đông Xuân năm 2015-2016. Nhìn chung năm nay sản xuất trồng trọt cây hàng năm của tỉnh Quảng Trị vẫn là một năm được mùa.

* Tiến độ sản xuất vụ Hè Thu năm 2017

Tính đến ngày 15/6 cây lúa toàn tỉnh đã gieo trồng được 19374 ha, bằng 110,73% so với cùng kỳ năm trước; ngô gieo trồng 1234,9 ha, bằng 101,91%; khoai lang 179,5 ha, bằng 95,07%; lạc 919,9 ha, bằng 101,8%; rau các loại 1157 ha, bằng 109,67%; đậu các loại 428 ha, bằng 115,68%…Tiến độ gieo trồng vụ Hè Thu năm nay nhanh hơn năm trước do vụ Đông Xuân năm nay thu hoạch sớm hơn năm trước; các địa phương chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ nhằm tránh lũ vào cuối vụ.

Tình hình sâu bệnh trên cây lúa: Chuột DTN 49 ha, tỉ lệ hại phổ biến 3-7%, nơi cao 10-12%; Ốc bươu vàng DTN 373 ha, DTN nặng 41 ha, mật độ ốc phổ biến 2-5 con/m2, nơi cao 10-30 con/m2, cục bộ có nơi >50 con/m2. Tuyến trùng rễ gây hại cục bộ trên một số chân ruộng cao, khô nước, DTN 20 ha, tỉ lệ hại phổ biến 5-7%, nơi cao 10-15%. Rầy lưng trắng phát sinh gây hại rải rác, mật độ phổ biến 50-100 con/m2, nơi cao 200-450 con/m2.

a2. Cây lâu năm

Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có 34544,3 ha, tăng 4,89% (+1610,2 ha) so với cùng kỳ năm trước. Một số cây lâu năm chủ yếu như:

Cây cà phê: diện tích hiện có 5341 ha, tăng 2,24% (+117 ha) so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng cà phê thu hoạch 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 411,6 tấn, giảm 9,44% (-42,9 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Cây cà phê diện tích tập trung tại huyện miền núi Hướng Hóa, cây cà phê mít kém hiệu quả nên diện tích giảm nhiều, còn lại chủ yếu là cà phê chè (Catimo); sản lượng cà phê thu hoạch trong 6 tháng đầu năm 2017 chủ yếu là cà phê mít cho năng suất thấp nên sản lượng không nhiều.

Cây cao su: diện tích hiện có 19945,6 ha, tăng 2,95% (+570,6 ha) so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 4617 tấn, tăng 2,15% (+97 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng mũ cao su có tăng do thời tiết thuận lợi cho khai thác.

Cây hồ tiêu: diện tích hiện có 2448 ha, tăng 6,25% (+144 ha) so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2010 tấn, tăng 0,8% (+16 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay giá bán hạt tiêu đang có xu hướng giảm, năm nay cây hồ tiêu được mùa cho năng suất khá.

Cây chuối: diện tích hiện có 4332,3 ha, tăng 8,58% (+342,3 ha ) so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 40074 tấn, tăng 3,04% (+1183 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Cây chuối tập trung chủ yếu ở huyện miền núi Hướng hóa, chiếm 80% diện tích chuối toàn tỉnh, phù hợp với điều kiện khí hậu vùng này, cho thu nhập ổn định quanh năm nên bà con tập trung đầu tư tăng diện tích…

b. Chăn nuôi

Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/4/2017, đàn trâu có 26701 con, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2016; đàn bò có 69836 con, tăng 0,64%; đàn lợn có 264376 con, giảm 4,88%; đàn gia cầm có 2493,6 nghìn con, tăng 12,37%; trong đó: đàn gà 1935,8 nghìn con, tăng 11,9%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2017 ước tính đạt 21551 tấn, tăng 1,41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn đạt 15851 tấn, giảm 0,64%.

Số lượng đàn trâu, bò tăng do người chăn nuôi bỏ dần hình thức nuôi nhỏ lẻ, sang nuôi với quy mô lớn, nuôi vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao hơn; giá bán thịt lợn hơi giảm mạnh, người chăn nuôi không tiếp tục đầu tư nên đàn lợn giảm; đàn gia cầm giá bán ổn định, dịch bệnh ít xảy ra nên tổng đàn tăng khá…

* Tình hình dịch bệnh: Trong 6 tháng đầu năm 2016, một số dịch bệnh đã xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Dịch cúm gia cầm H5N6 xảy ra 02 đợt tại 02 xã Triệu Ái (huyện Triệu Phong) và xã Gio Mai (huyện Gio Linh); tổng số gia cầm  chết, tiêu hủy 1287 con. Dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra tại xã Triệu Độ (huyện Triệu Phong); tiêu hủy 1500 con vịt. Dịch LMLM xảy ra tại xã Gio Sơn (huyện Gio Linh); tổng số gia súc mắc bệnh 47 con bò, 20 con lợn, tiêu hủy 11 con lợn. Các dịch bệnh khác xảy ra 32 ổ dịch trâu bò, 407 ổ dịch lợn; tổng số mắc bệnh là 74 con trâu bò, 2979 con lợn, chết 534 con (chủ yếu là bệnh tiêu chảy và sưng phù đầu ở lợn).

* Tình hình tiêm phòng: tính đến ngày 15/6/2017, toàn tỉnh tiêm được 37799 liều vắc xin LMLM cho đàn trâu bò, đạt 52,2% KH; 29130 liều vắc xin THT trâu bò, đạt 40,2% KH; 81135 liều vắc xin kép lợn, đạt 66% KH; 32004 liều vắc xin dại chó, đạt 79% KH; 510398 con gia cầm tại 83 xã, phường, thị trấn.

4.2. Lâm  nghiệp

Sáu tháng đầu năm 2017, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 870 nghìn cây, tăng 2,35% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 20045 ha, giảm 10,47%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh ước đạt 800 ha, bằng cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ ước đạt 26500 ha, tăng 3,31%.

Tính đến nay, tỉnh Quảng Trị có 21244 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC. Mặc dù diện tích rừng được cấp chứng chỉ chưa nhiều nhưng đã có những thay đổi trong tư duy sản xuất đối với các chủ rừng, góp phần tích cực cho công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ ra thị trường quốc tế và đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2016-2020. 

Sản lượng gỗ khai thác 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 149477 m3, tăng 11,09%; sản lượng củi khai thác ước đạt 85546 ste, giảm 4,39%. Nhu cầu gỗ nguyên liệu sản xuất dăm gỗ lớn nên sản lượng gỗ khai thác tăng khá; sản lượng củi khai thác giảm do nhu cầu củi làm chất đốt ngày càng giảm.

Thiệt hại rừng: Trong 6 tháng đầu năm 2017, các ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra.

Về kiểm soát vi phạm lâm luật: Tính đến hết tháng 5 năm 2017, đã phát hiện và bắt giữ 157 vụ vi phạm hành chính; xử lý vi phạm hành chính 154 vụ; lâm sản tịch thu 310,2 m3 gỗ các loại và 207,8 kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng.

4.3. Thủy sản

Sáu tháng đầu năm 2017, thời tiết thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản; môi trường biển đã phục hồi, bà con ngư dân đã yên tâm ra khơi đánh bắt hải sản; riêng hoạt động nuôi tôm nước lợ do còn ảnh hưởng của sự cố môi trường biển và dịch bệnh gan tụy cấp tính năm 2016 nên diện tích và sản lượng giảm.

Đến nay, số tàu thuyền khai thác có động cơ toàn tỉnh có 1929 chiếc, tăng 3,21% (+60 chiếc) với tổng công suất 101810 CV, tăng 14,39% (+12809 CV) so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 117 chiếc từ 400 CV trở lên, tăng 65 chiếc. Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đến nay đã có 24/32 chủ tàu được hợp đồng đóng mới (16 tàu vỏ thép, 07 tàu vỏ gỗ và 01 tàu vỏ Composite), đã hoàn thiện đưa vào hoạt động 14 tàu vỏ thép và 07 tàu vỏ gỗ; nâng cấp 81/114 tàu. Tổng vốn đầu tư gần 486 tỷ đồng, giá trị hợp đồng cho vay gần 400 tỷ đồng, đã giải ngân 357,7 tỷ đồng. Số tàu đăng ký tham gia khai thác ở vùng biển xa theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg là 186 chiếc.

Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2920,3 ha, tăng 0,37% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nuôi cá 2075 ha, tăng 3,49%; nuôi tôm 819 ha, giảm 6,9%; nuôi thủy sản khác 4 ha, giảm 42,86%.

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 12336 tấn, tăng 18,70% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 9854 tấn, tăng 36,86%; tôm 1233 tấn, giảm 33,60%; thủy sản khác 1249 tấn, giảm 6,51%. Cụ thể:  

Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 2707 tấn, giảm 20,03% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1643 tấn, tăng 2,75%; tôm 1058 tấn, giảm 40,73%. Sản lượng cá nuôi nhìn chung ổn định, riêng sản lượng tôm nuôi giảm mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh trên tôm nuôi trong năm 2016 nên bà con không thả nuôi vụ 2 năm 2016.

Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 9629 tấn, tăng 37,40% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 8211 tấn, tăng 46,60%; tôm 175 tấn, tăng 143,06%; thủy sản khác 1243 tấn, giảm 6,89%. Sản lượng thủy sản khai thác trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng cao so với cùng kỳ năm trước do năm trước ảnh hưởng sự cố ô nhiễm môi trường biển; năm nay thời tiết thuận lợi, môi trường biển đã phục hồi, nhiều tàu thuyền được đóng mới và cải hoán vươn ra biển xa đánh bắt, 6 tháng đầu năm nay được mùa cá.

Tình hình dịch bệnh thủy sản: Từ đầu năm đến nay dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã xảy ra ở 15 xã, thị trấn với tổng diện tích bị bệnh là 190 ha.

5. Sản xuất công nghiệp

Sáu tháng đầu năm 2017, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước; nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Sản xuất công nghiệp có những thuận lợi như: giá nguyên nhiên vật liệu, lãi suất ngân hàng ổn định; một số doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, một số dự án hoàn thành đi vào hoạt động nên sản lượng một số sản phẩm tăng khá. Ngành khai khoáng giảm do nguồn quặng ngày càng thu hẹp, các cơ quan chức năng siết chặt quản lý trong khai thác cát sỏi; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh do một số ngành cấp 2 như: sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng cao; ngành sản xuất và phân phối điện tăng khá cao do lòng hồ thủy điện đủ nước nên nhà máy hoạt động liên tục.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2017 ước tính tăng 2,26% so với tháng trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 2,46%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,94%, sản xuất và phân phối điện tăng 4,31%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,50%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2017 ước tính tăng 24,61% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 0,74%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 30,28%, sản xuất và phân phối điện tăng 7,67%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,1%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 16,93% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2016 tăng 9,8%); trong đó: ngành khai khoáng giảm 8,97%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,45%, sản xuất và phân phối điện tăng 20,78%, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 4,98%.

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 25,23%; sản xuất đồ uống tăng 42,88%; sản xuất trang phục tăng 19,56%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 133,58%; sản xuất và phân phối điện tăng 23,45%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 15,89%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 11,21%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,8%; khai thác xử lý và cung cấp nước tăng 5%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 4,46%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: khai thác quặng kim loại giảm 38,43%; khai khoáng khác giảm 3,59%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 3,35%.

Một số doanh nghiệp có đầu tư đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh  sản xuất tăng khá như: Công ty CP Thương mại Quảng Trị (sản xuất tinh bột sắn, dăm gỗ), Công ty TNHH cao su camel Việt Nam ( đầu tư sản xuất thêm lốp ô tô). Một số Dự án hoàn thành đi vào hoạt động góp phần làm tăng sản lượng sản phẩm như: Dây chuyền 2 Nhà máy chế biến gỗ MDF – VRG Quảng Trị đi vào hoạt động sản lượng tăng gấp đôi; Nhà máy bia Hà Nội chất lượng ổn định, tiêu thụ được nên sản lượng tăng cao; Công ty TNHH Tuấn Ngọc SURIMI sản xuất bột cá, chả cá bước đầu sản xuất sản lượng khá; Công ty TNHH dệt may VINATEX Quốc tế Tom sản xuất sản phẩm trang phục; một số doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ do nhu cầu khách hàng nên sản lượng tăng…

Một số sản phẩm chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: tinh bột sắn ước đạt 70228 tấn, tăng 23,47%; bia lon ước đạt 10863 nghìn lít, tăng 52,35%; bộ comple, quần áo ước đạt 1336 nghìn cái, tăng 53,74%; dăm gỗ ước đạt 84827 tấn, tăng 29,1%; ván ép từ gỗ ước đạt 104946 m3, tăng 149,94%; phân hóa học ước đạt 26748 tấn, tăng 36,57%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp ước đạt 887 nghìn cái, tăng 17,93%; điện sản xuất ước đạt 204 triệu Kwh, tăng 30,8%... Một số sản phẩm tăng thấp là: Quặng inmenit và tinh quặng  inmenit ước đạt 985 tấn, tăng 16,57%; đá xây dựng ước đạt 399946 m3, tăng 0,5%; nước hoa quả, tăng lực ước đạt 6022 nghìn lít, tăng 13,15%; săm dùng cho xe máy, xe đạp ước đạt 1980 nghìn cái, tăng 1,57%; gạch xây dựng bằng đất sét nung ước đạt 82211 nghìn viên, tăng 1,51%; xi măng ước đạt 157067 tấn, tăng 2,1%; điện thương phẩm ước đạt 263 triệu Kwh, tăng 3%; nước máy ước đạt 5820 nghìn m3, tăng 5%... Một số sản phẩm giảm là: quặng zircon và tinh quặng zircon ước đạt 1254 tấn, giảm 43,82%; gỗ cưa hoặc xẻ ước đạt 28858 m3, giảm 16,01%; dầu nhựa thông ước đạt 646 tấn, giảm 6,16%; tấm lợp proximăng ước đạt 2577 nghìn m2, giảm 2,33%...

6. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Từ đầu năm đến 10/6/2017, có 167 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1493 tỷ đồng, tăng 25,56% về số doanh nghiệp và tăng 72,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 8,94 tỷ đồng, tăng 37,12%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 69 doanh nghiệp, tăng 53,33% so với cùng kỳ năm 2016; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là 23 doanh nghiệp, tăng 64,29%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ; trong các ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ; gặp khó khăn về vốn kinh doanh…

7. Hoạt động thương mại, dịch vụ và giá cả

7.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2017 tại Quảng Trị sôi động hơn năm trước. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, giá cả thị trường tương đối ổn định, môi trường biển đã phục hồi nên sản lượng hải sản hàng hóa tăng khá, hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm du lịch biển nhộn nhịp hơn; Hơn nữa, 6 tháng đầu năm 2017 tại Quảng Trị tổ chức kỷ niệm 110 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, 45 năm ngày giải phóng Quảng Trị nên lượng khách đến Quảng Trị tăng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố kìm hảm tốc độ tăng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng như: giá một số nông sản, nhất là thịt lợn hơi giảm mạnh; sức mua của một bộ phận dân cư giảm sút…

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2017  ước đạt 1983,8 tỷ đồng, tăng 2,11% so với tháng trước và tăng 13,5% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1680,6 tỷ đồng, tăng 2,32% so với tháng trước và tăng 13,44% so với tháng cùng kỳ năm trước; tương ứng doanh thu lưu trú và ăn uống đạt 219,8 tỷ đồng, tăng 1,31% và 14,42%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 4 tỷ đồng, tăng 1,85% và 6,86%; doanh thu dịch vụ khác đạt 79,4 tỷ đồng, giảm 0,06% và tăng 12,97%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 11922,2 tỷ đồng, tăng 10,47% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,57%). Xét theo ngành hoạt động:

Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 10162,9 tỷ đồng, chiếm 85,24% tổng mức và tăng 9,76% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn có tổng mức bán lẻ tăng khá so với cùng kỳ năm trước: lương thực, thực phẩm tăng 5,55%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 7,42%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 9,91%; phương tiện đi lại tăng 8,97%; xăng dầu các loại tăng 32,32%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 1247,3 tỷ đồng, chiếm 10,46% tổng mức và tăng 14,89% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 15,5 tỷ đồng, chiếm 0,13% tổng mức và tăng 9,97% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 496,5 tỷ đồng, chiếm 4,17% tổng mức và tăng 14,73% so với cùng kỳ năm trước.

7.2. Hoạt động vận tải

Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2017 diển biến bình thường; kinh tế tiếp tục phát triển nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của dân cư tăng; số lượng và chất lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng; giá xăng dầu có tăng nhưng không nhiều nên giá cước vận tải ít biến động; vận tải hành khách có thêm tuyến xe buýt Cam Lộ - Cửa Việt - Cửa Tùng được đưa vào khai thác…

Doanh thu vận tải tháng 6/2017 ước tính đạt 110,3 tỷ đồng, tăng 4,4% so với tháng trước, trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 39,9 tỷ đồng, tăng 2,91%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 68,5 tỷ đồng, tăng 5,28%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải ước đạt 1,9 tỷ đồng, giảm 1,87%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu vận tải ước đạt 596,3 tỷ đồng, tăng 8,56% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 226,4 tỷ đồng, tăng 5,35%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 359,9 tỷ đồng, tăng 11,02%; doanh thu kho bãi và dịch vụ hổ trợ vận tải ước đạt 10 tỷ đồng, giảm 1,87%. Trong tổng doanh thu vận tải 6 tháng đầu năm 2017: khu vực nhà nước ước đạt 4,6 tỷ đồng, tăng 102,75%; khu vực ngoài nhà nước ước đạt 591,7 tỷ đồng, tăng 8,17%.

Vận tải hành khách: khối lượng hành khách vận chuyển tháng 6/2017 ước  đạt 551,8 nghìn HK, tăng 2,52% so với tháng trước, đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 54,3 triệu HK.km, tăng 2,82%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 3512,1 nghìn HK, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 317,9 triệu HK.km, tăng 5,86%.

Vận tải hàng hóa: khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 6/2017 ước đạt 772,9 nghìn tấn, tăng 4,44% so với tháng trước; tất cả đều do thành phần kinh tế ngoài nhà nước và chủ yếu vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước đạt 53,1 triệu tấn.km, tăng 4,66%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 4120,9 nghìn tấn, tăng 5,14% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước đạt 263,8 triệu tấn.km, tăng 6,25%.

7.3. Khách du lịch

Tại Quảng Trị, ngoài các loại hình du lịch truyền thống như thăm chiến trường xưa, các di tích lịch sử, du lịch tâm linh thì năm 2017 khai thác thêm tuyến du lịch mới ở đảo Cồn Cỏ (huyện Cồn Cỏ). Sáu tháng đầu năm 2017, Tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, 45 năm ngày giải phóng Quảng Trị với nhiều hoạt động phong phú nên lượng khách đến Quảng Trị tăng.

Số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng 6/2017 ước đạt 39846 lượt, tăng 3,46% so với tháng trước và tăng 7,37% so với tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 26640 ngày khách, tăng 3,25% so với tháng trước và tăng 7,68% so với tháng cùng kỳ năm trước; lượt khách du lịch theo tour ước đạt 1410 lượt, tăng 25% so với tháng trước và tăng 7,34% so với tháng cùng kỳ năm trước; ngày khách du lịch theo tour ước đạt 3495 ngày khách, tăng 2,13% so với tháng trước và tăng 7,52% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 208090 lượt, tăng 10,12% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước đạt 134311 ngày khách, tăng 9,65%; lượt khách du lịch theo tour ước đạt 7346 lượt, tăng 7,35%; ngày khách du lịch theo tour ước đạt 19997 ngày khách, tăng 7,41%.

7.4. Hoạt động bưu chính, viễn thông

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 165 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có: 41 bưu cục, 01 bưu cục hệ 1, có 109 bưu điện văn hóa xã, 6 đại lý chuyển phát, 8 thùng thư công cộng độc lập. Có 94/141 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày.

Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: 1787 trạm (227 trạm 4G, 756 trạm 3G, 804 trạm 2G).

Ước tính đến 30/6/2017, toàn tỉnh có 575218 thuê bao điện thoại, giảm 0,49% so với cùng thời điểm năm trước. Trong tổng số thuê bao điện thoại hiện có, số thuê bao cố định 18574 thuê bao, giảm 15,71%; số thuê bao di động 556644 thuê bao, tăng 0,11%. Số thuê bao Internet hiện có là 51845 thuê bao, tăng 20,73% so với cùng thời điểm năm trước.

7.5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng khá cao, chủ yếu là do giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 của Thông tư Liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính; giá xăng dầu tăng làm cho giá dịch vụ giao thông tăng…

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2017 giảm 0,45% so với tháng trước; giảm 0,23% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,36% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2017, tăng 5,64% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có chỉ số giá giảm là: lương thực giảm 1,08%; bưu chính viễn thông giảm 0,81%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,48%. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: thực phẩm tăng 0,96%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,33%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,79%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 2,41%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,77%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,51%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 104,97% (do giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 của Thông tư Liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính); giao thông tăng 7,82% (Do giá xăng dầu điều chỉnh tăng); giáo dục tăng 0,11%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,33%.

Chỉ số giá vàng tháng 6/2017 tăng 0,45% so với tháng trước; tăng 3,91% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,9% so với tháng cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 5,98% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2017 giảm 0,07% so với tháng trước; tăng 0,07% so với tháng 12 năm trước và tăng 1,56% so với tháng cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 1,61% so với bình quân cùng kỳ năm trước. 

II. VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Tình hình đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

1.1. Đời sống dân cư

Sáu tháng đầu năm 2017, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 6,56%; sản xuất nông nghiệp thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nên sản lượng lương thực có hạt đạt trên 15,7 vạn tấn; chăn nuôi tuy giá bán sản phẩm có giảm, nhất là thịt lợn hơi nhưng dịch bệnh ít xảy ra nên phát triển ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuống tăng 1,41%; đánh bắt thủy sản tuy chưa phục hồi như trước khi ô nhiễm môi trường biển xảy ra, nhưng tổng sản lượng thủy sản đã tăng 18,70% so với cùng kỳ năm trước; công tác đền bù thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển đến nay UBND tỉnh Quảng Trị đã tạm cấp 633,13 tỷ đồng, đã tiến hành chi trả 564,884 tỷ đồng, kịp thời giúp người dân bị ảnh hưởng khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống…Trong 6 tháng đầu năm 2017, đời sống dân cư nói chung ổn định, tình hình thiếu đói trong khu vực nông thôn không xảy ra.

Về đời sống của cán bộ, công chức và người lao động trong các doanh nghiệp: cán bộ, công chức trong 6 tháng đầu năm 2017 chưa được tăng lương, nhưng do giá cả ổn định nên đời sống cũng bớt khó khăn; Riêng đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp, theo Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ, từ ngày 01/01/2017 mức lương tối thiểu vùng tăng thêm từ 180000 - 250000 đồng/tháng, đã góp phần ổn định đời sống cho người lao động.

1.2. Thực hiện chính sách người có công

Theo Quyết định Số 01/QĐ-CTN ngày 03/01/2017 của Chủ tịch Nước về việc tặng quà cho các đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp Tết Đinh Dậu năm 2017, có 32720 lượt người có công và thân nhân được nhận quà Chủ tịch Nước với tổng kinh phí trên 6670,4 triệu đồng; thăm và tặng quà 18 gia đình người có công tiêu biểu; chuyển tiền hương khói đến 20054 gia đình Bà mẹ VNAH và thân nhân liệt sĩ.

Tổ chức Lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 283 mẹ vào dịp 30/4/2014, đưa tổng số Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn tỉnh lên 2442 mẹ, trong đó có 64 mẹ đang còn sống.

Đến ngày 12/6/2017 đã vận động được gần 714 triệu đồng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận phụng dưỡng 14 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đến nay 100% mẹ VNAH còn sống được phụng dưỡng suốt đời; các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh đã triển khai khởi công xây dựng 173 nhà tình nghĩa.

Đã khởi công 32 công trình tại nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn tỉnh với kinh phí 33344 triệu đồng (trong đó: ngân sách Trung ương 19550 triệu đồng, ngân sách các huyện và các đơn vị hỗ trợ 11464 triệu đồng, Quỹ đền ơn đáp nghĩa tỉnh 2330 triệu đồng).

1.3. Bảo trợ xã hội

Trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, UBND tỉnh đã phân bổ 1486 tấn  gạo (của Chính phủ hỗ trợ) để cứu trợ cho 31363 hộ (99066 nhân khẩu) có hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

UBMTTQVN tỉnh đã tặng trên 10000 suất quà cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, trị giá trên 4 tỷ đồng. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã tặng 35430 suất quà cho hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng giá trị 15457 triệu đồng.

Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện chúc thọ, mừng thọ cho 120 cụ tròn 100 tuổi và 950 cụ tròn 90 tuổi.

 Tính đến ngày 30/5/2017, toàn tỉnh có 30789 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; trong đó: 13540 người khuyết tật; 1494 đối tượng đơn thân nuôi con nhỏ; 179 trẻ em không nguồn nuôi dưỡng; 1247 người cao tuổi cô đơn; 13103 người từ đủ 80 tuổi trở lên.

Các chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả, tạo điều kiện cho các đối tượng bảo trợ xã hội vượt qua khó khăn, sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

2. Lao động, việc làm

Lực lượng lao động ước tính đến 30/6/2017 là 350688 người, tăng 1,13% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó: nam 176188 người, chiếm 50,24%, tăng 2,92%; nử 174570 người, chiếm 49,76%, giảm 0,61%. Lực lượng lao động khu vực thành thị 98868 người, chiếm 28,19%, tăng 0,78%; khu vực nông thôn 251820 người, chiếm 71,81%.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính 341956 người, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó: đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 191214 người, chiếm 55,92%; khu vực công nghiệp và xây dựng 48947 người, chiếm 14,31%; khu vực dịch vụ 101795 người, chiếm 29,77%.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 5237 người (Trung cấp 43 người, sơ cấp 1344 người, dưới 3 tháng 3850 người). 

Đã tổ chức 09 phiên giao dịch việc làm, có 184 lượt đơn vị tham gia tuyển dụng trực tiếp tại Sàn GDVL, có 590 lao động tìm được việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm.

Tư vấn về việc làm, học nghề và các chính sách liên quan cho 12900 lượt người; gồm: tư vấn việc làm 7650 lượt người, tư vấn nghề 2250 lượt người, tư vấn  chính sách lao động 3000 lượt người.

Sáu tháng đầu năm 2017, ước tính toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 7686 lao động (4053 lao động làm việc trong tỉnh, 2410 lao động làm việc ngoài tỉnh và 1223 lao động làm việc ở nước ngoài).

Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng BHTN cho 847 lao động và đã giải quyết cho 730 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền chi trợ cấp hơn 7,5 tỷ đồng.

3. Giáo dục, đào tạo

Năm học 2016-2017, Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cuối năm học 2016-2017, giáo dục phổ thông toàn tỉnh có 316 trường học, giảm 02 trường so với năm học trước (tiểu học 155 trường; THCS 112 trường; PTCS 18 trường; THPT 27 trường, giảm 02 trường; TH 03 trường; Phổ thông 01 trường). Số lớp học có 4482 lớp học, giảm 53 lớp (tiểu học 2534 lớp, giảm 34 lớp; THCS 1302 lớp, giảm 17 lớp; THPT 646 lớp, giảm 02 lớp). Số học sinh phổ thông có 120181 em, giảm 1,61% (tiểu học 56057 em, giảm 2,4%; THCS 41819 em, giảm 0,54%; THPT 22305 em, giảm 1,59%). Số giáo viên trực tiếp giảng dạy có 8088 GV, giảm 3,21% (tiểu học 3739 GV, giảm 2,71%; THCS 2826 GV, giảm 4,56%; THPT 1523 GV, giảm 1,87%). Giáo dục mầm non có 164 trường mẫu giáo và mầm non; nhà trẻ có 5680 cháu, giảm 1,49% so với năm học trước; 541 cô nuôi dạy trẻ, tăng 1,31%; mẫu giáo có 1433 lớp, tăng 20,72%; 34286 học sinh, tăng 11,1%; 2281 giáo viên, tăng 5,9%.

Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định và có bước phát triển mới: Cấp tiểu học có 56057 học sinh, trong đó: số học sinh hoàn thành chương trình lớp học là 55110 em, chiếm 98,31%; số học sinh chưa hoàn thành chương trình là 947 em, chiếm 1,69%. Cấp trung học cơ sở có 41819 học sinh, trong đó: giỏi chiếm 22,5%, khá 37,62%, trung bình 36,6%, yếu 3,15%, kém 0,1%, 219 học sinh không xếp loại (năm học trước tương ứng là: 22,5%, 37,5%, 35,8%, 3,4%, 0,1%). Trung học phổ thông có 22305 học sinh, trong đó: giỏi chiếm 11,78%, khá 50,04%, trung bình 33,9%, yếu 4,03%, kém 0,22%, 03 học sinh không xếp loại (năm học trước tương ứng là: 11,50%, 50,2%, 33,2%, 4,73%, 0,3%).

Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi văn hóa, giải Toán qua mạng Internet, trên máy tính Casio, thi Olympic Toán tuổi thơ… cấp quốc gia. Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa lớp 12 THPT cấp quốc gia năm học 2016 - 2017, tỉnh Quảng Trị có 54 thí sinh dự thi thuộc 9 bộ môn, trong đó có 14 em học sinh đạt giải (02 giải nhì, 06 giải ba và 06 giải khuyến khích). Có 01 học sinh đạt Huy chương bạc tại kỳ thi tìm kiếm tài năng Toán học trẻ toàn quốc lần thứ 2, do Hội Toán học Việt Nam tổ chức vào tháng 4/2017. Em Phạm Huy (học sinh trường THPT TX Quảng Trị) đạt giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia và đạt giải Ba cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế -Intel ISEF 2017…

Ngành Giáo dục- Đào tạo Quảng Trị đã tổ chức Hội thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh đối với cấp THCS và THPT; tham gia hội thi có 219 thí sinh, kết quả có 86 giải (giải Nhất 6 giải, giải Nhì 17 giải, giải Ba 27 giải, giải Khuyến khích 36 giải); Tổ chức Hội thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh đối với học sinh cấp THCS và THPT…

Tổ chức kỳ thi khảo sát năng lực giáo viên ở tất cả các cấp học; kết quả:  mầm non có 841 giáo viên tham gia, có 812 giáo viên đạt từ trung bình trở lên (tỷ lệ 96,55%); cấp THCS có 861 giáo viên tham gia, có 767 giáo viên đạt từ trung bình trở lên (tỷ lệ 89,08%); cấp THPT có 423 giáo viên tham gia, có 378 giáo viên  đạt từ trung bình trở lên (tỷ lệ 89,36%).

Năm học 2016-2017, toàn ngành có 842 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,69%, giảm  0,19% so với năm học 2015-2016; trong đó cấp tiểu học có 28 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,05%; cấp THCS có 300 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,71%; cấp THPT có 514 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,22%.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có 245 trường đạt chuẩn quốc gia; trong đó: mầm non 69 trường, chiếm 42,07%; tiểu học 117 trường, chiếm 75,48%; THCS 50 trường, chiếm 44,64% và  THPT 9 trường, chiếm 33,3%.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tại tỉnh (từ 22-24/6/2017). Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế Huế, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh tổ chức kỳ thi. Toàn tỉnh lập 24 điểm thi với 349 phòng thi, đặt tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 2 điểm thi độc lập (tại Trường THPT số 2 Đakrông và THPT A Túc), tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi; có 8415 thí sinh dự thi, 768 cán bộ làm nhiệm vụ coi thi và phục vụ thi.

4. Y tế

4.1. Tình hình khám, chữa bệnh

Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác y tế. Đến nay toàn tỉnh có 12 Bệnh viện và Trung tâm Y tế  (tỉnh 3, huyện 9), 8 phòng khám đa khoa khu vực, 141 trạm y tế xã, phường, thị trấn; tăng thêm 01 phòng khám so với cùng kỳ năm trước.

Toàn tỉnh có 1790 giường bệnh (không kể trạm xá), tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường về chất lượng chuyên môn; toàn tỉnh có 2853 cán bộ ngành y, giảm 1,72% so với cùng kỳ năm trước (có 574 bác sĩ trở lên, tăng 4,36%); có 397 cán bộ ngành dược, giảm 6,15% (có 65 dược sỹ cao cấp trở lên, tăng 3,17%).

Công tác khám, chữa bệnh được duy trì tốt và có chất lượng. Sáu tháng đầu năm 2017 ước có 623476 lượt người khám bệnh, giảm 7,67% so với cùng kỳ năm trước; ước có 66032 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 7,5%. Trong dịp Lễ Tết, nhất là Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, Tỉnh đã chỉ đạo các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Tết, không được từ chối hoặc để chậm trễ trong các trường hợp cấp cứu. Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện trong dịp Tết, tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo người bệnh còn nằm lại điều trị cả về vật chât và tinh thần; đặc biệt, tổ chức thăm hỏi, chúc Tết những người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo.

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến cuối tháng 3/2017 đạt 86,7%. 

4.2. Tình hình dịch bệnh

Ngay từ đầu năm tỉnh đã tích cực chủ động triển khai phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, zika, sởi – rubella, sốt rét và một số bệnh có khả năng gây dịch nguy hiểm khác. Công tác chỉ đạo phòng chống bệnh dịch lây truyền qua biên giới ngày càng được nâng cao hơn; triển khai kiểm tra y tế tại các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay, kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng dịch ở các đơn vị; kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em <1 tuổi được tiến hành đầy đủ, tỷ lệ TCMR đến hết tháng 5/2017 đạt 39,5% (ước thực hiện đến hết tháng 6 đạt trên 48%); Tiếp tục triển khai tiêm chủng các vắc xin ngoài chương trình TCMR, thực hiện tốt công tác quản lý và bảo đảm quy trình chuyên môn, không để tai biến nặng và tử vong do tiêm chủng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điểm tiêm chủng, thực hiện nghiêm túc công tác an toàn tiêm chủng trên toàn tỉnh.

Tháng 5/2017, trên địa bàn tỉnh có 1142 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 20,42% so với tháng cùng kỳ năm trước; 30 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, tăng 3,45%; 62 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 25,3%; 55 trường hợp mắc bệnh quai bị, tăng 66,67%; 76 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 130,3%; 250 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, tăng 11,61%; 17 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, tăng 30,77%. 

Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 6640 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 14,27% so với cùng kỳ năm trước; 173 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, tăng 28,15%; 259 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 29,43%; 223 trường hợp mắc bệnh quai bị, tăng 13,78%; 215 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, giảm 8,9%; 828 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 25%; 78 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 7,14%. Tất cả các ca bệnh đều được ngành y tế các cấp quản lý và theo dõi điều trị, không có trường hợp tử vong. 

4.3.Tình hình nhiễm HIV/AIDS

Công tác phòng, chống HIV/AIDS được tiếp tục đẩy mạnh. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ sở điều trị bằng methadone cho các đối tượng nghiện các chất dạng thuốc phiện, điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS. Ngành y tế phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể tổ chức giám sát hoạt động ở các cấp; đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm giúp công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao hơn. Ngành y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương quản lý tốt các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để bảo đảm cho người dân tránh lây nhiễm.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, phát hiện 09 bệnh nhân mới ( 03 ca nội tỉnh, 03 ca ngoại tỉnh và 03 ca là phạm nhân trại giam Nghĩa An). Tính đến ngày 15/6/2017, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 200 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 38 bà mẹ); trong đó có 62 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 94 người.

Số bệnh nhân điều trị Methadone tính đến nay là 128 bệnh nhân, tham gia điều trị mới 13 ca, bỏ trị 18 ca. Ngành y tế đang tích cực triển khai 02 điểm cấp phát Methadone mới tại Vĩnh Linh và Thị xã Quảng Trị.

4.4.Tình hình ngộ độc thực phẩm

Hưởng ứng tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”. Tỉnh tiếp tục tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rượu, các thực phẩm tươi, sống. Ngoài ra, tổ chức đợt kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, lưu thông, buôn bán thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến, cung ứng rau, thịt, thủy sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu; đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Phát hiện và đề xuất xữ lý nghiêm các trường hợp vi phạm với mục tiêu cuối cùng là hạn chế không để xãy ra ngộ độc thực phẩm và tử vong do ngộ độc thực phẩm.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã tổ chức 323 đoàn kiểm tra, thanh tra về VSATTP. Qua kiểm tra 5555 lượt cơ sở có 1430 lượt cơ sở vi phạm; xử lý vi phạm 243 cơ sở; phạt tiền 36 cơ sở với số tiền xử phạt là 48,75 triệu đồng. 

Trong tháng 5/2017, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm (01 vụ do ăn hạt quả cây Ngô đồng, 01 vụ do ăn phải thịt lợn không an toàn). Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 34 người bị ngộ độc, có 02 người tử vong.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Trong 6 tháng đầu năm 2017, các hoạt động văn hóa, thể thao chủ yếu tập trung vào dịp Kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn; Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 45 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị…

Công tác tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao hết sức chu đáo với nhiều hình thức phong phú và đa dạng; các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức trong 6 tháng đầu năm 2017: Hội hoa xuân; Chương trình nghệ thuật đón giao thừa mừng Đảng, mừng Xuân 2017; Chương trình thơ ca mừng đất nước vào Xuân; Hội Báo Xuân Đinh Dậu -2017; Lễ hội chợ đình Bích La (Triệu Phong); Hội cù, Làng vui chơi, làng ca hát (Gio Linh); Đua thuyền (Vĩnh Linh); Hội vật (Hải Lăng); Lễ Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với các hoạt động chính: Lễ dâng hương, Lễ dâng hoa, Lễ mít tinh kỷ niệm; Lễ hội “Thống nhất non sông - 2017” với các hoạt động: Lễ Thượng cờ, Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Trị - Ký ức những dòng sông”, Giải đua thuyền truyền thống và các hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ, thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn, Hội chợ Thương mại và quảng bá du lịch 2017…

Tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông” tại Nghệ An đạt Huy chương vàng toàn đoàn ( 02HCV, 02 HCB); Tổ chức chương trình nghệ thuật “Anh Ba Duẩn”; Tổ chức triển lãm ảnh về chủ đề “ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”…

Tổ chức tốt công tác khánh tiết, đón, phục vụ du khách và nhân dân đến tham quan, thăm viếng, dâng hương tại các di tích. Tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2016 và tuyên dương khen thưởng Đơn vị Văn hóa xuất sắc giai đoạn 2012-2016; có 43 đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa xuất sắc giai đoạn 2012-2016 được nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị.

Thể thao quần chúng ngày càng phát triển sâu rộng, được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân quan tâm, hưởng ứng. Tỉ lệ người tập TDTT thường xuyên đạt 30,5 %; tỉ lệ gia đình thể thao đạt 25,3%; có 770 câu lạc bộ và điểm tập TDTT trên địa bàn tỉnh, có 02 liên đoàn và hiệp hội. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được chú trọng, chất lượng phong trào được nâng lên rõ rệt: 100% các trường THCS, THPT tổ chức giảng dạy nội khoá, 98% số trường tổ chức giảng dạy ngoại khoá có nề nếp…

Tổ chức thành công nhiều giải thể thao như: giải Bóng chuyền - Cầu lông Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh năm 2017; Giải Bóng đá nam U11 Cúp QRTV – Bình Điền Quảng Trị lần thứ III, năm 2017; Giải Việt dã tỉnh Quảng Trị năm 2017 “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”; Giải Bóng đá báo Quảng Trị năm 2017 – Cúp Trường Sơn... 

Thể thao thành tích cao được quan tâm, duy trì tập luyện thường xuyên các lớp năng khiếu, đội tuyển tỉnh và đội tuyển trẻ. Tổng số VĐV được đào tạo tại Trung tâm là: 113 VĐV (Trong đó: 34 VĐV tuyến Tỉnh, 21 VĐV tuyến Trẻ và 58 VĐV tuyến Năng khiếu). Có 07 VĐV được triệu tập vào đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia, 04 VĐV kiện tướng và 05 VĐV cấp I quốc gia.

Sáu tháng đầu năm 2017, các đội tuyển đã tham gia thi đấu 10 giải thể thao toàn quốc, đạt 34 huy chương các loại (05HCV, 10HCB và 19HCĐ). Tổ chức thành công Giải Bóng chuyền vô địch trẻ quốc gia năm 2017 (diễn ra từ ngày 20/5 đến ngày 02/6/2017).

6. Tai nạn giao thông

Từ 16/5 đến 15/6/2017, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông, làm chết 09 người, bị thương 20 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 4,8% (-01 vụ), số người chết bằng cùng kỳ năm trước, số người bị thương giảm 25,9% (- 07 người).

Tính chung từ 16/12/2016 đến 15/6/2017 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông, làm chết 64 người, bị thương 102 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tăng 12,4% (+13 vụ), số người chết tăng 42,2% (+19 người), số người bị thương giảm 6,4% (-07 người).

Toàn bộ số vụ tai nạn giao thông đều xảy ra trên đường bộ.

7. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

7.1. Tình hình cháy nổ

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCC với nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với từng đối tượng cụ thể; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC & CNCH; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC của chính quyền các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra về việc thực hiện các quy định về PCCC; duy trì công tác thường trực chiến đấu, sẵn sàng chữa cháy kịp thời, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình mới theo phương châm 4 tại chỗ.

Tháng 6/2017, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 07 vụ cháy; giá trị tài sản thiệt hại 07 triệu đồng.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 28 vụ cháy, tăng 12 vụ so với cùng kỳ năm trước; làm 02 người chết và 01 người bị thương; tổng giá trị tài sản thiệt hại 1708 triệu đồng

7.2.Bảo vệ môi trường

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, đã tổ chức các hoạt động như: Lễ mít tinh hưởng ứng tại huyện Gio Linh, TP Đông Hà, huyện Hải Lăng..; ra quân thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường trên địa bàn dân cư, trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, kênh mương; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm thân thiện với môi trường; phát động và duy trì các phong trào bảo vệ môi trường tại cơ sở, cộng đồng dân cư…Từ đó, hình thành ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội.

Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017, phát hiện 01 vụ vi phạm môi trường tại Chi nhánh Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú (huyện Hải Lăng); số tiền xử phạt 30 triệu đồng.

8. Tình hình thiệt hại do thiên tai

Trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh không có bảo, lũ lụt xảy ra; chỉ có một số hiện tượng thời tiết cực đoan như: lốc xoáy, mưa kèm theo giông sét …đã làm thiệt hại về người và tài sản của người dân tại các huyện Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, Đakrông và TP Đông Hà.

Thiên tai đã làm 01 người chết, 01 người bị thương; 05 thuyền bị chìm (có 01 thuyền 460CV), trên 158 nhà bị tốc mái, trên 190 ha lúa và hoa màu bị hư hỏng, 08 con trâu, bò bị sét đánh chết. Tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 5,5 tỷ đồng.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Chính quyền các địa phương đã về các địa bàn  xảy ra lốc xoáy, sét đánh để kiểm tra, chỉ đạo công tác hổ trợ và thăm hỏi động viên những gia đình bị ảnh hưởng.

Trên đây là tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017 tỉnh Quảng Trị; Cục Thống kê Quảng Trị báo cáo.

CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG TRỊ


Hoạt động trong ngành
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG NĂM 2023 - 05/03/2024
CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 - 28/02/2024
CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH - 18/09/2023
Hoạt động của nữ công Cục Thống kê Quảng Trị chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022 - 19/10/2022
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2022 - 01/06/2022
THÔNG BÁO KẾT LUẬN THANH TRA - 25/05/2022
HỘI NGHỊ THỐNG KÊ TOÀN QUỐC - 18/03/2022
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THỐNG KÊ (06/5/1946-06/5/2021) - 25/04/2021
ĐIỀU TRA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP GIỮA KỲ NĂM 2020 - 30/06/2020
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2019 - 11/04/2019
Ý kiến kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tại buổi làm việc với Cục Thống kê - 30/08/2018
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc chuẩn bị Tổng điều tra Dân số nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn tỉnh - 23/08/2018
Lễ công bố quyết định thành lập Chi đoàn Cục Thống kê Quảng Trị - 14/12/2017
Quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra kinh tế 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 16/03/2017
Thông báo lịch thi tuyển CC và triệu tập thí sinh 2017 - 23/02/2017
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2014 - 05/03/2014
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2014 - 23/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2013 - 02/01/2014
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2013 - 01/11/2013
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2013 - 02/10/2013
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2013 - 03/09/2013
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2013 - 01/08/2013
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2013 - 01/07/2013
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2013 - 05/06/2013
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2013 - 07/05/2013
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2013 - 02/04/2013
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2012 - 28/12/2012
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2012 - 30/11/2012
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2012 - 02/11/2012
Kỷ niệm ngày thống kê thế giới - 18/10/2012
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2012 - 01/10/2012
Hội nghị công tác thống kê tổng hợp năm 2012 - 16/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2012 - 01/08/2012
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2012 - 02/07/2012
Hội thảo góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia - 15/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2012 - 04/06/2012
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2012 - 02/05/2012
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2012 - 30/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2012 - 02/03/2012
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2012 - 03/02/2012
Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 do Ông: Nguyễn Thanh Nghị - Phó cục trưởng trình bày tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2011 - 17/01/2012
Báo cáo tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2011 do Ông: Trần Ánh Dương - Phó cục trưởng trình bày trước Hội nghị Tổng kết ngành - 17/01/2012
Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Thức, Tổng cục trưởng, tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2012 của ngành Thống kê - 11/01/2012
Hoạt động trong ngành tháng 12 năm 2011 - 30/12/2011
Hội nghị công bố kết quả điều tra đánh giá tình hình trẻ em và phụ nữ 2010-2011 - 19/12/2011
Hoạt động trong ngành tháng 11 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 10 năm 2011 - 28/11/2011
Hoạt động trong ngành tháng 9 năm 2011 - 30/09/2011
Hoạt động trong ngành tháng 8 năm 2011 - 25/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 7 năm 2011 - 24/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 6 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 5 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 4 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 3 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 2 năm 2011 - 22/08/2011
Hoạt động trong ngành tháng 1 năm 2011 - 22/08/2011
Công báo chính phủ Tổng cục Thống kê Niên giám Thống kê Gửi báo cáo Thống kê
Mạng riêng của ngành dieu tra doanh nghiep 2024 Biểu chế độ báo cáo Cục Thống kê tỉnh năm 2013 Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị